1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dodien1305, 25/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VINASAT01

    VINASAT01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Đọc bác Anhoap post bài bên topic " Việt Nam trên bàn cờ thế giới" thấy bác viết rất hay, phân tích sâu cụ thể nhưng cỏ vẻ bác anhoap đang cổ vũ cho đa nguyên, đa đảng thì phải. các bác thử thấy xem những nước hoàn toan đi theo "Dân chủ kiểu Mỹ" có bao giờ được yên ổn đâu ( Iraq, Thái Lan, Gru, Ucraina,...), còn nhưng nước như bác nói thi hầu hết đều có nhưng vận dụng riêng phù hợp với mình cả, nhưng mỗi khi bầu cử Tổng thống hoặc bầu cử Thủ Tướng chẳng khác nào một trận chiến cả vì không cẩn thận thì biêu tình chống đối như chơi. Nhưng nước khác như TQ, Triều Tiên, Cuba,... không di theo dân chủ kiểu mĩ họ vẫn yên ổn, đặc biệt là ********* TQ nó vẫn khoẻ như trâu. Bác phân tích về vị trí và chiến lược của TQ, Mỹ thì em ko dam ý kiến nhưng khi động đến nhưng vần đề về thể chể thì em khuyên bác nên tham khảo ý kiến của nhưng chuyên gia đã nghiên cứu từ lâu để đưa ra nhận định đúng. Theo ý kiến chủ quan của em (ko theo tư tưởng phe phái đâu nhé) thì chủ nghĩa Cộng sản và dân chủ theo tư tưởng XHCN là toàn mỹ nhất ( kiểu dân chủ này một thời Liên Xô và các nước Đông Âu đã thục hiện được một phần) và đó cũng phải là hình thái phát triển tất yếu của xã hội loài người. Chỉ khi nào các dân tộc trên thế giới thực lòng gọi nhau bằng hai tiếng Đông Chí thì mới hết chiến tranh, mới hết cảnh cá lớn nuốt cá bé
  2. nguyenlantb

    nguyenlantb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    11
    Không có liên minh quân sự nhưng lợi dụng các mối quan hệ quốc tế như thế nào để có lợi nhất cho mục đích của mình có lẽ là đường lối đúng đắn!
    Và tin đặc biệt về đồng minh ASEAN nè:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090812_philippines_vietmalay_claim.shtml
    Philippine trở mặt với VN và Malaixia!
    Được nguyenlantb sửa chữa / chuyển vào 21:43 ngày 13/08/2009
  3. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Em còn thấy chả cần cả Malay ấy chứ, thử không có TQ xem, VN có mà ôm tất, mấy thằng nhãi đó loe nghoe được mấy hơi!
  4. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    thực ra trong tất cả các nước DNA thi VN la 1 trong nhưng nước có lực lượng quân đội hùng hậu nhất , và quan trong là có kinh nghiệm trong chiến tranh , nhưng thời hiện tại không thể nói nên điều gì mà phải nói đến kỹ thuật và thực lực kinh tế
    nếu như trên đất liền thì NC chảng ngán nước nào trong khối DNA nhưng nếu tác chiến trên không và trên biển thì .... có lẽ với trang thiết bị và ky thuật QS NC có lẽ khóc tiếng mán so với các nước biển đảo kia cho nên bác nói từ ÔM HÊT tôi suýt sặc nước vì buồn cười , nhưng theo tôi có lẽ do ảnh hưởng của BC và tự tôn dân tộc nên anh phil moi lam vậy , và nhất là anh phil và anh mã đang tranh chấp vùng chồng lấn giữa 2 nước mà anh mã lại nộp hồ sơ chung với NC nên phil mới phản ứng nhu thế thôi chứ VN nộp riêng có lẽ chỉ co BC phản đối mà thôi
  5. BlackCat2009

    BlackCat2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    1
    nếu so sánh mặt bằng chung hiện nay thì có lẽ bác Crazy nói đúng, nhưng hy vọng trong một vài năm tới khi 4 Ghẻ nhà mình về + Su-30 và các "hợp đồng mới" (cái này thì em ko chắc nha) bộ mặt KQ và HQ của mình sẽ thay đổi đáng kể so với khu vực, nhà ta đã chuyển hướng chiến luợc quốc phòng đầu tư mạnh cho KQ và HQ vài năm gần đây, có thể còn phải mất một thời gian nữa mới thấy đuợc kết quả nhưng tại sao lại ko thể hy vọng nhể, nhà em thì tràn đầy niềm tin
  6. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    Đồng ý với lập luận của bạn nhưng phần tô vàng cần phải xem lại.
