1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý dân ở xứ người .

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 19/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    Trong 1 thể chế dân chủ, Công dân phải tôn trọng và chấp hành luật ban hành .
    Nhưng công dân vẫn có thể đưa luật ra tòa :
    Dưới đây là phát biểu của thủ hiến tỉnh bang Quebec, Người cho ra đời 1 điều luật đang cần bàn cãi .
    ================
    Bill 9 will hold up in court
    Charest: Premier confident in how law was written

    MIKE DE SOUZA
    The Gazette
    June 18, 2004

    Premier Jean Charest says he isn''t worried about legal challenges to Bill 9, the demerger legislation, from citizens who want to restore all the powers of their old cities.
    "I can''t stop people from going to court if they choose to do so," Charest said yesterday at a news conference. "They''re free to do so. But we''re very confident about how Bill 9 has been constructed."
  2. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hơhơhơ Lại nói chuyện chính trị ... ********* với bác MinhTrinh nhể
    Lão thị trưởng Montreal cũng làm như mọi nhà chính trị khác thôi mờ . Khi quân ta thế hèn lực bại thì phải treo đầu dê bán thịt chó . Đem cái quyền tự trị ra dụ dỗ đám dân đen đang thèm .... tự do để chúng nó dồn phiếu cho mình . Khi đã công thành danh toại rồi thì phải chiều chuộng dân Montreal để khi đám phản loạn đã tung cánh chim tìm về tổ ấm thì lão thị trưởng không đến nỗi trơ thân cụ giữa thành Montreal đầy sóng gió .
    Dân Motreal thấy ngài thị trưởng sẵn sàng đâm sau lưng chiến sĩ , tung mọi thủ đoạn "đê hèn" để bảo vệ việc kết hợp đặng moi tiền các thành phố nhỏ cho Montreal thì sẽ cảm động lắm lắm và nhất định sẽ dồn phiếu cho người hùng đã hy sinh "tình cảm riêng tư" cho đại thành phố Montreal . Còn dân các thành phố nhỏ có ghét lão thị trưởng "ăn cơm quốc ra thờ ma + sản" thì cũng chả làm được gì , vì nếu sự demerger thành công thì kỳ bầu cử tới họ đâu có quyền bầu cho cái ghế thị trưởng Montreal nữa đâu . Thế là trước sau lão thị trưởng đều có lợi
    Vấn đề đòi hỏi phải có 35% cử tri lên tiếng nói thì mới thành đại sự , theo em cũng không phải là .... quá đáng . heheheeh chuyện này hơi liên quan đến quyền ...... tư do ngôn luận nên không biết có ...... nhạy cảm không nhể
    Em đặt một cái trường hợp như thế này nhớ . Giả sử trong một cái thành phố .... nhỏ nào đó đa số cư dân chả thèm quan tâm đến chuyện sát nhập hay ra đi nên cũng chả mấy người buồn đi bầu , ai muốn làm sao cũng được (hoặc giả trình độ dân trí yếu kém không thấy hết sự lợi hại của việc sát nhập chẳng hạn) số phiếu bầu của thành phố đó tất nhiên rất thấp . Nếu có một tay cáo già nào đó khéo léo vận động bà con anh em họ hàng cháu chắt ùa ra đi bầu và kết quả chỉ dựa trên số 50%+1 của số phiếu bầu (chứ không phải trên số cử tri) thì vận mạng của thành phố sẽ tuỳ trên sự lựa chọn của một số ít cử tri . Ví dụ thành phố có 100 cử tri nhưng chỉ có 10% quan tâm đến việc bầu cử thì chỉ cần 6 cử tri (50%+1 số phiếu bầu ) nhất trí với nhau thì cũng đủ để quyết định kết quả cuộc bầu cử . Sau này kết quả cuộc bầu cử có làm 90% số người không đi bầu la làng thì đó cũng là .... việc đã rồi . Nguyên tắc đa số thắng thiểu số không bị vi phạm vì những người không đi bầu tất nhiên đã cho những người bỏ công xếp hàng giữa trời mưa tuyết để đi bầu quyết định giùm họ . heheheheheh Có lẽ đây đã là điều đã xảy ra trong cuộc bầu cử lần trước
    Cuộc bầu cử lần này đòi hỏi phải có 35% số CỬ TRI là để đòi hỏi khối cử tri .... thầm lặng phải xông pha mưa tuyết để bày tỏ quan điểm của họ (bằng việc đi bầu) và tránh cho thành phố lại phải trưng cầu dân ý một lần nữa khi kết quả bầu cử không được như ý của số cử tri .... không đi bầu . Tỉ lệ 35% đã được quyết định trước khi trưng cầu dân ý và đã được thoả thuận giữa hai phe (hoặc đại diện của họ) thì không thể nào vin vào đó để cho rằng cuộc bầu cử .... vi phạm nguyên tắc dân chủ được nữa heheheheh tại sao lại không có cuộc ... tiền trưng cầu dân để quyết định về cái tỉ lệ 35% này nhể
    Năm ngoái khi dân Cali đòi truất phế thống đốc Davis thì cuộc trưng cầu dân ý có hai khoản để bầu . khoảng một: đồng ý bất tín nhiệm thống đốc Davis, Khoản hai : chọn một thống đốc mới trong danh sách ứng cử . hơhơhơ nếu em nhớ không lầm thì phải có trên 50% số phiếu bầu bất tín nhiệm thống đốc Davis thì mới có thể truất phế và sau đó ai được nhiều phiếu nhất thì sẽ trở thành tân thống đốc .Có cả hằng ngàn người ghi danh ứng cử đòi làm thống đốc Cali (trong đó có cả một người VN - cũng chiếm được 5% số phiếu thì phải ) . Rất có khả năng 60% cử tri đòi bất tín nhiệm thống đốc Davis và 40% tín nhiệm thống đốc Davis lại bầu cho ông ta làm ..... thống đốc . Như vây nếu trong danh sách ứng cử không ai đạt hơn 40% thì coi như dân Cali vừa truất phế thống đốc Davis vừa bầu lại ông ta làm thống đốc trong cùng một cuôc trưng cầu dân ý heheheheheh Có lẽ còn hâm hơn cả dân cà ná điên nữa nhể
