1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung quanh vụ án bán độ

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi langtuphieu, 04/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    . Thật giả khó lường , đến nước này thằng nào cũng muốn nói những điều có lợi cho mình
  2. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá Sông Lam, nhà dột từ nóc
    Ông cựu Giám đốc Sở TDTT Nghệ An Nguyễn Hoàng Thụ hôm qua đã tâm sự với báo giới thật nhiều về cái gọi là sự mục nát của "ngôi nhà" bóng đá Nghệ An. Ông Thụ hiểu vấn đề hơn ai hết, vì ông là người nhà, lại là người ở cấp quản lý nhà nước của đội bóng trong suốt thời hoàng kim...
    Ông Thụ nói rằng ông không ngạc nhiên với những gì mà Cơ quan điều tra đang bóc ra từng mảng ở "ngôi nhà" bóng đá Nghệ An, bởi những điều ấy ông đã dự báo trước.
    Ông Thụ cũng nói rằng, ông không lạ với chuyện HLV Hữu Thắng cầm hàng trăm triệu đồng đi mua chức vô địch mùa 2001. Chuyện mà Cơ quan điều tra phải vất vả mới lần ra được từng phần một và bây giờ vẫn chưa hoàn tất hồ sơ.
    Ông Thụ cũng tâm sự rằng ở Nghệ An, người điều hành đội bóng không phải là ông giám đốc sở, cũng không phải ông giám đốc điều hành hay ban huấn luyện mà là bà X, Y, Z nào đó còn giấu mặt, mà các cầu thủ có gì cũng chạy đến cầu cứu bà - người mà họ gọi là mẹ nuôi.
    Với lời kể của một ông cựu giám đốc sở thì đúng là đội bóng đá SLNA nát thật. Nát bởi cái tập thể ấy không có người lèo lái ở cả cương vị quản lý nhà nước lẫn công tác quản lý của một tổ chức xã hội - CLB bóng đá.
    Những gì mà ông Thụ công khai với báo chí cũng là những điều mà ông đã trình bày với Cơ quan điều tra. Cùng thời gian ông Thụ trình bày, ông Nguyễn Hồng Thanh (cựu Giám đốc điều hành CLB bóng đá SLNA) cũng đến theo lời mời của Cơ quan điều tra. Ông Thanh không lên tiếng mạnh mẽ như ông Thụ, nhưng ông Thanh cũng không phủ nhận những sự thật trong "ngôi nhà" bóng đá Nghệ An.
    Bóng đá Nghệ An bây giờ cứ như con tàu không người lái sau khi những nhân vật chủ chốt xây nền móng giờ đều là những người ra đi trong những hoàn cảnh trái nghịch nhau.
    Bóng đá SLNA thời hoàng kim không thể tách rời được những cái tên Nguyễn Hoàng Thụ (cựu Giám đốc sở) - Nguyễn Hồng Thanh (cựu Trưởng đoàn kiêm Giám đốc điều hành) - Nguyễn Thành Vinh (cựu cầu thủ và HLV trưởng). Ba cái tên này làm nên một tam giác vững chắc cho bóng đá Nghệ An, khiến địa phương này có lúc trở thành sự thèm khát của nhiều CLB trong cả nước.
    Nhờ bóng đá mà cả nước biết đến Nghệ An có cái Sở TDTT hoạt động ra trò. Ngược lại, cũng nhờ vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ấy mà bóng đá Nghệ An được hoạt động với một cơ chế thoáng, có con dấu riêng và tài khoản riêng để thực hiện cái gọi là chiến lược phát triển bóng đá ở Nghệ An.
    Nói Nghệ An đi trật thì không đúng bởi thời điểm ấy, các trung tâm bóng đá mạnh của cả nước từ Thể Công, Hà Nội đến TPHCM cũng phải học Nghệ An. Nhưng nói Nghệ An làm đúng thì cũng chẳng ai dám thừa nhận, bởi cái cách đi của bóng đá địa phương này lại là cái cách lách luật dựa theo một cơ chế thoáng theo kiểu một giang sơn riêng.
    Thời Nghệ An đăng quang vô địch, ông Thụ có bao giờ lên tiếng bởi hồi ấy ba cái đỉnh của tam giác là một.
    Thời Nghệ An hoàng kim, ông Thanh cũng chưa bao giờ ra mặt chống ông Thụ, vì ông Thanh hiểu còn ông Thụ mới còn cái mô hình thoáng và mới có một người sếp thoáng để mô hình bóng đá chạy.
