1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dodien1305, 25/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SSX109

    SSX109 Guest

    Thôi mà. Một trong những đặc điểm của đám @ dân chủ là vô tình hay cố ý không nghe, không thấy, không biết mà giáo chủ đám @ gọi là ?ođói thông tin tạo ra hiện tượng gông xiềng tư tưởng?. Đã vậy lại cứ sức nước hoa vào cái xác thối cho nó có vẻ thơm lừng. Đến các tiền bối còn phải ngán ngẩm lui binh bởi: ?onhiều vô kể đập chết con này con khác ngóc dậy.?
    Về sự giúp đỡ tương trợ của Liên Xô năm 1979, có hàng trăm bài viết của Nga nói về việc này và có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu. Tất nhiên là tiếng Nga, phương Tây nào muốn dịch những bài thế này.

    Đọc xong bài này thiết nghĩ chúng ta nên hỏi: Ta đã làm gì cho bạn, chứ không phải là bạn làm gì cho ta nữa.

    http://wcry.narod.ru/ilyinsky_mm/12.html
    http://www.iraq-war.ru/article/163364
    http://sposobny.narod.ru/k_viet79.htm
    Giúp đỡ của Liên Xô trong chiến tranh Biên giới 1979
    Liên Xô cử một đoàn 20 chuyên gia, cố vấn, do tướng Gennady Obaturov dẫn đầu đến Hà Nội tìm hiểu tình hình. Họ đến Hà Nội sáng 19-2-1979 và ngay lập tức bắt tay vào công việc, nắm tin tức và tình hình mặt trận từ tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn, Bộ trưởng QP Văn Tiến Dũng.
    Tướng Obaturov cũng đã gặp TBT Lê Duẩn, 2 bên nhận định tình rất phức tạp và ngay lập tức thiết lập cầu hàng không bằng An-12 cùng đường sắt nhanh chóng chuyển quân từ Cam-pu-chia thẳng ra Lạng sơn. Các dàn BM-21 cùng trang thiết bị được chuyển đến Hà Nội. Số chuyên gia thông tin liên lạc gồm 120 người, 68 người được điều động thêm ngay sau CT bắt đầu đảm nhiệm thông tin liên lạc cho các chuyên gia và cả trong vùng chiến sự. Phía Liên Xô cũng đã có mất mát, 6 chuyên gia hy sinh trong vụ tai nạn máy bay An-24 VN trong lúc hạ cánh ở Đà Nẵng.
    Bằng máy bay, trong vòng chưa đầy 1 tháng, Liên Xô đã giúp VN di chuyển hơn 20 ngàn người, 1000 trang thiết bị, đưa sang VN 20 máy bay và trực thăng, hơn 3000 tấn vũ khí đạn dược.
    Bên cạnh đó bằng đường biển, từ đầu chiến tranh cho đến cuối tháng 3, Liên Xô đã vận chuyển cho VN 400 xe tăng, xe bọc thép, 400 khẩu pháo và súng cối. 50 dàn BM-21, hơn 100 hệ thống phòng không, 400 bệ phòng không di động cùng 1000 tên lửa, 800 bệ phóng tên lửa chống tăng, 20 máy bay. Tất cả các trang thiết bị đều có thể đưa ra trận dùng được ngay không cần lắp ráp hay hiệu chỉnh.
    Ở biên giới phía Đông và Siberia, 25 đơn vị cơ giới, 250 ngàn quân cùng trang thiết bị lập tức được không vận và áp sát biên giới TQ từ đông Siberia đến Transbaikalia (2000 km). Họ di chuyển liên tục không nghỉ bằng đường không và đường bộ, chỉ trong một vài ngày đã có mặt ở biên giới. Riêng sư đoàn lính dù Tula đến biên giới bằng máy bay, vượt hơn 5000 km chỉ trong có 2 ngày. Các đơn vị máy bay chiến đấu Ukraine và Belarus thì đến đậu ở sân bay Mông Cổ sẵn sàng. Đây có lẽ là chiến dịch hành quân cấp tốc lớn nhất trong lịch sử thế giới.
