1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dodien1305, 25/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    đọc bài này xong còn mọng đợi gì ở bác ấn nữa ??
    Đối tác Việt - Ấn: tiềm năng chưa mở
    Trong năm qua, gió lạnh đã thổi trên Biển Đông, và những đợt sóng đập vào biển Việt Nam đầy căng thẳng.
    Biển Đông dậy sóng, khiến Việt Nam đi tìm thêm đối tác
    Sự cứng rắn thấy rõ của Trung Quốc trong vùng đã ép các công ty đa quốc gia rút khỏi các dự án năng lượng ngoài khơi với Việt Nam, thu gom các ngư dân Việt vì ?~đánh cá trong lãnh hải Trung Quốc?T, cùng với sự gia tăng hoạt động của hải quân Trung Quốc mà, trong vài trường hợp, dẫn tới đối đầu với hải quân Mỹ.
    Sự tự tin trên biển của Trung Quốc làm lăn tăn những dợn sóng bất an ở Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam. Các quan chức Việt Nam, trong chốn riêng tư, thường xuyên than về điều mà họ xem là sự cô lập tương đối của nước mình trên trường ngoại giao, và lo ngại cho tương lai.
    Gần đây tại Paris, khi thảo luận các vấn đề này với một người thân cận với ban lãnh đạo Việt Nam, tôi được nghe dự báo u ám: ?oChúng tôi cho rằng người Trung Quốc sẽ thúc đẩy cho giải pháp chung cuộc cho tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa trong 10, 20 năm tới. Nếu đến khi đó, Việt Nam chưa thiết lập được các quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời củng cố lực lượng hải quân, Trung Quốc sẽ có thể cướp các đảo mà không nước nào buồn nhấc tay, hay chớp mắt, để phản đối.?
    Giới tinh hoa Việt Nam dường như tin rằng cơ hội có thỏa thuận có lợi với Trung Quốc đang nhanh chóng khép lại, và niềm tin này làm ngoại giao quốc phòng của họ trở nên khẩn cấp hơn.
    Sau các bước ban đầu để dựng dậy hạm đội cuf kyf, đặc biệt nhất là đặt hàng Nga sáu tàu ngầm, Hà Nội đã cố gắng thắt chặt quan hệ quốc phòng với nhiều nước trong vùng như Singapore, Nhật, Úc và Ấn Độ.
    Bắt nguồn từ lịch sử
    Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã có ngọn nguồn lịch sử. Thủ tướng Ấn, Jawahrlal Nehru, là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Bắc Việt năm 1954, và trong hầu hết thời gian Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ và Việt Nam là đồng minh gắn bó. Cả hai thân thiết với Liên Xô và đều chịu các cuộc tấn công biên giới của Trung Quốc: Ấn Độ năm 1962 và Việt Nam 1979.
    Việc Ấn Độ ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh và trong thời gian Việt Nam chiếm đóng Campuchia đã đem lại giá chính trị, làm quan hệ Delhi ?" Washington căng thẳng, và làm chậm quá trình bình thường hóa quan hệ Ấn ?" Trung gần một thập niên. Đổi lại, Việt Nam ủng hộ Ấn Độ trong xung đột với Pakistan, và là một trong những nước đầu tiên công nhận Bangladesh năm 1971.
    Nhưng trong thời gian Chiến tranh Lạnh, quan hệ Ấn ?" Việt chủ yếu mang tính chất ngoại giao và chính trị. Giao thương hạn chế, và phần an ninh cũng chủ yếu chỉ là trao đổi thông tin. Chỉ sau khi Chiến tranh Lạnh kết liễu và môi trường an ninh châu Á được tái câu trúc, rồi lại có Chính sách Nhìn về phía Đông của Ấn Độ đầu thập niên 1990, chỉ khi đó mối quan hệ dần dần chuyển thành đối tác chiến lược thực sự.
    Quan hệ chiến lược mở rộng
    Phải đến khi có một chính phủ dân tộc chủ nghĩa ở Delhi cuối thập niên 1990, quan hệ tay đôi mới tăng tốc và ngả sang góc độ chiến lược.
    Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil thăm Hà Nội tháng 11/2008
    Cùng các vụ thử nghiệm hạt nhân Pokhran II năm 1998, chính phủ đảng BJP của Atal Behari Vajpayee ra dấu với thế giới, nhất là với Trung Quốc, rằng Ấn Độ đã trở thành đại cường. Việt Nam thì cũng muốn bớt phụ thuộc vào Nga trong chuyện mua vũ khí và ngoại giao quốc phòng. Lãnh đạo hai nước cũng nhận ra rằng, dù có tiến bộ trong quan hệ với Bắc Kinh, cả Ấn Độ và Việt Nam vẫn chia sẻ sự tương thông chiến lược trong nhu cầu kiềm chế Trung Quốc.
    Từ năm 1998, hai nước đã thắt chặt quan hệ cả về quân sự và ngoại giao. Việt Nam ủng hộ cố gắng của Ấn Độ muốn có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vận động cho Ấn Độ có mặt ở Hội nghị Đông Á 2005, giúp ngăn không cho Pakistan vào Diễn đàn Khu vực Asean. Đổi lại, Ấn Độ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, giúp Việt Nam có ghế trong Hội đồng Bảo an năm 2007. Thương mại hai chiều tăng nhanh, từ 72 triệu đôla năm 1995 lên tới 2 tỉ đôla năm 2008. Các đại công ty Ấn như Tata Steel và ONGC Videsh Limited bắt đầu đầu tư ở Việt Nam, trong cái mà nhiều người hy vọng mở đầu cho hình mẫu thương mại mới ở Á châu.
    Ấn Độ xem Việt Nam là chướng ngại chính cho sự bành trướng về nam của Trung Quốc. Cũng giống như Trung Quốc cố gắng chặn Ấn Độ bằng việc kết liên quân sự với Pakistan, New Delhi đã hợp tác quốc phòng, giúp đỡ quân sự cho nước láng giềng nhỏ hơn.
    Năm 2000, George Fernandes, Bộ trưởng Quốc phòng của chính phủ BJP, ký Nghị định thư Quốc phòng 15 điểm với Hà Nội, hứa hẹn giúp đỡ cho việc hiện đại hóa quân đội. Ba năm sau, hai nước tiến thêm bước nữa khi ký Tuyên bố chung Hợp tác. Năm 2007, hai bên lại ký thỏa thuận Đối tác Chiến lược.
    Thiết bị quân sự của hải quân và không quân Việt Nam có cùng nguồn gốc Nga giống như Ấn Độ. Điều này cho phép quân lực Ấn thường xuyên giúp Việt Nam giải quyết khó khăn bằng việc cung cấp phụ tùng thay thế, và dịch vụ trùng tu và sửa chữa. New Delhi đã sửa chữa, nâng cấp 125 máy bay Mig21 của Việt Nam. Phi công Ấn Độ cũng giúp đào tạo, và năm 2005, hải quân Ấn chuyển hơn 150 tấn phụ tùng tới Hà Nội để giúp tu bổ tàu Petya và OSA-11. Tuần duyên hai nước đã đi tuần chung, và hải quân hai bên đã tập trận chung năm 2007.
    Chưa mãn nguyện
    Dẫu vậy, vẫn có cảm giác ở cả Ấn Độ và Việt Nam rằng quan hệ chưa đạt tới tiềm năng, và lại còn bắt đầu xuống sức.
    Hà Nội đặc biệt thất vọng vì Ấn Độ chưa phải là đối tác cung cấp vũ khí đáng tin cậy. Họ bực bội vì New Delhi dè dặt trong cung cấp các hệ thống tên lửa mà ban đầu đã hứa hẹn. Năm 2000 và nhiều lần trong thời gian đảng BJP cầm quyền, Ấn Độ hứa sẽ chuyển giao hệ thống tên lửa Prithvi và BrahMos. Prithvi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn khoảng 200-350 cây số, trong khi BrahMos, được Ấn sản xuất chung với Nga, là tên lửa chống tàu rất hiện đại, dựa trên tên lửa Yakhent của Nga, có thể bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh. Nếu Việt Nam có hệ thống đó, họ sẽ là thách thức lớn cho sự thống trị trên Biển Đông của hải quân Trung Quốc.