    Thời Nghệ An vô địch, ông Nguyễn Thành Vinh cũng không bao giờ bất đồng với ông Thanh và ông Thụ bởi họ là một khối.
    Cái khối ấy của bóng đá Nghệ An không còn nữa. Bắt đầu từ một cuộc xâu xé nội bộ mà giọt nước tràn ly chính là cú đánh chỏ của Dương Hồng Sơn ở Cúp Quốc gia 2004. Sau cú đánh chỏ ấy, ông Vinh rời Nghệ An để lại một cơ nghiệp rệu rã mà ai nhảy vào đấy cũng khóc hận. Ông Thanh càng chống cấp trên càng yếu thế và cũng xin về Hà Nội, để lại cả cái "cơ đồ dang dở" cho sở và cho những người còn sót lại. Ông Thụ sau khi dẹp sạch rồi cũng đi luôn. Ba đỉnh của cái tam giác ấy đã chia ra thành ba mảnh nhưng cái còn lại của ba đỉnh là đội bóng cũng chia theo. Ai đi cũng nói vì bóng đá Nghệ An mà đi và đi để bộ máy hoạt động tốt hơn, nhưng thực chất khi họ có ý định đi thì cũng là lúc đội bóng đã nát bét rồi.
    Xã hội đen len vào đội bóng có từ khi ba cái đỉnh ấy là một.
    Tiền tươi để mua chức vô địch cũng được thực hiện trót lọt khi ba đỉnh ấy hình thành một khối. Chỉ đến khi họ chỉ trích nhau và mỗi người chạy mỗi hướng thì tất cả mới phơi bày. Sự phơi bày ấy chỉ thể hiện sau khi lớp vỏ bọc ấy tự nó vỡ ra làm nhiều mảnh và phủi tay hết trách nhiệm.
    Bây giờ thì những người còn lại của Sở TDTT Nghệ An và những người còn lại của bóng đá Nghệ An lẫn người hâm mộ Nghệ An phải lãnh.
    Bóng đá Nghệ An lên thật nhanh, nhưng đến lúc rớt thì rớt cũng rất nhanh và rất tàn nhẫn.
    Sự tàn nhẫn do con người gây nên mà người hâm mộ phải đón nhận những sự thật phũ phàng.
    Nhà dột từ nóc!
  3. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Chính ÔNG THỤ cũng là một phần của cái nóc ấy , bây giờ nội bộ lại nói ÔNG THỤ nói không đúng sự thật >???? Quá khó hiểu ?? Và giờ đây SLNA không còn là một ngôi nhà nữa mà là MỘT ĐỐNG ĐỔ NÁT
  4. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Có thể không xử lý hình sự Văn Trương, Hải Lâm, Phước Vĩnh
    TP - Sau khi đánh giá lại các chứng cứ và lời khai, đại diện C14 và Viện KSND tối cao đã tạm thời thống nhất quan điểm có thể không cần phải xử lý hình sự đối với Văn Trương, Hải Lâm và Phước Vĩnh.
    Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là quyết định chính thức và cuối cùng của cơ quan pháp luật đối với 3 cầu thủ này. Hôm qua, C14 tiếp tục có buổi làm việc với cầu thủ Phước Vĩnh. Trong những ngày tới, Văn Trương và Hải Lâm vẫn phải phải sẵn sàng có mặt tại nơi triệu tập nếu cơ quan điều tra có yêu cầu.
    Được biết, những căn cứ được đưa ra tại cuộc họp để cơ quan tố tụng quyết định chưa áp dụng xử lý hình sự đối với Văn Trương, Hải Lâm và Phước Vĩnh là: Các cầu thủ này đã rất thành khẩn và hợp tác với cơ quan điều tra trong những lần thẩm vấn ghi lời khai vừa qua. Mặc dù đã tham gia bàn bạc cá cược trước trận U23 Việt Nam với U23 Myanmar, song cả 3 cầu thủ này chưa nhận được tiền hưởng lợi từ việc này.
    Liên quan đến vụ bán độ của một số cầu thủ U23 Việt Nam tại SEA Games 23, một nguồn tin từ Viện KSND Tối cao cho biết, ngày 4/1, cơ quan này đã có cuộc họp quan trọng với Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C14) Bộ Công an.