  7. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    ?~Chuẩn bị?T cho ngoại trưởng VN thăm Mỹ
    Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng nói hai nước đang chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
    Trả lời phỏng vấn của Thông Tấn Xã Việt Nam, ông Phụng nói: ?oChúng ta đang thu xếp để tới đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam thăm Mỹ.?
    Cạnh đó ông Phụng nói thêm, ?ohai bên đang bàn việc Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Hoa Kỳ,?
    ?oPhía Mỹ cũng chuẩn bị cho một số quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam.?
    Năm sau, theo ông Lê Công Phụng, hai nước Việt Nam và Mỹ sẽ kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao.
    Nhận định về mối quan hệ giữa hai nước thời điểm hiện nay, nhà ngoại giao cao cấp của Việt Nam nói:
    ?oQuan hệ Việt Nam - Mỹ trong thời gian qua phát triển thuận lợi, nếu không nói là rất thuận lợi.
    ?oSự hợp tác giữa hai bên được tăng cường, được củng cố trên nhiều lĩnh vực, kể cả về an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, khoa học kỹ thuật.?
    Chất da cam
    Đại sứ Việt Nam tại Mỹ trả lời phỏng vấn của TTXVN nhân việc trung úy William Calley, người bị kết án gây ra cuộc thảm sát tại Mỹ Lai, công khai ngỏ lời xin lỗi nạn nhân.
    Trẻ em dị tật tại một trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân cuộc chiến tại Việt Nam
    Ông Phụng cho rằng sự giúp đỡ của Hoa Kỳ giải quyết hậu quả cuộc chiến là ''chưa đủ''.
    Phần đầu của bài phỏng vấn nói về một số công việc Hoa Kỳ đang làm để giúp giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.
    Dù thừa nhận ?ochính quyền Mỹ có quan tâm ở mức độ nhất định,? đại sứ Việt Nam cho rằng ?oMỹ làm chưa nhiều và chưa đủ.?
    Ông cho rằng phía Hoa Kỳ có thái độ ?olẩn tránh? và ?ochạy tội?, điển hình là vụ tòa án Mỹ bác đơn kiện của các nạn nhân chất da cam của Việt Nam.
    ?oChính quyền Mỹ có làm nhưng chưa đủ,
    ?oMặt khác họ còn có sự lẩn tránh, chạy tội với những tội ác, với những hậu quả họ đã gây ra,
    ?oVí dụ như tòa án Mỹ bác bỏ việc các tổ chức, các chính giới của thế giới cũng như của Việt Nam kiện Mỹ về chất độc da cam,? ông Lê Công Phụng nói.
    Trước đó đại sứ Việt Nam nói đến hoạt động của một số tổ chức và hội đoàn Mỹ nhằm giúp Việt Nam dọn sạch bom mìn hay tẩy rửa chất da cam.
    ?oMột số tổ chức của Mỹ, trong đó có tổ chức do người Việt đứng đầu, đã giúp Việt Nam chữa chạy, giúp đỡ những người tàn tật sau chiến tranh, những người bị dị tật do chất da cam gây ra.
    ?oCó tổ chức làm cả hai chục năm nay.?
    Ông Lê Công Phụng thừa nhận trợ giúp nhân đạo của Mỹ dành cho Việt Nam phụ thuộc vào chiều hướng của mối quan hệ song phương.
    ?oCũng phải hiểu một điều là quan hệ Việt Nam Mỹ càng được thúc đẩy thì sự hợp tác của hai bên, đặc biệt là sự sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ của chính quyền Mỹ đối với việc xử lý hậu quả chiến tranh càng có những biểu hiện tích cực hơn.?
    An ninh khu vực
    Cựu binh Mỹ, trung úy William Calley
    Cựu binh Mỹ William Calley vừa công khai xin lỗi gia đình nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai.
    Đại sứ Việt Nam tại Washington muốn thấy hai nước Việt Mỹ ?ohợp tác chặt chẽ hơn nữa? trong các vấn đề mà hai bên quan tâm.
