1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Y học thể dục thể thao

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi coixaygiotver, 19/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. highlife

    highlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Oh chuyện này không khó lắm đâu , Bác chụp ảnh ( cơ bắp như Đùi cẳng chân , bắp tay )của mình tải lên . H có thể giúp Bác được cái khoản này
    chúc Bác một ngày vui
  2. coixaytver

    coixaytver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2008
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    ST và FT tồn tại ở tất cả các bó cơ vân.
    Tỷ lệ giữa 2 loại đó mới là quan trọng.
    Một người "tốc độ" được sinh ra chứ không phải được tạo nên
    [​IMG]
    Phần thẫm màu (thật ra là màu đỏ) là cơ chậm ST, phần nhạt (màu trắng) là cơ nhanh FT
    [​IMG]
    Bạn nào khoái muaythai có thể vào đây đọc thêm về cơ nhanh cơ chậm
    http://www.wmcmuaythai.org/muaythai/science.htm
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Trước đây anh TLVN có nói đến đề tài khoa học của một bác lớn trong ngành thể thao Việt Nam (HVG), đề tài này nhằm đến sự phát triển thành tích thể thao thông qua các bài tập chuyên biệt giúp tế bào quen với điều kiện thiếu dưỡng khí.
    1) Đề tài của Mr. Giang có liên quan đến kiến thức trên ?
    2) Các bài tập chuyên biệt trong đề tài do Mr. Giang nghiên cứu có trùng khớp với các bài tập chuyên biệt của Norbert Moos, Hans Wolfgang Oster ?
    3) Hy vọng sắp tới anh Coixay sẽ giới thiệu các bài tập chuyên biệt về sức mạnh, tốc độ và sức bền !
  4. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Một anh bạn chung cơ quan chuyên chạy đường dài, mỗi sáng thường chạy khoảng 25 - 30 km, anh ta lấy độ cứng của chi dưới làm thước đo tới hạn cho từng buổi chạy.
  5. coixaytver

    coixaytver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2008
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Lấy độ cứng của cơ, lấy sức căng cơ làm thước đo tới hạn cho buổi tập là phương pháp bắt đầu phổ biến ở các trung tâm thể dục thể thao trên thế giới. Thiết bị dùng đo sức căng cơ có tên là Myotonometer, loại cầm tay khá nhỏ gọn, và rẻ . Người ta nhấn đầu đo lên bắp cơ, ấn nút, giá trị sức căng cơ trả về trên mặt hiển thị, rất tiện lợi và hoàn toàn không xâm lấn.
    Ở VN ta thì chưa có công ty nào nhập về. Bác nào ở nước ngoài biết ở đâu bán xin cho tui cái địa chỉ liên lạc để tui hỏi, tui cám ơn nhiều.
    Được coixaytver sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 22/01/2009
  6. HanoiOffline

    HanoiOffline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2008
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Bạn anh vừa khoẻ vừa Pro thật đấy!
    Em có bít 1 phương pháp và thình thoảng cũng xài nó anh ạ (do lười mà), đó là đo bước chân khi chạy.
    Đeo máy đó bên người có thể bít mình chạy bao nhiu bước chân trong buổi...hĩ hĩ
    Ah các bác có nhớ quảng cáo của Enlin ko?
    10000 bước đi bộ mỗi ngày và 2 ly enlin đó
    Với cái máy của em thì các bác vừa buôn dưa lên vừa đi bộ cũng bít là mình đi bộ bao nhiêu bước!
    Nếu tâạ đều thì mỗi ngày tăng con số lên!
    Máy rẻ bèo, bán nhan nhản, có 100k/cái!
    Bác nào khoái thì em chỉ chỗ cho!
    Bác nào ko khoái thì thui
  7. HanoiOffline