    Hà Nội đặc biệt thất vọng vì Ấn Độ chưa phải là đối tác cung cấp vũ khí đáng tin cậy. Họ bực bội vì New Delhi dè dặt trong cung cấp các hệ thống tên lửa mà ban đầu đã hứa hẹn.
    Iskander Rehman
    Đã có nhiều diễn giải vì sao Ấn Độ không cấp Prithvi và BrahMos cho Việt Nam. Có người nói chính phủ đảng Quốc đại (ngày càng tập trung cho hợp tác kinh tế, thay vì quốc phòng, với Việt Nam) không muốn làm Trung Quốc bực tức. Người khác lại quy lỗi cho bộ máy hành chính Ấn Độ, hoặc lại có người, trong trường hợp BrahMos, cho rằng hệ thống này phải được gắn kết đầy đủ trong quân lực Ấn Độ trước khi có thể giao cho các nước thân thiện như Việt Nam. Đa số phân tích gia đồng ý rằng Việt Nam, về lâu dài, có thể có được Prithvi. Nhưng không chắc như thế trong trường hợp BrahMos.
    Người ta tin rằng chính vì sự bực bội này, cùng nhiều lần chậm trễ khi chuyển giao quân trang, mà Việt Nam đã mua súng bán tự động và súng bắn tỉa từ Pakistan năm 2007. Ấn Độ thì cũng hơi thất vọng khi triển vọng hải quân của họ có chỗ lâu dài tại Vịnh Cam Ranh ngày càng xa vời. Đa số phân tích gia cho rằng Cam Ranh là lá bài chiến lược của Việt Nam, rằng họ sẽ thỉnh thoảng đem ra để trêu ngươi Trung Quốc nhưng sẽ không nhượng cho nước ngoài, trừ phi trong tình hình khẩn cấp lắm.
    Mặt trận kinh tế cũng chưa hoàn thiện. Mặc dù thương mại song phương tăng mạnh trong một thập niên vừa qua, nhưng nó cũng ngày càng mất cân đối ?" Việt Nam chịu thâm hụt một tỉ đôla với Ấn Độ. Ấn Độ đã lịch sử bác bỏ đề nghị của Việt Nam muốn có hiệp định tự do thương mại song phương (FTA), và đã từ chối giảm ?" miễn thuế cho sản phẩm Việt Nam.
    Tương lai không chắc chắn
    Mặc dù rõ ràng quan hệ Ấn ?" Việt đã mạnh lên trong vài năm qua, đặc biệt về quốc phòng, nhưng cũng rõ là có nhiều việc phải làm.
    Ấn Độ cần xem xét giảm mức thuế quan, mở cửa thị trường cho một số sản phẩm Việt Nam, khuyến khích thêm các công ty đầu tư ở Việt Nam.
    Tương lai quan hệ Ấn ?" Việt sẽ ngày càng phụ thuộc thái độ hai nước với Trung Quốc. Chính phủ đảng Quốc đại, ngày càng có thái độ ôn hòa hơn với Trung Quốc so với đảng tiền nhiệm BJP, hiện đang đối diện căng thẳng trở lại nơi đường biên giới với Trung Quốc. Vì thế, Ấn Độ có thể sẽ không muốn làm nước láng giềng mất lòng khi thúc đẩy quan hệ quân sự với Việt Nam.
    Ban lãnh đạo Việt Nam hiện cũng có đấu tranh phe phái trước khi diễn ra Đại hội Đảng năm 2011. Các vụ trừng phạt gần đây với các nhà báo và blogger yêu nước dường như cho thấy phe thân Trung Quốc trong đảng, vốn kiểm soát việc thu thập tình báo nội địa thông qua Tổng cục II, đang dần lấn lướt trong cuộc tranh đấu giữa phe bảo thủ và tân tiến. Nếu những người bảo thủ thân Trung Quốc chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực và ảnh hưởng, chắc chắn nó sẽ có tác động tiêu cực tới quan hệ Ấn Độ - Việt Nam.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/09/090917_india_viet_partnership.shtml
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Từ từ đi đâu mà vội bác? Chỉ là 1 vài giận dỗi nho nhỏ nhất thời! Thằng Ghẻ lưu manh còn đó thì tình củm Ấn - Vịt thật khó mà phai nhòa!
