1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung quanh vụ án bán độ

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi langtuphieu, 04/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Crematory_007

    Crematory_007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0

    Mong anh em ở nhà đón tết vui vẻ, những người Việt ở xa luôn hướng về tổ quốc Việt Nam thân yêu!
    sẽ trở về quê hương, để được đất mẹ ôm vào lòng
    Được crematory_007 sửa chữa / chuyển vào 20:20 ngày 26/01/2006
  2. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Mấy tay nhà báo cứ Hù anh em thế thôi , khả năng được "nghỉ" tết của mấy chú T16 là hơi ít !!! :D
  3. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Gặp Quyến, Vượng, ông Vinh ở T16
    Khi được phép của Tổng cục Cảnh sát vào gặp số huấn luyện viên, trọng tài và nhất là cầu thủ đội U.23 tại trại tạm giam, trong tôi - tình cảm lẫn lộn và luôn không nhất quán... Tôi bắt tay ông Nguyễn Thành Vinh, nắm tay có chặt đấy, nhưng mắt ông lại hướng về phía điều tra viên. Tôi lắc tay ông như muốn nói: Ông cứ quay lại đây với tôi, đừng ngại gì cả, không ai ngăn cản đâu!
    Tội nghiệp quá - "ngân hàng" của bóng đá quốc gia. Con người cương trực là thế, bản lãnh là thế và cũng khiêm nhường là thế mà hôm nay không thể nhìn thẳng vào mắt người cùng trò chuyện... Lúc đầu ông dè dặt khi tôi đặt vấn đề về chuyện đạo đức của cầu thủ, rồi như thấy tôi hỏi thật lòng, ông đã tâm sự trôi chảy, thậm chí về sau còn tỏ thái độ khá gay gắt khi lên án một số cầu thủ và lãnh đạo đặt vấn đề chạy trọng tài để cho đội được thắng vì hình như cả Hội đồng Trọng tài đang cố tình "chơi" đội Ngân hàng Đông AÁ - mà ông làm huấn luyện. Ông thấy uất lắm, uất vì mấy ông "vua sân cỏ" cứ tìm cách hành hạ đội bóng. Ông uất vì đã nhiều lần nói với lãnh đạo liên đoàn, cả nói thẳng với trọng tài nhưng mà chẳng thấy động tĩnh gì - giờ phải mang tiền thưởng của mình ra mà biếu họ. Bây giờ ông mới than là làm bóng đá sao khó thế. Khó vì không phải cứ bằng tài năng và sự tận tụy là được. Thế rồi ông buộc phải làm cái việc không muốn là mang tới biếu họ để như cầu xin: "Thôi, tôi thua các ông rồi, tôi xin các ông tha cho để tôi được yên ổn". Đấy, cái "nỗi nhục" của ông nó vậy. Thế mà giờ ông phải ngồi trại giam. Nói đến câu này, ông chùng xuống và hình như trong khoé mắt của ông có nước.
    Tôi hỏi về đứa học trò cưng của ông và cho ông biết nó tham gia bán độ tại Philippines. Nó bán và sắp xếp cho Việt Nam thua, miễn là có tiền! Mặt ông Vinh thảng thốt nhưng tái đi. Ông biết là tôi không nói dối, nhưng ông cứ than: Sao lại thế được, sao lại như thế! Quyến đã tạo nên ấn tượng sâu nhất trong ông về một đứa học trò nghèo, ngoan ngoãn và tài năng. Một lần không biết nghe ai, nó cùng mấy đứa tẩy chay thầy Thịnh là người huấn luyện viên đầu tiên dẫn dắt chúng nó vào nghề, ông Vinh giận lắm, ông cho gọi nó đến, trách rồi phân tích cho nó rằng, một đứa học trò có hiếu thì không bao giờ được phép nói xấu thầy. Sau đó, Quyến nhận ra, nó đã xin lỗi thầy Thịnh và cái lúc lên đến đỉnh vinh quang, nó được một lúc 3 đoàn mời đi đóng phim quảng cáo; nó xin ông, ông cho đi, ông còn bảo vệ nó trước ban lãnh đạo câu lạc bộ, ông nói: Cầu thủ mình còn nghèo, giờ người ta mời và trả cho nó nhiều tiền, tại sao lại không tạo điều kiện cho nó. Thế rồi lần sau nó xách túi về, nó đã vào thẳng phòng ông để chào. Ông yên tâm rằng nó đã biết sống, biết nghĩ, vậy mà giờ này nó bị bắt cùng Quốc Vượng, hay là... Ông nói vậy rồi bỏ lửng. Tôi biết, ông chẳng muốn nói điều gì. Theo suy diễn chủ quan, nhưng tôi cũng đã hiểu điều ông chưa định nói.
    Cán bộ quản giáo đưa ông Nguyễn Thành Vinh trở lại trại, vẻ hào sảng của ông đã không còn, ông bắt tay tạm biệt tôi mà hình như lưng ông hơi cúi xuống, tôi chẳng muốn nhìn ông trong tư thế ấy.
    Phạm Văn Quyến bước ra khỏi cánh cổng sắt mà khuôn mặt tươi tỉnh như không phải chuyện của mình. Chỉ khi thấy ống kính máy quay đang hướng về mình, anh ta mới cúi đầu xuống. Quyến đi đôi dép lê bằng da, mặc cái áo pull và quần jean, trông Quyến cao hơn trong sân và nhìn xung quanh, tôi cũng thấy Quyến không hề thấp. Có thể mấy cán bộ quản giáo không cao hơn Quyến, nên tôi thấy vậy chăng? Khi đặt vấn đề để trò chuyện trước ống kính, Quyến cũng không bất ngờ - mặt vẫn tươi như đang chạy trên sân. Tôi không hỏi Quyến về những điều đã nói với Cơ quan điều tra, mà chỉ hỏi vì sao đến mấy ngày, Quyến mới chịu nhận là mình tham gia bán độ. Có phải điều tra viên "quay" dữ quá không? Quyến không công nhận, anh ta nói vì thương mẹ và nghĩ đến mẹ nhiều mà quyết định nói ra. Thế rồi hình như câu nói "mẹ" đối với Quyến thê lương quá mà Quyến giãi bày một tràng với tôi rằng mẹ anh ta khổ quá, suốt đời sống vì nó, luôn lo lắng cho nó khi xa nhà đi thi đấu, giờ cũng chưa gọi là sướng - vậy mà anh ta lại làm cho bà khổ, lúc này bà chắc đang khóc khi nghĩ đến nó... Và thế là Quyến chảy nước mắt. Ai không tin mặc họ, nhưng tôi hoàn toàn tin nó đã nói thật, Quyến khóc thật và nó thương bà Niềm thật. Nhưng vì sao Quyến lại làm thế?