    Tham gia vào kế hoạch này có 20 binh chủng và sư đoàn không quân. 2600 xe tăng, 900 máy bay và 80 tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương. Cả hạm đội được đặt trong tình trạng báo động. Liên Xô còn gọi thêm 52 ngàn quân dự bị, huy động thêm 5000 xe cộ dân sự. Riêng ?~tập trận?T ở Mông Cổ có 6 sư đoàn tăng và bộ binh cơ giới, 2 lữ đoàn bộ binh, 3 sư đoàn không quân. Một số lực lượng đóng ở đông Kazakhstan cũng được lệnh sẵn sàng.
    Trên bờ biển Đông TQ, 50 tàu chiến, 6 tàu ngầm áp sát lãnh hải TQ đe doạ. Trong các căn cứ ở Viễn Đông, lực lượng tàu đổ bộ sẵn sàng hành động. Đáp lại lời TQ tuyên bố đưa tàu vào biển Đông, Liên Xô tuyên bố tấn công hạm đội và cảng biển TQ.
    Ngày 3-11-1978, Liên Xô-VN ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Bên cạnh những vẫn đề kinh tế là những qui định hỗ trợ quân sự quan trọng ?~phòng thủ chung?T tham khảo ý kiến và hành động phù hợp trong việc duy trì bảo vệ an ninh 2 quốc gia. Bắc Kinh cho rằng đó là 1 đòn đau đớn. Từ mùa hè 1978, hoạt động hợp tác 2 bên đã được tăng cường. Như số liệu chính thức của Mỹ tháng 8-1978 nói, ở VN có 4000 chuyên gia và cố vấn Liên Xô, đến giữa năm 1979 là 5000-8000 người. Số CG này trực tiếp tham gia vào CT năm 1979. Cũng bắt đầu từ tháng 9-1978, Liên Xô đã tiến hành chuyển cho VN vũ khí mới (máy bay, xe tăng, tên lửa và đạn dược) bằng đường không và đường biển.
    Tuyên bố đầu tiên của CQ Liên Xô ngày 19-2-1979: ?o? Nhân dân VN anh hùng đã trở thành nạn nhân của một cuộc xâm lược mới, vào lúc này là lúc để khẳng định mình là những bạn bè tin cậy. Liên Xô sẽ thực hiện nghĩa vụ đã được cam kết trong hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa CCCP và VN. Kẻ nào vạch chính sách ở Bắc Kinh cần phải dừng lại, trước khi quá muộn? Liên Xô cương quyết yêu cầu chấm dứt ngay hành động xâm lược và rút ngay lập tức lực lượng quân sự TQ ra khỏi lãnh thổ VN??
    Đừng bao giờ quên rằng, Mỹ đã chơi trò lá mặt lá trái khi biết rằng mình sẽ thua trong chiến tranh VN, Mỹ đã quay sang đi đêm với TQ từ giữa những năm 1960. Còn sau đó Nixon và Mao đã ngấm ngầm bắt tay nhau, TQ thôi ủng hộ VN chống Mỹ. Đổi lại, TQ trở thành kẻ được lợi nhất trong CT VN: ngang nhiên đánh chiếm biển đảo VN từ những năm 1970 trước sự làm ngơ của Mỹ, Mỹ mở đường để TQ tiếp quản chiếc ghế HĐ bảo an LHQ từ tay Đài Loan qua nghị quyết 2758 năm 1971, mở cửa cho hàng hoá TQ vào Mỹ từ những năm 1970.
    Còn Mỹ thì bị Liên Xô và cả Đài Loan tố cáo ủng hộ TQ trong cuộc xâm lược. Những nỗ lực của Liên Xô đưa vấn đề chấm dứt chiến tranh xâm lược ra LHQ đã bị Mỹ và phương Tây ngăn cản, chúng không lên án chỉ trích TQ xâm lược mà còn cho rằng VN xâm lược TQ!
    Liên Xô tuyên bố, nếu TQ không dừng tấn công VN thì họ sẽ tấn công TQ. Ngày 22-2-1979, tuỳ viên quân sự Liên Xô ở VN tuyên bố hành động ?ovới tất cả bổn phận của Liên Xô với VN?. Để tránh chiến tranh lan rộng, TQ buộc phải tuyên bố: ?oChúng tôi không cần một tấc đất của người VN. Mọi thứ chúng tôi cần là hoà bình, ổn định tình hình biên giới. Sau khi trừng phạt kẻ xâm lược, lực lượng biên phòng chúng tôi sẽ trở về lãnh thổ TQ và bảo vệ lãnh thổ đất nước.?