  3. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hơhơhơ Lại nói chuyện chính trị ... ********* với bác MinhTrinh nhể
    Lão thị trưởng Montreal cũng làm như mọi nhà chính trị khác thôi mờ . Khi quân ta thế hèn lực bại thì phải treo đầu dê bán thịt chó . Đem cái quyền tự trị ra dụ dỗ đám dân đen đang thèm .... tự do để chúng nó dồn phiếu cho mình . Khi đã công thành danh toại rồi thì phải chiều chuộng dân Montreal để khi đám phản loạn đã tung cánh chim tìm về tổ ấm thì lão thị trưởng không đến nỗi trơ thân cụ giữa thành Montreal đầy sóng gió .
    Dân Motreal thấy ngài thị trưởng sẵn sàng đâm sau lưng chiến sĩ , tung mọi thủ đoạn "đê hèn" để bảo vệ việc kết hợp đặng moi tiền các thành phố nhỏ cho Montreal thì sẽ cảm động lắm lắm và nhất định sẽ dồn phiếu cho người hùng đã hy sinh "tình cảm riêng tư" cho đại thành phố Montreal . Còn dân các thành phố nhỏ có ghét lão thị trưởng "ăn cơm quốc ra thờ ma + sản" thì cũng chả làm được gì , vì nếu sự demerger thành công thì kỳ bầu cử tới họ đâu có quyền bầu cho cái ghế thị trưởng Montreal nữa đâu . Thế là trước sau lão thị trưởng đều có lợi
    Vấn đề đòi hỏi phải có 35% cử tri lên tiếng nói thì mới thành đại sự , theo em cũng không phải là .... quá đáng . heheheeh chuyện này hơi liên quan đến quyền ...... tư do ngôn luận nên không biết có ...... nhạy cảm không nhể
    Em đặt một cái trường hợp như thế này nhớ . Giả sử trong một cái thành phố .... nhỏ nào đó đa số cư dân chả thèm quan tâm đến chuyện sát nhập hay ra đi nên cũng chả mấy người buồn đi bầu , ai muốn làm sao cũng được (hoặc giả trình độ dân trí yếu kém không thấy hết sự lợi hại của việc sát nhập chẳng hạn) số phiếu bầu của thành phố đó tất nhiên rất thấp . Nếu có một tay cáo già nào đó khéo léo vận động bà con anh em họ hàng cháu chắt ùa ra đi bầu và kết quả chỉ dựa trên số 50%+1 của số phiếu bầu (chứ không phải trên số cử tri) thì vận mạng của thành phố sẽ tuỳ trên sự lựa chọn của một số ít cử tri . Ví dụ thành phố có 100 cử tri nhưng chỉ có 10% quan tâm đến việc bầu cử thì chỉ cần 6 cử tri (50%+1 số phiếu bầu ) nhất trí với nhau thì cũng đủ để quyết định kết quả cuộc bầu cử . Sau này kết quả cuộc bầu cử có làm 90% số người không đi bầu la làng thì đó cũng là .... việc đã rồi . Nguyên tắc đa số thắng thiểu số không bị vi phạm vì những người không đi bầu tất nhiên đã cho những người bỏ công xếp hàng giữa trời mưa tuyết để đi bầu quyết định giùm họ . heheheheheh Có lẽ đây đã là điều đã xảy ra trong cuộc bầu cử lần trước
    Cuộc bầu cử lần này đòi hỏi phải có 35% số CỬ TRI là để đòi hỏi khối cử tri .... thầm lặng phải xông pha mưa tuyết để bày tỏ quan điểm của họ (bằng việc đi bầu) và tránh cho thành phố lại phải trưng cầu dân ý một lần nữa khi kết quả bầu cử không được như ý của số cử tri .... không đi bầu . Tỉ lệ 35% đã được quyết định trước khi trưng cầu dân ý và đã được thoả thuận giữa hai phe (hoặc đại diện của họ) thì không thể nào vin vào đó để cho rằng cuộc bầu cử .... vi phạm nguyên tắc dân chủ được nữa heheheheh tại sao lại không có cuộc ... tiền trưng cầu dân để quyết định về cái tỉ lệ 35% này nhể
    Năm ngoái khi dân Cali đòi truất phế thống đốc Davis thì cuộc trưng cầu dân ý có hai khoản để bầu . khoảng một: đồng ý bất tín nhiệm thống đốc Davis, Khoản hai : chọn một thống đốc mới trong danh sách ứng cử . hơhơhơ nếu em nhớ không lầm thì phải có trên 50% số phiếu bầu bất tín nhiệm thống đốc Davis thì mới có thể truất phế và sau đó ai được nhiều phiếu nhất thì sẽ trở thành tân thống đốc .Có cả hằng ngàn người ghi danh ứng cử đòi làm thống đốc Cali (trong đó có cả một người VN - cũng chiếm được 5% số phiếu thì phải ) . Rất có khả năng 60% cử tri đòi bất tín nhiệm thống đốc Davis và 40% tín nhiệm thống đốc Davis lại bầu cho ông ta làm ..... thống đốc . Như vây nếu trong danh sách ứng cử không ai đạt hơn 40% thì coi như dân Cali vừa truất phế thống đốc Davis vừa bầu lại ông ta làm thống đốc trong cùng một cuôc trưng cầu dân ý heheheheheh Có lẽ còn hâm hơn cả dân cà ná điên nữa nhể
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hì, nói là đại diện cho toàn dân thì đúng : Vì các đại biểu QH soạn luật do dân bầu .