    Tại cuộc họp này, đại diện hai cơ quan tố tụng đã tập trung hệ thống, đánh giá lại các tài liệu, chứng cứ, cũng như đề xuất hướng điều tra trong thời gian tới.
    Mức độ ?onhúng chàm? của 3 cầu thủ còn lại trong ?ođội hình bán độ? là Văn Trương, Hải Lâm và Phước Vĩnh cũng được tập trung xem xét tại cuộc họp này.
    Tiền phong
  5. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Thật hay đùa đây ??? Nếu như thế sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho bóng đá VIỆT NAM , đã bán độ là phải xử lí thật nặng , như thế đám cầu thủ sau này mới nhìn thấy cái gương trước mắt mà biết sợ !!!
  6. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Vụ án một số cầu thủ đội tuyển U-23 VN bán độ
    Khởi tố Phước Vĩnh, Văn Trương và Hải Lâm
    * Các lời khai đang chống lại ông Nguyễn Hoàng Thụ
    TT - Ngày hôm qua 6-1, một nguồn tin tin cậy cho chúng tôi biết đại tá Trần Trọng Lượng, phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), vừa ký quyết định khởi tố bị can với các cầu thủ Châu Lê Phước Vĩnh (CLB Đà Nẵng), Lê Văn Trương (CLB H.Huế) và Trần Hải Lâm (CLB Nam Định).
    Cũng trong ngày hôm qua 6-1, quyết định khởi tố bị can này đã được chuyển sang Vụ Thừa hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự, Viện KSND tối cao để phê chuẩn theo qui định. Được biết, kết quả điều tra cho thấy đây là ba cầu thủ đã tham gia cùng bàn bạc chuyện cá độ, bán độ trong nhóm bảy cầu thủ.
    Nhóm này đã tập trung tại phòng riêng của Quốc Vượng trong khách sạn ở Bacolod (Philippines) vào trưa 24-11-2005, khoảng sáu giờ trước khi diễn ra trận đấu giữa đội U-23 VN và U-23 Myanmar. Tài liệu điều tra của cơ quan công an xác định nhóm năm cầu thủ có mặt đầu tiên là Quốc Vượng, Văn Trương, Văn Quyến, Bật Hiếu, Hải Lâm.
    Sau đó chính Quốc Vượng đã gọi thêm Tấn Tài, còn Văn Trương thì gọi thêm Tài Em. Tại cuộc ?ohọp kín? này, Văn Trương đã thay mặt Quốc Vượng đưa ra lời đề nghị ?onếu VN chấp hơn một trái thì mình chỉ thắng một bàn cách biệt, vừa thắng vừa có tiền? thì Tài Em và Tấn Tài không đồng ý bỏ ra về.
    Lúc đó, tình cờ Phước Vĩnh đi ngang qua, Hải Lâm liền gọi Phước Vĩnh vào phòng Quốc Vượng để bàn tiếp chuyện cá độ, bán độ. Khi biết chuyện này chính Phước Vĩnh là người đã dùng điện thoại gọi cầu thủ đồng môn là Quốc Anh sang phòng Vượng để bàn bạc. Bởi vậy cơ quan điều tra (CQĐT) đã ra quyết định khởi tố về tội danh đánh bạc với ba cầu thủ này nhưng cho được tại ngoại.
    * Liên quan đến vụ "mua bán chức vô địch mùa giải 2000-2001" của đội SLNA, HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng đã khai với CQĐT về đối tượng đã chỉ đạo các thành viên CLB thực hiện việc này.

    Theo lời khai của HLV Hữu Thắng, nguyên giám đốc Sở Thể dục thể thao Nghệ An Nguyễn Hoàng Thụ là người đã ?ochỉ đạo và bật đèn xanh? để Hữu Thắng đi dàn xếp tỉ số với tổng số tiền Thắng đem đi ?ongoại giao? là 380 triệu đồng.
    Không chỉ Hữu Thắng, nguyên trưởng đoàn bóng đá SLNA Nguyễn Hồng Thanh cũng khẳng định ông Thụ có liên quan đến vụ dàn xếp tỉ số mua bán chức vô địch của CLB. Ông Thanh cho hay ông Thụ là người chỉ đạo HLV Nguyễn Thành Vinh để sau đó ông Vinh cử Hữu Thắng vào TP.HCM xem trận Cảng Sài Gòn và Nam Định để thông báo tình hình về lãnh đạo CLB.
