1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dodien1305, 25/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SSX999

    SSX999 Guest

    Những cái cốm F3 nói rất nghiêm trọng nhưng chẳng bằng những thối nát ở thượng tầng KT.
    Nước nào trên đường công nghiệp hoá cũng phải trả giá cho việc này, kể cả Mỹ.
    Nhiều khi chết lại là một giải pháp tốt. Ít ra là người ta tỉnh táo để cho nó chết. Con sâu chết?
    nó chết đâu, nó lột xác thành **** chứ. Liên Xô có 10 năm chuẩn bị để lột xác. Mỹ bây giờ đang
    giống LX năm 1990 mà lại không hề có chuẩn bị gì cả.
    Cái duy nhất mà Mỹ chuẩn bị lại là cái này: Hồi đầu năm thấy có vài chục bài viết nói hơn 2 chục bang
    của Mỹ ký tuyên bố độc lập, dẫn điều khoản ABC này nọ. Họ ký để làm gì, tớ cũng nhầm tưởng họ muốn
    "độc lập" thật. Thì ra không phải thế. Lý do duy nhất giải thích cho việc này chính là Mỹ đã đem tài sản
    các bang đi cầm cố ở TQ. Không loại trừ 1 ngày nào đó vỡ nợ, PLA sẽ xuất hiện ở Cali chẳng hạn để bảo
    vệ tài sản của họ. Vậy các bang kia trình cái họ đã ký ra và nói rằng, lúc ấy, hiến pháp liên bang không
    có giá trị.
    Lối thoát duy nhất của Mỹ bây giờ là có 1 cuộc CT đủ lớn. Không chừng sẽ có 1 vụ cờ giả 911 khác.
    Obama rất có thể mở rộng Patriot Act, và như thế tí tự do dân chủ rách nát cuối cùng mà các @ mơ
    ước cũng chả còn. Cốm F3 tự đi đọc cái Patriot Act là cái gì nhá, chẳng phải là luật yêu nước đâu:
    http://www.huffingtonpost.com/2009/09/15/obama-supports-extending-_n_288054.html
    Chính Mỹ bây giờ mới là khỉ đanh đánh đu trên dây giữa Ông Liên Xô cũ và Bà Trung Quốc mới.
    Bằng chứng: chỉ cần 2 vị này tuồn ít súng đạn sang Afghan hay tẩy đô đi là Mỹ chết thẳng cẳng.
    Đừng nói TQ không dám tẩy tô vì "vướng bẫy đô" này nọ như báo lá cải rêu rao. Nó đã từng làm rồi.
    Vậy ta nên kết đồng minh với một kẻ đang đánh đu, không quyết nổi số phận của mình? Buồn cười!
    Nếu phải kết như ý các @ thì kết với kẻ đang lên như diều hay hơn.
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 02:33 ngày 21/09/2009
  2. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest


    Giả ngu thì cũng chọn cách nào nó khá 1 tí. Vậy hỏi F3 1 cái, nếu BBC Việt Ngữ tự thân vận động, không được kẻ mà ai cũng biet là ai đó nuôi, thì tại sao không dám đặt trụ sở tại Vn mà phải đặt tận đẩu tận đâu ấy nhỉ
    Còn Bác dân chủ thế nào, F3 đọc lại cái link F3 đưa tớ rồi so sánh cái thứ dân chủ của chú Trung đần mới xộ khám thử xem nhé
    Còn cái vụ mấy đảng hoạt động thời chiến thì F3 khỏi móc tớ, nó chả liên quan gì đây cả, đừng đẩy đưa thế . F3 lòi đuôi rồi nhỉ ? hehhe
    Được TrymAiToThe sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 21/09/2009
  3. NavyVietnam

    NavyVietnam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2009
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    15
    Hơ hơ, câu này mà bác cũng nói ra được thì em biết bác Fxxx trình độ thế nào rồi Chắc không cần em phải nói thẳng ra, tự bác cũng hiểu được bác Fxxx nhỉ ?
  4. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Một vấn đề nho nhỏ là TQ cũng sắp đến thời kỳ lột xác bác SSX àh. Không ai đảm bảo được tương lai của thể chế TQ cả vì kinh tế đã vượt quá cái áo chính trị rồi. Với lại nước Mỹ đã từng chết đi sống lại hàng chục lần rồi, nó đủ kinh nghiệm để vượt qua những thời kỳ "dậy thì", "trầm uất" và "mãn kinh" của chính nó.