    Chứ hai phe Yes, No đều không được đưa ý kiến ( không có pháp nhân vào lúc soạn, ban hành luật , chỉ sau khi luật ra đời, mới bắt đầu chọn đại diện cho 2 phe )
    Thành ra đây là cái cày đặt trước con trâu .
    Cho tới nay, ngay cả các đạo luật do chính phủ liên bang soạn cũng đã bị kiện khá nhiều, cái thắng, cái thua tùy theo trường hợp .
    Theo tôi thì khỏi cần 35% này làm gì vì nếu đưa 35% cử tri làm tiêu chuẩn trong mọi cuộc bầu cử thì Thủ hiến Quebec và các Đại biểu QH cũng rớt hết .
    Vả lại, các TP này hiện hữu từ lâu mà chả có vấn đề gì, tự nhiên ra 1 luật gom hết người ta lại ( hoàn toàn không trưng cầu dân ý ) , bây giờ lại ra 1 luật kiểu làm phúc làm đức với điều kiện rắc rối, chẳng đâu ra đâu .
    Chẳng qua chỉ là thủ đoạn
    Và Thủ hiến Quebec đã có 1 biệt tài là : Làm cho cả 2 phe cùng ghét !
    Nhưng mà hôm nay cũng lắm biến động rồi vì " cuốn theo chiều gió " ; rất có thể các TP kia sẽ được tháo gỡ cái 35% này bằng 1 tu sửa luật .
    Nếu không thì còn rắc rối chứ không yên .
    Mà bây giờ bản đồ TP Montreal biến thành ...da beo mới khổ ! Giữa TP Montreal là các TP khác, còn TP Montreal chạy chạy chung quanh , chỉ khổ cho Cảnh sát sau này .
    Cái khổ nhất là phải ôm mấy TP vừa nghèo, vừa ít dân ... Mấy ông nhà giàu tách ra cả .
    Các TP có dưới 35% người vote Yes vì có toàn những buildings cho thuê mà quyền lợi của chủ nhà luôn luôn đối nghịch với người thuê !!! Mấy anh thuê nhà nay ở, mai dọn thi cần quái gì đi bầu và cũng đâu có thiết tha với TP nào .
    Điểm cần nhấn mạnh là phía Yes vẫn nắm đa số và bị thua phía No : thiểu số .
    Điều thích thú đáng nghiên cứu sẽ là : Dân kiện luật .
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hì, nói là đại diện cho toàn dân thì đúng : Vì các đại biểu QH soạn luật do dân bầu .
    Chứ hai phe Yes, No đều không được đưa ý kiến ( không có pháp nhân vào lúc soạn, ban hành luật , chỉ sau khi luật ra đời, mới bắt đầu chọn đại diện cho 2 phe )
    Thành ra đây là cái cày đặt trước con trâu .
    Cho tới nay, ngay cả các đạo luật do chính phủ liên bang soạn cũng đã bị kiện khá nhiều, cái thắng, cái thua tùy theo trường hợp .
    Theo tôi thì khỏi cần 35% này làm gì vì nếu đưa 35% cử tri làm tiêu chuẩn trong mọi cuộc bầu cử thì Thủ hiến Quebec và các Đại biểu QH cũng rớt hết .
    Vả lại, các TP này hiện hữu từ lâu mà chả có vấn đề gì, tự nhiên ra 1 luật gom hết người ta lại ( hoàn toàn không trưng cầu dân ý ) , bây giờ lại ra 1 luật kiểu làm phúc làm đức với điều kiện rắc rối, chẳng đâu ra đâu .
    Chẳng qua chỉ là thủ đoạn
    Và Thủ hiến Quebec đã có 1 biệt tài là : Làm cho cả 2 phe cùng ghét !
    Nhưng mà hôm nay cũng lắm biến động rồi vì " cuốn theo chiều gió " ; rất có thể các TP kia sẽ được tháo gỡ cái 35% này bằng 1 tu sửa luật .
    Nếu không thì còn rắc rối chứ không yên .