    Một nguồn tin khác cho biết HLV Nguyễn Thành Vinh đã cung cấp cho CQĐT những thông tin về việc SLNA chi 65 triệu cho đội Công An TP.HCM và có sự liên quan của ông Thụ đến vụ mua bán độ này.
    Trả lời CQĐT, ông Nguyễn Hoàng Thụ khẳng định mình hoàn toàn không liên quan đến vụ dàn xếp này. Thậm chí ông Thụ còn khẳng định đã nắm được một số thông tin liên quan đến các tiêu cực của CLB và đã thông báo đến cơ quan công an. Chính vì việc muốn làm sạch đội bóng mà ông đã nhiều lần bị đe dọa bằng tin nhắn qua điện thoại lúc nửa đêm...
    * Tại cuộc họp diễn ra hôm 5-1, đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14 - Bộ Công an) đã cùng Viện Kiểm sát xem xét, đánh giá những chứng cứ, lời khai của các bị can và một số đối tượng liên quan trong vụ án bán độ của một số cầu thủ U-23 VN.
    Theo đó, các cơ quan tố tụng cũng xác định việc khởi tố và bắt tạm giam đối với Quốc Vượng, Văn Quyến, Bật Hiếu và Quốc Anh về tội danh ?ođánh bạc?, riêng Quốc Vượng thêm ?otổ chức đánh bạc? là chính xác. Viện Kiểm sát tối cao đã đề nghị CQĐT tập trung mở rộng vụ án, xác định các đối tượng đứng đằng sau các tuyển thủ U-23 VN để có thể xử lý triệt để.
    * Thông tin về cựu cầu thủ SLNA Nguyễn Phi Hùng, trung tá Trần Quốc Tuấn - phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Nghệ An - cho biết không có một dấu hiệu nào cho thấy Phi Hùng còn ở Nghệ An.
  7. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Xử lí thế này hơi nhẹ !!!! Không biết C14 có ý đồ gì mà nhẹ thế này ??? Như thế thì cái gương bán độ này sẽ là một cái gương xấu để các cầu thủ sau này noi theo , bán độ bị khởi tố vẫn tại ngoại !! Rất dở
  8. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Chủ tịch AFC Bin Hamann:
    "Vụ bán độ ở VN có thể hủy hoại cả nền bóng đá châu Á"
    Vụ bán độ của một số cầu thủ U23 tại SEA Games liên quan đến nhiều đối tượng và thành phần khác kéo dài gần cả tháng qua có thể được xem là vụ án dữ dội nhất trong lịch sử bóng đá VN... là nội dung chính trong cuộc trao đổi giữa chủ tịch AFC Bin Hamann với TTK Trần Quốc Tuấn.
    Một số cầu thủ đã vào tù, một quan chức cấp cao LĐBĐVN như ông Lê Thế Thọ phải từ chức và nếu cơ quan công an VN tiếp tục lôi ra ánh sáng những thế lực đen khác chi phối vào bóng đá VN thời gian qua thì đây chính là vụ ?ođại phẫu? lớn nhất từ trước đến nay của bóng đá VN.

    Tuy nhiên, Chủ tịch AFC lại bày tỏ sự lo ngại rằng qua thông tin trên mạng tiếng Anh từ các báo điện tử của VN, ông biết vụ việc chưa thể dừng lại và nếu vấn đề này không được giải quyết càng sớm càng tốt thì sẽ là một tác động ghê gớm đến tiến trình phát triển thậm chí có thể hủy hoại cả nền bóng đá châu Á.

    Ông Bin Hamann có yêu cầu TTK Trần Quốc Tuấn chuyển lời đến Chủ tịch LĐBĐVN Nguyễn Trọng Hỷ là LĐBĐVN nên xác định vai trò của mình trong vụ việc này, cần có thái độ kiên quyết nhưng cũng phải cùng các cơ quan chức năng VN làm dứt khoát để sớm kết thúc vụ mua bán độ này.

    Phát biểu trên báo The Star của Malaysia, ông Bin Hamann nhấn mạnh: "AFC trước mắt vẫn tin tưởng VN là một quốc gia đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong bóng đá, nên VN vẫn là một trong 8 nước châu Á tiếp tục nhận được sự đầu tư từ dự án của FIFA. Nhưng với vụ án bán độ đang xảy ra, AFC sẽ không cho một quan chức điều hành nào của VN được phép tham gia các giải quốc tế do AFC tổ chức cho đến khi vụ án được giải quyết đến nơi đến chốn".