  3. Linhcu123

    Linhcu123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
  4. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest


    Tin cái bọn Báo Bắp Cải ( chứ không phải lá nhé ) này thì thà em bán nhà đi còn hơn, ngồi Thái Lan viết chuyện Việt Nam không hà
  5. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Bài học đó, chúng ta không thể quên
    (?)Cũng là sự kiện chiếm đất giành giật chủ quyền, liên tục mấy tuần gần đây, báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên công bố tuyên bố của Trung quốc về đường Lưỡi bò theo một bản đồ tự vẽ vào năm 1948 của CH Trung Hoa, kèm theo đó là một số họat động gây căng thẳng ở khu vực biển Đông như tăng cường các lực lượng vũ trang, tập trận ở khu vực đảo Hòang Sa, nơi Trung quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm ngày 19 tháng 4 năm 1974 . Các động thái đó ******** hình khu vực vốn hòa bình hàng ngàn năm nay trở nên căng thẳng.
    Cộng đồng thế giới, đặc biệt là các nước châu Á, từ lâu đã cùng sử dụng trong hòa bình khu vực hàng hải biển Đông hết sức quan ngại về tinh hình nói trên, nhiều nước đã rục rịch tăng cường chạy đua vũ trang, phản đối những đòi hỏi phi lý của những người chủ trương muốn chiếm hơn 80% khu vực biển Đông làm ao nhà của mình.
    Truy ngược lại các văn kiện lịch sử của các triều đại Trung Quốc phong kiến, các văn kiện chính thức của họ như Ðại Nguyên nhất thống chí năm1294, Ðại Minh nhất thống chí 1461, Ðại Thanh nhất thống chí 1842, trước năm 1909 đều khẳng định ?ocực nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam?.
    Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời đều vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ 17 của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Công ty Ðông Ấn Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ ràng là nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ bắc, rồi từ đó ngược lên phía bắc đến vĩ độ 42 độ.
    Vùng nước nằm trong ?ođường lưỡi bò? chiếm 80% diện tích biển Ðông mà Trung Quốc cho là ?ovùng nước lịch sử? là không thể chấp nhận được. Lý do đơn giản là bởi vì nó chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển có tầm quan trọng vào loại nhất, nhì thế giới lại nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một nước.
    Không thể phủ nhận những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, những tiến bộ vượt bực trong khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong sứ mệnh chinh phục không gian trong thời gian gần đây cùng với những món nợ khổng lồ mà người Trung quốc sở hữu trong kho công trái nước Mỹ. Về mặt nào đó Trung Quốc đã rất thành công trong việc tự đổi mới mình thành một cường quốc về nhiều mặt. Nhưng trở thành nước mạnh là một chuyện, trở thành một cường quốc nhân văn, có hành vi hành xử xứng đáng với thành viên thường trực của Hội Đồng bảo an Liên Hiệp quốc lại là một chuyện khác.
    Trở lại câu chuyện của Israel và Palestin, Israel có thể có một đạo quân thiện chiến, với kỹ thuật chiến đấu hòan hảo được hỗ trợ tối đa bởi kho vũ khí vô tận của cường quốc số 1 thế giới, họ có thể làm cỏ những nước láng giềng và đưa nước Palestin ở bờ Tây sông Jordan và dãy Gaza về thời kỳ đồ đá để thản nhiên chiếm đất và đồng hóa. Còn những người Palestin mà vũ khí duy nhất chỉ là những hòn đá nhặt lên từ đống đổ nát của bom đạn Israel những năm qua đã từng chứng minh rằng, vũ lực không dễ dầu gì quật ngã họ. Những người Palestin với ý tưởng hòa bình được ươm mầm từ cố tổng thống Yasser Arafat vẫn chiến đấu như những chiến binh thực thụ khi nhân phẩm bị xúc phạm và lòng tự trọng dân tộc bị chà đạp. Đó chính là bài học cho những kẻ mạnh, lúc nào cũng rắp tâm chiếm đất, giành biển của người khác, xa lạ với cung cách ứng xử của một nước lớn, một cường quốc văn minh ở thế kỷ 21. Thế mới biết, tiền bạc có thể có, nhưng để làm một nước văn minh, còn phải học nhiều, nhất là từ lịch sử.