    Mark yêu dấu của chúng ta sáng nào cũng uống cafe mua báo rồi search google ở mục tin buồn, tìm cáo phó của CNTB nhưng cuối cùng thì ông ấy lại chết trước thế mới buồn chứ.
    CNTB thực ra là chết từng ngày và hồi sinh từng ngày, nếu Mỹ ra đi thì có thể lại là TB Nga, TB châu âu hay lạy chúa... TB khựa thay thế. Vấn đề chỉ là cơ hội và thời gian mà thôi.
    VN của chúng ta thì chưa bao giờ đi qua được hình thái tổ chức xã hội thời phong kiến, VNCH hay CHXHCNVN cũng vậy, đã hơn một lần lỡ những cơ hội mà thời thế đặt ra trong 200 năm qua... vậy thì ta chọn đường nào ??
  5. Temporizer

    Temporizer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Cụ Marx chưa bao giờ phát biểu "khi nào CNTB" chết cả???
    Mà chính cụ Marx định nghĩa thế nào là CNTB cơ mà, thế nên khi CNTB ốm đau người ta lại đi mua sách về Marx tìm thuốc giải. CNTB càng sống dai lại càng không giống ....CNTB, điển hình là sự kiểm soát Nhà nước với tiền tệ.
  6. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest

    Đề nghị vit tìm sách marx đọc lại, đừng bắt chưoc tập đoàn chống sự thật, tung tin vịt nhé
  7. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Em đồng ý với kiến giải của bác nhất, càng sống giai càng không giống CNTB.
    P/S:
    Cho em hỏi, còn cái "sự giãy chết của CNTB" là không phải khái niệm của Marx hả các bác, em hỏi vì em dốt thôi đó nhá !
  8. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    P/S:
    Cho em hỏi, còn cái "sự giãy chết của CNTB" là không phải khái niệm của Marx hả các bác, em hỏi vì em dốt thôi đó nhá !

    ------------------------------
    Mác viết bộ Tư bản bằng tiếng Đức, sách nhà ta dịch từ bản chuyển ngữ tiếng Nga nên không chuẩn. Theo chỗ tớ biết thì nguyên văn cái ý này là "CNTB đang chết". Cái "đang chết" khác với cái "giãy chết" nhiều lắm!
  9. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Hẹ hẹ, các bác tranh luận vấn đề này vĩ mô quá. Em thì chỉ quan tâm đến mấy vấn đề sát sường đối với Việt nam ta mà thôi. Tất nhiên nói về chính trị hay chiến lược quốc gia hoặc thế giới thì thường rối rắm và nghe rất buồn ngủ, tuy nhiên với văn phong tương đối hóm, cách trình bày và đặt vấn đề sâu sắc bài viết dưới đây trích trong hội thảo hè ở New York City cũng đáng để các bác ngẫm nghĩ tý về bản chất của anh chàng khổng lồ bên cạnh Việt nam và chính sách của các nước trong vùng ảnh hưởng của Trung hoa. Bài viết cũng hé mở một hướng đi thực tiễn cho Việt nam ta trong hoàn cảnh hiện tại và tương lai trung dài hạn.
    Hội Thảo về
    Phát Triển Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương

    Tranh Chấp Biển Đông

    TRUNG QUỐC: MỘT DẤU HỎI
    Cao Huy Thuần

    Tôi đặt trọng tâm của bài nói này trên một khái niệm đơn giản : Trung Quốc là một cường quốc đang lên, a rising power.
    Là một cường quốc: chuyện này hiển nhiên, khỏi cần bàn. "Đang lên" mới là chuyện đáng nói. Thế nào là đang? Nó đang là cái gì đây? Và nó lên đến đâu rồi ? Nó sẽ còn lên đến đâu nữa? Nó lên như thế thì nó sẽ làm gì? Nó làm như thế thì mình liệu phải đối phó với nó như thế nào đây?
    Tây phương - và nhất là Âu châu - đã từng có kinh nghiệm với một cường quốc đang lên rồi: nước Đức trước thỏa hiệp Munich. Cho nên một sức mạnh đang lên là chuyện đáng gờm. Nó đặt ra một mớ dấu hỏi, dấu hỏi nào cũng to tướng, và nó gợi lên cả chùm lo ngại, có khi có bằng cớ, có khi không. Đó là điểm thứ nhất.
