1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung quanh tác phẩm Tây Sơn bi hùng truyện

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi tranhanam, 22/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Xung quanh tác phẩm Tây Sơn bi hùng truyện

    TÂY SƠN BI HÙNG TRUYỆN của tác giả Lê Đình Danh - một cây bút không chuyên đang được mọi người chú ý và tranh cãi xung quanh một số chi tiết truyện. để rộng đường dư luận và người Bình định có dịp tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhất là những ai đã từng đọc qua tác phẩm, hãy cho biết ý kiến của bạn xung quanh cuốn sách này.
    Hạt sạn đáng tiếc từ một bộ tiểu thuyết*
    13:53'''''''', 17/10/ 2006 (GMT+7) - Báo Bình Định điện tử
    [​IMG]
    Thật bất ngờ khi một tác giả mới toanh của văn học Bình Định, Lê Đình Danh cho in và công bố tiểu thuyết hai tập dày đến gần 1200 trang, lại viết về đề tài Tây Sơn. Văn giới Bình Định sững sờ và mừng, không đến nỗi văn học tỉnh nhà thiếu tiểu thuyết như vài nhận định trước đó.

    Giở cuốn sách gặp ngay lời bạt của nhà văn Hoàng Minh Tường hết lời ngợi ca ?omột cách kể chuyện như lùa người đọc vào hết mê hồn trận này đến những bí sử kia, mang đến cho người đọc cái không gian thời gian, những sự kiện lịch sử, những chân dung tiêu biểu? làm nên gương mặt xã hội Việt Nam đầy biến động và bi thương, hiển hách và bi tráng suốt nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX?, và so sánh với tiểu thuyết Sông côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, và ?othu hút người đọc không chỉ ở tư liệu lịch sử phong phú, kiến văn dồi dào, mà còn ở bút pháp dựng truyện, xây dựng nhân vật khá thành công?? Rất nhiều những đánh giá cao như thế ở một nhà văn tên tuổi dành cho cây bút mới toanh.

    Thực ra nhìn chung, đánh giá trên không hẳn không có cơ sở. Cách viết kiểu chương hồi (70 hồi) của cuốn sách khá hấp dẫn, kể chuyện một thời kỳ đầy giông bão của đất nước với mấy chục nhân vật của lịch sử cả hai phía Nguyễn Tây Sơn - Nguyễn Gia Miêu. Tác giả Lê Đình Danh, qua tiểu thuyết này đã cho thấy anh dày công sưu tầm những tài liệu cần thiết, đã có chính kiến trong cách nhìn nhận về thời kỳ này, về những nhân vật lịch sử.

    Chẳng hạn đã khắc họa thành công một Cảnh Thịnh hèn nhát, bất tài, một Nguyễn Gia Long thâm hiểm, tàn ác (trả thù nhà Tây Sơn, giết lương tướng Nguyễn Văn Thành, bôi nhọ danh dự Ngọc Hân?) một Lê Chất vì thù nhà theo hàng Nguyễn Ánh nhưng còn lòng tự trọng; Đặng Xuân Bảo nín thở mà chết, Quang Bàn tự cầm chiếc đũa đâm vào tai mà chết? những cái chết khiến Gia Long kinh hãi...

    Nhưng cuốn sách hấp dẫn này có hai điều mà chúng tôi thấy cần thiết phải được trao đổi:

    1. Chuỗi dài xây dựng nhân vật vừa theo sử sách vừa hư cấu thành công đến gần cuối thì hai nhân vật quan trọng của Tây Sơn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân có sai lầm không thể chấp nhận được.

    Hai nhân vật của Tây Sơn thất hổ tướng, Tây Sơn ngũ phụng thư và là thập bát cự thạch của nhà Tây Sơn thời khởi nghiệp, và là hai rường cột của Tây Sơn sau khi vua Qung Trung băng hà 1792, đến cuối cùng, 1802, có cái kết cục chẳng ra làm sao cả.

    Lê Đình Danh hư cấu chi tiết Gia Long bắt được mẹ và con Trần Quang Diệu, nghe lính báo tin, Bùi nữ tướng bối rối như một mụ nhà quê: ?oKhông ngờ Nguyễn Phúc Ánh bắt mẹ và con ta để gọi ta ra hàng. Phu quân ơi! Giờ phải liệu thế nào? Diệu điềm nhiên đáp: ?oVợ chồng ta chỉ còn cách ra hàng để cứu mẹ và con thôi?. Chứng kiến cảnh này, Võ Văn Dũng trợn mắt hỏi: ?oTrần huynh mong vẹn chữ hiếu, còn chữ trung thì sao?? (tr 567, 568, t.2).

    Còn đây là diễn biến ở trang 586, 587: ?ovợ chồng Diệu, Xuân vừa đến liền quỳ mọp khấu đầu dưới trướng. Đặng Xuân Bảo thấy vậy mắng Diệu, Xuân: Ta nghe thiên hạ xưa nay bảo vợ chồng ngươi là đấng anh hùng. Nay đến đường cùng mới hay loài hèn hạ?, tiếp tục ?oBảo vừa đi vừa mắng Diệu, Xuân rằng: Ngày trước nó (Nguyễn Phúc Ánh- LHL) quỳ khóc van xin nên vợ chồng ngươi tha chết cho nó. Nhưng ngày nay cầu xin thế nào cũng không khỏi chết được đâu. Đừng quỳ trước kẻ tiểu nhân mà mang nhục. Diệu, Xuân chỉ biết cúi đầu lê bước mà không dám nói gì.? Lại thêm trang 592: ?oVua Gia Long thấy vợ chồng Diệu, Xuân nói nhỏ với nhau bèn hỏi: Trần Quang Diệu, giờ là lúc ta xử tội ngươi đây, ngươi có điều gì cần nói chăng. Diệu khấu đầu lạy rồi đáp: Tội của thần chết là đáng lắm. Mẹ thần nay đã ngoài tám mươi tuổi không thể làm hại cho xã tắc được. Xin bệ hạ tha chết cho mẹ thần, thần dù tan xương nát thịt cũng muôn đội hoàng ân? (nhấn mạnh chữ in nghiêng- LHL).

    Xét thấy, cuối đời, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân qua cách thể hiện của tác giả thật là giẻ rách! Hư cấu (?) này hoàn toàn không đúng với chuỗi dài tính cách hai nhân vật lịch sử lớn, từ chính mô tả ban đầu của tác giả, từ sử sách xưa đến cảm nhận của những bậc thức giả hôm nay.