    Việt Nam, đứng cạnh người khổng lồ Trung Quốc, là một nước nhỏ. Nhưng hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng tỏ Lịch sử Việt Nam là lịch sử không biết khuất phục và chưa hề khiếp sợ trước bất kỳ thế lực nào. Một ngàn tám trăm năm trước, một Triệu thị Trinh đã quyết cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng Kình ở bể Đông chứ không cúi đầu khom lưng làm tì thiếp người, thì gần hai ngàn năm sau, bao thế hệ đã đánh cho nó chích luân bất phản, phiến giáp bất hòan, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ, bao thế hệ đã đốt cháy cả dãy Trường Sơn để dành lại độc lập tự do cho đất nước
  6. F3communist

    F3communist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2009
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Toàn Víp đi phục vụ bọn Bán bắp cải đấy. Xem ra đồng chí sắp phải bán nhà rồi.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/07/090711_prof_nguyentrongphuc_inv.shtml
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090901_nguyentrongphuc.shtml
    ĐẠi sứ Lê công Phụng nầy.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090119_lecongphung_iv.shtml
    Tin nầy nữa.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090917_viet_investment.shtml
    Cả tin sắp có không lực trực thuộc hải quân cũng là lá cải nhế
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090915_naval_air.shtml
    Chính phủ bọn nước ngoài không bâu giờ đi nói chiện với bọn lá cải đâu. Đồng chí biết chứ nhể? Hà hà!
  7. SSX109

    SSX109 Guest

    khẳng định việc bắt các nhà bất đồng chính kiến
    Tớ chẳng nghe hết nhưng Bồ tèo F3 này, tớ đã từng kỳ vọng bồ tèo sáng giá nhất trong đám @. vậy mà Bồ không thấy BBC nhét chữ đỏ trên kia vào ông P à?
    Tay PV nói "tạm gọi..." nhưng bồ tèo tìm xem ông P có phát biểu "khẳng định việc bắt các nhà bất đồng chính kiến" chỗ mô?
    Đừng lẩn nhé, bồ tèo là chúa: Lẩn Lỉnh Lảng.
    Được SSX109 sửa chữa / chuyển vào 15:29 ngày 18/09/2009
  8. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538

    Thật ra nói cho cùng thì bài viết đó cũng có vài chỗ đúng băng đảng Ku Trym à
    VN ta ko nhất quán và cũng ko tỏ rõ thái độ với TQ như thế cũng là cái lợi và cũng là cái hại.
    Cái lợi là có thể hoà hoãn,tranh thủ sự ủng hộ các nước, chuẩn bị khí tài,tiềm lực. ..v.v.....
    Cái hại là sẽ ko có nước nào dám liên kết đồng minh để cung cấp vũ khí chiến lược cho ta.
    Cái nào cũng khó cho ta,khổ thế đấy......
  9. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest

    Không nói chuyện, nhưng nuôi thì cũng thế
    Tưởng trình bác khá nhất đám rân chủ, ai dè
  10. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest


    Bọn BBC này có 1 cái bệnh là nó viet suy đoán của nó cứ như thật, làm người đọc có cảm tưởng nhưng gì nó suy đoán là sự thật đang diễn ra, đó là cái tài và cũng là cái bố láo của nó. Nó chỉ hơn chú RFI tiếng Việt ở chỗ là nó chưa bịa trắng trợn như chú RFI
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này