    Bằng các tuyên bố sau nữa, TQ rõ ràng đã nhận được câu trả lời họ sẽ phải đối mặt với cả 2 trận tuyến bằng các hành động quân sự của Liên Xô như trên. Không bất ngờ đối với TQ, họ rõ ràng không muốn kiểm tra sức nặng những lời tuyên bố của Liên Xô và cho rằng mình đã đạt mục đích ?odạy cho VN một bài học? ngày 5-3-1979 đã tự tuyên bố ngừng bắn và rút quân.
    Không chỉ giúp VN, trong giai đoạn 1979-1982, Liên Xô cũng đã giúp Lào và Cam-pu-chia trị giá 100 triệu USD.
    Được SSX109 sửa chữa / chuyển vào 14:43 ngày 19/07/2009
  2. SSX109

    SSX109 Guest

    (tiếp)
    Về phần hạm đội Thái Bình Dương, ông Feodor Ivanovich Gnatusin, chỉ huy trưởng B-88 nhớ lại: ?oĐầu năm 1979, chúng tôi đang nghỉ ngơi, tàu nằm ở phân xưởng sửa chữa thì cuộc chiến tranh mù mờ giữa 2 quốc gia châu Á bắt đầu. Nhưng chỉ trong vòng 1 tuần đã ra khơi làm nhiệm vụ sau khi nhanh chóng nạp đầy mìn và ngư lôi...nhiên liệu, thực phẩm, thiết bị trinh sát? ra chiến trường. Ở Vladivostok, Nakhodka, Odessa chất đầy hàng hoá quân sự chở sang giúp đất nước Asian nhỏ bé. Ngày mai, trên biển Nam TQ (biển Đông) đội ghe bầu, thần phong, pháo hạm, ngư lôi hạm, trinh sát hạm, khu trục hạm của người ?oanh em muôn thủa? sẽ gặp đội tàu chiến Liên Xô, trinh sát và khu trục hạm của cùng 1 kiểu, còn chúng tôi, lính tàu ngầm, sẽ gặp và đương đầu với súng gươm hải quân TQ trên đường tiến vào bờ biển VN. Nhưng chúng tôi không chỉ có một mình, còn 5 chiếc tàu ngầm nữa cũng đang trên đường tiến đến bờ biển VN. Cộng với cả Konyushkov, Avangard, Rakuska, Sovgavan, Magadan và Bicheva. Chúng tôi rất đông và tất cả chúng tôi là thuỷ thủ.?
    Các tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương đã làm nhiệm vụ ở biển phía đông TQ và biển Đông từ tháng 6-1978, sau những va chạm biên giới giữa VN và TQ. Trong đội tàu chiến lớn của Liên Xô có cả 2 tàu tuần dương và 2 khu trục hạm đã trực ở eo biển Bashi giữa Đài Loan và Phillipin. Trong tháng 1-2 năm 79, những tàu chiến này đã vào biển Đông hỗ trợ cho VN. Sau khi CT nổ ra, ngày 20-2 một đội tàu lớn gồm 13 tàu chiến đã có mặt ở đây. Còn một nhóm mới đứng đầu là tàu tuần dương Đô đốc Senjavin cũng đang đến. Trong tháng 3, đội tàu đã có 30 chiếc sẵn sàng trên biển Đông.
    Ông Gluhov Vladimir Efimovich, đại uý, nhà thuỷ văn học nhớ lại: ?oTôi thực sự là sếp của các nhân viên trong đạo quân này và tôi đã phải bổ nhiệm nhân viên phiên dịch tiếng Việt. Chúng tôi đang chuẩn bị cho chiến dịch trong những ngày này và 5 tàu đã cập cảng Đà Nẵng. Vấn đề của chúng tôi là-khẩn cấp điều tàu chiến Liên Xô vào các cảng Việt Nam. Chúng tôi cũng phải nắm về độ sâu các vùng biển, các tuyến đường đi lại, tình hình hiện tại và những vấn đề khác như là khảo sát các bến cảng đang có. Và thế là chúng tôi đến Cam Ranh, nơi này đã đặt căn cứ hải quân Liên Xô. Cả một tháng vất vả, vạch