    Theo T.N
    Thanh nỉ
  9. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Khi VFF tự đánh mất tính xã hội
    Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) là một tổ chức xã hội, nhưng bấy lâu nay chính VFF đã quên hay hiểu sai về đặc tính này. Và bóng đá VN đi chệch hướng là điều tất yếu
    Nhận xét về giai đoạn vừa qua của bóng đá Việt Nam (BĐVN), HLV Tam Lang phát biểu: ?oĐó là một giai đoạn... khó nói!?, vì VFF đã để tiêu cực xảy ra quá lâu. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cơn khủng hoảng như hiện nay.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn khủng hoảng như hiện nay nhưng nguyên nhân lớn cần được mổ xẻ sâu hơn là VFF đã quên tính xã hội của tổ chức mình.
    Chưa biết tận dụng nguồn lực từ công chúng hâm mộ
    Hình ảnh của hàng triệu triệu công chúng hâm mộ ?oxuống đường? đón mừng chiếc HCB của đội tuyển VN tại SEA Games 18 và tiếp theo đó là thành tích ở các kỳ Tiger Cup 1996, 1998...; hoặc như việc hàng ngàn cổ động viên không quản ngại đường xa, lặn lội đến các đấu trường SEA Games trong khu vực để cổ vũ cho đội tuyển VN thi đấu, cho thấy sức mạnh quần chúng của bóng đá. Và còn đó là những cuộc săn đón của hàng vạn quần chúng hâm mộ làm náo loạn cả sân bay Phú Bài sau khi đội Thừa Thiên - Huế đoạt chức á quân mùa giải 1995 trở về quê nhà... Trong sự cổ vũ nhiệt tình ấy, rõ ràng BĐVN thực sự được sống, được đùm bọc trong tấm lòng yêu thương mãnh liệt của hàng triệu con tim người hâm mộ. Đã có lúc, trong câu chuyện đi tìm nguồn tài chính giúp BĐVN phát triển, không ít ý kiến nêu ra rằng, chỉ cần mỗi người dân trích 1.000 đồng cho bóng đá, tính nhẩm mỗi 1 năm VFF có nguồn thu hàng chục tỉ đồng mà không cần phải vất vả kiếm thêm tài trợ nào khác. Ý tưởng đó đã được các nhà kinh doanh nhanh chóng nắm bắt và tận dụng thành công bằng các chương trình ?omua 1 sản phẩm là bạn đã ủng hộ đội tuyển VN vài chục đồng?. Nguồn lực đó VFF đã không ngó ngàng tới.
    Chất xám cho bóng đá cũng bị lãng quên
    Điều đáng tiếc là VFF chưa hiểu thấu đáo tính xã hội của bóng đá, cứ nghĩ đơn thuần là thúc ép các đội bóng chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, hình thành các CLB nhà nghề theo mô hình CLB - doanh nghiệp. VFF quên rằng không phải chỉ có tiền là quyết định, mà cần phải tính đến nguồn nhân lực từ cộng đồng, trong đó ngoài vật chất còn có chất xám. Do vậy, những ý kiến góp ý từ quần chúng hâm mộ cho bóng đá đều bị VFF bỏ ngoài tai, lạnh nhạt đến vô cảm. Chuyện khó tin nhưng có thật về một công dân ở Hà Tây ?" ông Đặng Quang Luân - người được FIFA trao tặng kỷ niệm chương (nhân 100 năm thành lập tổ chức này), vì những đóng góp hết sức giá trị cho chiến lược phát triển bóng đá của FIFA, UEFA ròng rã gần 30 năm với 8 công trình nghiên cứu đầy thuyết phục về chuyên môn, vậy mà VFF lại... không biết gì cả! Đó là điều bất thường ở một tổ chức xã hội như VFF.
    Bóng đá học đường bỏ ngỏ hay chưa quan tâm?
    Nhìn vào hệ thống thi đấu của VFF như hiện nay, được khép kín bởi đủ loại U lên đến giải chuyên nghiệp quốc gia, nhiều người lầm tưởng rằng VFF làm bài bản. Thế nhưng đây chỉ là bề nổi của bộ mặt BĐVN, hay đúng hơn là một sự bắt chước thiếu sáng tạo, rằng người ta có mình cũng phải có. Hiệu quả của việc đào tạo các tài năng trẻ theo mô hình CLB ra sao, đến nay chưa có một đánh giá chuẩn mực nào để được xem là kiểu mẫu. Trong khi trước đó, TPHCM và Nghệ An được ví như cánh chim đầu đàn cả nước bằng mô hình trường năng khiếu bóng đá. Tuy nhiên, trái ngọt thu hoạch thì ít còn trái đắng lại quá nhiều. Cơn khủng hoảng hiện nay của BĐVN chứng minh điều đó.