    Xin nhớ rằng, ?oHoàng Lê nhất thống chí? của Ngô Gia văn phái, cuốn sách viết dưới thời Nguyễn, cựu thù Tây Sơn hiện lên cũng không thảm hại đến vậy; và hãy thử đọc ?oCòn mãi đến bây giờ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện nay (trong ?oRất nhiều ánh lửa?)?. Phạm vi quốc gia, rất nhiều thành phố đã có tên đường hai nhân vật này, riêng ở Bình Định đã có điện thờ. Hình ảnh hai nhân vật lịch sử kiệt xuất qua cách mô tả của Lê Đình Danh là một sự xúc phạm niềm kính ngưỡng đối với các anh hùng dân tộc, chí ít đã được mặc định trong lòng nhân dân Bình Định!

    2. Việc Quang Trung hay Gia Long ai thống nhất đất nước còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nhưng kết thúc Tây Sơn bi hùng truyện, tác giả hạ bút đơn giản (?): ?oTừ ấy về sau đất nước thống nhất, bốn phương thiên hạ thái bình, không còn cảnh binh đao khói lửa?? (tr 610, t.2). Tuy bảo ?oxin để đời sau bình luận vậy!? nhưng cách kết này rất dễ tạo cảm giác Tây Sơn là giặc cỏ. Nếu là chủ ý thì miễn bàn. Xét theo lịch trình diễn biến, đây là một lời kết chưa khéo.

    Bài viết này chỉ mang tính trao đổi, với nhà văn Hoàng Minh Tường, với tác giả Lê Đình Danh. Ít nhất với cảm nhận của một công dân Bình Định từng tự hào về truyền thống quê hương mình.

    *
    Lê Hoài Lương

    * Tiểu thuyết Tây Sơn bi hùng truyện, NXB Văn Hoá Thông Tin, 2006
  2. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Không thể bóp méo lịch sử như thế
    14:53'', 18/10/ 2006 (GMT+7) - Báo Bình Định điện tử
    Đọc bài viết Hạt sạn đáng tiếc từ một bộ tiểu thuyết của tác giả Lê Hoài Lương trên báo Bình Định Điện tử, với tư cách là một con người Việt Nam yêu nước, tự hào với truyền thống, với lịch sử của dân tộc thì tôi thật sự bức xúc và vô cùng đau lòng. Tôi không thể hiểu tại sao một cuốn sách xúc phạm lịch sử thô bạo như thế lại được xuất bản, lại được khen nức nở...
    [​IMG]
    Không thể lợi dụng hư cấu văn học để bóp méo lịch sử. Ảnh: Công Tâm