    Dấu hỏi về Trung Quốc to hơn dấu hỏi trước đây về nước Đức. Vì lẽ Trung Quốc là một cường quốc đang lên trong khi trật tự thế giới đang biến chuyển. Cái này đang, mà cái kia cũng đang. Do đó, cái đang này muốn lèo lái cái đang kia, hai cái đang ảnh hưởng lên nhau và tất nhiên ảnh hưởng lên trật tự đang thành hình. Đó là điểm thứ hai.
    Trước trật tự đang thành hình, và trước đe dọa của một sức mạnh đang lên, đâu là chỗ "vạn đại dung thân" của Á châu và của Việt Nam? Chẳng ai chắc chắn một cái gì cả. Về trật tự cũng như về an ninh. Nhưng chính vì chẳng có nguồn an ninh nào là vững chắc trong hiện tại, chúng ta mới có thể lạm bàn về những yếu tố khác của an ninh ngoài quân sự. Đó là điểm thứ ba và kết luận.

    I. Trung Quốc là một cường quốc đang lên
    "Đang lên" ở đây là gì? Trước tiên là đang thành công. Sức mạnh thể hiện ra nơi cái đà. Cái đà đó làm người ta sợ. Sợ ! Đó là cái cảm giác mà Trung Quốc gợi lên. Sức mạnh đang lên là sức mạnh "cảm thấy" nhiều hơn là sức mạnh thực. Chính sự "cảm thấy" đó là đầu mối của mọi chính sách tăng cường an ninh nơi những nước liên hệ.
    Thành công của Trung Quốc, trước hết là về kinh tế. Trung Quốc được đánh giá như thế này bỡi một tác giả Á châu có thẩm quyền: "Early in the next century it will also emerge as the largest economy if present growth trends around the global continue" [1]. Kinh tế lớn nhất thế giới khoảng đầu thế kỷ ! Tác giả đó căn cứ trên nhận định của các chuyên viên Ngân Hàng Thế Giới: "The World Bank expects China to overtake the US as the world largest economy in PPP terms before the year 2020" [2].
    Vượt Mỹ ! Hình như ai cũng tin như thế. Tôi trích một tác giả Á châu có thẩm quyền khác: "In the first half of the 21st century, China''s economy will almost certainly grow larger than that of the US. When that happens, the world''s established power structure will have to adjust to China''s arrival; Washington may no longer be the modern Rome" [3]. Tương lai như thế thì khiếp thật !
    Sự thực sẽ như thế chăng ? Đó là chuyện khác. Đánh giá một sức mạnh "đang lên" là đánh giá bằng dự phóng. Và nếu cai trị là tiên liệu thì nước nào cũng phải nhìn Trung Quốc ở mười năm, hai mươi năm, xa hơn nữa, theo cái đà đó. Và nếu cái đà đó làm cho sợ, chúng ta có nên lo ngại chăng cái nguy cơ appeasement [4] có thể lảng vảng trong đầu nước này nước nọ?
    Tất nhiên cũng phải vừa thấy cái đà, vừa thấy những cản trở mà cái đà đó đang vấp hoặc có thể vấp. Về cái đà, tôi trích thêm một chuyên gia Pháp, ông Jean-Luc Domenach. Ông này gọi chiến thắng của Trung Quốc là "đại thắng kinh tế" (triomphe économique) và trích Bộ Ngoại Giao Úc: "Cứ như cái đà này thì kinh tế Trung Quốc sẽ vượt kinh tế Mỹ vào năm 2020". Thế nhưng ông nói thêm: những mối quan ngại không phải là hiếm. Ông kể: hiện trạng nghẽn cổ chai, hạ tầng cơ sở lạc hậu, năng lượng khan hiếm, môi trường sinh thái bị tiêu hủy, điều kiện để tối tân hoá kỹ thuật chưa hội đủ, chưa kể hai gánh nặng đè mãi trên vai: xí nghiệp quốc doanh, và địa phương chủ nghĩa. Đâu là then chốt của chủ nghĩa địa phương ? Đó là sự suy thoái của uy quyền Nhà nước trung ương. Tại sao suy thoái ? Tôi trích nguyên văn: "Hễ Đảng càng nhiều thì Nhà nước càng ít: đó là một trong những vấn đề mấu chốt của phát triển kinh tế cũng như phát triển xã hội ở Trung Quốc" [5]. Tóm lại, theo ông Domenach, đại thắng kinh tế của Trung Quốc là một "đại thắng có điều kiện". Và điều kiện căn bản là chính trị.