    Mà bây giờ bản đồ TP Montreal biến thành ...da beo mới khổ ! Giữa TP Montreal là các TP khác, còn TP Montreal chạy chạy chung quanh , chỉ khổ cho Cảnh sát sau này .
    Cái khổ nhất là phải ôm mấy TP vừa nghèo, vừa ít dân ... Mấy ông nhà giàu tách ra cả .
    Các TP có dưới 35% người vote Yes vì có toàn những buildings cho thuê mà quyền lợi của chủ nhà luôn luôn đối nghịch với người thuê !!! Mấy anh thuê nhà nay ở, mai dọn thi cần quái gì đi bầu và cũng đâu có thiết tha với TP nào .
    Điểm cần nhấn mạnh là phía Yes vẫn nắm đa số và bị thua phía No : thiểu số .
    Điều thích thú đáng nghiên cứu sẽ là : Dân kiện luật .
  6. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ vấn đề này hơi khác ý của .... bác
    Theo cơ chế tam quyền phân lập thì đại biểu QH (đại diện nhân dân) có quyền lập pháp , chính phủ có quyền (thi) hành pháp , và toà án có quyền tư (vấn) pháp . Chính quyền thành phố nằm trong tỉnh bang phải tuân theo pháp luật của tỉnh bang (do các đại biểu QH cấp tỉnh bang lập ra ) nên không có chuyện "các TP này hiện hữu từ lâu mà chả có vấn đề gì, tự nhiên ra 1 luật gom hết người ta lại ( hoàn toàn không trưng cầu dân ý )"
    nếu cư dân của thành phố hay tỉnh bang không đồng ý với các đạo luật do các đại biểu QH soạn thảo thì có thể phản đối bằng cách lần bầu cử tới cho các ông ấy về đuổi gà cho vợ hoặc khi tình thế ngặt ngòi không thể đợi đến kỳ bầu cử thì có thể vận động quần chúng vùng lên đòi .... trưng cầu dân ý . Hoặc ma le hơn thì kiện các đạo luật này vi hiến hoặc vi pháp nếu có đủ khả năng và chứng cứ (đó là trường hợp "dân kiện luật " mà bác nói đến ) vì các nhà làm luật (đại biểu QH í chứ không phải chính phủ -chính phủ chỉ có quyền thi hành pháp luật mà thôi) cũng nhiều khi .... ngủ gật và thông qua các đạo luật vi pháp, vi hiến
    Việc sát nhập hay kết hợp các thành phố vẫn xảy ra hà rầm ở xứ mĩ nhất là ở các vùng đang phát triển . Thông thường thì vẫn xảy ra theo trình tự sau :
    - Phải có người đề xướng . Người đề xướng có thể là các đại biểu nhân dân của vùng đó hoặc bất kỳ một cư dân nào .... sốt sắng với việc nuớc
    - Khi đã có số đông kha khá ủng hộ (theo tỉ lệ phần trăm của cư dân hoặc dân biểu) thì sẽ bắt đầu họp ..... dân phố hoặc bàn thảo ở QH để mọi phe đều có cơ hội trình bày quan điểm thuận hay chống . Đây cũng là lúc các cơ quan truyền thông vào cuộc để phổ biến tin tức đi các nơi
    - Nếu phe thuận hay chống chiếm tuyệt đại đa số trong số những người quan tâm thì Qh soạn thảo luật và chuyển sang hành pháp để thi hành . Nếu lúc này khối cử tri thầm lặng bổng giật mình tỉnh dậy và phản đối thì lại cũng phải có một số đông kha khá (cũng theo tỉ lệ phần trăm cử tri) để có thể đòi một cuộc trưng cầu dân ý để sửa lại luật (trường hợp vừa xảy ra ở Montreal ???? )
    - Nếu phe thuận hay chống ngang ngửa với nhau thì sẽ có hai trường hợp . Một: các dân biểu làm bừa bất chấp quan điểm của cư dân để thông qua đạo luật và giao cho hành pháp thi hành . tương lai của các dân biểu sẽ tuỳ vào tấm lòng ưu ái của các cử tri trong lần bầu cử tới . nếu đạo luật quá sức .... ngang trái thì cư dân cũng có thể triệu tập những cuộc trưng cầu dân ý khẩn cấp để ..... lật ngược thế cờ . Hai: các dân biểu không dám làm càn và đưa đạo luật đó cho cư dân biểu quyết trong lần bầu cử tới
    - Trong trường hợp , đạo luật soạn ra được các dân biểu thông qua , phần đông dân chúng .... chẳng thèm quan tâm . Nhưng lại có một bộ phận dân chúng cương quyết .... còn cái lai quần cũng chống thì vũ khí cuối cùng của họ là kiện ngành lập pháp (quốc hội) và hành pháp (chính phủ) trước toà (đại diện ngành tư pháp) với lý do đạo luật vi hiến hoặc vi pháp . Ngành tư pháp sẽ dùng quyền giải thích pháp luật của mình để phán quyết đạo luật đó có thể được thi hành hay không BẤT CHẤP đạo luật đó có được sự ủng hộ/phản đối của đa số dân biểu hay cư dân hay không