    Tôi chẳng hiểu cái được gọi là ?otư liệu lịch sử? của tác giả Lê Đình Danh ?ophong phú? và ?ođa dạng? tới mức nào, nhưng cách hư cấu nhân vật của tác giả thì thật là phản lịch sử. Những nhân vật mà chúng ta vinh danh là anh hùng dân tộc thì tác giả lại xem là ?ogiặc cỏ?. Một triều đại ?orước voi về giày xéo mả tổ? lại được coi là ?ođã có công thống nhất đất nước?, làm cho "thiên hạ bốn phương thái bình?.
    Không thể luận theo kiểu "đại hiếu" như Từ Thứ đã làm trong thời đại Tam Quốc bên Trung Hoa vào trường hợp Trần Quang Diệu của nhà Tây Sơn được để rồi hư cấu và làm méo mó hình ảnh một anh hùng dân tộc qua hành động đầu hàng đớn hèn.
    Tác giả Lê Đình Danh cho rằng sau khi thắng được nhà Tây Sơn, "thiên hạ bốn phương thái bình?! Cái ?othái bình? mà tác giả muốn nói tới là cái gì? Chẳng lẽ mấy chục cuộc khởi nghĩa nông dân như "giặc chày vôi" của Đoàn Trưng như "giặc châu chấu" của danh sĩ Cao Bá Quát lãnh đạo là vì thanh bình quá hay sao? Và tại làm sao khi nói về cuộc xây dựng lăng mộ tốn kém của Vua Tự Đức, dân gian lại có câu "Vạn Niên là Vạn Niên nào/ Thành xây xương lính, hào đào máu dân"... Thiên hạ oán thán đến thế, xương máu lương dân từng đó mà gọi là thái bình ư? Chưa hết. Hơn 100 năm giặc Pháp đô hộ nước nhà khởi nguồn từ đâu? Nếu công nhận cách hư cấu của tác giả Lê Đình Danh thì 100 hoặc 200 năm nữa các anh hùng liệt sĩ của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sẽ có thể dựng thành ?ogiặc cỏ?, là những kẻ hàng giặc mà chẳng sao ư? Vong linh của các bậc tiền hiền, liệt sĩ sẽ đau đớn đến biết nhường nào bởi cái kiểu hư cấu ấy.
    Tôi cũng không hiểu vì sao những cơ quan có thẩm quyền lại cho cuốn sách có nội dung phản lịch sử như vậy được lưu hành, được cổ vũ như ?omột hiện tượng? văn học.
    *
    Đặng Long
  3. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử là thiêng liêng
    12:31'', 20/10/ 2006 (GMT+7) - Báo Bình Định điện tử
    Sử sách ghi lại những phút cuối cùng của Trần Bình Trọng rất ít ngoài câu nói bất hủ - Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc. Hãy cứ thử nghĩ xem nếu một nhà văn nào đó ?ohư cấu? hành vi của Bảo Nghĩa hầu Trần Bình Trọng trong khung thời gian từ lúc ông gần sa vào tay giặc đến lúc ông hy sinh theo cái kiểu Lê Đình Danh đã hư cấu về Trần Quang Diệu, phản ứng của công chúng sẽ ra sao?
    Những chuyện lịch sử ở xa tài liệu ghi chép ít ỏi. Nhưng ngay cả những chuyện lịch sử ở gần, tỷ như chuyện liệt sĩ Vũ Bảo, anh hùng Ngô Mây mới trong kháng chiến chống Pháp đây, do chiến tranh thất tán nhiều nên chỉ còn ghi nhận được chủ yếu ở tình tiết hy sinh mà thôi. Liệu rằng có thể chấp nhận cho văn chương hư cấu kiểu như Lê Đình Danh đã hư cấu về Trần Quang Diệu không?
    Lịch sử là thiêng liêng và phải được nhìn nhận với sự toàn vẹn của nó. Niềm vinh quang được ghi nhận, truyền lưu đã đành. Nhưng ngay cả những sự thật đau đớn cũng không vì thế mà người ta có quyền lấp liếm. Lịch sử có thể được điều chỉnh để chính xác hơn. Nhưng cũng chỉ có thể điều chỉnh bằng chính khoa học lịch sử khi người ta có đủ cứ liệu, bằng chứng, có lập luận và kết quả phân tích thận trọng. Trong một bài viết gần đây nhân bàn đến lịch sử nhà thơ Thanh Thảo có viết - hãy khiêm nhường khi động đến lịch sử. Tôi tâm đắc với cách nhìn nhận này.
    Cách hư cấu của Lê Đình Danh tuy chỉ là một đoạn nhỏ nhưng với những ngôn từ hết sức oan nghiệt đẩy lệch tính chất nhân vật anh hùng Trần Quang Diệu, bóp méo lịch sử. Không thể chấp nhận được. Lại nhớ đến một câu nói lừng danh của Abutalip ?" nhà thơ dân tộc Daghestand: ?oNếu anh bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ nã vào đầu anh một quả đại bác?.
    Được biết, sắp tới đây, NXB Văn hóa thông tin sẽ tổ chức thẩm định chi tiết mà Lê Đình Danh hư cấu có làm ảnh hưởng đến hình ảnh danh nhân Trần Quang Diệu hay không để tiến đến sẽ ra quyết định thu hồi hay vẫn tiếp tục phát hành tác phẩm.
    Hội đồng sẽ có quyết định như thế nào đi chăng nữa thì tiểu thuyết Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, bằng chi tiết hư cấu vô lý trên đã làm tổn thương, đau đớn niềm tự hào của những người trân trọng lịch sử dân tộc. Chúng tôi không thể hiểu được vì sao khi biên tập những chi tiết ấy lại không bị lược bỏ.
    *
    Bá Phùng
  4. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 10/09/2006, 15:22 - đây là bài viết giới thiệu trên báo tiền Phong chủ nhật trước đó
    Người viết ?oTây Sơn bi hùng truyện?
    TPCN - Sự nghiệp của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc Việt Nam tuy ngắn ngủi nhưng quả là đầy những sự kiện oai hùng, bi tráng. Khởi nghiệp năm Tân Mão (1771) và kết thúc vào năm Nhâm Tuất (1802).
    Trải ba đời vua : Thái Đức (1778 ?" 1793), Quang Trung (1788 ?" 1792) và Cảnh Thịnh (1792-1802), nhà Tây Sơn tung hoành dọc ngang đất nước, đập tan 3 tập đoàn phong kiến cát cứ lâu đời Lê - Trịnh - Nguyễn, quét sạch 2 kẻ thù xâm lược Mãn Thanh, Xiêm La, thống nhất non sông.