    Ông Lê Công Phụng nói đó là ?ochống khủng bố, an ninh khu vực, thay đổi khí hậu.? Bên cạnh ?okinh tế, chính trị, giáo dục song phương.?
    Tuy không nhắc đến Biển Đông nhưng người ta hiểu được nghĩa ám chỉ của cụm từ ?oan ninh khu vực? ông Phụng muốn nói.
    Trước việc Mỹ xác lập mối quan tâm trở lại với Đông Nam Á, và Việt Nam đảm nhận vai chủ tịch khối Asean năm 2010, ông Phụng cho rằng ?oviệc Việt Nam hợp tác với Mỹ là hết sức cần thiết.?
    Ông Phụng muốn các cuộc gặp cấp cao, các chuyến thăm của các ngành, các cấp giữa hai nước phải ?ogiúp cho Việt Nam thực hiện tốt chức năng chủ tịch Asean, cũng như sự
    gắn kết của Mỹ đối với khu vực.?
    Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ tin rằng, sang năm khi Việt Nam đảm nhận vai chủ tịch khối Asean, ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Việt Nam dự họp và thăm Hà Nội.
    Và nói đến cơ hội tổng thống Mỹ Barak Obama thăm Việt Nam trong năm tới.
    ?oNếu Mỹ và Asean thỏa thuận được việc gặp gỡ cấp cao thì cũng không loại trừ khả năng tổng thống Barak Obama đến Hà Nội dự Hội nghị cấp cao Mỹ-Asean,
    ?oCũng không loại trừ khả năng tổng thống Obama sẽ thăm song phương Việt Nam.?
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090827_lecongphung_vna.shtml
    gần đây NC và mẽo được các giới phân tích chính trị và chuyền thông mệnh danh là "BẤT THƯỜNG " . trong 1 thời gian dài NC đi dây giữa các đường lối , các nước lớn ... và đã đạt thành quả nhát định , với 1 thế giới phân cực như bây giờ NC đã phải thay đổi chính sách để tìm cho mình 1 hoặc những người bạn có thể đồng hành cho 1 tương lai mới
  8. zutiah

    zutiah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Vẫn phải nghiêng ngả thôi (ý tớ là đi trên dây ấy mà). Tình hình bây giờ không cho phép chúng ta sử dụng một tấm chắn nữa mà cần nhiều tấm chắn khác nhau. Do đó tình trạng ngiêng ngả sẽ vẫn có.
  9. F2communist

    F2communist Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    42
    Bài nầy của Tác giả Lê Tuân Huy phân tích hay, sắc xảo. Hợp chủ đề to píc. Tơ cóp vầu đây cho các bác đọc. Nói thêm về Lê Tuấn Huy; Ông là một nhà nghiên cứu đang sống tại VN. TS Lê Tuấn Huy là blogger đầu tiên phát hiện ra vụ trang Web bẩn của bộ TM. Ông cũng là một thành viên Quỹ biển Đông. Cuốn sách mới nhất của ông là "Triết học chính trị MONTESQUIEU với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Nxb Tổng hợp TP.HCM "
    Lê Tuấn Huy ?" Bài ngửa ở Biển Đông và bài bản về tư duy (1) tríc từ Talawas blog(http://anonymouse.ru:8000/cgi-bin/nph-proxy2.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.gnynjnf.bet/=3fc=3d9605)
    Trong thời gian 11 ?" 24/06/2009, tàu khảo sát Bruce C. Heezen của Hải quân Hoa Kỳ đã vào hải phận Việt Nam. Giới quan sát cho rằng đây là bước đi chính trị của Hà Nội. Tuy nhiên, đó không phải là chuyện đột ngột. Trước khi Hội nghị Trung ương lần thứ Tư (15 ?" 24/01/2007) bế mạc, mà một trong những điểm đáng chú ý là nghị quyết về chiến lược biển đến năm 2020, đã có thông tin Việt Nam chấp nhận để tàu Mỹ vào tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh.
    Trên hai năm rưỡi đó, để chính thức hóa một quyết định nhân đạo liên quan đến biển Đông với phía Mỹ, là những biến động ngoại giao có tương tác chiều sâu với đường hướng bảo vệ tổ quốc. Và, bên dưới khoảng thời gian và tương tác này, là những vấn đề của tư duy chiến lược.