tuyến cho các tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương. Gió rất mạnh, và nóng bức không thể chịu nổi. Nước biển rất nóng, đội thuỷ thủ tàu ngầm nói họ cảm thấy như đang ở trong nồi nước sôi. Tôi cho rằng, cũng nhờ có các hành động của hạm đội hải quân chúng tôi, chiến tranh VN-TQ đã trở thành chương quân sự nhỏ.? Nhưng Hạm tàu Liên Xô không chỉ vào đây để biểu dương lực lượng. Ông Gluhov xác nhận: ?oNếu TQ bắt đầu triển khai hoạt động (trong biển Đông) và đó? những tên lửa đó đã sẵn sàng để sử dụng. Ơn trời, tình huống như thế đã không xảy ra.?
    Các hạm tàu Liên Xô đã ở lại biển Đông cho đến tháng 4-1979. Sự có mặt của họ làm cho hạm đội hải quân phía nam của TQ không dám tham gia vào cuộc chiến tranh, sau tất cả, hạm đội này có 300 tàu chiến mặc dù hầu hết chúng là tàu nhỏ và tàu bảo vệ ven bờ. Bên cạnh đó, hạm đội Thái Bình Dương cũng bảo đảm an toàn cho tuyến đường vận chuyển hàng hoá vào Việt Nam và nhất là cảng Hải Phòng khi nó chỉ cách trận tuyến có 100-250km. Tại đó đang có 5-6 chiếc tàu Liên Xô đang bốc dỡ hàng hoá, trang thiết bị quân sự, kể cả ra đa và tên lửa. Ngoài ra còn có tàu của các nước khác như Ba Lan, CHDC Đức, Bungaria. Vào tháng 3, trong số các tàu vào Hải Phòng là tàu George Chicherin, Valeriy Mezhlauk, và Bela Kun. Có cả công dân Liên Xô tham gia bốc dỡ hàng hoá.
    Ở cảng Sài Gòn và Hải Phòng trong hơn 3 tháng của năm 1979 có các nhóm công nhân đến từ Vladivostok, Nakhodka, Korsakov, và Vanin do ông G.I.Pikus ở Nakhodka chỉ huy, họ đã tham gia bốc dỡ nhanh chóng 26 tàu, hơn 100 ngàn tấn hàng hoá.
    Tình hình trên biển khá phức tạp, bên cạnh TQ là người Mỹ. Tàu chiến Mỹ cũng đã đến biển Đông. Tàu sân bay Constellation (CV-64), đã trực chiến ở bờ biển đông nam châu Á từ ngày 6-12-1978. Ngoài ra còn có tuần dương Leany (CG 16), khu trục Morton (DD 948), tàu vận tải Takelma (ATF 113). Ngày 25-2, tàu Constellation (CV-64) tiến đến gần bờ biển Việt nam với mục đích như Mỹ tuyên bố là ?ogiám sát tình hình?. Để ngăn cản tàu chiến Mỹ tiến vào vùng đang có xung đột, các tàu ngầm diesel Liên Xô đã chặn đường tàu Mỹ, một số tàu ngầm vẫn lặn sâu, một số thì nổi hẳn lên mặt nước chắn đường. Thần kinh thuỷ thủ Liên Xô vững hơn, tàu chiến Mỹ đã phải bỏ cuộc không tìm cách tiến vào nữa. Ngày 6-3, các tàu chiến Mỹ do chiếc Constellation dẫn đầu đã bỏ về vịnh Aden.
    Cuối cùng các vấn đề trên biển đã được giải quyết, 36 người trong hạm đội Thái Bình Dương vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nên đã được tặng thưởng gồm thuỷ thủ đoàn tàu Admiral Senjavin (ở đây từ tháng 2 đến tháng 5-79), Admiral Fokin (thuyền trưởng A.Samofal), Vasily Chapaev, Spasobney, Strogy, Bozbuzdenney (thuyền trưởng N.Ivanov), Raziasi và những tàu khác.
    Được SSX109 sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 19/07/2009
  3. nguyenlantb

