1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung quanh vấn đề phân chia sinh giới

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Odonata, 03/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Xung quanh vấn đề phân chia sinh giới

    Sơ lược về sự phân chia sinh giới, đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi và cũng là một trong những vấn đề dễ gây buồn ngủ nhất. Bản thân tôi khi còn đi học, mỗi lần nghe giảng về vấn đề này tôi đã không làm việc gì khác ngoài ? ngủ! Tuy nhiên càng làm nhiều thực nghiệm, càng học nhiều về các khoa học ứng dụng khác của sinh vật, tôi càng cảm thấy có hứng thú với đề tài này, phân loại học quả thật là rất hấp dẫn chứ không hề khô khan, đơn điệu và gây buồn ngủ, nó đặc biệt sống động khi được liên hệ với tiến hoá và trở thành hệ thống học.
    Từ thủa sơ khai của phân loại học, người ta đã tách biệt và nhận thức được thế giới sống và thế giới không sống. Trong thế giới sống, con người lại nhận thức được sự vận động và không vận động, đây là cơ sở của học thuyết hai giới: giới động vật và thực vật. Trong đó, động vật là những sinh vật vận động, còn thực vật là những sinh vật không có khả năng vận động. Rồi sau này, khi người ta nhận thấy nấm không thể xếp vào nhóm thực vật vì rằng một số loài nầm nhầy có khả năng vận động kiểu amip. Hơn nữa nấm không có khả năng tự dưỡng giống các loài thực vật khác mà chỉ có khả năng sử dụng các chất hữu cơ có sẵn. Vậy là nấm được tách khỏi giới thực vật, thực vật lúc này được xem là nhóm sinh vật có khả năng tự dưỡng từ các chất vô cơ (ngày nay nấm vẫn là đối tượng nghiên cứu của các nhà thực vật học do tính chất lịch sử nhưng cũng lại là đối tượng nghiên cứu của các nhà vi sinh vật học). Cùng với thời gian, khi người ta khám phá ra kính hiển vi, nhóm sinh vật tiếp theo được tách ra là vi sinh vật học. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng sự khác biệt về cấu tạo tế bào (ở đây là nhân tế bào, có màng bao bọc hay không) có khoảng cách rõ ràng chẳng khác gì so với việc tách động vật và thực vật thành hai nhóm riêng. Và nhóm monera đã ra đời từ đó, nhóm này bào gồm các vi sinh vật chưa có màng nhân (prokaryota), các nhóm vi sinh vật còn lại có nhân hoàn chỉnh (eukaryota) được ném vào thành một giới riêng gọi là protista (gồm cả các nhóm protozoa, một số nấm?). Theo sự phân chia này thì rõ ràng rằng protista chỉ là một nhóm sinh vật mà người ta không biết xếp chúng vào đâu. Trong nhóm protista có cả những sinh vật có khả năng quang hợp, tự dưỡng, hoại dưỡng kiểu nấm và cả những sinh vật vận động, nhiều loài trong số chúng lại có cùng lúc lớn hơn một trong các khả năng trên. Có thể nói protista là nhóm tiêu biểu đại diện cho sự bất lực của phép phân loại tự nhiên vì nó mang tính nhân tạo một cách thuần tuý. Để giải quyến vấn đề này, người ta thậm chí đã nghĩ tới giải pháp thành lập một hệ thống phân loại đa giới, tức là mỗi nhóm nhỏ sinh vật là một giới riêng biệt. Các giải quyết này thoạt tiên có vẻ như đã giải quyết được mọi vấn đề nhưng điều đó là việc không tưởng vì nó không đưa ra được một chuẩn cụ thể mà chỉ đơn giản là thừa nhận sự hỗn độn và không có ranh giới rõ ràng trong sinh giới.
    Có thể tóm lược quá trình phát triển của phân loại học như sau: Từ phép phân loại nhân tạo (con người phân chia sinh giới theo cảm nhận của riêng mình, cố gắng tìm những đặc điểm chung mà loài người có thể nhận thấy để gom các nhóm loài lại với nhau), đến phép phân loại tự nhiên (khi mà con người nhận ra được những đặc điểm giống nhau của sinh vật là có bản chất của chính sinh vật đó, những đặc điểm này không phải là do con người quy ước nên nó phản ánh chính xác hơn về ranh giới giữa các nhóm sinh vật) và cuối cùng, khi người ta biết đên tiến hoá, sự tuần tự, phép phân loại đã trở thành hệ thống học sinh vật, công việc của nó không còn chỉ là phân biệt giữa nhóm này với nhóm khác mà là sự hình thành, sự tuần tự của các nhóm sinh vật theo thời gian, đó còn là công việc của xây dựng cây phát sinh chủng loại, nêu được mối quan hệ giữa nhóm này với nhóm khác trong hiện tại và trong quá khứ.
    Với quan điểm và nhận thức của mình, theo tôi, sự phân biệt về sinh sản vô tính và hữu tính là mối tách biệt lớn nhất trong sinh giới. Sự tách biệt giữa động vật và thực vật hay nấm và monera cũng không lớn bằng sự tách biệt của những nhóm loài chỉ có sinh sản vô tính với nhóm loài có sinh sản hữu tính, bất kể rằng gần đây người ta đã lại nhận ra một nhóm vi sinh vật khác nữa trong giới monera gọi là vi khuẩn cổ, tức là lại có một giới nữa là giới vi khuẩn cổ ở các suối nước nóng, theo tôi, điều này cũng không lớn bằng sự phân biệt về khả năng sinh sản hữu tính của sinh vật.Vì rằng ở nhóm sinh sản hữu tính, khái niệm loài sinh học (được cách biệt về sinh sản) là rõ ràng hơn cả, ở đây sẽ có cơ chế tiến hoá và hình thành loài mới riêng. Không giống với những nhóm sinh vật chỉ có sinh sản vô tính. Chúng ta đã từng hiểu và tìm ra sự tách ra của những nhóm loài sinh học, thậm chí cả sự chập vào của các nhóm sinh vật (trong trường hợp của nội cộng sinh, hai hoặc nhiều nhóm sinh vật chập lại thành một nhóm-ở đây tôi muốn nói đến ty thể, lục lạp và một số lông roi tế bào). Sự hưng thịnh và phân chia rõ ràng giữa các nhánh chỉ được xuất hiện sau quá trình sinh sản hữu tính. Quan điểm của tôi về vấn đề này đơn giản chỉ là: nếu coi loài sinh học là đơn vị cơ bản của sinh giới vì loài sinh học được tách biệt rõ ràng về mặt sinh sản thì tại sao không lấy sinh sản làm tiêu chí để phân chia sinh giới. Tất nhiên đây chỉ là những nhận thức sơ khai của tôi, một người mới thậm chí tôi chưa dám nhận là đã bắt đầu suy ngẫm nghiêm túc về phân loại học và hệ thống học. Chắc chắn suy nghĩ non kém này sẽ còn được bổ sung hoặc bị phủ nhận bởi chính bản thân tôi hay bất cứ một ai khác hay thậm chí sẽ trở thành một trong những quan điểm ngớ ngẩn của khoa học này. Cho dù thế nào đi nữa tôi vẫn tinh rằng khoa học về hệ thống sinh giới sẽ mãi tồn tại và sẽ lài mục tiêu của những nhà sinh học thực nghiệm cũng như sinh học cơ bản, nó sẽ không làm chúng ta buồn ngủ mãi mãi.


    Odonata

Chia sẻ trang này