    Nhưng cuối cùng thì cả cơ đồ sự nghiệp cũng nhanh chóng sụp đổ. Từ gia đình, dòng họ nhà mình đến các tướng lĩnh và những gì liên quan đến Tây Sơn đều bị trả thù tàn bạo, bị quét sạch không còn dấu vết.
    Một triều đại bi hùng như vậy nhưng nào đã được phản ánh bao nhiêu trong nền văn học nước nhà. Người ta chỉ thấy lác đác, lèo tèo một số sách, chủ yếu là tư liệu lịch sử có tính chất chấm phá, sử liệu nhiều hơn văn chương của các nhà nho, nhà sử học thế kỷ XIX.
    Gần đây có bộ tiểu thuyết lịch sử 4 tập ?oSông Côn mùa lũ? của Nguyễn Mộng Giác, một người con dân của Bình Định hiện sinh sống tại Mỹ, cũng đã là một cố gắng lớn của hậu thế.
    Vậy mà, quý II-2006, trên thị trường sách văn học xuất hiện một bộ tiểu thuyết 2 tập dày 1.200 trang in khổ 14,5 x 20,5cm với co chữ rất nhỏ. Bộ tiểu thuyết mang tên ?oTây Sơn bi hùng truyện?, viết theo lối văn chương hồi như một số tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc, do NXB Văn hóa Thông tin liên kết với Cty Tiền phong xuất bản.
    Tác giả của bộ tiểu thuyết này còn khá trẻ và rất lạ lẫm đối với làng văn, vì anh chưa xuất hiện bao giờ. Đó là Lê Đình Danh, năm nay Danh ở tuổi 43. Anh sinh 1963 tại TP Quy Nhơn. Anh cũng chưa học hết văn hóa bậc phổ thông trung học và làm công việc kinh doanh cho một công ty tư nhân nho nhỏ, chẳng liên quan gì đến việc viết lách.
    Có sự tình cờ thú vị hay một cơ duyên mà hồi còn đi học, Lê Đình Danh rất ham mê môn lịch sử nước nhà, nhất là lịch sử về phong trào Tây Sơn. Gặp tài liệu nào viết về Tây Sơn là Danh đọc ngấu nghiến và đọc đi đọc lại gần như thuộc lòng.
    Bỏ học sớm do hoàn cảnh gia đình, Danh lăn vào đời kiếm sống ở nhiều vùng đất, bằng đủ thứ nghề lao động chân tay. Đến địa danh nào có liên quan đến Tây Sơn là anh cất công tìm hiểu, nghiên cứu.
    Gần mười năm kiếm sống ở Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ, Lê Đình Danh có dịp đến sông Tiền, quan sát tìm hiểu nơi diễn ra trận Rạch Gầm ?" Xoài Mút quân Tây Sơn đánh bại quân Xiêm, hỏi han cẩn thận. Anh cũng chỉ say mê tìm hiểu, nắm bắt vậy chứ chưa có ý thức, quyết định viết lách gì.
    [​IMG]
    ?oNhà tiểu thuyết lịch sử? Lê Đình Danh
    Năm 1999, nghe và đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng, Danh thấy học sinh phổ thông bây giờ hiểu biết lịch sử nước nhà kém quá. Các em hiểu lịch sử Trung Quốc hơn cả lịch sử Việt Nam qua các bộ ?oTam Quốc Chí?, ?oThủy Hử?, ?oTây Du ký?, ?oThuyết Đường??
    Lỗi ấy đâu phải của các em mà do nhà trường dạy dỗ, do các nhà soạn sách giáo khoa, các nhà văn không viết được sách lịch sử hay, hấp dẫn cho các em đọc.
    Quá trình dựng nước, giữ nước của ông cha ta thật oai hùng, kỳ vĩ mà sách sử hay quả là có ít, nhất là sách về phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Vốn sẵn có tư liệu cóp nhặt trong đầu cùng 3 cuốn sử liệu ?oViệt Nam sử lược?, ?oHoàng Lê nhất thống chí? và ?oNước non Bình Định? trong tay, Lê Đình Danh quyết tâm viết tiểu thuyết lịch sử về nhà Tây Sơn.
    Tuy nhiên, ?ocơm áo không đùa với khách văn?, Lê Đình Danh hàng ngày phải bươn chải kiếm cơm cho cả nhà gồm mẹ già, vợ yếu và 2 con nhỏ, nên anh không thể dành thời gian, tâm trí cho việc viết lách.
    Sắp sẵn đề cương, bố cục trong đầu, khi đi làm là Danh mang theo cuốn vở, vừa lao động vừa nghĩ, ?onháp? luôn trong óc, đến lúc giải lao hay nghỉ trưa là anh cắm cúi chép vào vở. Ban đêm hay ngày nghỉ ở nhà, anh lại tìm xó xỉnh ngồi viết.
    Nhà anh chật hẹp, đến thằng con học lớp 1 lớp 2 còn không có bàn ghế, góc học tập nữa là bố ngồi viết tiểu thuyết vớ vẩn! Theo ô tô đi xa tải hàng, giao hàng, Danh cũng tranh thủ viết mọi lúc, kể cả trên xe tải, trong kho hàng. Viết đâu anh lại đưa nhờ mấy cô em đánh máy giúp.
    Được vài trăm trang, nghe tin ông Nguyễn Mộng Giác vừa in xong ?oSông Côn mùa lũ?. Thế là Lê Đình Danh ngừng viết, tìm đọc trọn bộ 4 tập để xem ông Giác viết thế nào, có trùng với cách viết của mình không.
    Nhà thơ Nguyễn Văn Chương
    Được tranhanam sửa chữa / chuyển vào 23:23 ngày 22/10/2006
  5. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Thứ bảy 14.10.2006, 10:27 - Trang home.netnam.vn
    [​IMG]
    (ảnh-sachviet.com)
    Tây Sơn Bi Hùng Truyện bị thu hồi
    Sở Văn hóa Thông tin Bình Định có công văn kiến nghị tạm ngừng xuất bản truyện Tây Sơn Bi Hùng Truyện và thu hồi cuốn tiểu thuyết này.
    Sau hai tháng ra mắt, cuốn tiểu thuyết kiểu võ hiệp Trung Quốc, Tây Sơn Bi Hùng Truyện, của tác giả Lê Đình Danh (Bình Định) gây cơn sốt trong dư luận.
    Tác giả của cuốn tiểu thuyết dài 1.200 trang này là nhà văn nghiệp dư, chưa học hết phổ thông và đây là lần đầu tiên anh cầm bút viết văn.
    Sở Văn hóa Thông tin Bình Định phản đối Tây Sơn Bi Hùng Truyện vì bịa đặt lịch sử, xúc phạm đến danh nhân.