    1. Cục diện mới ở biển Đông
    Khởi đầu chuỗi diễn biến nóng ở biển Đông, ngày 05/03/2009, Thủ tướng Malaysia tuyên bố chủ quyền đối với đá Hoa Lau và vùng biển phụ cận thuộc Trường Sa. Tiếp theo, ngày 10/03/2009, Philippines thông qua Luật về Đường cơ sở (Baselines Law) để xác định lãnh hải. Khi hạn định đăng ký thềm lục địa mở rộng với Liên hiệp quốc đang gần kề (13/05/2009), hai động thái này thể hiện ý nguyện khẳng định chủ quyền biển.
    Thế nhưng, đến vụ đụng độ giữa tàu Impeccable của Mỹ với năm tàu Trung Quốc vào ngày 08/03/2009, thì cả trên bề mặt diễn tiến lẫn thực chất vấn đề đã không còn đơn giản như vậy.
    Sau sự việc, Hoa Kỳ đã lập tức điều chiến hạm đến hỗ trợ hoạt động quan trắc. Đáp lại, Hoa lục cho xuất bến tàu tuần ngư lớn nhất, vốn được đóng lại từ tàu chiến. Có điều là, thay vì chỉ đến vùng biển đã xảy ra chạm trán hoặc nơi hiện có hoạt động hải thám của Hoa Kỳ, Bắc Kinh lại nhanh chóng cho tàu đến Hoàng Sa, Trường Sa. Và, trước khi họ đến những nơi có trong hải trình ?otuần ngư?, thì ngày 12/03/2009, Việt Nam đã phải phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền vì tổ chức tour du lịch đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.
    Các tàu Mỹ, Hoa tiếp tục có những va chạm riêng rẽ sau đó nhưng thiệt hại lớn nhất lại là Việt Nam, do có lệnh cấm đánh bắt trên biển kéo dài hai tháng rưỡi mà Trung Quốc đưa ra, từ ngày 15/06/2009, với phạm vi bao gồm cả một số vùng thuộc chủ quyền Việt Nam mà họ tranh chấp.
    Toàn bộ diễn biến vẫn đang tiến triển này không những khẳng định chiếc lược và sách lược ?oNam hải? của Trung Quốc đối với các bên liên quan, mà còn mở ra cục diện mới tại đây.
    Về chiến lược, Trung Quốc trước sau như một, không những muốn chiếm tuyệt đại bộ phận biển, đảo phía nam, mà còn có tham vọng biến biển Đông thành ao nhà, đẩy các thế lực đại dương khác ra khỏi vùng.
    Về sách lược và chiến thuật, cùng với việc lâu nay vẫn giữ cho các tranh chấp ở dạng song phương, họ dùng phương cách đúng đắn, là chọn đúng đối tượng cho từng thái độ ứng xử, theo từng diễn tiến, trong thế sẵn sàng đối kháng với các quốc gia nhỏ trong vùng, đặc biệt là với Việt Nam. Đồng thời, ứng với thế và lực hiện nay, họ tránh đối kháng với thế lực lớn, dù vẫn có hành động khẳng định mình.
    Về cục diện, trong bối cảnh mà việc xác quyết và bảo vệ lãnh hải trở thành vấn đề phải trực diện đối với các nước trong vùng, khiến cho từ đây về sau, tuy từng lúc có khác nhau nhưng khu vực biển Đông khó có thể bình ổn như trước, thì việc tăng cường thám sát bằng hải quân cho thấy đã đến lúc Hoa Kỳ tái hiện diện quân sự ở Đông Nam Á. Nếu thế, cuộc chơi ?oao nhà? sẽ khó khăn hơn nhưng đồng thời cũng khiến cho Trung Quốc tăng cường hơn nữa áp lực quân sự để đạt vị thế mong muốn. Cũng sẽ không dừng lại ở Hoa Kỳ và Hoa lục, vì với thông lệ tự do lưu thông trên các vùng biển quốc tế, và để bảo đảm từ xa các quyền lợi của mình, các quốc gia khác cũng có thể hiện diện tại khu vực như những thế lực biển.
    Như vậy, thành tố Trung Hoa đã thay đổi, thành tố Hoa Kỳ đang thay đổi, các thành tố khác bên ngoài sẽ thay đổi. Thế nên, các thành tố bên trong của tranh chấp biển Đông cũng không thể đứng yên, mà sẽ vận động theo hướng ít nhiều tạo thế liên minh với Hoa Kỳ và đưa tranh chấp ra quốc tế.