    Đây là chuyện cãi cọ gay go nhất với Tây phương. Cho nên tôi bắt qua lĩnh vực chính trị ngay, trước khi nói về quân sự.
    Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh có cơ sở để cười vào mũi Tây phương: hồi 1989, trong vụ Thiên An Môn, bao nhiêu người tưởng Trung Quốc sẽ sụp như Liên Xô vừa sụp, như Đông Âu vừa sụp. Rốt cục, Đặng Tiểu Bình không té xuống ngựa mà còn phi nước đại. Sau đó, bao nhiêu người làm thầy rùa: Đặng Tiểu Bình khuất núi, Trung Quốc sẽ có loạn thừa kế. Rốt cục, Giang Trạch Dân vững như bàn thạch. Theo Trung Quốc, rõ ràng như một định luật: muốn phát triển kinh tế, phải ổn định chính trị. Trung Quốc sẽ xông lên địa vị cường quốc chừng nào còn nắm vững định luật đó. Vả chăng, tự nghìn xưa, trong định nghĩa của Trung Quốc về mình, Trung Quốc trên hết là một văn minh. Mà chính trị là tinh hoa của văn minh. Trong mắt Bắc Kinh, Trung Quốc đang là cái mà nó đã là: một hành tinh chính trị. Chức năng của nó là tái lập trật tự tự nhiên chung quanh nó, không chịu ảnh hưởng bên ngoài, một trật tự Á châu. Đáng sợ là ai cũng nói thế, cũng nghĩ thế [6]. Trung Quốc có thể nhượng bộ Tây phương trên các lĩnh vực khác, nhưng trên lĩnh vực chính trị này, đừng hòng. Điều này cắt nghĩa tại sao luận thuyết của Huntington về tranh chấp văn minh hợp lòng người đến thế tại Trung Quốc.
    Vậy thì, dưới mắt Bắc Kinh, Trung Quốc đang là một mẫu mực chính trị. Mẫu mực đó chiếu ra ánh sáng gì ? Mác xít ? Xã hội chủ nghĩa ? Xã hội chủ nghĩa cọng với thị trường ? "Giá trị Á châu" ? Chính thể cứng rắn ? Hay gọn lỏn là dân tộc chủ nghĩa ? Đó là điều thứ hai làm người ta sợ: chủ nghĩa dân tộc đang nở rộ trên Trung Quốc. Nở rộ trên thành công kinh tế. "Trung Quốc phải mong muốn chiếm chỗ ngồi của cường quốc thế giới chứ có đâu tự bằng lòng bắt chước xã hội Tây phương một cách thảm hại như Nhật Bản trước đây" ! Đó là câu nói trích trong "China can say no", một best-seller hiện nay ở Trung Quốc [7].
    Đây là thách thức lớn nhất giữa Trung Quốc và Tây phương, nghĩa là Mỹ. Dưới mắt Tây phương, thành công kinh tế sẽ làm biến đổi chính thể Trung Quốc, và chính lúc đó Trung Quốc mới trở thành cường quốc thế giới. Cựu thủ tướng Nhật Nakasone nói rõ điều đó: "Phải đưa Trung Quốc vào G8, và như thế G8 sẽ thành G9. Tuy nhiên vấn đề khó là dân chủ nhân dân, tàn dư của Trung Quốc chuyên chế. Trung Quốc đã chấp nhận kinh tế thị trường, nhưng việc duy trì một chính thể mác xít chuyên chế là một điều quan ngại. Nga đã từ bỏ chủ nghĩa mác xít vào cuối thời Liên Xô để du nhập dân chủ Tây phương, và bây giờ Nga đã là thành viên của G8. Dân tộc Trung Quốc là một dân tộc thực tế ; chủ nghĩa mác xít Trung Quốc có thể cũng sẽ biến chuyển trong tương lai, và trong trường hợp đó G9 chắc chắn sẽ trở thành hiện thực" [8].
    Tây phương cũng không nghĩ rằng văn hóa hiện tại của Trung Quốc có ánh sáng của một hành tinh. Một mô hình rút sức mạnh từ chủ nghĩa dân tộc không phải là một mô hình chính trị-văn hóa của nhân loại ; một mô hình xây trên một chính thể cứng rắn chỉ gợi thêm khao khát cho giấc mơ dân chủ ; một mô hình thiếu nhân bản không phải là một văn minh. Domenach nghiêm khắc hơn: ?oTrung Quốc nói là bảo vệ văn hóa, kỳ thực là bảo vệ vô văn hóa; nói là bảo tồn quá khứ, kỳ thực là tiêu diệt quá khứ; nói là tổ chức lại trật tự, kỳ thực là thống trị? [9].
