1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Y đức mỏng quá - Một bác sĩ thừa nhận "chỉ có những anh vừa nghèo, vừa què mới phải chịu nằm lại".

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi HuongSoai, 10/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Tieuthuvuive nói rất đúng. Đạo đức là cái người ta phải được rèn rũa suốt cả một đời, từ khi tấm bé, ở trường học, trong nghề nghiệp nào cũng cần có cái Tâm. Khi một đứa trẻ được sinh ra, tuỳ theo môi trường sống xung quanh, sự dạy dỗ của cha mẹ mà hình thành đạo đức. Nhiều khi tôi tự nghĩ, chả lẽ cái nghề y, cùng với thời gian lại làm cho họ trở nên thiếu tình người hơn ? Tôi chả tìm thấy một sự logic nào cả.
    Nếu dân kêu ca phàn nàn về "y đức", sẽ có người nguỵ biện thế này : "Thì tại đồng lương của y bác sĩ ít ỏi như thế, họ sống sao được mà chả "tìm cách", cứ thử trả lương cao như ở nước ngoài xem !"
    Tôi chả đồng ý với cái kiểu lý giải này tẹo nào. Đó chẳng qua là họ chưa đi và chưa thấy nên nói liều vậy thôi. Ở các nước có đời sống cao nhất thế giới, nghề y tá, bác sĩ ( những người làm việc trong bệnh viện, được hưởng mức lương của nhà nước qui định, trừ các bác sĩ có phòng khám riêng ) không phải là một nghề được trả lương cao. Cuộc sống của họ cũng chật vật đấy. Rất nhiều người đã ly dị chỉ vị công việc này gây ra quá nhiều áp lực cho gia đình họ, giờ giấc trái khoáy, vợ chồng con cái không mấy khi gặp mặt nhau., mẹ không có thời gian chăm lo cho con ( Chính cả một anh ban của tôi nói họ cũng ly dị vì trường hợp tương tự ) Một ca làm việc của y tá thật là dài, nếu họ nhận ca vào chiều hôm trước thì chỉ đến trưa ngày hôm sau họ mới về. Y tá phụ khoa không phải chỉ có biết "đỡ đẻ" không đâu, họ làm đủ mọi việc, từ thay ga giường, bê đồ ăn cho bệnh nhân, thậm chí rửa mặt cho bạn nếu cần, hoặc bê luôn cả... bô nữa. Khi bệnh nhân gọi, họ tới ngay. Họ cũng "đi tuần" liên tục xem ai có đau đớn, có cần dùng thêm thuốc gì không. Một dãy phòng trên cả một tầng nhà của khoa, tôi thấy chỉ có một cô y tá, mà ai cũng được phục vụ chu đáo.
    Đôi khi vì qúa bức xúc với thù lao nhỏ nhoi kia, ở nhiều nước giới y bác sĩ tổ chức phản ứng lại mặc dù họ không đình công như giới hàng không. Vậy cái gì buộc họ đâm đầu vào cái nghề này trong khi họ dư sức kiếm cho mình một công việc khác nhẹ nhàng hơn ? Đó là vì họ yêu cái nghề y, họ ấp ủ ý định này khi còn nhỏ kia, và họ hiểu cái nghề này đòi hỏi họ phải có lòng thương người. Đó là những con người sống có lý tưởng đấy, và tôi rất khâm phục họ ở điểm này.
  2. BORING_ROOM

    BORING_ROOM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi suy nghi , bây gio con rat it nhưng thầy thuốc như mẹ hiền >Đó chính là một măt trái của nền KTTT ,mà chúng ta
    đang buộc phải chấp nhận. Để giải quyết thi phải có thời gian
    Nếu nguời nhà các bác ốm nặng hay bị tai nạn thì chớ co đưa vào BV tỉnh.Nên đưa ngay tơi BV VNTĐ Uông bi
    Đó là BV trọng điểm của bộ Y TẾ lớn nhất vùng Đông Bắc đó,có trang bị hiện đại với đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất. Về y đức thì tôi không dám nói la tốt, nhưng chắc chắn là sẽ làm hài lòng mọi người một phần nào đó, cán bộ ở đây vẫn còn có tình người và trách nhiệm
    OK!