    Nói vắn tắt, đã khởi sự một cục diện đa thành tố, với xu hướng gia tăng về quân sự và gắn kết về liên minh, khiến tranh chấp biển Đông ngày càng mang tính quốc tế.
    2. Tình thế của Việt Nam trong diễn tiến chính trị thế giới
    Ở bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào, không chỉ bằng chứng hiện thực và bằng chứng pháp lý mới quan trọng, mà thế và lực của quốc gia cũng giữ vai trò không kém. Với tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa, dù ?ocó đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý?, Việt Nam lại không có đủ cả thế và lực để xác lập chủ quyền thực tế trên toàn bộ hai quần đảo này.
    Sau khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa (1974) và một phần Trường Sa (1988), trên thực tế, lực của Việt Nam khó có thể chống đỡ trước đe dọa quân sự trên biển. Sự vươn dậy ở tầm toàn cầu của phương bắc càng khiến gia tăng khoảng cách này.
    Do yếu về lực, chiến lược của Việt Nam chủ yếu xoay quanh thế.
    Cùng với sự sụp đổ của khối Xô-viết, thế đứng của Việt Nam không còn được như trước. Sau khi rút khỏi Campuchia (1989) và gia nhập ASEAN (1995), Việt Nam đã tạo được vị thế mới trong đối thoại an ninh biển Đông. Quy tắc Ứng xử biển Đông (tức Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại biển Nam Trung Hoa, Declaration On The Conduct Of Parties In The South China Sea, 2002) là kết quả từ đó. Đối với Hà Nội, đây là thành công lớn, không những ở việc các bên cam kết không sử dụng vũ lực, mà còn ở chỗ biến tranh chấp biển vừa thành một quan hệ đa phương vừa thành một quan hệ đối trọng, giữa các nước nhỏ phía nam với quốc gia lớn phía bắc.
    Thế nhưng, quy tắc này đã nhanh chóng chứng tỏ tính vô hiệu. Các nước Đông Nam Á không những không tạo thành tiếng nói chung mà còn hoàn toàn im lặng khi có sự vụ vi phạm quy tắc, mà phía bị thiệt hại phần lớn là Việt Nam. Quả thật, dù đã có cơ chế đa phương nhưng Việt Nam vẫn ở vào thế ?ođối thoại? song phương, trong trạng thái thuần nhu, mà không có lấy sự hậu thuẫn ?" chí ít là về mặt ?otinh thần? ?" của bất kỳ thế lực nào.
    Trước khi có mặt trong khối ASEAN, Việt Nam đã chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Hoa Kỳ (1995). Không như thế giới đơn diện trước đây của phe xã hội chủ nghĩa, trong thế giới đa diện, hai đối tác này đã dần tạo nên tình thế mới đối với Việt Nam. Dù đều tăng tốc trên mọi mặt trong vài năm qua, nhưng những biến động sách lược và chiến thuật vẫn khiến cho các quan hệ này thăng trầm, mà lắm khi Việt Nam phải đối ứng bị động.
    Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định Phân định vịnh Bắc bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề cá. Nhưng chính vào thời điểm hai hiệp định này có hiệu lực (07/2004) trở đi, Hoa lục lại khởi sự lối hành xử ngang tàng hơn trên biển, mà hầu như động thái sau luôn tăng phần nguy hiểm hơn trước.
    Thế chênh vênh đó buộc Việt Nam phải tìm cách cân bằng. Việc Washington cùng trong tháng 12/2006, không những thông qua Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations, PNTR) mà còn âm thầm bỏ cấm vận vũ khí đối với Hà Nội (trong khi không giải tỏa cho Bắc Kinh), là những điểm nổi bật trong chuỗi sự kiện dồn dập cho thấy sự nồng ấm nhanh chóng giữa hai nước. Nhưng cũng nhanh chóng sau đó, từ giữa năm 2007, chiều hướng ngược lại cũng tiến triển, từ sự bất đồng về nhân quyền, mà đến gần đây mới giảm đi.