    Trước khi gặp Phạm Văn Quyến, các điều tra viên nói với tôi rằng Quyến đá bóng trên sân "quái" thế nào thì thái độ khai báo với cơ quan công an cũng "quái" như thế, quả đúng vậy - trước sau Quyến chỉ nói rằng nó còn trẻ, chưa lường hết hậu quả, chỉ nghĩ đơn giản là đội Việt Nam vừa thắng, Quyến lại có thêm tí tiền (ý nói chỉ hoà 2 hiệp chính với Myanmar, sau hiệp phụ sẽ thắng). Tôi không chịu, tôi hỏi anh ta: Em thừa biết trong bóng đá là thế nào rồi, đội mạnh nhất vẫn có thể sẩy chân thua đội yếu nhất cơ mà. Nếu bọn em sẩy chân thì hơn 80 triệu người dân Việt Nam sẽ thất vọng thế nào?
    Quyến quay đi không trả lời.
    Sáng hôm ấy, khi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội về công việc khác, tôi thấy các anh cứ thẫn thờ, trong khi tôi giục phải nhanh để chờ còn xem trận bán kết Việt Nam - Malaysia.
    "Thua rồi ông ạ, chiều nay Việt Nam thua!". Cái câu nói đó nếu ở ngoài, tôi chỉ coi là câu phỏng đoán tầm phào và sai toét, nhưng lần này chính tại Cơ quan điều tra đang chống tiêu cực trong bóng đá thì tôi ý thức được đó không phải chuyện đùa.
    Suốt mấy tiếng đồng hồ sau đó, tôi như nín thở để dõi theo từng biện pháp xử lý của các anh - lúc này tôi mới thấm thía câu nói: "Nhiều khi danh dự của một dân tộc có thể nằm trong tay một vài người". Cho đến khi tiếng còi của trọng tài bắt đầu trận đấu, qua điện thoại với Thiếu tướng cục trưởng - tôi mới thở phào vì các anh đã làm tất cả mọi biện pháp để ngăn chặn tiêu cực có thể xảy ra. Và sau đó đã không thua, ung dung bước vào trận chung kết.
    ***
    Tôi không có cảm tình với người có cặp mắt nhỏ lại hay liếc trộm, Quốc Vượng có cặp mắt như thế, tuy rằng tôi vẫn mê cách đá bóng rắn và đầy bản lĩnh của Vượng. Nhìn ống kính máy quay rất cảnh giác, Vượng hỏi: "Liệu có đưa lên vô tuyến?". Tôi gật đầu xác nhận và điều đó đồng nghĩa với sự câm lặng của Vượng, phải đến 30 phút Vượng mới chịu dè dặt và tính toán trong từng câu nói với phóng viên. Kết thúc buổi trò chuyện, khi đưa trở lại trại, Vượng còn quay lại phản ứng như đe doạ người quay phim đang vác máy chạy theo.
    ***
    Hai lần vào trại tạm giam, gặp 5 người là trọng tài Lương Trung Việt, huấn luyện viên Vũ Tiến Thành, huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh, cầu thủ Phạm Văn Quyến, cầu thủ Quốc Vượng. Có người suy sụp như Trung Việt, có người tươi tỉnh nhưng đau xót lắm như Tiến Thành, có người phản ứng như Vượng và có thái độ như Thành Vinh, Văn Quyến như ở trên tôi đã nói. Hai chương trình phát sóng trên VTC1 là phát ngôn chính thức của chúng tôi trước những con người có công, nhưng nay đang phạm tội - thiết nghĩ cũng chẳng phải bàn nhiều về động cơ và hành vi của họ. Nhưng nếu như Thành Vinh, Tiến Thành, Trung Việt biết nghĩ đến danh dự nghề nghiệp, nếu như Văn Quyến, Quốc Vượng biết nghĩ đến đất nước mình đang sống... Tôi tin rằng, sau cái giá phải trả quá đắt này, Thành Vinh, Tiến Thành, Trung Việt sẽ chẳng bao giờ còn sai lầm như vậy nữa. Còn Văn Quyến, Quốc Vượng, tôi cũng tin rằng những ân hận của họ khi nói với chúng tôi là thật - khi đó họ không nói dối, nhưng tôi lại nghĩ rằng, ngày mai, nếu họ được trở về đá bóng, nếu có người rủ rê "không thua mà lại có tiền" thì liệu họ có đồng ý không nhỉ... Mong rằng không phải vậy.
    laodong
  4. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Câu này khá chuẩn !! Cái quan trọng đi thi đấu trước bạn bè quốc tế không phải là vấn đề thành tích mà là tỏ rõ quyết tâm của mình , để bạn bè nhìn vào mà nể phục . Thà thua trong quyết tâm chiến thắng còn hơn là thi đấu với cái vật vờ chẳng có chút khí thế !! Suy đi tính lại nhiều khi thấy rất chán !!!
    Vài ngày gần đây vụ việc U23 và SLNA khá "lu mờ" bởi hình ảnh con bạc "triệu đô" .Hừm ,càng nghĩ càng chán !!
  5. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Cựu danh thủ Ba Đẻn: Thời chúng tôi không có chuyện mua bán độ
    ?oThời chúng tôi cả nước cùng nghèo. Ai bán mà mua? Ai mua mà bán. Nói thật với bạn, có mua chúng tôi cũng chả bán đâu. Khi bạn làm cầu thủ, bạn cứ ra sân đi, bạn sẽ thấy trước mặt mình là Tổ quốc. Và lúc đấy, không phải bạn đá cho bạn, cho gia đình bạn mà là cho hàng triệu trái tim đang nín thở theo dõi từng đường bóng lăn? , cựu danh thủ Ba Đẻn tâm sự.