    Cuối cùng, một phần lớn dư luận Tây phương vẫn không tin là chính thể Trung Quốc sẽ bền vững. Đó là điểm yếu, không phải là điểm mạnh của Bắc Kinh. Tôi trích một ý kiến tiêu biểu cho dư luận đó: "Today, China''s communist regime faces crisis in nearly every dimension, from economic policy to ecology to basic political legitimacy. Things cannot go on as they have. No one can say exactly when it will come, but some sort of a political earthquake is inevitable in China, and Washington must bear this fact in mind" [10]. Bất cứ quan sát viên nào cũng có thể dẫn ra một loạt hiện tượng tiêu cực khiến tình trạng xã hội chính trị của Trung Quốc không thiếu vắng bấp bênh: giá trị đạo đức đảo lộn, tiền bạc là chúa, xã hội bất công, chênh lệch, tham nhũng lộng hành, địa phương cát cứ...Không ai mong muốn Trung Quốc thất bại, bởi vì một Trung Quốc hỗn loạn là một ác mộng cho cả vùng. Nhưng cũng không mấy ai tin Trung Quốc thành công nếu không cải thiện mô hình. Có điều chắn chắn là thế này: Trung Quốc quá lớn và quá quan trọng cho nên những vấn đề nội bộ của Trung Quốc biến thành những vấn đề thế giới. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ xác nhận vị thế cường quốc của Trung Quốc về mặt chính trị, văn hóa.
    Bây giờ về quân sự. Ai cũng biết chương trình tối tân hóa tiềm năng quân sự của Trung Quốc, nhất là về hải quân ; ai cũng biết Trung Quốc là cường quốc nguyên tử. Trung Quốc còn là nước bán vũ khí, lại là những thứ vũ khí càng ngày càng tối tân: Mỹ ngờ Trung Quốc bán vũ khí liên lục địa ICBM cho Arabie saou***e, hỏa tiễn M9 và M11 cho Syrie và Pakistan, cả đến vũ khí hạt nhân 25 ki lô tôn cho Pakistan. Hỏa tiễn, dàn phóng hỏa tiễn, động cơ hạt nhân, vũ khí hóa học: vừa bán, vừa chế tạo, vừa nâng cao chất lượng. Đây là quan ngại lớn đối với Mỹ.
    Một quan ngại khác là ngân sách quốc phòng. Về điểm này, chẳng ai đồng ý với ai về con số chính xác. 20 đến 30 tỷ Mỹ kim theo Domenach, nghĩa là không thấp hơn bao nhiêu so với chi phí quốc phòng của nước Anh. Chỉ chắc chắn một điều là các con số chính thức cứ tăng đều. Theo báo cáo của bộ trưởng tài chánh Liu Zhongli thì con số 52,04 tỷ yuan được dự trù cho năm 1994. Nghĩa là tăng thêm 22,4% so với con số 42,5 tỷ dự trù cho năm 1993. Ngân sách năm 1993 đã tăng 14,8% so với 1992. Cứ tăng đều như thế thì nguy quá ! [11]. Thật ra, rất khó tính ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh, một phần vì các con số toàn là bí mật, một phần vì quân đội còn là nhà kinh doanh khổng lồ.
    Người nào ngán Trung Quốc thì căn cứ trên khuynh hướng gia tăng ngân sách quốc phòng để ngán. Người nào bênh Trung Quốc thì cãi: nó có gia tăng, nhưng nó không gia tăng bằng các nước khác ; nó đứng hàng thứ tư sau Nhật, Bắc Hàn, Đài Loan [12]. Tôi không dám đi sâu vào những tranh luận đánh giá tương quan lực lượng hải, lục, không quân giữa Mỹ-Nhật-Trung Quốc-Đài Loan. Cũng không dám có ý kiến gì về những tính toán lợi hại, được thua, trong hai giả thuyết: hoặc Trung Quốc đổ bộ lên Đài Loan, hoặc Trung Quốc vây đảo đó. Chỉ trích dẫn ở đây một lo ngại chí lý: "Chừng nào chính sách của Trung Quốc chưa trong suốt, cứ bí hiểm, chừng nào hành động của Trung Quốc cứ đi ngược lại lời nói, chừng đó Trung Quốc vẫn bị xem là đe dọa" [13].
