1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung quanh tác phẩm Tây Sơn bi hùng truyện

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi tranhanam, 22/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ht_thuan

    ht_thuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tui chưa đọc sách này, nhưng qua báo chí (được trích ở trên) tui nghĩ các ngành chức năng cần có phản ứng đúng mực.
    Bản thân tui không hoan nghinh cách viết của anh Danh khi viết truyện TK 21 mà đưa tư tưởng lạc hậu (theo lý luận cũ của chữ ĐẠI HIẾU) và làm giảm hình ảnh oai hùng 2 tướng Trần, Bùi. Tuy nhiên tôi tôn trọng quyền của tác giả khi cho hư cấu các chi tiết này. Tui nghĩ Sở VHTT Bình Định không nên (cũng có thể là không có quyền) ra lệnh thu hồi quyển tiểu thuyết này.
    Xem qua nhiều truyện/phim dã sử tôi thấy rằng các nhà văn/đạo diễn Trung Quốc có nhiều tự do trong chuyện này. Xin kể vài ví dụ:
    - Trung Quốc có nhiều dân tộc nhưng người Hán (Hoa) chiếm đa số và có nền văn hóa cao hơn hẳn. Tư tưởng xem người Hán là đỉnh cao trí tuệ đã được hình thành rất lâu ở đất nước này và được gọi là tư tưởng Đại Hán. Trong Lộc Đỉnh Ký, Kim Dung ca ngợi người ngọai tộc Mãn Thanh là vua Khang Hy, trong khi đó các cao thủ của Thiên Địa Hội (người Hán)là một lũ ăn hại. Người nổi tiêng nhất trong tổ chức đó là Trần Cận Nam và Hố Đắc Đế chết vì ngu muội trung thành với họ Trịnh.
    Cũng trong tiểu thuyến này Bình Tây Vương Ngô Tam Quế bị Vi Tiểu Bảo giết nhưng thực tế là ông chết vì tuổi già.
    - Chu Nguyên Chương được xe là anh hùng của dân tộc Trung Hoa khi liên kết các cuộc nổi dậy của nông dân để đánh đuổi được người Mông Cổ (Thát Đát) ra khỏi biên cương. Nhưng trong Ỷ thiênđồ long ký, người sáng lập Minh triều bị tô vẽ thành một người ích kỷ, hẹp hòi, bất nhân, bất nghĩa. Vậy mà các tiểu thuyết nói trên của Kim Dung vẫn được người Trung Quốc nhiệt liệt hoan nghênh và được dựng thành phim nhiều lần.
    Qua những ví dụ trên, tui mong mọi người có cái nhìn đúng hơn về tiểu thuyết, hãy nhớ: nó không phải là chính sử.
  2. tuananh18682

    tuananh18682 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    tôi thì đồng ý với mọi người, ko thể chấp nhận như thế được, cái chết của BTX dù đã được đọc rất lâu nhưng vẫn ko thể nào phai được hxhx, bên TQ hay j đó mặc kệ, ở đây mọi người chỉ cần viết đúng ls thôi
  3. songkon

    songkon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Cực lực phản đối Hà Trung Thuận!
    Thu hồi gấp!
    Người Việt Nam lẽ nào không đủ chính kiến để suy xét một điều là đúng hay sai hay sao mà phải dựa dẫm vào bọn Tàu ghẻ.
    chẳng phải Việt Nam đã từng sai lầm nghiêm trọng khi bắt chước cuộc cách mạng văn hoá của Trung Quốc rồi hay sao?

  4. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ, bạn songkon cũng không nên quá nóng nảy như thế! Vấn đề ở đây không nên quá cực đoan - nếu bạn nói thế thì e mới chỉ một chiều. (Trung Quốc bây giờ cũng có nhiều cái để cho cả thế giới phải học tập đấy chứ!).