    Hẹn gặp mãi, cuối cùng Ba Đẻn cũng nhận lời tiếp chuyện chúng tôi. Thú thực, đây là lần đầu tiên tôi được gặp trực tiếp một con người đã trở thành huyền thoại của bóng đá Việt Nam, mà chắc rằng, không chỉ thời trai trẻ, ngay cả bây giờ, khi đã xấp xỉ tuổi 60, anh có lẽ vẫn là thần tượng của rất nhiều người - người đàn ông đã từng ít nhất một lần làm loạn nhịp trái tim của các cô, các chị khi chứng kiến chàng cầu thủ là Ba Đẻn hồi ấy đi bóng điệu nghệ thế nào.
    Đúng như tính cách bộc trực, thẳng thắn và rất cởi mở của anh, Ba Đẻn đã tâm sự những điều gan ruột về bóng đá, những niềm vui nỗi buồn xung quanh trái bóng mà đời một cựu danh thủ như anh đã từng nếm trải và chứng kiến.
    - Anh Đẻn này, hồi tôi còn bé xíu, tôi đã được nghe người ta hát vui như thế này: "Bay qua tường là em bay qua tường? Cao Cường đá bóng, Thế Anh sút vào" theo nhạc bài hát "Bay lên nào là em bay lên nào". Thời của anh ấy, có vẻ như bóng đá được hâm mộ thực sự. Người ta yêu quý anh, đưa tên anh cả vào trong bài hát, dù là bài hát nhái, chứ không phải như bây giờ, người ta đưa những chuyện tiêu cực của bóng đá vào một số tiểu phẩm hài để châm biếm. Bóng đá hồi trước có vẻ đơn giản và... vui hơn.
    - Bạn nói đúng rồi đấy. Thời của chúng tôi, những Khánh, những Mỵ? ra sân là đá bóng bằng cả trái tim. Có hôm nào đá mà sân vận động còn thừa chỗ đâu. Khán đài B hồi ấy chưa có hàng rào ngăn cách như bây giờ, mỗi lần cầu thủ ghi bàn, người ta nhảy cả xuống xé rách hết quần áo. Sướng lắm!
    - Những năm 70-80, khi ấy chúng tôi chỉ là những cậu bé, cô bé nhỏ xíu nhưng cũng một vài lần được ăn cơm độn khoai và ít nhiều cũng biết thế nào là sự khó khăn của một đất nước thời bao cấp. Bóng đá hồi ấy chắc là cũng không thể nuôi sống được gia đình anh. Người ta cứ đổ lỗi rằng, vì bây giờ cơ chế thị trường nảy sinh nhiều tiêu cực nên bóng đá ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, nếu mà ngày xưa xã hội cũng phát triển như bây giờ thì có chuyện bán độ không nhỉ?
    - Ai bán mà mua? Ai mua mà bán. Làm gì có ai đủ tiền mà mua. Lương chúng tôi hồi ấy được 10 đồng, tình trạng chung mà, cả nước cùng nghèo. Nói thật với bạn, có mua chúng tôi cũng chả bán đâu. Khi bạn làm cầu thủ, bạn cứ ra sân đi, bạn sẽ thấy trước mặt mình là Tổ quốc. Và lúc đấy, không phải bạn đá cho bạn, cho gia đình bạn mà là cho hàng triệu trái tim đang nín thở theo dõi từng đường bóng lăn. Thế hệ chúng tôi là như thế đấy!
    - Có nguyên nhân cho rằng, tại lương cầu thủ thấp, tại giá cả thì ngày một tăng đến chóng mặt, rồi rất nhiều việc bắt con người ta cái gì cũng phải nghĩ đến tiền đã chi phối các cầu thủ. Chuyện của Quyến, của Vượng, của Hiếu vừa rồi ấy?
    - Bạn nhắc chuyện này tôi buồn lắm, không phải tại lương đâu. Lương chúng nó gấp mấy lần lương một anh công nhân bình thường, nếu biết chắt chiu, ăn tiêu vừa phải thì sau vài năm cũng có một số tài sản mà không phải công nhân, viên chức nào cũng có được. Tôi ăn lương đại tá mười mấy năm rồi mà cũng chỉ xấp xỉ 3 triệu . Lỗi là tại bản thân mỗi người thôi, không tự rèn luyện đạo đức thì chuyện sa ngã không có gì phải bàn.
    - Khi Văn Quyến, Quốc Vượng còn trên đỉnh vinh quang, được tung hê cho dù là thái quá, người ta thường nhắc đến hoàn cảnh nghèo khó của họ cùng với những thành tích như là một tấm gương vượt khó đi lên. Còn khi họ sa ngã, người ta lại nói rằng, chính cái xuất phát điểm, thậm chí có người còn độc mồm độc miệng nói "con không cha như nhà không nóc" cùng với sự thiếu giáo dục, thiếu một nền tảng văn hóa đã khiến họ hư hỏng.
    - Đấy! Đấy cũng là một trong những lỗi của báo chí, cứ cho anh ta sống trong ảo ảnh mình là nhất, mới sinh ra những "ông kễnh" đi tập muộn hàng chục phút, gặp người lớn không chào, lãnh đạo đến thăm còn nhai kẹo cao su bỏm bẻm? Nói thật với bạn, bây giờ phương tiện truyền thông nó nhiều thì mới có cơ hội nói năng văng mạng thế chứ, kỹ thuật của chúng tôi ngày xưa khá hơn nhiều. So với chúng tôi ngày xưa, ít có cầu thủ nào bây giờ chạy 30m với thời gian nhanh hơn chúng tôi.