    Để có một ý niệm về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, tôi nhấn mạnh trên những điểm sau đây, rút từ kết luận của các tác giả chủ trương hòa hoãn với Trung Quốc, các bồ câu, không phải các diều hâu.
    So với thời Mao, sức mạnh quân sự của Trung Quốc, cũng như sức mạnh kinh tế, đã biến đổi một cách "dramatically" [14]. Mặc dầu chương trình tối tân hóa quân sự của Trung Quốc chưa đạt đến mức cho phép Bắc Kinh nghĩ là có thể đánh bại lực lượng Nhật và Mỹ được trang bị tối tân hơn, chương trình đó đã mang đến cho Trung Quốc một sức mạnh có thể làm cho hai nước kia hiểu rằng nếu họ can thiệp vào những tranh chấp trong vùng thì đó là điều rất nguy hiểm cho họ. Phương tiện quân sự tối tân của Trung Quốc chưa đủ sức để biến Đông Á thành cái hồ bơi Trung Quốc, nhưng ngay cả Mỹ cũng không còn nghĩ rằng với tốn kém tối thiểu, mình có thể chế ngự trong một cuộc đụng độ quân sự cổ điển và hạn chế. Còn nếu kể vũ khí nguyên tử nữa, Trung Quốc có đủ sức ngăn ngừa một can thiệp vũ bão, quyết định từ bên ngoài, và buộc kẻ đối phương mạnh nhất thế giới phải rợn tóc gáy trước viễn ảnh bắt buộc phải cậy đến vũ khí nguyên tử.
    Nói một cách khác, tất cả mọi người, dù ở phe đối nghịch với Trung Quốc hay ở phe hòa hoãn, đều nghĩ rằng Trung Quốc càng ngày càng có đủ sức để phá đám trật tự an bài trong tương quan lực lượng ở trong vùng và đủ sức để đe dọa những quyền lợi chí thiết của Mỹ. Trung Quốc chưa đủ sức để thành một bá chủ, một hegemon, cho nên Mỹ không cần tưởng tượng ra một chính sách để đối phó với một bá chủ, mà cần một chính sách để đối đầu với một kẻ đang có đủ sức để phá ổn định trong vùng. Nói rõ hơn, sức mạnh hiện tại của Trung Quốc là khả năng nâng cao cái giá mà Mỹ phải trả trong việc bảo vệ quyền lợi của Mỹ và trật tự như Mỹ muốn ở trong vùng [15].
    Ở trong vùng. Đó là điểm cần nhấn mạnh. Trung Quốc có thể phá trật tự thế giới của Mỹ - kể cả ở Trung Đông - bằng cách bán vũ khí nguyên tử, phóng uế nguyên tử trên bất cứ đất nào có tranh chấp. Nhưng đó có thể chỉ là phương tiện, không phải cứu cánh. Cứu cánh, hãy nhìn vào chính sách quốc phòng của Bắc Kinh, chính sách này nói nhiều hơn các con số không chính xác. Lần đầu tiên, từ 1949, Trung Quốc không còn bị vây bọc bởi những lực lượng đối nghịch, hăm dọa. Liên Xô đã thành tro bụi. Nhật có một hiến pháp chủ hòa. Tất cả những nước khác, kể cả Ấn Độ vừa nổ trái bom, có ai dám nuôi mộng xâm lấn? Tất cả không muốn gì hơn là hòa bình với Trung Quốc. Trung Quốc an toàn từ đầu đến chân. Nếu có căng thẳng quân sự ở nơi này nơi nọ, chỉ là từ Trung Quốc mà ra. Thế thì tại sao ngân sách quốc phòng lại dành phần lớn những phương tiện tối tân cho vũ khí cổ điển, đặc biệt là cho những đơn vị can thiệp thần tốc, và đặc biệt là cho hải quân? Các chuyên gia quân sự, so sánh lực lượng hải và không quân giữa Trung Quốc và Đài Loan trong giả thuyết đổ bộ, cho rằng lực lượng Trung Quốc hãy còn nặng nề, chậm chạp, trang bị cổ hủ, chưa đủ sức để chế ngự vùng trời và vùng biển của hòn đảo dù cho Mỹ không can thiệp [16]. Dù cho như vậy, các nước trong vùng vẫn phải lo ngại vì ngân sách quốc phòng đó để lộ một quan niệm mới trong chính sách quốc phòng nhằm chuẩn bị trước cho những tranh chấp có giới hạn ở trong vùng và những phương tiện thần tốc để đối đầu với những tranh chấp đó, nhất là trong những vùng biển kế cận. Ngân sách quốc phòng để lộ một chính sách quốc phòng nhằm tấn công hơn phòng vệ, nhằm thực hiện một mô hình chiến thuật đã có sẵn trong đầu hơn là phản ứng lại tình hình diễn biến chung quanh.