    Tác giả Lê Đình Danh, Giám đốc Nhà Xuất bản Văn hóa Thông Tin, cũng phải giải trình với các cơ quan chức năng.
    Ai đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí đến thời kỳ suy tàn của nhà Tây Sơn cũng phải cảm khái trước hình ảnh danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu.
    Một phần của chương 17 của Hoàng Lê Nhất Thống Chí cũng nhắc đến những cố gắng cuối cùng của ông nhằm lật ngược ván cờ tàn.
    Người ta không thể quên hình ảnh ông thân cô thế cô ở Quy Nhơn, Phú Xuân, bị quân nhà Nguyễn truy đuổi, bị chặn đánh, quân lính chết như rạ.
    Ông còn nỗ lực đem quân và voi dọn núi mở đường đi vào địa giới nước Ai Lao (Lào), định vòng ra Nghệ An để ứng cứu. Nhưng quân Tây Sơn đã vỡ, tản mát hết, ông bị bắt sống và bị xử đại hình.
    Tất cả các tài liệu lịch sử đều ghi Trần Quang Diệu bị quân nhà Nguyễn bắt sống.
    Thế nhưng cuốn tiểu thuyết Tây Sơn Bi Hùng Truyện lại sáng tác thêm một lần nữa về số phận ông Trần Quang Diệu mà Sở Văn hóa Thông tin Tỉnh Bình Định cho là bịa đặt lịch sử.
    Ông Sa, Phó Giám đốc Sở, cho biết: ?oNửa cuối của tiểu thuyết nói Trần Quang Diệu đi đầu hàng và ngôn ngữ Trần Quang Diệu nói ra không đúng với lịch sử.
    Hiện nay nhân vật Trần Quang Diệu được Bộ Văn hóa Thông tin cho phép đúc tượng vàng trong đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt (vợ chồng Trần Quang Diệu ?" Bùi Thị Xuân và Võ Văn Dung là ba văn thần, võ tướng Bình Định được đưa vào đền thờ).
    Các tượng vàng đang thắp hương nghi ngút như thế mà lại viết Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân rủ nhau đi đầu hàng như thế là không được?, ông Sa khẳng định.
    Anh Lê Đình Danh xác nhận với chúng tôi việc ông Văn(mod chỉnh lại tên cho chính xác) Trọng Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh, có gọi anh, mới đầu khen truyện của anh hay, sau đó nói rằng chi tiết Trần Quang Diệu ra hàng thì lấy chứng cứ lịch sử ở đâu.
    Bước đầu anh Danh giải thích tiểu thuyết có quyền hư cấu, vấn đề là mình hư cấu để nói lên cái gì. Riêng chi tiết này là muốn nói tốt cho ông Trần Quang Diệu, về cái chữ đại hiếu của ông.
    Tuy nhiên, ông Hùng vẫn đề nghị anh Danh phải liên lạc với Nhà Xuất bản để tạm thời đình chỉ, thu hồi cuốn sách.
    Nhà xuất bản không đồng ý với lý do văn học nghệ thuật có quyền hư cấu, ở đây, sự hư cấu đó không hề xúc phạm đến danh nhân.
    Ngày 9/10, Bộ Văn hóa Thông tin có công văn đề nghị Giám đốc Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin lên giải trình về toàn bộ vụ việc này.
    Theo Thể Thao&Văn Hóa
    Được tranhanam sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 22/10/2006
  6. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của Nguyễn Quang Hiển về " Tây Sơn bi hùng truyện "
    Published on 10/23,2006
    Tôi đã đọc ?oTây sơn bi Hùng truyện? và công văn của Sở VHTT Bình Định, với góc độ của một độc giả tôi xin đóng góp một số ý kiến
    Quyển tiểu thuyết lịch sử ?oTây Sơn bi hùng truyện? của tác giả Lê Đình Danh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản vào quý II năm 2006. Không lâu sau đó trên một số báo đài và dư luận của độc giả quần chúng khen tác phẩm là: Tư liệu phong phú, mạch văn trong sáng, bút pháp dựng truyện hấp dẫn lôi cuốn người xem?
    Mới đây Sở VHTT Bình Định có gửi công văn lên Bộ Văn hóa và các ban ngành liên quan đề nghị thu hồi tác phẩm này với lý do cụ thể là :
    Tây Sơn bi hùng truyện viết không đúng sự thật lịch sử khi đưa ra chi tiết sau khi thành Phú Xuân thất thủ năm 1802, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đến thành Nghệ An đầu hàng quân Nguyễn Gia Miêu để cứu mẹ và con bị quân Nguyễn bắt.
    ?oTây Sơn bi hùng truyện? viết : Vợ chồng Diệu, Xuân liền quỳ mọp khấu đầu dưới trướng. Đặng Xuân Bảo thấy vậy mắng Diệu, Xuân (trang 586)
    Diệu, Xuân bị sỉ nhục hổ thẹn cúi đầu (trang 586) Diệu, Xuân chỉ cúi đầu lê bước mà không dám nói gì (trang 587)
    Diệu khấu đầu lạy rồi đáp: Tội của thần chết là đáng lắm mẹ thần đã ngoài tám mươi tuổi không làm hại cho xã tắc được. Xin bệ hạ tha chết cho mẹ thần dù xương tan thịt nát cũng muôn đội hoàng ân. (trang 592).
    Những chi tiết trên là bịa đặt của tác giả, vì các tư liệu được biên soạn dưới triều Nguyễn và các sách liên quan đến lịch sử xuất bản gần đây? đều chép rằng sau khi thành Phú Xuân thất thủ thì hai tướng Diệu, Xuân bị bắt và đưa về Phú Xuân hành hình. Không có tư liệu nào ghi rằng hai tướng này đầu hàng hoặc hạ mình chịu sỉ nhục trước kẻ khác?
    Với những chi tiết nêu trên, tác phẩm ?oTây Sơn Bi Hùng Truyện? đã xuyên tạc lịch sử, hạ thấp nhân phẩm, xúc phạm anh hùng dân tộc??.
    Tôi đã đọc ?oTây sơn bi Hùng truyện? và công văn của Sở VHTT Bình Định, với góc độ của một độc giả tôi xin đóng góp một số ý kiến:
    Nếu nói là ?okhông đúng sự thật lịch sử? thì trước tiên ta nên thống nhất quan điểm dựa vào tư liệu nào để công nhận đó là ?osự thật lịch sử? ?