    - Tôi thì vẫn cho rằng, họ còn quá trẻ, thậm chí còn xử sự rất trẻ con. Ví như chuyện Văn Quyến vừa xuống sân bay ở Tp.HCM đã đòi Quốc Vượng phải đưa tiền, và anh ta còn cáu kỉnh ra mặt khi chưa nhận được tiền. Cái hành động ấy đúng là rất trẻ con, giống như khi đứa trẻ được điểm 10, nó bắt mẹ phải giữ lời hứa, chở nó đi ăn kem chẳng hạn. Và khi trả lời trước cơ quan điều tra cũng thế, họ cứ nghĩ rằng, "bán độ thắng" thì không có tội mà vẫn được tiền. Có điều, thật tiếc, họ đã ngoài 20 tuổi, có quyền công dân vài năm nay rồi.
    - Trẻ thì càng phải phấn đấu, rèn luyện. Tôi vào bộ đội năm 65, bạn cứ tính đến nay là 40 năm, 40 năm nhân với 365 ngày, sẽ ra bằng ấy ngày tôi phấn đấu. Tôi chưa cho mình nghỉ một phút nào. Trẻ mà không rèn luyện thì già hư lắm (cười to).
    - Hình như có chuyện gì, việc gì gắn với đồng tiền cũng đều phức tạp và một số người đã không tránh được cám dỗ của nó, nhất là những người trẻ tuổi như Vượng, như Quyến. Nhưng đó chỉ là một khía cạnh, phải chăng môi trường bóng đá không phải là một môi trường tốt, ví như Vượng hay Quyến nhìn thấy hoặc nghe thấy xung quanh họ, lớp đàn anh, cha chú họ cũng có điều tiếng này nọ, chuyện sắp xếp, mua trọng tài, nên điều đó cũng khiến họ bị ảnh hưởng?
    - Tôi thì không nghĩ thế, tại sao vẫn có những Tài Em, tại sao Quyến không bản lĩnh được như Tài Em.
    - Anh có trách họ không, những cầu thủ đang nằm trong Trại T16 ấy?
    - Buồn lắm, tôi buồn lắm!
    - Đây là lần đầu tiên tôi gặp anh và đúng như những gì tôi được nghe kể, anh đeo hàm Thượng tá Quân đội lâu lắm rồi và ăn lương đại tá cũng rất lâu, thế nhưng phong cách của anh thì vẫn rất giản dị, gần gũi, nói một cách khác là "lính tráng" lắm, điều đó hình như cũng là một bất lợi khi tham gia tranh cử giải "Cầu thủ vàng" 50 năm?
    - Tôi thích mọi người nhận ra tôi là một Ba Đẻn, một Ba Đẻn chân vòng kiềng bị xé rách quần áo te tua trên sân vận động. Nói vui với bạn, tôi chưa bao giờ là "tổ trưởng tổ 3 người", còn "tổ trưởng tổ 2 người, gồm tôi và vợ tôi" thì tôi vẫn chỉ là tổ viên. (Cười to).
    - Còn cái giải "Cầu thủ vàng" 50 năm ấy, nghe đâu anh cũng được đề cử?
    - Có ai đề cử đâu, có mỗi ông Dương Trung Quốc, ông ấy bảo: "Thời ấy, tôi chỉ biết mỗi tên Ba Đẻn" nên đề cử cho tôi.
    - Thế thì có lẽ, tôi cũng đoán được rồi, anh sẽ thích được làm "Cầu thủ vàng" trong tim mỗi người dân Việt Nam yêu bóng đá hơn là nhận được một tấm bằng chứng nhận có đủ chữ ký và dấu má.
    - Đúng là PV Báo ANTG. (cười). Quả là tôi đá bóng không phải để nhận tấm bằng nào hết, tôi sung sướng vì đến bây giờ, những người yêu bóng đá hồi ấy và cả lứa các bạn bây giờ cũng không quên tôi.
    - Nhân nói chuyện "Cầu thủ vàng", mới đây ông Lê Thế Thọ - người được nhận danh hiệu đó đã nộp đơn xin từ chức Phó Chủ tịch Liên đoàn. Ông Thọ từng nói trước cuộc họp rằng: "Có người muốn ám hại tôi?". Anh cùng thời với ông Thọ, tức là cái thời cả nước nghèo, không ai tính chuyện tiêu cực, nếu có chỉ là "làm kinh tế tí ti", đúng hơn là "trả nợ" tình nghĩa với nhau. Còn bây giờ...
    - Bạn nói chuyện này tôi lại buồn đấy.
    - Sau tất cả mọi chuyện, những tai ương của bóng đá Việt Nam, liệu chúng ta có phải làm một cuộc cải tổ một cách căn bản bóng đá hay không? Ví như phải tìm cầu thủ có đạo đức rồi mới đào tạo. Và có lẽ phải tìm người quản lý dám chịu trách nhiệm trước những lỗi lầm của người cấp dưới.
    - Quan trọng nhất là chuyện giáo dục, quản lý. Cách quản lý của ta vẫn nương về tình nhiều hơn. Ở nước ngoài thì khác, anh vô kỷ luật nó đuổi thẳng cổ. Anh đến muộn vài phút nó phạt tiền thật nặng. Nó tiêu cực vì cần tiền thì mình cũng phải có cách quản lý bằng tiền, nghĩa là phạt thật nặng thì chẳng cầu thủ nào dám ngông nghênh nữa đâu. Hoặc đuổi thẳng cổ, không đá bóng tức là không có tiền.
    - Ông A.Riedl có lần nói rằng, ông ta đã đề nghị rất nhiều lần lên Liên đoàn về cách quản lý. Không nhất thiết phải tập trung cầu thủ trước hôm thi đấu, miễn là anh phải đảm bảo đủ sức khỏe, phong độ, nếu anh không đáp ứng được thì sẽ bị đào thải thôi.
    - Đúng, đúng. Cần gì phải ngồi canh chúng nó đến 1-2 giờ sáng. Ở nước ngoài cầu thủ đi thi đấu còn được mang theo vợ con. Vấn đề là họ có đủ người tài, đủ chuyên gia và tính tự giác cao. Chứ cầu thủ của ta nó dỗi, không chịu thi đấu, Ban huấn luyện phải nịnh như nịnh vong, vì ta thiếu người tài.