    Cả khối sức mạnh đang lên đó đang dọc ngang nào biết trên đầu có cái trật tự gì. Trật tự gì, nó đang nói.

  10. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Xin phép cho em đưa bài viết của mình bên topic - Kỹ thuạt quân sự nước ngoài sang đây và vài lời xin lỗi của em với mấy bác anti plus
    Sao bác lúc qué nào cũng sợ Hoa nam cục thế ?? Minh nên sợ CIA made in Khựa hơn.
    Thực tế là mấy pro Mẽo ở đây cũng chẳng biết chỗ để mà đặt bàn thờ. Bây giờ ở bên bển thì "Cash is King" mà cái này trong các Chinatown thì nhiều như giấy bản. Toàn tiền lậu thuế không à, lúc thuế quan nói tiếng anh đến thì đưa ra sổ sách kế toán toàn tiếng tàu. Đến ông nội thằng tây cũng vái chẳng kiểm toán được mà cũng chẳng kiện được nó, không khéo nó còn kiện ngược lại cho nữa......
    Các council - uỷ ban nhân dân thành phố - diễn nôm thế mà muốn đưa ai lên làm thị trưởng cũng phải ghé qua chinatown xin ý kiến già làng trưởng bản. "Tiền và vàng thì già làng không thiếu - chủ yếu là các chú phải ngoan", vì thế mấy thằng chính trị gia bên đó nghe đến china là lạy như tế sao. Mấy chú Pro Mẽo lạy mấy thằng ấy thì khác chóe nào lạy mấy thằng ba tàu đâu.
    Chính trị là thế, mấy cha ba tàu bị "kích động" về chuyện Obama làm tổng thống lắm. Ai dám nói chắc là 15-20 năm nữa Mẽo lại không có tổng thống mắt híp da vàng biết vẽ bùa đầu tiên. Đừng tưởng em nói chuyện viển vông, thằng thủ tướng Úc bây giờ lên được cũng chỉ vì là biết vẽ bùa và xì xổ "Ngộ ngộ, nị nị" với mấy thằng cha già ở Chinatown - Sydenham.
    Còn học thuật thì trong các Uni thấy được thằng Mẽo xịn nào đâu, toàn bọn prof người Nga, Hung, Israel với Tàu đứng giảng. Hiếm hoi có vài chú vịt nhà mình mà toàn loại vit plus (VC) mới nhục chứ . Mấy ông già việt kiều - học giả ngày xưa giờ về hưu hết rồi. Lớp mới thì lai căng, tiếng vịt nói không xong mà tiếng anh cũng không rành nên sống như mấy làng người Mường bên đó. Sáng thì đi bán phở, chiều kéo vào club kéo máy rồi họp hành mơ mộng làm này làm nọ.... Chán không buồn nói. Lớp vịt kều trí thức thì tự ghét giòng giống mình, làm sở tây, nói tiếng tây, khinh không thèm giao tiếp với cộng đồng vịt .
    Em chỉ sợ cứ đà này thì 15 năm nữa. Tổng thống Mỹ da vàng phát biểu bằng tiếng tàu trên CNN thì vịt nhà mình đỡ bằng mắt. Tổng thống Mỹ da vàng gặp thủ tướng Úc mà "ngộ, nị long time no see.." thì đại họa. Mấy pro Mẽo lúc ấy có biết cắm hương nhầm bàn thờ thì cũng muộn. Lúc ấy thì thờ cha hóa ra thờ dượng thì bỏ bu cả đám.
    ....
    Phận nước mình thì như gái quê lỡ thì rồi. Lấy chồng một lần đúng thằng nát rượu chết sớm rồi. Giờ tự lo thân thôi, cặp kè thằng nào thì được chứ lấy chồng thêm lân nữa thì em sợ không xong.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này