    nguyenlantb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    11
    Bác nầy trình độ đến đâu mà ăn nói có vẻ xấc láo quá? Chắc gì bác đã giỏi hơn người ta? Thời buổi nầy dùng từ chư hầu xem ra hơi bị lạc hậu rồi bác ợ! Chư hầu được như thằng Nhật hay Hàn, đất nước giàu có, dân chúng phồn vinh ai không muốn? Có điều là Mỹ có chịu làm đồng minh với ta hay không thôi. Nó có chịu hy sinh quyền lợi kinh tế với BC hay không?
    Theo mình, chơi trò đu dây như hiện nay là chắc nhất.
  4. F2communist

    F2communist Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    42
    Vâng! đồng chí nói rất đúng ợ. Nhiều thằng muốn làm "chư hầu" mà nó không cho đấy.
    Theo tớ bây giờ nên làm đồng minh với thằng Ấn. Thằng nầy đang bị Khửa Khửa cầm dao, doạ chọc tiết. Khửa cũng đang hợp tác xây một loạt cảng giành cho hải quân với Sờ ri lanKa và Pakistan nhằm bao vây Ấn trên Ấn độ Dương. Ngược lại đồng chí Ấn chơi lại Khửa bằng cách bảo vệ cho Đại la lạt Ma. Khửa căm lắm nhưng không làm gì được.
    Trong quá khứ hai thằng nầy cũng phang nhau mẻ trán vì biên giới.
    Đồng chí Ấn vẫn còn căm vụ bị Khửa thuổng mất ít đất vùng biên.
  5. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
  6. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn bác SSX về những thông tin rất chi tiết ở trên.
    Truớc đây, đã có bác Altus chứng minh bằng sách của phưong Tây (search trong google book) về việc tàu chiến Liên Xô tiến vào vịnh Bắc Bộ trong tháng 2 năm 1979.
    những thông tin này sẽ như cái tát, bịt mồm những tên @ :D
    Rất mong tiếp tục đuợc đọc những bài viết của bác về chủ đề này!
    Được thanhlong0988 sửa chữa / chuyển vào 22:23 ngày 19/07/2009
  7. F2communist

    F2communist Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    42
    Hà hà! Đồng chí nầy máu chiến nhể. Tát thì sâu bịt mồm được. Tát chỉ làm cho rụng răng không nhai cơm được thôi đồng chí ợ.
    Bọn Ngố nó viết về chúng nó thì chúng nó phải ca ngợi chính chúng nó chứ sâu.
    Xô giúp ta chiến với bọn Khựa là rất tốt. Nhưng cái gì cũng có đi có lại đồng chí ợ.
    Xô nó giúp mình chiến Khựa vì mình hoàn toàn theo nó. Ở vùng ĐNÁ khi đó Việt Nam được coi là thành trì duy nhất của phe Liên Xô.
    Sau chiến tranh biên giới Trung Xô. Hai nước luôn giàn quân trên vùng biên giới với số lượng lớn, chứ không phải Xô chỉ giàn quân khi Khửa chiếm Việt Nam.
  8. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi cái Hiệp Ước tương trợ quân sự Việt Xô bi giờ như thế nào rồi ? Liệu nó có được Nga gia hạn nữa không
  9. haont

    haont Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Chết nghẻo từ năm 88 rồi.
  10. F2communist

    F2communist Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    42
    Hiệp ước thì chết từ lâu, còn tiền Việt Nam nợ sau khi Xô sụp đổ thì vẫn được Nga gia hạn thêm đồng chí ợ. Kể mà tiền nợ nó cũng quên luôn cho thì ngon nhể.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này