    Quay lại vấn đề chính xung quanh cuốn tiểu thuyết đang đượcđề nghị thu hồi. Vì bản thân tôi chưa đọc cuốn tiểu thuyết này, do đang ở xa, vì thế chỉ xin trao đổi từ góc độ quan điểm đối với nhân vật lịch sử khi hư cấu trong văn học:
    1. Trong quá khứ về các tác phẩm đụng chạm đến nhân vật lịch sử, chúng ta còn nhớ truyện ngắn của một nhà văn danh tiếng trên văn đàn là Nguyễn Huy Thiệp đã xúc phạm nghiêm trọng đến vị anh hùng dân tộc Quang Trung, khi hư cấu về cái chết của Quang Trung. một chi tiết nhỏ nhằm dụng ý nghệ thuật, suy ngẫm về mối quan hệ giữa cái đẹp và quyền lực. Nếu đó là một vị vua nào khác, trong thực tế là một hôn quân thì không sao, nhưng ở đây Nguyễn Huy Thiệp đã chạm vào lòng tự hào của con dân đất võ Tây Sơn. Dù cho ông ta có thanh minh gì đi chăng nữa, nhưng sau này tác phẩm đó đã phải sửa lại chi tiết (cho thấy, ngay cả một nhà văn nổi danh như Nguyễn Huy Thiệp cũng đã phải trả giá cho việc chạm vào ngôi đền thiêng trong tâm linh người Bình Định như thế nào!). Tuy nhiên, ngoài chi tiết hư cấu đó thì phải nói rằng truyện rất độc đáo, và để cứu mạng cho những tư tưởng của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã không dám coi thường dư luận, sửa lại truyện của mình.
    2. Đến năm nay, là trường hợp của anh Lê Đình Danh. Phải nói rằng, công chúng văn học tỉnh nhà rất hân hoan rước sự kiện một tác giả không chuyên đã viết một tác phẩm công phu về triều đại Tây Sơn. Bắt đầu là những lời chào mừng, đánh giá khá cao từ một nhà văn của tỉnh nhà là Nguyễn Văn Chương trên báo Tiền Phong. Nhưng rồi, nhanh chóng niềm hân hoan ấy đã bị dội một gáo nước lạnh xung quanh chi tiết về cái chết của hai danh tướng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân do tác giả Lê Đình Danh hoàn toàn bịa đặt ra! (qua tường thuật trong bài viết của tác giả Lê Hoài Lương, qua tìm hiểu thông tin từ một số người có liên quan, qua các cứ liệu thu thập trong tay, tôi có thể khẳng định điều đó). Cứ cho rằng anh Lê Đình Danh muốn thể hiện quan niệm chữ Hiếu của mình như vậy mới là đúng, là đề cao Trần Quang Diệu theo kiểu của anh! Nhưng bản thân anh là người Bình Định, anh đã không lấy suy nghĩ của đa số người Bình Định để xây dựng hình tượng bi tráng của Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu. Chúng ta hãy đọc "Nhạn thần cô" của Trần Thị Huyền Trang xem, những trang viết khiến ta có thể chảy nước mắt trước giờ phút tuẫn quốc của nữ kiệt đất Tây Sơn! Khí phách của người Bình Định không bao giờ lại để cho một danh tướng Tây Sơn phải quỳ mọp dưới chân kẻ thù một cách hèn mạt như những gì được Lê Đình Danh miêu tả - quả thật đó là "hạt sạn" như cách nói của Lê Hoài Lương! Đáng tiếc hơn là đúng ra trước khi quyển sách ra đời, đã có những ý kiến muốn sửa sang lại chi tiết để tác phẩm trọn vẹn nhưng tác giả đã không làm việc đó. Qua đánh giá của nhiều người, cũng như có lẽ từ thâm tâm anh Lê Đình Danh, anh đã bỏ khá nhiều tâm huyết cho đứa con tinh thần của mình, điều đó đáng trân trọng với một tác giả không chuyên! Nhưng nếu chỉ vì một chi tiết mà anh xúc phạm tới niềm kính ngưỡng thiêng liêng của biết bao nguời Bình Định với hai danh tướng của triều Tây Sơn thì tác phẩm ấy có đáng cho người Bình Định đọc không? Điều đáng lo nữa là đến sau này, khi lớp con cháu lớn lên, tiếp xuc với tác phẩm của anh, chúng sẽ đi đến ngộ nhận là Trần Quang Diệu đã có thái độ không đáng là của một danh tướng Tây Sơn. Cái sảy sẽ nảy cái ung! Hậu quả khó mà lường. Nhân đây, liên hệ đến một trường hợp một em học sinh từng phát biểu hồ đồ về "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu, tự nhận mình đại diện cho học sinh nói chung để cho rằng tác phẩm ấy không hay , lập tức đã dấy lên một làn sóng phản đối, nhà thơ Thanh Thảo từng có bài viết, nêu quan điểm "đừng đụng đến ngôi đền thiêng trong văn học"! Cũng có thể nói như thế với anh Lê Đình Danh: đừng đụng đến ngôi đền thiêng trong tâm linh người Bình Định. Bản thân anh là người Bình Định, lại càng phải hiểu rõ điều đó!