    Tôi cho rằng sử liệu được biên soạn dưới triều Nguyễn Gia Miêu viết về triều Tây Sơn nếu đúng thì cũng không đủ thậm chí không viết hoặc viết sai sự thật vì họ không muốn những gì tốt đẹp của ?okẻ thù không đội trời chung? được nhân dân biết đến.
    Có lẽ đại đa số các bậc thức giả đều đã công nhận điều này. Vậy tại sao chúng ta lấy nó làm chuẩn mực để kết luận đó là ?osự thật lịch sử??
    Và cho rằng chi tiết hai tướng Diệu, Xuân ra hàng hy sinh chịu nhục để cứu mẹ là ?obịa đặt? của tác giả (tại sao ta không dùng từ ?ohư cấu?) thì ?oTây sơn bi hùng truyện? đã bịa đặt quá nhiều là khác:
    Anh em Tây Sơn lập kế thả Hoàng Tôn Dương và Lý Tài; vợ chồng Diệu, Xuân liên minh với Võ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên là chú ruột của Bùi Thị Xuân; vua Quang Trung thả Tôn Sĩ Nghị và? v.v?
    Theo tôi, trong khuôn khổ tiểu thuyết ta nên dùng từ ?ohư cấu? chứ không nên dùng từ ?obịa đặt? để bài xích tác giả. Vấn đề được đặt ra là điều hư cấu đó đề cao hay xúc phạm danh nhân?
    Người viết bài này, từ lúc còn đi học cho tới giờ rất say mê sùng bái vua Quang Trung và nhà Tây Sơn, đọc sử đến giai đoạn nhà Tây Sơn sụp đổ thì hầu hết các danh tướng Tây Sơn kẻ chết trận, người lánh mình ẩn cư, người tự vẫn để bảo toàn khí tiết thì vô cùng cảm khái! Duy có một điều cứ làm tôi thắc mắc là tại sao khi bị bắt vợ chồng danh tướng Trần, Bùi không tự vẫn để giữ tròn khí tiết mà phải chịu giam cầm và chịu đưa từ Nghệ An đến Phú Xuân rồi chịu thọ hình? Đến khi tôi đọc được trong một tư liệu (viết bởi một người Pháp, không phải bởi sử gia triều Nguyễn) ghi lại lời Trần Quang Diệu xin Gia Long cho mẹ mình được sống thì tôi mới vỡ lẽ: Đúng rồi! Trần Quang Diệu dám sống để chịu về Phú Xuân bị hành hình vì ông là người ?ođại hiếu?!
    Theo tôi được biết quan điểm về khí tiết của người xưa, khi đại cuộc vỡ tan không thể nào cứu vãn được, người làm tướng thua trận mà không dám tự vẫn là hèn, dám tự vẫn là dũng, dám nhẫn nhục sống để thực hiện một lý tưởng cao cả là đại dũng.
    Vậy tác giả ?oTây Sơn bi hùng truyện? hư cấu chi tiết Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân ra hàng cứu mẹ là ?ohạ thấp? hay ?ođề cao? nhân phẩm của hai vị danh tướng này?
    Tướng Tây Sơn ai ở trong hoàn cảnh tương tự nếu không thoát được đều tự hủy mình. Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân lại là một danh tướng tại sao không làm được như các vị tướng khác?
    Phải vì một lý do cao cả nào đó khiến hai vị không tự vẫn, tác giả đã đề cao hai vị tướng Trần, Bùi là người đại hiếu chứ không hạ thấp họ. Nếu không vì lý do cứu mẹ để hai vợ chồng ông nghiến răng nhẫn nhục sống, mà đơn giản là bị bắt và đưa về Phú Xuân thọ hình lại chẳng dám tự vẫn thì hóa ra ông, bà là kẻ hèn sao?
    Theo tôi cái đỉnh điểm của chất ?obi? và ?ohùng? trong ?oTây Sơn bi hùng truyện? đã được tác giả thể hiện trong chương 69 (trang 586 đến trang 598 quyển II) qua hai nhân vật Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân với đầy đủ nhân, hiếu, trí, dũng của bậc anh hùng! Anh hùng vì can đảm phi thường, can đảm phi thường vì ?odám sống để thân xác bị hành hạ? còn ngàn lần khó hơn ?odám chết?!
    ? Nếu không để ý đến văn mạch ta có thể ?osa vào sai lầm ấy một cách chân thành? mà cắt đứt văn mạch để đọc vài dòng trong ?oTây Sơn bi hùng truyện? mà chỉ thấy vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân ?oquỳ mọp? hổ thẹn cúi đầu? rồi kết luận là ?oTây Sơn bi hùng truyện? đã ?oxuyên tạc sự thật lịch sử, hạ thấp nhân phẩm, xúc phạm anh hùng dân tộc? thì e rằng chưa được công tâm.
    Hãy chịu khó đọc hết cả ?ođoạn văn? để thấy vợ chồng danh tướng này cắn răng chịu nhục là vì điều gì? Hãy nghe lời Võ Văn Dũng nói về vợ chồng Trần, Bùi ?othương thay Trần huynh, Bùi tỷ! Tận trung, chí hiếu như thế là cùng?.
    Hoặc: Bùi Thị Xuân thấy cảnh ấy dằn lòng không được toan mở miệng mắng Gia Long, Trần Quang Diệu ngăn lại nói nhỏ: - Vợ chồng ta ra hàng chịu nhục là để cứu mẹ nếu phu nhân mắng nó, nó giận giết mẹ ta thì sao? (trang 591 quyển II).
    Và: Bùi Thị Xuân vùng đứng dậy chỉ mặt Gia Long mắng rằng:
    ?.. - Tiên đế ta như hùm còn ngươi như cẩu?
    ?.. - Ngươi rước ngoại bang tàn hại lương dân?
    ?.. - Thằng tiểu nhân Phúc ánh?
    ?.. - Con thà chết cùng cha mẹ còn hơn sống với lũ tiểu nhân kia (trang 593, 594, 595 quyển II).
    Tôi, bằng suy luận của người yêu mến triều đại Tây Sơn và cảm nhận của một độc giả, tôi lại chỉ thấy hình ảnh danh tướng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trong ?oTây Sơn bi hùng truyện? của Lê Đình Danh mới đích thực là ?oĐại hiếu đối với nhà, đại anh hùng đối với nước?.
    Nguyễn Quang Hiển
    ( Theo Tienphong online . Chủ Nhật, 22/10/2006, 10:25 ) - Mai Thìn đưa lại trong http://maithin.vnweblogs.com
    Được tranhanam sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 22/10/2006
  7. songkon