    Cho đến trước khi có những diễn biến nóng trên biển Đông, trong quan hệ chính trị nói chung và tương quan trên biển nói riêng, có thể nói, chiến lược đi dây của Hà Nội đã thành công. E ngại đối tác này ngả hẳn sang một bên khiến cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không có những động thái cứng rắn trong các vấn đề thuộc ?otầm ngắm? họ. Điều đó làm tăng vị thế ?ocửa giữa? của Việt Nam. Thế nhưng tới đây, mọi sự có thể không còn được như trước.
  10. F2communist

    F2communist Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    42
    Lê Tuấn Huy ?" Bài ngửa ở Biển Đông và bài bản về tư duy
    3. Tình thế của Việt Nam trong cục diện mới ở biển Đông
    Thời chiến tranh nóng hay chiến tranh lạnh, quan hệ đồng minh hình thành một cách cơ hữu. Vào thời hợp tác và hòa hoãn như hiện nay, thường không như thế. Sự hậu thuẫn của quốc gia này dành cho quốc gia khác ?" chính thức hay không chính thức, trong các vấn đề quốc tế hay quốc nội, thường trực hay hay tiềm tàng ?" thường trên cơ sở tương đồng nhất định về văn hóa hay thể chế mà không gắn chặt vào lợi ích của nhóm quốc gia cơ hữu. Đồng minh kiểu này có tầng sâu ở văn hóa chính trị.
    Trong tương quan biển Đông, vốn đã bị đặt vào thế phải tranh chấp, Việt Nam lại không có đồng minh cơ hữu lẫn đồng minh thể chế khi mà đồng minh lớn nhất về chính trị lẫn văn hóa chính là chủ thể muốn tước đoạt biển, đảo. Việt Nam cũng hầu như không có được sự hậu thuẫn của công luận thế giới trong vấn đề này, và đó cũng là một phần hậu quả từ việc thiếu vắng tương tác đồng minh.
    Yếu về lực, bị động về thế và không có đồng minh thể chế, Việt Nam trông cậy nhiều vào sự tự giác của các bên tranh chấp nhằm ?okhông làm phức tạp thêm tình hình biển Đông?. Thế nhưng, từng chiến thắng trước một Việt Nam Cộng hòa cạn lực, bí thế và không còn sự hậu thuẫn của đồng minh cơ hữu, lẽ ra ngày nay, giới lãnh đạo đã hiểu ngay từ đầu, rằng với kẻ mạnh và đầy quyết tâm, việc giữ nguyên hiện trạng ở những nơi có tầm quan trọng chiến lược, mà theo họ sẽ có lợi cho kẻ yếu, thì chỉ là chuyện không tưởng.
    Trong những năm qua, khi Việt Nam chú tâm vận dụng tổng hợp các chiến thuật để bảo đảm thế cân bằng đối ngoại và đạt mục đích đối nội, thì Trung Hoa đã ?oâm thầm? trở thành một thế lực đại dương. Bên cạnh tác động chiến lược châu lục, căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở Hải Nam, căn cứ tại Hoàng Sa và Hạm đội Nam Hải ?" mạnh nhất trong ba hạm đội của họ, là mối đe dọa trực tiếp đối với Việt Nam. Phần Hoa Kỳ, sau khi đóng cửa căn cứ không quân Clark (1991) và căn cứ hải quân Subic (1992) ở Philippines, với việc Liên Xô tan rã (1991), thế lực trên biển duy nhất còn lại lúc đó đã chấp nhận rời khỏi Đông Nam Á. Sự thể này nay chấm dứt, họ không thể kéo dài sự giậm chân chiến lược dù có đến được ?ocửa ngõ? nào đó hay không.
    Bên cạnh đó, chiến lược của Hà Nội dùng ASEAN như một đối trọng với nước lớn trong tranh chấp biển vốn đã không hữu dụng, nay vô dụng trước sự vượt bậc của Trung Quốc, và sắp tới có thể sẽ phản tác dụng trước sự nổi lên khả dĩ của Philippines.