    3. Về các công văn, ý kiến của Sở VHTT đề nghị thu hồi quyển tiểu thuyết này: quả thật, trongthời đại hiện nay, việc thu hồi một quyển sách vì tác động xấu của nó là một việc làm có thể nói là tạo tác dụng ngược, vì thựctế co nhiều quyển sách có lệnh thu hồi thì rất nhanh chóng đã được phát tán trên mạng internet. Người ta tìm đọc tác phẩm ấy nhiều hơn bao giờ hết! Nhà XB Văn hoá Thông tin không muốn thu hồi vì họ làm kinh doanh! Con buôn khi bỏ vốn ra thì mong thu lại vốn! Bởi thế họ đã lâm vào thế phóng lao thì phải theo lao! Theo tôi, bản thân tác giả Lê Đình Danh phải tự đứng ra để ngừng phát hành đứa con tinh thần của mình, nếu chỉ vì một chi tiết nhỏ thì anh có thể hoàn toàn sửa sai bằng cách suy ngẫm một kết cục đúng với những gì mà mọi người có thể hình dung về hai danh tướng Tây Sơn. Chắc chắn bản thân anh không bao giờ mong muốn đứa con tinh thần của mình sẽ được đón nhận bằng sự ghẻ lạnh của chính nhữngngười Bình Định. Còn Sở VHTT dùng một biện pháp mang tính hành chính thì cũng là việc bất đắc dĩ và theo quan điểm cá nhân tôi là sẽ tạo tác dụng ngược. Hãy để cho một cây bút không chuyên có cơ hội sửa chữa và để cho mục đích "viết một cuốn sách lịch sử hay, hấp dẫn các em đọc" không trở thành một việc làm xuyên tạc lịch sử. Nếu việc sửa chữa ấn phẩm ấy có tốn kém nhưng giúp cho anh Danh đem tâm huyết của một người Bình Định đến với mọi người, giúp cho hiểu đúng đắn về một triều đại với tất cả cái bi hùng đúng nghĩa của nó thì tất cả những người Bình Định sẵn sàng ủng hộ anh. Còn để cho vì một góc nhìn cá nhân, bôi nhọ danh nhân, xuyên tạc lịch sử, di hại cho đời sau thì quả tác giả đã không lường được việc mình làm nghiêm trọng như thế nào! Sai đâu sửa đó, đừng để sửa đâu sai đó. Mong thay!
    Được tranhanam sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 27/10/2006
  5. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi với Nguyễn Quang Hiển về " Tây Sơn bi hùng truyện "]
    Published on 10/26,2006 - maithin.weblogs.com
    (Vì không hiểu lý do gì không thể gửi bài vào TTVNOL - xin đưa về đây để chúng ta tiếp tục trao đổi . Các bài trước xin vui lòng đọc theo đường link: http://www3.ttvnol.com/forum/Binhdinh/855253.ttvn)
    Bài báo của tác giả Nguyễn Quang Hiển (NQH) trích rất kỹ công văn này cùng các trang 586, 587, 592?của cuốn sách và đưa ra những lý lẽ bảo vệ TSBHT bằng những lập luận tán dương hết mức: ?otôi lại chỉ thấy hình ảnh danh tướng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trong Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh mới đích thực là ?oĐại hiếu với nhà, đại anh hùng đối với nước?. Xin trao đổi với NQH mấy ý mà tác giả này hùng hồn chứng minh, tán dương
    KHÔNG THỂ TUỲ TIỆN DÙNG CHỮ ?oĐẠI HIẾU?, ?oĐẠI ANH HÙNG?!