    - Đội Thể Công của anh nghe nói hình như cũng có vài cầu thủ nằm trong "danh sách đen" và nổi tiếng là giàu. Với cương vị người đi trước, anh nói gì với họ?
    - Chúng nó lớn hết cả rồi, nó tự nhận biết được cái đúng cái sai, mình là cha chú thì chỉ biết khuyên bảo thôi. Tôi thường dạy chúng nó phải biết trước biết sau, phải tôn sư trọng đạo. Nhìn thấy cảnh học trò mình gặp mình giương mắt ếch lên, đau lòng lắm . Còn ai làm sai người đấy chịu.
    - Gần đây, một số báo đăng ảnh của anh chụp chung với một nhân vật nổi tiếng trong làng cá độ Việt Nam?
    Ba Đẻn: "Thắng Tài Dậu" chứ gì. Cái ảnh ấy chụp ở Hải Phòng, trận đấu các lão tướng. Ở một phương diện nào đấy thì anh ta là một cổ động viên bóng đá hâm mộ Ba Đẻn , mà chuyện cổ động viên đòi chụp chung với thần tượng thì cũng là chuyện bình thường thôi.
    - Bóng đá mang đến cho anh niềm vui nhiều hơn hay nỗi buồn nhiều hơn. Đó có phải là một nghề khắc nghiệt, cướp hết tuổi thanh xuân, sức lực của các cầu thủ và cũng rất "bạc"?
    - "Bạc" hay không là do mình thôi. Đúng là bóng đá mang đến cho tôi những niềm vui tột đỉnh, nhưng buồn thì cũng kinh khủng, bạn không trải qua, không chứng kiến, bạn không biết được đâu. Đấy là tình nghĩa đồng đội, là đạo thầy trò bị xem thường, là rất nhiều vấn đề khác? Nhưng dù sao tôi cũng cảm ơn bóng đá, nhờ bóng đá mà bạn biết đến tôi, chứ tôi đi ra đường, bọn nhóc bây giờ nó cũng có quan tâm Ba Đẻn là thằng cha nào đâu.
    - Nói một cách ngắn gọn về đời cầu thủ của mình, anh sẽ nói gì?
    - Làm cầu thủ, trước hết phải làm một con người.
    - Cảm ơn anh về cuộc chuyện trò này, năm mới chúc anh và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc
    conannhandan
  6. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Thôi tạm thời thế đã , giờ này vẫn chưa thấy gì có nghĩa là đám T16 đang tập chung nấu bánh chưng ăn tết !!! Chuyện ngắn "Tiêu cực " tạm thời đợi sau tết tiếp tục vậy hy vọng sẽ thêm vài nhân vật mới !!
  7. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Phút thật lòng của 3 ''ngôi sao'' sân cỏ tại cơ quan điều tra
    Đến buổi chiều hỏi cung cuối trước khi khai ra cái sự thật cay đắng là có chuyện cá độ ở Bacolod (Philippines), cầu thủ Văn Trương sụt sùi hỏi điều tra viên rằng: "Chú ơi, tội của con sẽ bị? mấy năm".
    Đến thời điểm này, Văn Trương vẫn thấp thỏm nỗi lo về "hình phạt" treo lơ lửng trên đầu .
    Trong buổi tổ chức lễ đính hôn (ăn hỏi) vào ngày 22/12/2005 ở Huế, Văn Trương không còn giữ được cái vẻ tự tin trước đây của một "ngôi sao sân cỏ". Cuộc đính hôn này của Trương diễn ra giữa lúc cuộc chiến chống tiêu cực bóng đá đang ở hồi cao trào nhất.Các điều tra viên kể rằng, mấy ngày bị thẩm vấn ở Hà Nội, Văn Trương lúc nào cũng nhấp nha nhấp nhổm như đang để tâm trí vào một việc gì đấy. Có những lúc điều tra viên đang hỏi mà cầu thủ này vẫn ngãng ra một lúc lâu chẳng thể trả lời, lúc sau bị nhắc riết quá mới chợt choàng tỉnh: "Chú vừa hỏi cái chi ạ?". Trương không mộng du mà thái độ này là có nguồn cơn. Cho đến buổi chiều hỏi cung cuối trước khi khai ra cái sự thật cay đắng ở Bacolod (Philippines), Văn Trương mới sụt sùi hỏi điều tra viên rằng: "Chú ơi, tội của con sẽ bị? mấy năm". Hóa ra Trương đang nghĩ đến người vợ chưa cưới ở Huế.
    Thậm chí trước khi bị triệu tập ra Hà Nội làm việc, lo thì lo nhưng Trương vẫn nghĩ rằng, cùng lắm bị hỏi mấy ngày rồi về, mọi chuyện đâu lại hoàn đó. Trước khi đi Hà Nội, hai gia đình cũng đã ấn định chuyện đính hôn, nhằm vào ngày 22/12.
    Nghe được sự tình đó của Trương, các điều tra viên động viên, sự thành khẩn trong khai báo luôn được xem xét giảm nhẹ. Đúng như những gì đã hứa, cầu thủ này được cơ quan điều tra cho về và hoàn thành chuyện hôn nhân đại sự của mình. Đó cũng là một "khó khăn" rất lớn mà cơ quan điều tra đã vượt qua khi phải đứng trước quyết định "xử lý hay chưa xử lý".
    Quốc Vượng - "trái tim chuột trong thân xác hổ" .
    Dư luận thành Vinh đồn thổi rằng Quốc Vượng "khệnh" lắm. Sớm nổi tiếng, sớm gặt hái ra tiền, những câu chuyện về các cuộc ăn chơi bốc trời của cầu thủ này khiến nhiều người phải lắc đầu lè lưỡi. Thậm chí, nhiều người biết rõ CLB Pjico - Sông Lam Nghệ An nói rằng nếu ở trong đội tuyển, các bậc đàn anh như Văn Sỹ Thủy, Văn Sỹ Sơn, Phi Hùng, Xuân Hải? trước đây nể sợ "anh Thắng" (HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng) thì ngược lại, Vượng vẫn có được sự ngang tàng nhất định.Khi Thắng còn là HLV phó đã có lần tổ chức một cuộc kiểu "lấy chữ ký bất tín nhiệm" của cầu thủ với HLV trưởng Nguyễn Văn Thịnh. Vượng là một trong số hai người trong đội bóng không ký. Vượng tỏ ra bản lĩnh đến HLV Nguyễn Văn Thịnh cũng phải tự hào và một người đầy quyền lực như HLV phó Hữu Thắng lúc đó cũng phải kiêng dè. Vượng thích khẳng định cái "tôi" cá nhân và đầy bản lĩnh của mình, độc lập trước người khác.