    Tình thế của Việt Nam trong cục diện mới ở biển Đông sẽ còn được tiếp tục nhận diện, nhưng đến đây đã có thể thấy rằng trong bối cảnh đa thành tố, có sự gia tăng về quân sự và tính chất quốc tế, thì sự yếu kém về thế và lực, cùng với việc không có quan hệ đồng minh đã khiến cho các giải pháp như trước nay ngày càng trở nên ảo chứ không thực, càng khiến cho việc bảo vệ chủ quyền biển ngày một mong manh. Đó là cái giá phải trả cho sự trì trệ về chiến lược và sách lược trên biển. Việc bám víu quá lâu ?" mà nói khác đi, là lạm dụng ?" vào chiến lược đi dây đã biến Việt Nam thành một thành tố tĩnh trong một cục diện động và các thành tố động, khiến Hà Nội gần như bế tắc trong lựa chọn chiến lược bạn ?" thù[1]. Điều này chủ yếu xuất phát từ việc đánh giá chiến lược không đầy đủ đối với tương quan địa chính trị.
    4. Cách nhìn địa lý trong đánh giá địa chính trị
    4.1. ?oCửa ngõ? Việt Nam
    Cách nhìn thịnh hành cho rằng Việt Nam có một vị trí đặc biệt, là cửa ngõ của Đông Nam Á. Trong bối cảnh hiện nay, vị trí chiến lược của Việt Nam có vẻ càng đắc địa hơn. Nhưng điều này lại khiến sinh ra một số ảo giác, cả trong tiếp cận chiến lược lẫn việc thực thi sách lược.
    Trước tiên, ta thấy rằng vị trí địa lý của một quốc gia là không thể thay đổi, nhưng vị thế địa lý và vị thế địa chính trị thì lại có thể.
    Ở đây, xin phân biệt về mặt từ ngữ. ?oVị trí địa lý? chỉ nơi chốn của đối tượng, được xác lập bằng chính liên hệ nơi chốn với ?" và của ?" những đối tượng xung quanh. ?oVị thế địa lý? nói đến quan hệ địa lý, tức quan hệ nảy sinh từ vị trí địa lý, của chủ thể một vị trí địa lý với một hay nhiều chủ thể của vị trí địa lý khác. Vị thế địa lý là một khía cạnh của ?ovị thế địa chính trị?, tức những quan hệ chính trị phát sinh quanh một vị trí hay vị thế địa lý, do có những tương tác chính trị rộng lớn hơn so với tương quan xung quanh.
    Như vậy, trong khi vị trí địa lý là một vấn đề thuần tự nhiên, có độ biến đổi hết sức thấp, thì vị thế địa lý và vị thế địa chính trị xác định từ vị trí đó, là những hiện tượng xã hội và có tính lịch sử, tức có sự biến đổi theo thời gian, tùy vào tương quan của các liên hệ không thuần địa lý.
    Tất nhiên, tách bạch giữa ba phạm vi này là sai lầm về phương pháp luận, nhưng nhập nhằng giữa chúng lại là một sai lầm lớn hơn.
    Việt Nam quả đã giữ vị trí đặc biệt tại Đông Nam Á kể từ Chiến tranh Thế giới II. Khi đó, Nhật đã dùng Đông Dương làm bàn đạp để thôn tính các nước phía tây và nam bán đảo này[2]. Với việc định hình một dải liền lạc và rộng lớn của phe xã hội chủ nghĩa, từ năm 1954, Việt Nam trở thành cánh cửa mà hai bên đều muốn mở ra cho mình và chốt lại với bên kia. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vị trí của Việt Nam hầu như không được chú trọng. Cho đến gần đây, nó lại thường xuyên được nói đến.
    Nhưng đúng ra, khi nói đến ?ocửa ngõ?, ta đang nói đến vị thế địa lý chứ không còn là vị trí địa lý. Việt Nam vẫn luôn ở chốn đó nhưng vị thế thì có thể thế này mà cũng có thể thế kia, tùy vào một hoặc một số tương quan trong không gian, thời gian được xét đến.
    Và trong hiện thực, có một thực tế lịch sử xuyên suốt hơn so với giai đoạn từ thế chiến II đến khi chấm dứt chiến tranh lạnh, là cái được gọi là ?ocửa ngõ? Việt Nam thường liên quan chủ yếu đến Trung Quốc, chứ không phải lúc nào cũng liên quan đến cả vùng hay cả thế giới. Đất Việt đã là cánh cửa mà triều đại nào ở phương bắc cũng muốn mở tung. Dưới thời cộng sản chủ nghĩa, điều đó cũng không hề thay đổi dù biện pháp có khác biệt ở từng thời kỳ.