    Có rất nhiều án lệ có thể nêu ra . Hai vụ lớn nhất mà em nhớ là quyền đòi phá thai của phụ nữ và quyền được học chung (integration) với dân da trắng của các học sinh mỹ đen . Vào thời điểm xảy ra hai vụ kiện này thì đa số dân chúng và QH (kể cả phụ nữ và dân thiểu số) đều không tán thành việc phá thai và việc cho học sinh đen trắng học lẫn lộn nhưng Rose và Brown đã kiện lên tới tối cao pháp viện mỹ với lý do không cho phá thai hoặc không cho học sinh da đen học chung với học sinh da trắng là vi hiến . Và cuối cùng phe "thiểu số" đã thắng phe đa số
  7. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ vấn đề này hơi khác ý của .... bác
    Theo cơ chế tam quyền phân lập thì đại biểu QH (đại diện nhân dân) có quyền lập pháp , chính phủ có quyền (thi) hành pháp , và toà án có quyền tư (vấn) pháp . Chính quyền thành phố nằm trong tỉnh bang phải tuân theo pháp luật của tỉnh bang (do các đại biểu QH cấp tỉnh bang lập ra ) nên không có chuyện "các TP này hiện hữu từ lâu mà chả có vấn đề gì, tự nhiên ra 1 luật gom hết người ta lại ( hoàn toàn không trưng cầu dân ý )"
    nếu cư dân của thành phố hay tỉnh bang không đồng ý với các đạo luật do các đại biểu QH soạn thảo thì có thể phản đối bằng cách lần bầu cử tới cho các ông ấy về đuổi gà cho vợ hoặc khi tình thế ngặt ngòi không thể đợi đến kỳ bầu cử thì có thể vận động quần chúng vùng lên đòi .... trưng cầu dân ý . Hoặc ma le hơn thì kiện các đạo luật này vi hiến hoặc vi pháp nếu có đủ khả năng và chứng cứ (đó là trường hợp "dân kiện luật " mà bác nói đến ) vì các nhà làm luật (đại biểu QH í chứ không phải chính phủ -chính phủ chỉ có quyền thi hành pháp luật mà thôi) cũng nhiều khi .... ngủ gật và thông qua các đạo luật vi pháp, vi hiến
    Việc sát nhập hay kết hợp các thành phố vẫn xảy ra hà rầm ở xứ mĩ nhất là ở các vùng đang phát triển . Thông thường thì vẫn xảy ra theo trình tự sau :
    - Phải có người đề xướng . Người đề xướng có thể là các đại biểu nhân dân của vùng đó hoặc bất kỳ một cư dân nào .... sốt sắng với việc nuớc
    - Khi đã có số đông kha khá ủng hộ (theo tỉ lệ phần trăm của cư dân hoặc dân biểu) thì sẽ bắt đầu họp ..... dân phố hoặc bàn thảo ở QH để mọi phe đều có cơ hội trình bày quan điểm thuận hay chống . Đây cũng là lúc các cơ quan truyền thông vào cuộc để phổ biến tin tức đi các nơi
    - Nếu phe thuận hay chống chiếm tuyệt đại đa số trong số những người quan tâm thì Qh soạn thảo luật và chuyển sang hành pháp để thi hành . Nếu lúc này khối cử tri thầm lặng bổng giật mình tỉnh dậy và phản đối thì lại cũng phải có một số đông kha khá (cũng theo tỉ lệ phần trăm cử tri) để có thể đòi một cuộc trưng cầu dân ý để sửa lại luật (trường hợp vừa xảy ra ở Montreal ???? )
    - Nếu phe thuận hay chống ngang ngửa với nhau thì sẽ có hai trường hợp . Một: các dân biểu làm bừa bất chấp quan điểm của cư dân để thông qua đạo luật và giao cho hành pháp thi hành . tương lai của các dân biểu sẽ tuỳ vào tấm lòng ưu ái của các cử tri trong lần bầu cử tới . nếu đạo luật quá sức .... ngang trái thì cư dân cũng có thể triệu tập những cuộc trưng cầu dân ý khẩn cấp để ..... lật ngược thế cờ . Hai: các dân biểu không dám làm càn và đưa đạo luật đó cho cư dân biểu quyết trong lần bầu cử tới
    - Trong trường hợp , đạo luật soạn ra được các dân biểu thông qua , phần đông dân chúng .... chẳng thèm quan tâm . Nhưng lại có một bộ phận dân chúng cương quyết .... còn cái lai quần cũng chống thì vũ khí cuối cùng của họ là kiện ngành lập pháp (quốc hội) và hành pháp (chính phủ) trước toà (đại diện ngành tư pháp) với lý do đạo luật vi hiến hoặc vi pháp . Ngành tư pháp sẽ dùng quyền giải thích pháp luật của mình để phán quyết đạo luật đó có thể được thi hành hay không BẤT CHẤP đạo luật đó có được sự ủng hộ/phản đối của đa số dân biểu hay cư dân hay không
    Có rất nhiều án lệ có thể nêu ra . Hai vụ lớn nhất mà em nhớ là quyền đòi phá thai của phụ nữ và quyền được học chung (integration) với dân da trắng của các học sinh mỹ đen . Vào thời điểm xảy ra hai vụ kiện này thì đa số dân chúng và QH (kể cả phụ nữ và dân thiểu số) đều không tán thành việc phá thai và việc cho học sinh đen trắng học lẫn lộn nhưng Rose và Brown đã kiện lên tới tối cao pháp viện mỹ với lý do không cho phá thai hoặc không cho học sinh da đen học chung với học sinh da trắng là vi hiến . Và cuối cùng phe "thiểu số" đã thắng phe đa số
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hi hi .