  3. khach_vang_lai

    khach_vang_lai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    cũng không phải là tất cả đâu các bạn ạ, chỉ có điều là "nồi canh" bây giờ thì nhiều "sâu" hơn thôi , vẫn còn có những lương y như mẹ hiền đấy, Thời còn là sinh viên tôi sống trọ ở khu Nhân chính(Thanh Xuân), Gần chỗ tôi trọ có một bác sĩ(BS Hiệp) mở phòng khám tại nhà, một hôm chị gái tôi bị đau bụng được bác chủ nhà dẫn sang phòng khám của BS Hiệp , BS chuẩn đoán là bệnh dạ dày nhưng để chính xác ngày hôm sau chị tôi đi siêu âm hay nội soi gì đó, sau đó được BS Hiệp cho thuốc điều trị và hằng ngày vẫn đến nhà khám chuyển biến của bệnh khi bệnh đã khỏi hẳn chúng tôi đến thanh toán tiền thuốc và tiền khám bệnh ( khoảng hơn 1tr) ngày đấy to phết! BS Hiệp biết chị em tôi là Sinh viên sống xa nhà nên BS bảo thôi để cô cho nợ khi nào ra trường đi làm có tiền thì trả cô sau,chúng tôi trả tiền nhưng BS Hiệp nhất quyết không lấy. Không phải là "quen mui thấy mùi ăn mãi đâu" nhưng từ đấy trở đi xóm trọ tôi cứ ai bị ốm là sang phòng khám của BS Hiệp, vẫn không lấy đến một xu, Chúng tôi chỉ biết trả BS Hiệp bằng lòng biết ơn và bó hoa nhân ngày 8/3 thôi, BS Hiệp bảo: " cô thích những bó hoa này hơn tiền". Cuộc đời thật đẹp sao khi còn những con người như thế
  4. anphal_nam

    anphal_nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    Đừng có trách Giám Đốc,các ông các bà đứng ngoài cuộc không hiểu thì không nên bình luận,Bệnh Viện là cơ quan hạnh toán độc lập,vì thế giám đốc không thể kiểm soát từng cá nhân được,mà việc này là do trưởng khoa của từng khoa,trách nhiệm là thuộc về những cá nhân sai phạm chứ không phải giám đốc.
  5. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    (Ngô Mai Phong)
    Sau bài viết "Y đức mỏng quá" xuất hiện trên báo Lao Động ngày 1.6.2004, bà giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh Phạm Thị Kim Phượng nổi cơn cuồng nộ. Vậy là lập tức, 5 bác sĩ khoa Chấn thương dưới trướng, mỗi vị buộc phải viết một "Giấy cam đoan" khai rõ có hay không tiếp xúc, thông tin cho nhà báo?
    Thương thay cho ông bác sĩ Trưởng khoa Bùi Huy Nhuần, tờ khai vừa trình lên đã bị quý bà xé toạc ngay trước mặt, bắt về viết lại. Trong suốt 4 năm "trị vì" của quý bà này, đơn thư tố cáo của CBCNVC gửi tứ phương nhưng bặt vô âm tín. Người bị cách chức; người bị o ép đến bước cùng đường phải xin nghỉ việc như trường hợp hộ lý Mạc Thị Thuỷ hoặc bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Trần Thị Hường phải chuyển vùng về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được tiếp tục làm nghề...
    Một bệnh viện mà từ bác sĩ trưởng khoa đến thầy thuốc ưu tú đều bị liệt vào "thành phần chống đối" thì dù điểm chấm hàng năm có đạt 93 hay 95/100; Bộ Y tế có tặng bằng khen cũng vẫn là cái bệnh viện loạn. Và cái "loạn" nguy hiểm nhất ở đây chính là "loạn" mất dân chủ. Lòng người ly tán, bè phái, oán hận. Chỉ nội việc đối phó lẫn nhau đã đủ mệt nhoài, còn sức đâu tập trung lo cho người bệnh.
    Một bệnh viện mà trong vòng nửa năm hai bệnh nhân chết oan thì nên để nhân dân chấm điểm mới là chân xác nhất.
    Một bệnh viện mà vật tư y tế tiêu hao từ miếng gạc đến đôi găng tay... đều bổ lên đầu người bệnh. Phiếu thu bằng "hóa đơn đen", nguyên tắc nào cho phép? Và cũng mới đây thôi, cả BV ngớ người khi hay tin Ban giám đốc tự ý phái thủ túc mang bạc tỉ đi gửi ngân hàng không rõ từ khi nào, đứng tên ai, nguồn tiền lấy ở đâu và chỉ đến khi có đơn tố giác mới đành công bố với lý do xem ra có vẻ rất "quang minh": Lấy lãi suất tăng thu nhập cho CNVC (!).
    Hỏi Chủ tịch Công đoàn BV, Chủ tịch CĐ lắc đầu: "Tớ có biết gì đâu!". Vâng, cái Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh nói như bà Giám đốc Phạm Thị Kim Phượng "đang phát triển đi lên về mọi mặt" là như thế đấy. Lại nhớ chuyện đầu năm, cơ quan điều tra Quảng Ninh lật tung một ổ mại dâm, cờ bạc hành nghề ngay tại tư dinh bà Phó Gíam đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội giữa trung tâm TP.Hạ Long khiến dân chúng bàng hoàng. Vậy mà không hiểu lý do gì, quý bà kia đến tận bây giờ vẫn ngồi yên vị.
    Còn quý bà Phạm Thị Kim Phượng thì sao? Cứ nhìn cơn cuồng nộ của bà như sắp nuốt chửng những thầy thuốc yếu bóng vía trong khi các đấng bề trên vẫn thấy tỉnh khô, đủ biết chân ngai của bà được "bắt vít" vững như kiềng. Hỡi ôi, cái cộng đồng "tỉnh Đỏ" của chúng ta, còn khổ!!!!!!
  6. Tus