    Ngoài trường hợp Nhật đưa quân chiếm đóng các nước khác từ Đông Dương, trước đó, khi các nước thực dân bắt đầu mở rộng sự đô hộ sang phương đông, Việt Nam không phải là địa bàn đầu tiên để từ đấy họ bung ra cả vùng hay tiến lên phía bắc. Còn ngày nay, với vị trí nằm lọt trong không gian được bao bọc bởi Trung Hoa và các nước Đông Nam Á kia, thì ngoài Miến Điện, Lào và Campuchia, các nước khác trong tiểu vùng này, dù mức độ có khác nhau nhưng khi so với Việt Nam, đều có quan hệ gần hơn với Hoa Kỳ và châu Âu; do vậy, phương Tây hẳn là không phải dùng đến cửa Việt Nam để mở đường chinh phục Đông Nam Á, mà chính là Việt Nam đã từng (và có lẽ vẫn sẽ tiếp tục) cần đến ngõ ASEAN trong những toan tính với phương Tây.
    Ngay cả Trung Quốc, nay cũng xâm nhập phương nam không chỉ qua cửa Việt. Thậm chí, Lào và Campuchia mới là địa bàn mà họ ?othôn tính mềm? trước tiên, để từ đó siết chặt gọng kìm đối với Việt Nam, cho dù hai quốc gia này có thể chỉ là ?oquá độ?. Ngoài ra, do có sự cách biệt nhất định về văn hóa hoặc địa lý giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á còn lại, nên đối với các nước khác, đều không nhất thiết thâm nhập tiểu vùng này duy chỉ từ Việt Nam, xét cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm. Nếu có nước nào đó xem Việt Nam như cửa ngõ (giả định như Pháp, Ấn, Nga hay các nước Đông Âu?) để thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa với cả vùng, thì chủ yếu là do sự thuận lợi từ quan hệ lịch sử, chứ không phải vì Việt Nam là cửa nhất thiết phải qua về mặt địa lý.
    Ảo giác về một vị thế lớn lao bất biến xuất phát chính từ việc đồng nhất vị trí địa lý với vị thế của nó ở những tương quan và thời kỳ cụ thể, rồi từ đó lại quy ngược về vị trí và quy kết thành vị thế địa chính trị.
    Muốn đánh giá vị thế địa lý hay vị thế địa chính trị của một quốc gia hay một vùng, thì điều đầu tiên, đơn giản là nhận định đúng về vị trí địa lý ?ochưa chính trị? của nó.
    Trước khi là cửa ngõ hay bất kỳ cái gì khác, Việt Nam, tự thân, chỉ là nước cực đông của bán đảo Trung Ấn, nơi chuyển tiếp duyên hải giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, có biên giới với Trung Hoa, Lào, Campuchia, và là một trong những quốc gia có bờ biển tạo nên vành đai của biển Đông. Việt Nam chỉ thành ?ocửa ngõ? khi đặt trong tương quan với những quốc gia nào đó, đi cùng những tính toán chiến lược của họ trong thời kỳ nhất định.
    Từ sự định vị tự thân để bước sang những phạm vi không còn thuần địa lý, sẽ thấy rằng với vị trí này, Việt Nam tiếp nhận từ bên ngoài được rất nhiều về văn hóa và kinh tế, chính trị và quân sự, nhưng cũng phải đương đầu với từng ấy nguy cơ.
    Một mặt, ta liền kề với một Hán tộc có xu hướng bành trướng và đồng hóa. Mặt khác, với một đất nước hẹp chiều ngang, bờ biển chạy suốt theo chiều dài lãnh thổ sẽ là một sườn để hở đối với bên ngoài. Mối đe dọa trên bộ ngàn đời từ phương bắc chỉ tạm ngưng lại khi chính họ cũng chịu số phận bị chinh phạt của chủ nghĩa thực dân từ hướng biển. Thế nhưng, nay lại đang hình thành nguy cơ của ?ochủ nghĩa thực dân đỏ? từ cả trên bộ lẫn trên biển, ở thế gọng kìm nhiều mặt. Chưa hết, khác với các quốc gia chuyển tiếp châu thổ kế cận, ta có vị trí chuyển tiếp duyên hải ở ngay vùng biển có hải trình huyết mạch đối với nhiều cường quốc chính trị và kinh tế, thì tranh chấp và xâu xé là nguy cơ luôn tiềm ẩn, đợi dịp để bùng phát.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này