1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý dân ở xứ người .

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 19/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Gần năm tháng chưa về VN và chắc cũng còn lâu mới về cho nên bạo tay gõ gõ vài hàng . Nếu mods cảm thấy không thích hợp thì xin cứ xoá ... đừng nể nang làm gì nhé .
    Lâu lắm rồi, tớ mất đi tâm trạng thoải mái mỗi khi định đưa ra một vấn đề nào đó, điều này cũng dễ hiểu là vì khi tung tăng " đưa em về dưới mưa " thì tâm hồn nó khác, còn khi dính tí trách nhiệm vào dù chỉ là trách nhiệm ảo thì cứ phải nghiêm trang như là dân biểu .. à quên, đại biểu nhà mình .
    Mà chờ mãi ông admin không hợp thức hoá tình trạng, sốt ruột và thêm nữa, đêm nay độ căng thẳng của thần kinh coi như giảm xuống nhẹ nhất kể từ mấy tháng nay, tớ gõ tiếp những tiết mục của ý dân tại xứ người ... đề tài này cũng nên được hiểu rộng hơn là ý của 1 người dân VN hải ngoại về nước VN nếu có những đoạn liên hệ đến những vấn đề hành chánh và pháp lý trong nước xem ra nó có vẻ kỳ kỳ, lạ lạ , không giống với người ta .
    Nhưng để tóm gọn lại ý dân sau vụ tỉnh bang Quebec cho dân chúng tại các thành phố bị " cưỡng chế sát nhập " bỏ phiếu tự quyết định cho việc sát nhập hay tách ra .
    ( Lâu quá rồi nên cũng quên chi tiết ), Chỉ nhớ là ông Thủ Hiến với lời hứa trước khi đắc cử là : Nếu đảng của ông cầm quyền, ông sẽ cho dân chúng bỏ phiếu .
    Nhưng khi lên nắm quyền thực thì lại khác .
    Là vì nắm quyền rồi thì ai cũng muốn mình thực hiện được những mục tiêu quan trọng đối với xã hội và phát triển kinh tế trong vùng lãnh thổ nghĩa là ĐỨNG TRÊN TOÀN BỘ chứ hơi sức đâu mà nghĩ đến những quyền lợi cá biệt của vài địa phận nhỏ .
    Vì thế, ông thủ hiến Quebec đã đưa ra những quyết định " hàng hai " và ông giữ " chân giữa ", Về phía dân chúng ông vẫn bảo ... bỏ phiếu chứ, dân quyết định chứ ...; về phía các thị trưởng thích ôm các đại đô thị chứ không muốn chia nhỏ ra lại, ông bảo : yên trí, yên trí ... tao đã có cách .
    Và cái ban tổ chức bầu cử của ông đã thực hiện đúng với cái cách của ông .
    Thường thì các cuộc trưng cầu, bỏ phiếu " Yes-No " thì chỉ đếm số phiếu , yes đông yes thắng, No ít phiếu thì No thua, đàng này, ông chế ra cái quy luật rất gian ác : Muốn yes ( Tách ra trở lại ) thì số phiếu này phải quá bán với số CỬ TRI chứ không phải số người đi bầu !!!
    Dân bên này lười lắm, kêu gọi đi bỏ phiếu cũng chỉ đạt được 65% cử tri là may, vì thế mà một thành phố giả sử có 100 K cử tri, đạt được 65K người đi bỏ phiếu mà trong số 65K phiếu này phải đạt được 50K + 1 phiếu thì quá khó .
    Thế mà rồi cũng có những thành phố biết bảo nhau, dân trong vùng rất tích cực, họ nhắc nhở nhau, chấp nhận mọi ngăn cản ngầm ( Cấm đậu xe gần chỗ bỏ phiếu , xếp hàng chờ đợi ) để rồi dân chúng trong vùng đạt được đòi hỏi tách rời trở lại .
    Các chi tiết về kết hợp, tách rời anh em có thể tham khảo ở đây :
    http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Montreal#Merger_and_demerger
    28 thành phố có đến 17 thành phố được quyền tự trị trở lại, điều buồn cười là cả hai phe kết hợp, chia ra đều tuyên bố thắng vào lúc tuyên bố kết quả .
    Là vì 17 thành phố được tách rời có số dân cư rất thưa thớt : Thành phố L''Zle-Dorval chẳng hạn, vỏn vẹn 32 hộ dân cư gồm toàn triệu phú mà có khi chỉ có đúng 2 thường trú nhân :
    http://en.wikipedia.org/wiki/L%27%C3%8Ele-Dorval%2C_Quebec
    Hay là thành phố Hamstead, nới có 7000 hộ dân cư gồm toàn dân giàu có, trong đó đa số là dân Do Thái , toàn là chủ nhân ông các xí nghiệp ( thấp thoáng trong số này cũng có đến 30 hộ VN chứ chả ít )
    Còn những thành phố đông dân thì chịu chết, chỉ có các chủ nhà đốc thúc nhau đi bỏ phiếu chứ còn dân thuê nhà thì có gì ảnh hưởng đâu mà họ chịu đi bầu , TP St Laurent, một silicon valley của Quebec , 1 TP giàu có, ngân sách lúc nào cũng thừ vĩnh viễn rơi vào lòng anh nhà nghèo , ngân sách thâm thủng Montreal !
    Các TP được tách trở lại tuy thắng nhưng cũng chả tránh được thiệt hại, Hamstead với 7000 hộ dân, họ có riêng 1 trạm chữa lửa tối tân , trong giai đoạn bị cưỡng chiếm, Montreal đã học ngay bài học 4V ( Chả là Montreal đã từng kết nghĩa với HN mà ) , tân thị trưởng Hamstead có mà ra sức đòi thì cũng chả bao giờ lấy lại được những gì đã mất ngoài cái trạm nằm trên miếng đất vì tất cả đều đã được Montreal nhanh tay thực hiện hạt gạo cắn làm ba rồi .
    Và cũng từ ngày được tách, ngân sách các thành phố tách ra cũng chả còn nguyên vẹn, anh thu được thuế gia cư của dân không phải là anh có quyền vung vít, trên 50% phải đóng cho Montreal để Montreal chủ động giải quyết các dịch vụ công ích như giao thông, an ninh, còn anh giàu có hơn thì cứ thu thuế tăng thêm nhưng tăng thêm cũng vẫn phải chia .
    =========
    Ý dân lúc này không thể được coi là ý trời nhé .

Chia sẻ trang này