    (Trao đổi với Nguyễn Quang Hiển, tác giả bài ?oHình ảnh Trần Quang Diệu- Bùi Thị Xuân?, Tiền Phong chủ nhật, 22-10-2006)
    Lê Hoài Lương
    Cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo kỹ thuật chương hồi Tây sơn bi hùng truyện (TSBHT- NXB Văn Hoá Thông Tin, 2006) của Lê Đình Danh mới đây gây xôn xao dư luận trên các diễn đàn báo in, báo điện tử không phải vì giá trị văn học đặc sắc của nó mà về một vài chi tiết liên quan tới 2 tướng lĩnh anh hùng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân. Tác giả Lê Đình Danh đã không nhất quán về xây dựng hình tượng 2 nhân vật lịch sử này khi đoạn cuối sách đã cho 2 người đầu hàng Gia Long để cứu mẹ, cứu các con. Hơn thế, Diệu- Xuân còn quỳ mọp khấu đầu lạy cừu thù này thưa: ?oTội của thần chết là đáng lắm. Mẹ thần nay đã ngoài tám mươi tuổi không thể làm hại cho xã tắc được. Xin bệ hạ tha chết cho mẹ thần, thần dù tan xương nát thịt cũng muôn đội hoàng ân?- tr. 592, tập 2 (nhấn mạnh chữ in nghiêng- LHL). Và rất nhiều chi tiết nữa khiến Sở Văn hoá thông tin Bình Định làm công văn gởi Bộ Văn hoá và các ban ngành liên quan đề nghị thu hồi cuốn sách trên, lý do vi phạm điều cấm luật xuất bản, đó là ?oxuyên tạc lịch sử, hạ thấp nhân phẩm, xúc phạm anh hùng dân tộc?? Bài báo của tác giả Nguyễn Quang Hiển (NQH) trích rất kỹ công văn này cùng các trang 586, 587, 592?của cuốn sách và đưa ra những lý lẽ bảo vệ TSBHT bằng những lập luận tán dương hết mức: ?otôi lại chỉ thấy hình ảnh danh tướng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trong Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh mới đích thực là ?oĐại hiếu với nhà, đại anh hùng đối với nước?. Xin trao đổi với NQH mấy ý mà tác giả này hùng hồn chứng minh, tán dương:
    1.Về lịch sử: NQH viết: ?oNếu nói là ?okhông đúng sự thật lịch sử? thì trước tiên ta nên thống nhất dựa vào tư liệu nào để công nhận đó là ?osự thật lịch sử?? Tôi cho rằng sử liệu được biên soạn dưới triều Nguyễn Gia Miêu viết về triều Tây Sơn nếu đúng thì cũng không đủ thậm chí không viết hoặc viết sai sự thật vì họ không muốn những gì tốt đẹp của ?okẻ thù không đội trời chung? được nhân dân biết đến.? Và ?osao lấy nó làm chuẩn mực?. Trước hết lập luận này cố tình bỏ qua cụm từ sau của công văn: ?otư liệu được biên soạn dưới triều Nguyễn và các sách liên quan đến lịch sử xuất bản gần đây?. Với một vương triều loé sáng rồi vụt tắt trong sự trả thù thảm khốc của triều Nguyễn cả trăm năm, liệu còn cứ liệu nào của sử triều đó nếu không qua những đối chiếu, góp nhặt từ sử Nguyễn, sử Tàu, sách Pháp, sách của các bậc trí giả từ bấy đến giờ? (xin nói nhỏ với NQH, trừ sử sách nhà Nguyễn, đã có hàng loạt sách của các tác giả Trần Trọng Kim, Trần Văn Tuân, Hoa Bằng, Phan Trần Chúc, Tạ Chí Đại Trường, Bùi Văn Lang, Lam Giang, Đặng Quý Địch, Đinh Sĩ An, Quách Tấn, Nguyễn Khắc Thuần, Đỗ Bang, Văn Tân? đến không dưới 50 cuốn đấy!). Vậy theo lập luận của NQH ?ođến khi tôi đọc được một tư liệu (viết bởi một người Pháp, không phải sử gia triều Nguyễn) ghi lại lời Trần Quang Diệu xin Gia Long cho mẹ mình được sống thì tôi mới vỡ lẽ: đúng rồi! Trần Quang Diệu dám sống để chịu về Phú Xuân bị hành hình vì ông là người đại hiếu!? Tư liệu (?) nào thì không thấy NQH ghi rõ, vả lại nếu có thì chỉ có người Pháp mới đáng tin ư? Và nếu sử Việt không đáng tin thì cả ?oĐại Việt sử ký toàn thư? có nhiều sử gia viết nhiều trăm năm sau sự kiện xảy ra cũng cần xem lại, chờ ông Tây ông Tàu nào cùng thời phát biểu mới công nhận? Liệu cái cách chọn căn cứ lịch sử của NQH đã ổn chưa?