    songkon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Thu hồi gấp!
    Nếu tôi gặp được tác giả, trước hết sẽ phang cho hắn một trận tới nơi tới chốn, đúng sai tính sau.
    Khốn, chẳng biết trời cao đất dày là gì!
    Được songkon sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 23/10/2006
  8. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân không phải là người xa lạ
    10:44'', 23/10/ 2006 (GMT+7) - Bình Định điện tử
    Mấy hôm nay trên Bình Định điện tử có nhiều bài viết phê phán về sự hư cấu thái quá, làm sai lệch hình ảnh anh hùng, nhân nghĩa của vợ chồng võ tướng Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu trong tiểu thuyết Tây Sơn bi hùng truyện của tác giả Lê Đình Danh. Bài viết dưới đây xin tóm lược lại tiểu sử của đôi vợ chồng võ tướng có một không hai này để bạn đọc nhớ lại và đánh giá về cái gọi là "hư cấu" của tác giả Lê Đình Danh.
    Trần Quang Diệu (? - 1802) quê ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân (cũng có thuyết cho rằng Trần Quang Diệu quê ở Đà Nẵng). Theo Danh tướng Việt Nam của Nguyễn Khắc Thuần (NXB Giáo Dục), trước khi trở thành một trong những hổ tướng của Tây Sơn, Trần Quang Diệu đã từng có mối quan hệ khá thân tình với Nguyễn Nhạc. Khi Nguyễn Nhạc dựng cờ xướng nghĩa, Trần Quang Diệu là một trong những người nhiệt liệt hưởng ứng sớm nhất. Ông và vợ (nữ tướng Bùi Thị Xuân) được Bộ chỉ huy Tây Sơn tin cậy, giao phó những chức vụ ngày càng lớn.
    Năm 1788, Trần Quang Diệu đã sát cánh với Quang Trung Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra Bắc để chuẩn bị cho trận quyết chiến với quân Mãn Thanh. Và trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (Tết Kỷ Dậu - 1789), Trần Quang Diệu là một trong những vị tướng đã lập công xuất sắc.
    Nhờ công lao trong cả quá trình tham gia khởi nghĩa, năm 1790, Trần Quang Diệu được vua Quang Trung bổ làm Đốc trấn Nghệ An. Với chức vụ này, Trần Quang Diệu là người đã có công thực hiện việc xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô.
    Dưới thời Quang Toản, Trần Quang Diệu được phong tới chức Thiếu phó. Trong cuộc đối đầu với quân Nguyễn Ánh, Trần Quang Diệu đã lập được rất nhiều công lao. Ông đã nhiều phen đánh cho quân của Nguyễn Ánh phải thất điên bát đảo. Trong đó trận đánh lớn nhất của Trần Quang Diệu đối với quân Nguyễn Ánh là trận hạ thành Quy Nhơn (1801), khiến Ngô Tùng Châu và Võ Tánh, hai tướng tài của Nguyễn Ánh, phải tự tử. Sau khi chiếm được thành Quy Nhơn, Trần Quang Diệu đã có một việc làm được người đời khen là nhân đức, đó là đem chôn cất Võ Tánh và Ngô Tùng Châu rất tử tế, đồng thời tha mạng cho tất cả tướng sĩ của Nguyễn Ánh còn sót lại trong thành.
    Năm 1802, sau một trận ác chiến với Nguyễn Ánh ở Nghệ An, Trần Quang Diệu và vợ là Bùi Thị Xuân bị bắt. Sau nhiều lần dụ hàng mà không được, Nguyễn Ánh đã xử tử cả gia đình ông một cách vô cùng dã man. Ông bị lột da (lăng trì) còn vợ ông thì bị voi giày.
    Còn Bùi Thị Xuân (? - 1802) quê ở xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn. Năm 1771, khi ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa, cùng với Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân là một trong những người nhiệt liệt tham gia hưởng ứng đầu tiên. Theo Danh tướng Việt Nam của Nguyễn Khắc Thuần, trong khởi nghĩa Tây Sơn nói riêng và trong lịch sử quân sự Việt Nam nói chung, Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Cùng với chồng và hàng vạn nghĩa sĩ Tây Sơn, bà đã đi suốt cả một cuộc trường chinh 30 năm trời, anh dũng chống cả thù trong giặc ngoài, một lòng một dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân đã trở thành một danh tướng được đời đời kính trọng.
    Trong sự nghiệp lẫy lừng của Bùi Thị Xuân, có hai sự kiện quan trọng liên quan trực tiếp tới bà và qua hai sự kiện đó, danh thơm của bà được truyền tụng mãi.
    Sự kiện thứ nhất là thái độ của bà đối với thái sư Bùi Đắc Tuyên, cậu ruột của bà. Năm 1795, Bùi Đắc Tuyên bị Võ Văn Dũng giết. Bấy giờ, mọi người nghi ngại Bùi Thị Xuân sẽ mâu thuẫn với Võ Văn Dũng nhưng khác với suy nghĩ của nhiều người, bà đã có thái độ rất công minh, không thù oán những người đã giết cậu ruột mình và không vì sự rối ren của triều đình mà rời bỏ vị trí chiến đấu.
    Sự kiện thứ hai là việc bà tham gia trận Trấn Ninh (1-1802) chống lại cuộc phản công của Nguyễn Ánh. Trong trận này, bà là người chỉ huy 5.000 quân hiên ngang tấn công quyết liệt vào hàng ngũ đối phương khiến cho Nguyễn Ánh rất khiếp sợ.
    Nhà Tây Sơn tan, Nguyễn Ánh đã xử tội cả gia đình nữ tướng Bùi Thị Xuân rất tàn khốc nhưng bà và con gái rất hiên ngang, không một lời kêu than, cũng không một chút nao núng.
    Về cái chết oanh liệt của vợ chồng Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu, có rất nhiều sách và tài liệu đề cập đến. Chẳng hạn Võ nhân Bình Định, Nhà Tây Sơn của Quách Tấn ?" Quách Giao (NXB Trẻ), Cách mạng Tây Sơn của Văn Tân (NXB Khoa học xã hội), Vua Quang Trung của Lam Giang Nguyễn Quang Trứ (NXB Thanh Niên), Danh tướng Việt Nam của Nguyễn Khắc Thuần (NXB Giáo Dục)?
    Vua Quang Trung của Lam Giang Nguyễn Quang Trứ (NXB Thanh Niên) viết về sự kiện này như sau: "Địch thủ đáng sợ nhất của nhà Nguyễn Gia Miêu là Trần Quang Diệu. Diệu phải chịu tội lột da. Vợ là Bùi Thị Xuân chết với một sự can đảm quá mức phi thường, khiến cho ai cũng phải khâm phục. Con voi hành hình bà lại chính là con voi trận mà bà đã thường dùng. Bà phải tiến lên, khiêu khích nó, ra lệnh cho nó cuốn bà tung lên rồi lấy ngà hứng? Con gái bà, một thiếu nữ kiều diễm, cũng chết với một sự bình tĩnh ghê rợn khi nghe bà thét lên: Con nhà tướng không được khiếp nhược!".
    Nhìn chung, tư liệu lịch sử về Nhà Tây Sơn nói chung, vợ chồng Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu nói riêng khá nhiều và khá dễ tìm. Nói cách khác, vợ chồng Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu không xa lạ gì với người Bình Định nói riêng, cả nước nói chung.
    Vậy mà "ngạc nhiên chưa?", trong một bộ tiểu thuyết được coi là hoành tráng viết về nhà Tây Sơn của một tác giả người Bình Định, lại có những chi tiết gượng ép, đi quá xa so với sự thật. Mặc dù rất khâm phục và quý trọng tác giả Lê Đình Danh, một người viết văn không chuyên, chỉ vì ngưỡng mộ Quang Trung mà cặm cụi suốt 5 năm trời để cho ra đời Tây Sơn bi hùng truyện; nhưng người viết bài này cũng phải "chê" rằng: Anh đã quá thiếu cẩn trọng trong việc hư cấu về những nhân vật lịch sử đã trở nên quá quen thuộc như Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân. Và đó thật sự là một điều đáng tiếc cho Tây Sơn bi hùng truyện - một tác phẩm hấp dẫn.
    *
    Nguyễn Tây Sơn
  9. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    TRẦN QUANG DIỆU