    Vượng sớm giao du với đám cờ bạc ở thành phố Vinh, ăn cơm ở tiệm nhiều hơn cơm nhà. Bữa nào không đi đá bóng là mất hút ở mấy "chiếu" xóc đĩa. Vượng đi thì thôi, hễ về nhà lại kéo tấm nệm dài đặt phệt xuống nền và? kéo gỗ.
    Gia cảnh nhà Quốc Vượng thanh bần. Căn nhà cũ đã sập sệ tường vôi mái ngói vì nắng mưa, đàn lợn réo inh ỏi đòi cám bên cái rạch nhỏ của một ngõ nhỏ. Có 40 triệu đồng trong nhà Vượng và cuốn sổ đó mang tên ông Lê Văn Quang, bố đẻ và cũng là một cựu cầu thủ thành Vinh. Ông Quang và bà Hạnh, mẹ Vượng khóc đến cạn nước mắt khi nhắc đến đứa con thương yêu Tết này đơn côi trong những bức tường giam lạnh lẽo.
    Tiền trăm, bạc tỷ cá độ nếu có thì "đổ" đi đâu hết chứ Vượng đưa về nhà cũng chẳng được là bao, ngoài những đồng lương CLB trả và một vài món nhỏ tiền thưởng. Ông Quang run run tay đỡ những thứ chứng minh một thời huy hoàng của Vượng như các danh hiệu vô địch, cúp bạc SEA Games năm 2003...
    Ngoài đời mạnh mẽ thế, "khệnh" là thế song vừa bước chân vào trại tạm giam Vượng đã run bắn lên, đề nghị được ở phòng nào "hiền lành" nhất. Trong đầu Vượng, trại tạm giam hay nhà tù thì cũng như nhau, cũng có những khuôn mặt gớm ghiếc, với một lô một lốc những tiền án tiền sự mà Vượng từng gặp trên chiếu bạc, ở chốn đốt tiền của dân cá độ.
    Văn Quyến: "Đã có lúc cháu sợ cóng chân, muốn thôi nhưng không thể" .
    Các cán bộ điều tra cho biết Quyến "ngoan", khai nhận rất mạch lạc, không úp mở, không che giấu và tỏ ra thành khẩn. Một lần sau buổi lấy lời khai, Quyến ưu tư lắm rồi nhắc đến mẹ, đến bạn gái và trào nước mắt. Quyến thủ thỉ một câu tồi tội: "Nói thật là sau khi bàn bạc với Vượng, Trương và mấy người, về phòng cháu cũng sợ. Cháu lại lo cóng chân không đá được thì đội tuyển vừa thua mà mình cũng mất tiền thì đau lắm. Bảo với Vượng thôi thì Vượng nói cố lên, đã báo với bên nhà rồi".Các điều tra viên hỏi cung Quyến lúc đó cho biết, nghe mà không tin vào tai mình vì trước đó, khi chưa vào trại tạm giam T16, Quyến có vẻ kênh kiệu lắm. Có lẽ, cũng như bất cứ ai, đằng sau phút giây thăng hoa và buộc phải nói những điều chưa chắc đã thật, trong những phút gian nan, khốn khó nhất của đời người, những lời của "sao" vẫn sẽ là những lời chân thật.
    (Theo Công An Nhân Dân)
  8. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Đúng là tội nghiệp ba chú này thật và cả bốn chú còn lại kia nữa. Quá hăng máu và không được dạy dỗ đến nơi đến chốn nên cuối cùng phải trả giá. VN hiện tại có thể nói là hoàn toàn không có 1 hệ thống đào tạo cầu thủ bài bản. Các cầu thủ trẻ VN bây giờ chủ yếu được đào tạo về bóng đá và hoàn toàn không được dạy dỗ đúng mức về cách sống. Họ lớn lên trong môi trường với những cầu thủ đàn anh và HLV đua nhau móc nối bán độ, uống rượu, chơi đĩ, chia phe cánh cho nên việc họ sa ngã là một điều không thể tránh khỏi. Hy vọng kì này các cầu thủ trẻ khác sẽ thấy được sự thất bại của 7 chú ngựa non háu đá này để mà học tập.
  9. JP

    JP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Chuyện người ký lệnh bắt Văn Quyến, Quốc Vượng
    TPCN - Cánh phóng viên luôn túc trực bên cổng C14, Bộ CA, song có một thông tin mà không một ?othợ săn? nào ?omoi? được là ai đã trực tiếp hạ bút ký ?oLệnh bắt khẩn cấp? đối với Văn Quyến và Quốc Vượng.
    Vâng, vào một tối cuối đông mưa giăng giăng, tại ngôi nhà trong một ngõ khuất nẻo bên công viên Thủ Lệ, tôi có dịp được ngồi nhâm nhi ly rượu thuốc với vị ?oTướng đầu bạc? hay còn được mệnh danh là ?oTướng ẩn mình? ?" Người đã đánh dấu mốc cho cuộc chiến chống tội phạm trong nền bóng đá nước nhà.
    Gọi là ?oTướng đầu bạc? bởi lẽ, ngay từ thời mới ?oU40?, mái tóc ông đã như sương phủ. Cho tới xuân này, ông vừa tròn 40 năm phục vụ trong ngành công an.
    Nhiều người còn đặt cho Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc biệt danh ?oTướng ẩn mình?, bởi ông cứ lặng lẽ ?ophá? hết ?oán? này đến ?oán? khác và chỉ xuất hiện công khai trước công chúng và báo chí khi cấp trên yêu cầu.