    2. Về chữ ?ođại hiếu?: Hẳn tác giả TSBHT và NQH đều biết chuyện bà mẹ Từ Thứ trong Tam quốc diễn nghĩa. Theo mưu của Trình Dục, Tào Tháo bắt Từ mẫu để ép gọi Từ Thứ đang giúp Lưu Bị về với mình, bị Từ mẫu cự tuyệt, Trình Dục giả chữ viết Từ mẫu viết thư gởi Từ Thứ, Thứ lầm mưu chia tay đầy nước mắt với Lưu Bị về Tào. Gặp con, Từ mẫu ?ođập tay xuống bàn mắng rằng: ?oĐồ nhơ nhuốc kia! Mày trôi dạt mấy năm nay tao tưởng học hành cũng đã khá, ai ngờ mày còn ngu thế! Mày đã đọc sách nên biết trung hiếu không thể vẹn được cả đôi. (?) Nay chỉ tin một mảnh thư giả, không suy xét kỹ càng, vội bỏ chỗ sáng đâm đầu vào hang tối, rước lấy tiếng xấu. Thật là đồ ngu! Tao còn mặt mũi nào trông thấy mày nữa!??, rồi vào sau bình phong treo cổ tự tử. Một trụ cột Tây Sơn như Trần Quang Diệu từ thời khởi nghiệp, 1771, cầm quân vào nam ra bắc lẫy lừng hơn 30 năm, từng là Tây Sơn thất hổ tướng, Đại đô đốc, Thái phó, đến thời mạc vận 1802, lẽ nào không hiểu phải hành xử thế nào là hiếu với người mẹ cùng ngần ấy năm tự hào về con trai mình, lại tự nguyện đầu hàng để quỳ mọp khấu đầu trước kẻ thù nói câu nói ?otrứ danh? nêu trên để xin cho mẹ già được sống? Trần mẫu chắc cũng không lạ gì chuyện Tam Quốc, cái cách con mình hèn hạ làm thế, với bà chỉ là sự sỉ nhục, đó là đại bất hiếu! Bà, theo lô gíc này chỉ còn đường tự đập đầu mà chết vì nhục chớ không phải chờ khi nghe Gia Long sai đem Trần Quang Diệu chém ngang lưng mới ?ovùng đứng lên giơ gậy chỉ mặt Gia Long mắng( cái câu rất buồn cười ?" LHL ): - Thằng tiểu nhân kia! Chém đầu cũng chết việc gì phải chém ngang lưng cho phơi gan lòi ruột. Ta quyết không vì thân già này mà để các con chịu nhục.? (tr. 592, t.2) rồi mới tự vẫn. Cái cách xây dựng tình huống, nhân vật quá non tay của Lê Đình Danh lại được NQH khen là ?ođại hiếu?, thật hết biết!