    Trưa nay đi ăn phở, tiện dịp thu tiên cà độ ( Không phải cá đá banh mà cũng không phải ở VN đâu, xin các anh đừng gọi phú lít đến bắt bớ nhá ) ...đây là tiền cá các TP được tách rời, mỗi TP chỉ mươi đồng nhưng nhờ câu độ được với nhiều khứa nên cũng khá, thừa tiền làm vài cú off-line .
    Chuyện tưởng bớt ầm ĩ để chuyển qua cái bầu Quốc hội và Thủ tướng Canada vào tuần sau nhưng các chuyện cười vẫn chưa cạn và các vấn đề PL lại càng nhảy ra thêm .
    Trước tiên cũng phải giải thích về tổ chức bầu bán chính quyền 1 chút .
    Cả 3 cấp chính quyền Canada được bầu theo vùng, mỗi cấp có các đại diện đảng ra ứng cử, vùng có thể chỉ có 2 đại diện đảng, vùng có tới 5, có khi lại thêm vài ứng cử viên độc lập ra nữa ...
    Kết quả của kiểm phiếu, Đảng nào có nhiều đại diện vùng trúng cử nhất thì đảng đó lãnh đạo và người đứng đầu đảng sẽ là Thủ tướng ( Cấp quốc gia ), thủ hiến ( Cấp tỉnh bang ) hoặc thị trưởng ( Cấp Thành phố ) .
    Nhưng mà các chức vụ này chỉ ăn chắc khi đảng mình nắm đa số tuyệt đối ( 50% số ghế + 1 ) trở lên, càng nhiều càng chắc ăn vì rằng trong suốt nhiệm kỳ, bất cứ khi nào cũng có thể bị thay thế khi Đa số biến thành thiểu số ( 2 đảng thiểu số kết hợp lại; tự nhiên có đại biểu ngã lăn ra rồi bầu lại chỉ ở địa phương đó thì đảng khác lại thắng hoặc là Đảng viên chạy ...sô , buồn đời, tự nhiên bỏ đảng này chạy qua đảng kia )
    Chính thể này khác với Tổng Thống chế bên HK nhiều lắm và trong quá khứ đã có lần 1 ông thủ tướng vừa lên nắm quyền được có 6 tháng thì bị 2 đảng thiểu số kết hợp lại rồi mời ông đa số ... đi đánh golf
    Và trong vụ tách rời 15 TP hôm qua, ngoài việc biến địa hình TP Montreal thành 1 cái chẳng giống ai, mà ngay cả chức vụ của ông thị trưởng cũng sẽ được bàn tới vào đêm nay .
    Chuyện là như thế này :
    Ông A, Cựu thị trưởng Montreal cũ , cha đẻ của thuyết 1 đảo, 1 TP , thất cử trong cuộc bầu cử năm 2002 vì thuyết này , tuy thất cử, ông cũng vẫn ngang ngửa số ghế với ông Thị trưởng bây giờ .
    Ô A cả đời gắn bó với Montreal, khi trẻ làm nghề trồng hoa, trông nom 1 cái vườn hoa TP, về hưu, ông ra làm thị trưởng 2 nhiệm kỳ và cả Thành phố đẹp lên vì hoa, thời ông lãnh đạo thì vào mùa này, nhà nào lười trồng hoa cũng phải đến lấy vài chậu hoa chùa do TP ươm trồng rồi sưởi suốt mùa đông rồi đem cho dân ...
    Ông này tình nguyện làm thị trưởng với lương là 1$ danh dự, mất ghế hơn 2 năm nhưng ông vẫn quan niệm rằng cái TP này là của ông, Mega city ( đại đô thị ) với khẩu hiệu 1 đảo , 1 TP chỉ TẠM giao cho ông B nhiệm kỳ này rồi nhiệm kỳ sau ông sẽ lấy lại . Mà cũng có thể như thế thật vì đại biểu các vùng trong TP Montreal cũ vẫn trung thành với ông .
    Cái đau lòng cho ông ( có thể là tới ngày ông vĩnh viễn ra đi ) là khi ông dọn cỗ : 1 đảo, 1 TP được thành hình thì 1 con ma chống 1 đảo, 1 TP lại SƠI mất , con ma này : Ông B, ngay lập tức chuyển giọng và ca ngợi luôn ý kiến của ông cựu thị trưởng hay tuyệt .
    Đêm qua, khi biết TP bị mất đi 15 TP nhỏ, đúng ra ông phải VUI vì đối thủ của ông đã thất bại thì ông lại BUỒN vì cho rằng công trình mega city của ông bị Ông B làm thất bại .
    Ông B, Thị trưởng hiện nay - và cũng là Thị trưởng đầu tiên, cuối cùng của cái 1 đảo, 1 TP - vốn là dân buôn bán, ông dùng cái vốn là chống lại kế hoạch của ông A và mua được phiếu của tất cả các TP nhỏ , 27 thằng đánh 1, ông thắng , leo lên được thị trưởng , ông bán đứng 27 TP kia ...