    Chẳng thế mà cho đến nay, rất ít người biết được ông đã từng lăn lộn trong những vụ án gây chấn động dư luận suốt hơn một thập kỷ qua lần lượt như triệt phá băng nhóm mang biệt hiệu ?oTin palét? tại Nha Trang (Khánh Hòa), Cu Nên (Hải Phòng), Minh Sa-pa-xa (Vũng Tàu), Dũng ?oChim xanh?, Hoàng Lựu đạn (TP. Hồ Chí Minh), ?oKhánh Trắng? (Hà Nội).
    Đặc biệt, ông còn làm Phó Ban chuyên án giúp việc cho Trưởng ban ?" Trung tướng Nguyễn Việt Thành trong chuyên án nổi tiếng ?oNăm Cam??
    Làng ông có cái tên rất đẹp: làng ?oSong Động? trước đây gồm 2 làng: Lôi Động ?" Lang Động. Đình làng Song Động đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, thờ 3 vị Thành Hoàng là tướng Yết Kiêu ?" Quận He Nguyễn Hữu Cầu và Tiến sĩ, quan văn Nguyễn Hữu Ngu (được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám).
    Làng Song Động thuộc xã Tân An (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) vốn là mảnh đất ?oĐịa linh nhân kiệt? thời nào cũng có Tướng. Cách đây tròn 40 năm, khi anh trai làng Phạm Xuân Quắc bỏ tay cày mà theo nghiệp công an, người cha vốn là một nông dân chính hiệu, cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng, dòng họ Phạm của ông cũng sẽ đóng góp cho làng quê một ?oTướng? nữa.
    Sau chiến công xuất sắc phá vụ án ?oTin palét?, lãnh đạo Bộ đã tin tưởng giao cho Cục trưởng C14 Phạm Xuân Quắc làm Trưởng ban chuyên án vụ ?oKhánh Trắng?.
    Đây là một chuyên án vô cùng phức tạp. Bản thân đối tượng có những thủ đoạn rất tinh vi, có đầy bản lĩnh để che giấu và xóa dấu tích tội phạm.
    Đối tượng chính thì chưa bị lộ diện nhiều, hơn nữa, lại được sự ?obảo kê? của một số người trong cơ quan pháp luật, đồng thời đối tượng lại có mối quan hệ rất rộng kể cả với người có địa vị xã hội, lại ?otích cực? đi ?olàm từ thiện? hết ?okhai trương? ?otrung tâm? này, lại ?obảo trợ? cho đơn vị nọ, chẳng thế mà đối tượng đã từng được một tờ báo đăng bài ca ngợi hết nhời. Cũng đúng vào thời điểm đó, đối tượng đang nhăm nhe ?ochạy? một chân Đại biểu Hội đồng nhân dân?
    Còn ông Trưởng ban chuyên án, khi đó, vẫn chưa thuộc hết đường phố, ngõ ngách Thủ đô đã nhận được những cú điện thoại gọi tới tận căn phòng riêng của ông tại tập thể Lê Thánh Tông, với lời lẽ sặc mùi ?odao búa? của dân xã hội đen.
    Ông đốp lại ngay: Đừng chơi trò phim ảnh, có gan tới nhà riêng gặp tôi ở Lê Thánh Tông. Tôi chờ!
    Và hắn đã đến nhà riêng ông Cục trưởng thật! Đó là một đàn em của Khánh Trắng, vốn nổi tiếng về dao búa trong giới giang hồ Hà thành. Song, người bất ngờ không phải là ông Cục trưởng, mà chính lại là tay dao búa chuyên nghiệp.
    Thoạt đầu hắn bị choáng bởi thái độ bình thản đến lạ thường của ông Cục trưởng. Dưới mái đầu bạc như cước là đôi mắt tinh anh như nhìn thấu tâm can tên tội phạm (sau này hắn ?otâm sự? vậy), cộng với thân hình vạm vỡ, những bắp thịt săn chắc của người chuyên luyện võ công đã khiến cho tên đàn em của Khánh Trắng phải kiêng nể.
    Sau khi được uống nước, hút thuốc và nghe những lời phân tích chí tình, chí lý, tên đàn em chuyên dao búa đã ?otâm phục, khẩu phục? ?ovui vẻ? xin ra đầu thú.
    Nhưng tên này chỉ chuyên về ?ochân tay?, không nắm được gì về tội trạng mà Khánh Trắng đã xóa bấy lâu nay. Khi nghiên cứu kỹ càng tất cả những tài liệu có liên quan tới Khánh Trắng qua tài liệu của nhóm trinh sát tin cậy, vị Trưởng Ban đã lọc ra được một ?omắt xích? tối quan trọng (nếu như không muốn nói là duy nhất), ấy chính là D ?" người đã đi tù thay cho những kẻ giết người nhưng lại được ai đó đưa vào tội ?ophòng vệ? quá mức cần thiết.
    Sau khi phát hiện ra nhân vật D, một mặt, ông chỉ đạo các trinh sát vừa thu thập thêm tài liệu, lời khai, vừa bám sát đối tượng D, còn ông nghiền ngẫm cách thức sao cho D khai hết ra sự thật của ?ovụ đi tù thay?.
    Cuối cùng, ông quyết định một mình ông sẽ gặp và chuyện trò trực tiếp với D. Nhằm tránh cho đàn em của Khánh Trắng phát hiện, ông bí mật giao cho một trinh sát gạo cội trong chuyên án, buổi tối, mời D tới 40 Hàng Bài.
    Tại đây, ?ohai chú cháu? ngồi chuyện trò với nhau như hai người bạn, không có máy ghi âm, không có bản cung gì cả.
    Suốt mấy tối liền, mặc dù đã được nghe những lời chỉ bảo rất ân cần, và bản thân D cũng tỏ ra rất muốn nói ra sự thật, nhưng hình như D vẫn còn cấn cá, sợ uy danh của ?oĐại ca? và băng nhóm, sợ bị trả thù...
    Những đêm ấy, khi đi bộ từ Hàng Bài về Lê Thánh Tông, ông luôn nhớ tới lời của Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ khi giao cho ông nhiệm vụ phá băng tội phạm Khánh Trắng, rằng: ?oLàm thì làm tới nơi tới chốn, đừng đầu voi, đuôi chuột nhắt!?.