    VFF cũng đã mở hầu bao để chi hàng trăm ngàn USD của FIFA dành cho việc đào tạo bóng đá trẻ, thế nhưng không rõ nguồn tiền này chạy đi đâu và hiệu quả ra sao vẫn chưa có lời giải thích nghiêm túc. Thậm chí có lúc buộc FIFA phải kiểm toán nguồn đầu tư này.
    Nhìn vào hệ thống chiến lược phát triển tài năng trẻ của BĐVN, nhiều người cảm thấy lạ khi việc đầu tư cho bóng đá trường học của VFF gần như là một khoảng trống.
    Trong khi đó ở các nước khác, nền tảng đào tạo bóng đá trẻ thường được đặt trên vạch xuất phát từ nhà trường. Yêu cầu đào tạo xuất phát điểm từ nhà trường không chỉ thuận lợi cho việc tìm tài năng mà lớn hơn là cái gốc rèn giũa giáo dục đạo đức, nhân cách cầu thủ, chuẩn bị cho tương lai. Chỉ có môi trường đó mới giáo dục được cầu thủ trẻ. Chính cách làm lệch lạc ấy khiến các cầu thủ trẻ thiếu nền tảng giáo dục đạo đức, làm hàng loạt ?o ngôi sao? trẻ phải xộ khám vì tiêu cực.
    Vì sao VFF không công khai hóa hành động?
    Vụ HLV Letard thắng kiện VFF cho thấy VFF yếu kém như thế nào, đến nỗi không đủ trình độ để soạn thảo một hợp đồng với một HLV nước ngoài. Hậu quả đâu chỉ là chuyện những quan chức VFF phải ra đi, Nhà nước mất 3 tỉ đồng bồi thường, mà người dân cần là sự công khai minh bạch trong cách điều hành của VFF. Thế nhưng cái cách mà VFF ?ođóng cửa? gần như đã trở thành ?ophong cách? làm việc lâu nay! Điều đó cho thấy mọi việc từ nhỏ đến lớn, lâu nay VFF luôn chủ quan trong việc hành xử và hình như cũng quên mất tính chất xã hội hóa của mình. Ngược lại, tính công khai, dân chủ luôn được các tổ chức bóng đá nước ngoài đặt thành tiêu chí hàng đầu trong hoạt động.
    Mô hình hoạt động các LĐBĐ khu vực
    Công khai và minh bạch

    Trong khu vực, mô hình hoạt động của 3 LĐBĐ Thái Lan (FAT), Singapore (FAS) và Malaysia (FAM) được xem là tiên tiến và minh bạch nhất. Cấu trúc hoạt động FAM đi theo mô hình của các LĐBĐ châu Âu, không có phó chủ tịch, tổng thư ký chịu trách nhiệm chính điều hành bộ máy tổ chức, làm việc trực tiếp với các tiểu ban, CLB, điều hành các giải vô địch và giải bán chuyên nghiệp khu vực.
    Trong khi đó, FAT có đến 4 phó chủ tịch, trong đó có 1 phó chủ tịch chịu trách nhiệm về đội tuyển quốc gia A và đội Olympic; 1 phó chủ tịch nắm đội U16. Trong sơ đồ tổ chức của FAT (nhiệm kỳ chỉ 2 năm), mọi thành viên đều được phân công, phân nhiệm rõ ràng. FAT cũng công khai danh sách các trọng tài FIFA ở môn bóng đá thường, futsal... trên website.
    Riêng FAS được xem là có mô hình công khai và minh bạch nhất. FAS công khai mục tiêu nhất quán của bóng đá Singapore: Có mặt ở VCK World Cup và đào tạo nhân tài thể thao thông qua các hoạt động bóng đá. FAS cũng thông tin về thu chi tài chính trên website của mình để người hâm mộ và nhà tài trợ theo dõi.
  10. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Một liên đoàn bóng đá mà được lãnh đạo bởi các phe cánh đấu đá nhau , không có đạo đức , bất lực trước những tiêu cực ,thử hỏi nền bóng đá có tiến bộ được ???

Chia sẻ trang này