    Tus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Nói chung cũng chẳng thể nào trách cả một tập thể các bác sĩ , y tá ở bệnh viện được. Cũng có những người này người khác. Nhưng tớ biết là từ khi có giám đốc mới, tình hình các khoa thay đổi nhân sự liên tục và có hiện tượng nhiều người uể oải ko muốn làm việc nữa. Đó cũng là một cách lãnh đaọ mới chăng? Nhưng ở đâu cũng vậy thôi, lúc tớ nằm ở bệnh viện BM, ko đưa tiền thì cũng chẳng được tiêm thuốc và cho thuốc tử tế đâu. Lúc trước khi vào phòng mổ, y tá trưởng khoa dặn mẹ tớ để cái phong bì mấy chục ( cách đây 5 năm rồi) vào túi áo của tớ, cái khoản đó dành cho những người gây mê đấy. CÒn nhiều khoản lắm. Nên đó là tình hình chung, cũng có những người này người khác. Có người giúp đỡ tận tình lắm.
    Còn mấy nước tớ đi, bảo hiểm và bệnh viện cực kỳ tận tình nhưng cũng ko phải ko có điều tiếng gì đâu nhé.
    Thôi thì con tạo xoay vần, may thì tốt ko thì cũng phải chấp nhận đi.
  7. sea_urchin021

    sea_urchin021 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    trời đọc bài này em tự dưng lại bừng lửa hận.Hichiccác bác biết ko em đã từng bị mổ nhầm ruột thừa ở bv tỉnh.Hồi đó em chỉ bị sốt thui vậy mà họ đã đưa em lên bàn mổ rạch bụng.Hic tiêm thì toàn lệch ven đau thấu trời luôn.Công đoạn cắt chỉ mới thật khủng khiếp !Phải đến 3 lần mà vẫn còn sót chỉ và con bị viêm mất mấy tháng liền.Và hic bây giờ sẹo mổ của em vẫn chẳng hề xẹp xuống
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Nòi chung là? ơ? 'Ău, nghà?nh nà?o cùfng vẶy thĂi, cùfng cò ngươ?i thẮ nà?y, ngươ?i thẮ kia chứ 'Ău riĂng gì? nghà?nh y 'Ău. Với mức lương như bĂy giơ?, mức thu nhẶp quà kèm so với già cà? nhu vẶy thì? thư? hò?i tài sao khĂng tĂ?n tài nhưfng 'iĂ?u vĂ lì như thẮ. Chì? cò 'iĂ?uơ? nghà?nh y do liĂn quan trực tiẮp tới sức khò?e và? tình màng con ngươ?i nĂn cò lèf chùng ta vĂfn cĂ?n nhưfng bàc sỳf cò y 'ức cao khi mà? 'Ă?ng lương 'ang rẮt kèm.

Chia sẻ trang này