    11 giờ đêm qua, ngay sau khi biết tin 15 TP giã từ ông mà đi, ông lại tuyên bố " Chiến thắng " bình luận về lời tuyên bố của ông, Báo chí cho rằng ông đã THIẾU TỰ TRỌNG ; sáng hôm nay, hơn 81% đọc giả cho rằng ông đã thua .
    ( Despite losing 15 of 22 boroughs, Montreal Mayor Gérald Tremblay called the demergers vote "a great victory for Montreal."
    Is he right?
    81.61 %
    No, he lost big time )
    Ông B đã cố cười , tuyên bố chiến thắng ....
    Nhưng đêm nay, vấn đề sẽ là : ai buồn, ai vui .
    Ô A rất buồn đêm qua vì mộng lãnh đạo mega city không bao giờ có nữa nhưng mộng trở lại làm thị trưởng Montrea ngay đêm nay lại rất có thể xảy ra .
    Là vì khi các TP nhỏ tách rời, thị trưởng đương nhiệm sẽ mất đi 1 số ghế , với những ghế còn lại của 1 TP mới có bản đồ đêm qua thì Ông A mới là thị trưởng .
    Cái khổ là HP Canada, Quebec và luật số 9 lại thiếu các điều khoản dự trù này !
    Vậy thì đây cũng là 1 phân tích luật rất lý thú .
    15 suburbs demerge, One island, 16 cities
    As amalgamated towns throughout Quebec elect to stay with the status quo, communities on Montreal Island choose to reclaim their independence; 22 held votes. City government''s legitimacy already being questioned[/size=3]
    LINDA GYULAI
    The Gazette
    =========
    Already, questions about the legitimacy of the current municipal government, from Mayor Gerald Tremblay to members of his executive committee whose constituents just stormed out of the merged Montreal, have already begun *****rface.
    "I don''t think they have the legitimacy to run the city," Peter Trent, the former mayor of Westmount who was a de facto leader of the demerger movement, declared as he revelled in the demerger vote in his community yesterday.
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hi hi .
    Trưa nay đi ăn phở, tiện dịp thu tiên cà độ ( Không phải cá đá banh mà cũng không phải ở VN đâu, xin các anh đừng gọi phú lít đến bắt bớ nhá ) ...đây là tiền cá các TP được tách rời, mỗi TP chỉ mươi đồng nhưng nhờ câu độ được với nhiều khứa nên cũng khá, thừa tiền làm vài cú off-line .
    Chuyện tưởng bớt ầm ĩ để chuyển qua cái bầu Quốc hội và Thủ tướng Canada vào tuần sau nhưng các chuyện cười vẫn chưa cạn và các vấn đề PL lại càng nhảy ra thêm .
    Trước tiên cũng phải giải thích về tổ chức bầu bán chính quyền 1 chút .
    Cả 3 cấp chính quyền Canada được bầu theo vùng, mỗi cấp có các đại diện đảng ra ứng cử, vùng có thể chỉ có 2 đại diện đảng, vùng có tới 5, có khi lại thêm vài ứng cử viên độc lập ra nữa ...
    Kết quả của kiểm phiếu, Đảng nào có nhiều đại diện vùng trúng cử nhất thì đảng đó lãnh đạo và người đứng đầu đảng sẽ là Thủ tướng ( Cấp quốc gia ), thủ hiến ( Cấp tỉnh bang ) hoặc thị trưởng ( Cấp Thành phố ) .
    Nhưng mà các chức vụ này chỉ ăn chắc khi đảng mình nắm đa số tuyệt đối ( 50% số ghế + 1 ) trở lên, càng nhiều càng chắc ăn vì rằng trong suốt nhiệm kỳ, bất cứ khi nào cũng có thể bị thay thế khi Đa số biến thành thiểu số ( 2 đảng thiểu số kết hợp lại; tự nhiên có đại biểu ngã lăn ra rồi bầu lại chỉ ở địa phương đó thì đảng khác lại thắng hoặc là Đảng viên chạy ...sô , buồn đời, tự nhiên bỏ đảng này chạy qua đảng kia )
    Chính thể này khác với Tổng Thống chế bên HK nhiều lắm và trong quá khứ đã có lần 1 ông thủ tướng vừa lên nắm quyền được có 6 tháng thì bị 2 đảng thiểu số kết hợp lại rồi mời ông đa số ... đi đánh golf
    Và trong vụ tách rời 15 TP hôm qua, ngoài việc biến địa hình TP Montreal thành 1 cái chẳng giống ai, mà ngay cả chức vụ của ông thị trưởng cũng sẽ được bàn tới vào đêm nay .
    Chuyện là như thế này :
    Ông A, Cựu thị trưởng Montreal cũ , cha đẻ của thuyết 1 đảo, 1 TP , thất cử trong cuộc bầu cử năm 2002 vì thuyết này , tuy thất cử, ông cũng vẫn ngang ngửa số ghế với ông Thị trưởng bây giờ .
    Ô A cả đời gắn bó với Montreal, khi trẻ làm nghề trồng hoa, trông nom 1 cái vườn hoa TP, về hưu, ông ra làm thị trưởng 2 nhiệm kỳ và cả Thành phố đẹp lên vì hoa, thời ông lãnh đạo thì vào mùa này, nhà nào lười trồng hoa cũng phải đến lấy vài chậu hoa chùa do TP ươm trồng rồi sưởi suốt mùa đông rồi đem cho dân ...