    Ngay trong đêm tối, ông chỉ đạo trinh sát tìm hiểu kỹ thêm gia cảnh của D, đồng thời lệnh cho anh em 24/24h đảm bảo tuyệt đối an toàn sinh mạng cho D cùng gia đình, vợ con?
    Biết được sự quan tâm đặc biệt của Cục trưởng dành cho gia đình mình, cuối cùng, D đã khai ra toàn bộ đầu đuôi hành vi phạm tội của anh em Khánh Trắng.
    Khi D khai nhận, ông cũng không yêu cầu viết hoặc ghi bản cung gì cả, ông cười rất tươi và thân mật bảo D về ngủ ngon, mai đi Đồng Mô ?ochơi với tớ?. Tại Đồng Mô, ông ?ochiêu đãi? D một chầu cho thư giãn thần kinh sau mấy đêm căng thẳng, rồi ông mời các vị đại diện VKSNDTC, Cục CSĐT? tới nghe D khai báo, trình bày ngọn ngành mọi chi tiết.
    Có thể nói rằng, những lời khai của D là chìa khóa mở ra mọi bí mật tội lỗi mà băng Khánh Trắng che giấu suốt một thời gian dài, qua mắt được bao nhiêu cơ quan, tổ chức?
    Trời đã về khuya, câu chuyện giữa chúng tôi chuyển sang đề tài mà hơn một tháng qua, hàng triệu, triệu người dân đang dõi theo từng bước đi của C14 mà ông là thủ lĩnh.
    Tôi ướm hỏi: - Khi được biết C14 ?ođụng? đến chuyện trọng tài môi giới hối lộ và ?oăn? hối lộ, rất nhiều người dân bán tín, bán nghi, bởi chuyện đưa và nhận hối lộ xưa đến nay khó mà ?obắt tận tay day tận trán??
    Ông cười, đáp rằng: - Ngay từ khi thực thi chuyên án Năm Cam, đã thấy xuất hiện một số dấu hiệu hé lộ về chuyện cá độ tỉ số trong bóng đá. Tuy nhiên, thời điểm đó, chúng tôi tập trung làm nhanh, gọn, sạch nhóm tội phạm do Năm Cam điều hành, mà chưa có thời gian cho việc khác.
    Ngay sau khi kết thúc chuyên án Năm Cam, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo bằng mọi cách phải đưa ra ánh sáng những kẻ đang làm vấy bẩn nền bóng đá nước nhà để đáp lại lòng tin và trông đợi của công chúng.
    Xin mọi người cứ an tâm, chúng tôi đã chọn hai ?omắt xích? là Lương Trung Việt ở phía Nam và Trương Thế Toàn ở phía Bắc.
    Không có một tội phạm nào lại không để lại dấu vết gì. Từ hai ?omắt xích? này, đã lần ra được tất cả những trọng tài đã ít nhiều ?onhúng chàm?. Đau xót lắm, đã có tới quá nửa số trọng tài có liên quan đến việc nhận hối lộ.
    Tuy vậy, cơ quan điều tra chỉ khởi tố những đối tượng tương xứng với tội lỗi vi phạm, còn một số người do hoàn cảnh, số tiền nhận ít ỏi, có thái độ thành khẩn trong khai báo, sẽ bị xử lý về hành chính.
    Qua đây, có lẽ, UBTDTT và VFF phải cải tổ thực sự về công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ sử dụng trọng tài, bởi, một trọng tài bóng đá tối thiểu phải đạt được 3 tiêu chí: nắm vững Luật ?" có Sức - có Đức, mà hiện trạng, cả 3 tiêu chí này soi vào đội ngũ trọng tài Việt Nam, ai cũng thấy rõ, khỏi cần phải nói?
    - Thế còn chuyện bán độ ở đội tuyển U23, thưa ông?
    - Khi đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam lên đường sang Philippines, tôi đã trực tiếp dặn dò Trung tá Doãn Công Huân rất kỹ, không được bỏ qua bất kỳ một tiểu tiết nào. Qua các biện pháp nghiệp vụ, chúng tôi thấy khả năng xuất hiện một ?omắt xích? nào đó là có thể xảy ra.
    Ngay trận đầu với Myanmar chúng tôi đã có trong tay những dữ liệu nhất định. Cho tới buổi trưa ngày thi đấu bán kết với Malaysia tôi rất sốt ruột, điện thoại trực tiếp cho Doãn Công Huân yêu cầu tiến hành những công tác nghiệp vụ, nhưng tránh không gây ra tình trạng hoang mang, căng thẳng ảnh hưởng đến hiệu quả thi đấu của đội tuyển nước ta.
    - Tâm trạng của ông khi ký ?oLệnh bắt khẩn cấp? đối với Phạm Văn Quyến và Lê Quốc Vượng?
    - Thực tình mà nói, khi cầm bút ký cái ?oLệnh? ấy, tâm trạng của tôi thật khó tả. Về mặt tuổi tác, cả Quyến và Vượng đều như con út của tôi. Với tư cách là người xem, cùng hàng triệu người hâm mộ, tôi cũng đã từng vô cùng sung sướng, xúc động khi Quyến và Vượng ghi bàn thắng? Thế nhưng, với tư cách là một người được Đảng và dân giao phó công việc chống tội phạm, tôi không thể làm khác được?
    Chia tay với ?ovị tướng đầu bạc?, tôi chợt hình dung ra cảnh Văn Quyến, Quốc Vượng, Quốc Anh, Bật Hiếu? xuân này sẽ ?ođón Tết? sau song sắt? Chỉ mới đây thôi, trong mắt nhiều người hâm mộ, họ là những Người Hùng. Chao ôi! Cái ranh giới Người Hùng ?" Tội phạm, thật là mong manh!
    tienphong
  10. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Hehe ông này người Hải Dương à. Con trai Hải Dương tui không biết chớ con gái Hải Dương thì đẹp. Không chừng mai mốt tui về làm rể Hải Dương .
    Được tande sửa chữa / chuyển vào 01:36 ngày 31/01/2006

Chia sẻ trang này