    --------
    Danh tướng dưới triều Tây Sơn, sinh năm 1746, mất năm 1802, người làng Kim Giao, xã Liên Chiểu (nay thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ) (sau Đời Trần Quang Diệu, họ Trần dời ra làng Tú Sơn, nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức)
    Xiêm La.
    Năm 1792, Quang Trung mất. Nguyễn Ánh đánh lấn ra phía Nam. Năm 1794-1795, vua Cảnh Thịnh sai ông vào đánh thành Diên Khánh, gây cho quân Nguyễn nhiều tổn thất. Sau được vua phong làm Thái phó, là một trong "Tứ trụ triều đình".
    Năm 1800, Trần Quang Diệu đánh thành Qui Nhơn và vây hãm thành hơn một năm trời, chặn được viện binh địch từ phía Nam đánh ra, khiến hai tướng Nguyễn giữ thành là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu phải tự tử. Tuy nhiên Nguyễn Ánh đã đánh chiếm được kinh đô Phú Xuân, cơ nghiệp nhà Tây Sơn đã đến lúc suy vi. Trần Quang Diệu cùng Võ Văn Dũng đem quân theo thượng đạo ra Nghệ An và tháng 2.1802 thì đến Quỳ Hợp. Quân lính đau ốm, hao hụt nhiều nên không chống cự được với quân Nguyễn. Bắc thành đã thất thủ về tay Nguyễn Ánh. Trần Quang Diệu cùng vợ là Bùi Thị Xuân và tướng Võ Văn Dũng bị bắt.
    Trần Quang Diệu cùng vợ con bị xử đại hình, nhưng mặt không biến sắc, giữ vững uy danh của một võ tướng. Riêng Võ Văn Dũng đã trốn thoát được sự trả thù tàn khốc của Gia Long.
    (Nguồn: http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/Tongquan/2168104_334/)
    Bùi Thị Xuân
    Nữ tướng Bùi Thị Xuân
    Bùi Thị Xuân (? ?" 1802) không rõ năm sinh, quê xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nữ tướng thời Tây Sơn, vợ của danh tướng Trần Quang Diệu. Thuở nhỏ, học võ với Đô thống Ngô Mạnh. Khi khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra (1771), Bùi Thị Xuân cùng Trần Quang Diệu gia nhập nghĩa quân Tây Sơn. Năm 1789, tham gia đánh quân xâm lược nhà Thanh ở trận Ngọc Hồi (Thăng Long).
    Triều Tây Sơn sụp đổ, Phú Xuân rơi vào tay Nguyễn Ánh, bà theo vua Cảnh Thịnh chạy ra Nghệ An, chỉ huy 5.000 quân chặn đánh kịch liệt quân Nguyễn ở lũy Trấn Ninh (Quảng Bình). Tháng 2-1802, quân Nguyễn vượt qua Nhật Lệ (Quảng Bình), đánh bại đội quân phòng ngự của Tây Sơn ở đây.
    Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bỏ Quy Nhơn, theo ngõ thượng đạo ra miền Tây Nghệ An, gặp bà. Hai vợ chồng xuống đến huyện Thanh Chương thì bị quân Nguyễn Ánh bắt đem về Phú Xuân hành hình.
    Theo tư liệu của một giáo sĩ phương Tây De La Bissachère ?" người có dịp chứng kiến cuộc hành hình ?" đã miêu tả cái chết lẫm liệt của bà như sau: ?oBùi Thị Xuân không hề biến đổi sắc mặt, tiến trước đầu voi một cách bình tĩnh. Mấy tên lính thét la om sòm, bảo bà quỳ xuống, nhưng bà vẫn thản nhiên tiến bước. Voi lùi lại, bọn lính phải lấy giáo nhọn thọc vào đùi voi, con vật mới lấy vòi quặp bà tung lên trời??.
    (Nguồn: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n1n3n0n31n343tq83a3q3m3237nvn )
  10. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Tây Sơn nữ tướng Bùi Thị Xuân
    (www.binhthuan.vn - 21/08/2006 - 8:48:13 AM)
    Cách đây hai trăm năm, có đôi vợ chồng tướng lĩnh nổi tiếng dường như được sinh ra để gắn bó với nhau và gắn bó với phong trào Tây Sơn đến hơi thở cuối cùng. Đó là Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu, hai người cùng phò tá Nguyễn Huệ từ áo vải làm nên nghiệp đế.
    Khi Nguyễn Huệ đích thân xuống thu nạp, Bùi Thị Xuân không chỉ tòng quân một mình, người con gái xinh đẹp làng Xuân Hòa còn dẫn theo một đội nữ binh do mình đào tạo và một đoàn voi rừng đã được rèn luyện thuần thục. Tương truyền dãy gò Dinh, sông Côn là bãi tập voi của vị nữ tướng xinh đẹp này. Khi gia nhập Tây Sơn, nàng đã tự phong là ?oTây Sơn nữ tướng?. Nguyễn Huệ ngay từ buổi hội kiến đầu tiên đã thừa nhận sự xứng đáng của nàng trước danh xưng đó và ban tặng nàng bốn chữ ?oCân quắc anh hùng?.
    Năm 1777, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ chỉ huy cuộc hành quân vào Gia Định truy đuổi các chúa Nguyễn đang tháo chạy, trong các tướng lĩnh có Bùi Thị Xuân. Nguyễn Ánh chạy nạn với một nhóm người, chợt đụng đầu với cánh quân của Bùi Thị Xuân. Có người trong nghĩa binh Tây Sơn nhận ra Nguyễn Ánh và chỉ cho nữ tướng. Bùi Thị Xuân bắt được Ánh, thấy còn nhỏ quá thì động lòng thương hại. Nữ tướng đưa tay cặp chiếc giáo của Ánh và nói ?othương ngươi còn con nít dại dột, ta không thèm giết, hãy đi đi?.
    Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm nhân sự cầu viện của Nguyễn Ánh, cử một đạo quân 5 vạn tên và 300 chiến thuyền hội quân với Ánh kéo vào nước ta. Chúng chiếm Sa Đéc, Vĩnh Long và nhiều vùng đất khác; đến đâu là cướp bóc đến đó. Nguyễn Huệ được tin, dẫn binh vào Gia Định đánh quân Xiêm. Tương truyền tướng Xiêm là Lục Côn đang dẫn bộ binh đi tới thì gặp quân mai phục của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Tên tướng Xiêm thấy nữ tướng đường kiếm tuyệt luân, sắc đẹp chim sa cá lặn, đứng ngó sững sờ nên trở tay không kịp, bị bà chém bay đầu. Binh lính địch thấy chủ tướng bị giết thì mất hồn xô nhau chạy tán loạn. Năm vạn quân Xiêm và một vạn quân Nguyễn Ánh chỉ còn sống sót vài ngàn người. Nguyễn Ánh lại phải chạy sang Xiêm tỵ nạn.
    Giữa lúc Tây Sơn đang rất thành công với các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao và phát triển kinh tế thì đột ngột vào ngày 29/7/1792, Quang Trung mất, để lại sự thương tiếc cho tướng sĩ và nhân dân cả nước. Cũng từ đây triều đại Tây Sơn bắt đầu suy yếu bởi sự bất lực của vua Cảnh Thịnh và sự lộng quyền của thái sư Bùi Đắc Tuyên và bọn gian thần.
    Biết được triều đình Tây Sơn đang lủng củng, Nguyễn Ánh xua quân chiếm lại Quy Nhơn vào năm 1799. Bùi Thị Xuân cùng chồng là Trần Quang Diệu một mặt tham gia củng cố định triều chính, một mặt chỉ huy quân sĩ chống lại quân Ánh. Tuy nhiên trước sức tấn công mạnh mẽ của Nguyễn Ánh và sự bất lực hèn yếu của triều đình Cảnh Thịnh, các thành luỹ của Tây Sơn dần bị mất. Trần Quang Diệu, con gái và Bùi Thị Xuân lần lượt rơi vào tay giặc. Khi nghe bà bị bắt, Nguyễn Ánh gọi bà lên và hỏi: Ta và Nguyễn Huệ ai hơn? Bà trả lời: Ngươi sánh với Tiên đế ta sao được. Nói về tài thì Tiên đế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay dựng nên cơ đồ. Còn nhà ngươi bị đánh trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang? Ánh gằn giọng: Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh? Bà đáp: Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc hà.
    Ngày 6 tháng 11 năm Nhâm tuất (20-11-1802), vua tôi nhà Tây Sơn trong đó có Bùi Thị Xuân cùng chồng là Trần Quang Diệu và con gái bị đưa ra pháp trường tại Phú Xuân. Cách đó 25 năm về trước chính Bùi Thị Xuân đã tha mạng cho Ánh.

    H.L (giới thiệu)

Chia sẻ trang này