    Ông này tình nguyện làm thị trưởng với lương là 1$ danh dự, mất ghế hơn 2 năm nhưng ông vẫn quan niệm rằng cái TP này là của ông, Mega city ( đại đô thị ) với khẩu hiệu 1 đảo , 1 TP chỉ TẠM giao cho ông B nhiệm kỳ này rồi nhiệm kỳ sau ông sẽ lấy lại . Mà cũng có thể như thế thật vì đại biểu các vùng trong TP Montreal cũ vẫn trung thành với ông .
    Cái đau lòng cho ông ( có thể là tới ngày ông vĩnh viễn ra đi ) là khi ông dọn cỗ : 1 đảo, 1 TP được thành hình thì 1 con ma chống 1 đảo, 1 TP lại SƠI mất , con ma này : Ông B, ngay lập tức chuyển giọng và ca ngợi luôn ý kiến của ông cựu thị trưởng hay tuyệt .
    Đêm qua, khi biết TP bị mất đi 15 TP nhỏ, đúng ra ông phải VUI vì đối thủ của ông đã thất bại thì ông lại BUỒN vì cho rằng công trình mega city của ông bị Ông B làm thất bại .
    Ông B, Thị trưởng hiện nay - và cũng là Thị trưởng đầu tiên, cuối cùng của cái 1 đảo, 1 TP - vốn là dân buôn bán, ông dùng cái vốn là chống lại kế hoạch của ông A và mua được phiếu của tất cả các TP nhỏ , 27 thằng đánh 1, ông thắng , leo lên được thị trưởng , ông bán đứng 27 TP kia ...
    11 giờ đêm qua, ngay sau khi biết tin 15 TP giã từ ông mà đi, ông lại tuyên bố " Chiến thắng " bình luận về lời tuyên bố của ông, Báo chí cho rằng ông đã THIẾU TỰ TRỌNG ; sáng hôm nay, hơn 81% đọc giả cho rằng ông đã thua .
    ( Despite losing 15 of 22 boroughs, Montreal Mayor Gérald Tremblay called the demergers vote "a great victory for Montreal."
    Is he right?
    81.61 %
    No, he lost big time )
    Ông B đã cố cười , tuyên bố chiến thắng ....
    Nhưng đêm nay, vấn đề sẽ là : ai buồn, ai vui .
    Ô A rất buồn đêm qua vì mộng lãnh đạo mega city không bao giờ có nữa nhưng mộng trở lại làm thị trưởng Montrea ngay đêm nay lại rất có thể xảy ra .
    Là vì khi các TP nhỏ tách rời, thị trưởng đương nhiệm sẽ mất đi 1 số ghế , với những ghế còn lại của 1 TP mới có bản đồ đêm qua thì Ông A mới là thị trưởng .
    Cái khổ là HP Canada, Quebec và luật số 9 lại thiếu các điều khoản dự trù này !
    Vậy thì đây cũng là 1 phân tích luật rất lý thú .
    15 suburbs demerge, One island, 16 cities
    As amalgamated towns throughout Quebec elect to stay with the status quo, communities on Montreal Island choose to reclaim their independence; 22 held votes. City government''s legitimacy already being questioned[/size=3]
    LINDA GYULAI
    The Gazette
    =========
    Already, questions about the legitimacy of the current municipal government, from Mayor Gerald Tremblay to members of his executive committee whose constituents just stormed out of the merged Montreal, have already begun *****rface.
    "I don''t think they have the legitimacy to run the city," Peter Trent, the former mayor of Westmount who was a de facto leader of the demerger movement, declared as he revelled in the demerger vote in his community yesterday.
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    To Rakhoi .
    Tổ chức chính quyền Canada hoàn toàn khác với HK và có vẻ giống VN nhiều hơn .
    Lãnh đạo phe đa số trong quốc hội sẽ là lãnh đạo hành pháp ...không có tam quyền phân lập gì cả .
    Trường hợp kết hợp các TP chưa bao giờ được đưa ra trưng cầu ý dân mà chỉ do đảng lãnh đạo tự ý ban hành luật và bắt áp dụng, các TP chưa kịp kiện cáo thì đã bị xóa tên và mất luôn pháp nhân ...chỉ đến khi bầu lại QH và đảng đối lập thắng thì mới có luật cho tách rời ( cũng chẳng hỏi ý kiến dân ) .
    Mà Các vị đại diện dân bây giờ hay về VN giao lưu nên học được cái lý luận tuyệt hảo là :
    Họ đã là đại diện của nhân dân, do dân bầu ra rồi thì họ làm gì, quyết định gì đều có nghĩa là nhân dân làm, mà nhân dân đã làm thì việc quái gì phải trưng cầu dân ý làm chi !
    Thành ra tuần trước, ngay trước cuộc trưng cầu ý kiến, đảng đối lập của Quebec đã tuyên bố 1 câu rất đáng ngại : Chúng mày cứ bầu bán đi, tách rời đi, lần sau ông mà đắc cử thì rồi ông sẽ gom nữa cho mà xem

Chia sẻ trang này