    3. Về chữ ?ođại anh hùng?: NQH lập luận rằng ?ongười làm tướng thua trận mà không dám tự vẫn là hèn, dám tự vẫn là dũng, dám nhẫn nhục sống để thực hiện một lý tưởng cao cả là đại dũng? (in nghiêng nhấn mạnh- LHL), rồi ?odám sống để thân xác bị hành hạ còn ngàn lần khó hơn dám chết?? Cái triết lý ?ođại dũng?, ?ođại anh hùng? mà NQH hết lời tán tụng từ thực tế TSBHT của tác giả Lê Đình Danh buồn cười ở chỗ: dũng là dám quỳ mọp gọi kẻ thù là bệ hạ, xưng thần, là tự nhận tội thần chết là đáng lắm, là muôn đội hoàng ân? chỉ để thể hiện cái ?ođại anh hùng? dám sống để thực hiện lý tưởng cao cả là cứu mẹ theo cái cách đầy sỉ nhục đã phân tích trên. Chữ đại dũng, đại anh hùng đơn giản và kỳ cục thế sao? Lại nữa, cũng từ TSBHT, Võ Văn Dũng, Đặng Xuân Bảo bị bắt mà không tự sát, họ không anh hùng ư? Dũng thì được cứu thoát, Bảo, sau khi mắng Gia Long, nín thở mà chết khiến ?oGia Long thất kinh than:- Thật là một sự chết lạ xưa nay chưa từng thấy. Tướng Tây Sơn trung dũng hơn người. Nếu Cảnh Thịnh là một đấng minh quân e rằng ta khó mà phục quốc.? (tr. 588, t.2), hoặc Quang Bàn ?odùng chiếc đũa đâm mạnh vào lỗ tai mà chết. Vua Gia Long thất kinh nghĩ thầm: con của Nguyễn Huệ đến thằng nhỏ này cũng khí khái anh hùng như vậy mà Quang Toản là người nối ngôi lại hèn hạ u mê. Ay vậy là trời giúp ta!? (tr. 597, t.2) Vậy chuyện bị bắt mà không tự sát của Đặng Xuân Bảo, Quang Bàn có hèn không?
    4. Tác giả bài báo NQH khuyên ?ohãy chịu khó đọc hết cả đoạn văn? kẻo ?osa vào sai lầm một cách chân thành? rồi dẫn chứng đoạn Bùi Thị Xuân nhìn cảnh chồng con bị chết thảm mới mắng Gia Long ?otiên đế ta như hùm còn ngươi như cẩu?, ?ongươi rước ngoại bang tàn hại lương dân?, ?othằng tiểu nhân Phúc Anh?? Nếu theo lô gíc này và biết chắc thế nào cũng bị hành hình thảm khốc, việc Bùi nữ tướng mắng Gia Long (vốn được nhiều sử sách ghi chứ không phải sáng tạo của Lê Đình Danh), có gì đáng nói, đáng viết giọng coi thường độc giả thế? Thậm chí cách dàn dựng này còn coi thường Bùi Thị Xuân nữa! Xin kết bài viết bằng một thắc mắc nhỏ dành cho NQH, tác giả này bảo đọc TSBHT và công văn Sở VHTT Bình Định ?o với góc độ của một độc giả ?, liệu ?ođộc giả? này có vô tư với những lập luận kiểu ?ogiả mù sa mưa?, hoặc cố tình ?ođánh tráo khái niệm? trong cách nhìn nhận về cái gọi là ?osự thật lịch sử?? Và trên hết, xin đừng tuỳ tiện dùng các từ ?ođại hiếu?, ?ođại dũng, đại anh hùng? vào mục đích không trong sáng nào đó!
    LHL
  6. tuananh18682

    tuananh18682 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    khó hiểu quá, ko lẽ viết sai lịch sử, hạ thấp anh hùng dân tộc mới gọi là "sáng tạo" sao mấy vị ca ngợi TSBHT, mấy vị ko có chút tự hào về lịch sử dân tộc sao, hay mấy vị nghĩ người BĐ thì kệ người bình định tự hào, còn tao viết j kệ tao!!! Hxxhxx
  7. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Mời bà con mình về binhdinhonline.net thảo luận tiếp. Bên mạng TTVNOL, cứ vào www.ttvnol.com/binhdinh.ttvn là post bài không được. Phải qua www3 hay www1 thì mới may ra gửi được, vì vậy phải qua binhdinhonline.net cho nhanh!

Chia sẻ trang này