    HanoiOffline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2008
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    @ Anh Cối xay:
    Anh ở đâu vào đây, rảnh "tiếp chiêu" hộ em cái
    Em nghe nói dân tập Điền kinh Marathon thì hồi đầu mới tập, ngoài việc làm cơ bắp mềm đi và không nổi cơ (tránh chuột rút, vọp bẻ) thì họ còn có bài luyện tập để giảm nhịp tim. Nhịp tim thấp là điều kiện quan trọng để chạy 42 km liên tục mà ko bị ngất!
    Liệu anh có bít phương pháp ko bày em cái...hĩ hĩ!
    Em nghe nói ngồi thiền ở độ sâu 2m ở bể bơi, tập luyện lâu ngày có thể giảm nhịp tim xuống 38? Chả bít có đúng ko?
    Anh vào "chỉ giáo" nhé!
  8. coixaygiotver

    coixaygiotver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Trong các môn thể thao cần sức bền (ví dụ như chạy Marathon), nhu cầu cung cấp oxy và máu tới các hệ cơ quan là rất quan trọng. Nhịp tim thấp, vận động viên có thể duy trì thể lực lâu dài nói lên rằng hệ tuần hoàn và tim làm việc với hiệu suất tốt. Lúc này công hao phí của tim đã được tối ưu hóa, nhịp tim vừa phải nhưng vẫn đảm bảo năng lượng cho các bắp cơ làm việc ổn định. Để đạt được yêu cấu ấy, sự phân phối máu tới toàn cơ thể trong trạng thái tập luyện (đang chạy chẳng hạn) phải có sự đáp ứng ở mức tốt nhất.
    Các bài tập được đề nghị cho vận động viên là từ thời gian ngắn tới kéo dài dần ra, từ 10 phút tới hàng giờ, tùy theo môn mà có những bài tập chuyên biệt. Như bạn HNoff nói tới bài tập ngồi thiền để tối ưu hóa cho người chạy Marathon có lẽ chỉ dành cho các vận động viên chuyên nghiệp. Với những người mới bắt đầu tập các môn thể thao cần dai sức, không nên tốn thời gian cho các bài tập như vậy. Cái mà cơ thể các bạn cần lúc này là tối ưu hóa các mẫu vận động trong hệ thần kinh trung ương, tăng độ chính xác và phối hợp của vận động. Các bài tập sức bền từ 10 phút trở lên sẽ đem lại cho cơ thể các bạn sự mở rộng dữ trữ và biên độ chức năng của hệ tim mạch, tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, tăng tuần hoàn mao mạch ở cơ xương, tăng khả năng hoạt động của sợi ST (nhưng tăng ko đáng kể về kích thước). Một trong những kết quả thể hiện ra ngoài có thể đo được là nhịp tim "quen dần" và không tăng nhiều cùng với thành tích của các bạn.
    Lần trước anh M có mở một topic nói về các bài tập kéo dãn (stretching), hôm nay tui xin nói rõ hơn một chút về tác dụng của nó.
    Kéo dãn là sự tập luyện bằng cách căng các bó cơ chuyên biệt ra một cách tối đa, thông thường là đạt tới ngưỡng đau của cơ thể. Y học TDTT chia kéo dãn thành 2 loại: kéo dãn chủ động và kéo dãn bị động (hay thụ động). Để phân biệt được 2 loại này thì cần nhắc lại một chút về quá trình vận động. Bất kì sự vận động nào cũng có sự tham gia của nhiều nhóm cơ. Những nhóm cơ làm việc thuận chiều vận động gọi là chủ vận, những nhóm làm việc ở chiều ngược lại gọi là đối vận hay kháng vận. Vì cơ chỉ sinh lực khi co lại, nên vai trò của cơ đối vận là không thể thiếu được.
    Sự kéo dãn nhóm cơ này bằng cách co các nhóm cơ đối vận với nó gọi là kéo dãn chủ động: vận động viên tự co cơ để thực hiện động tác. Sự kéo dãn nhờ lực bên ngoài tác động gọi là kéo dãn thụ động (người khác giúp, nhờ trọng lượng cơ thể, trọng lượng vật bên ngoài,?). Ở các bài tập kéo dãn thụ động, vận động viên cần thả lỏng cơ hoàn toàn và tham gia một cách tích cực (không chống lại)
    Tác dụng của stretching là tăng khả năng kéo dãn tối đa của bó cơ, kèm theo đó là tăng độ linh hoạt, tăng giới hạn khoảng sinh lực cực đại của cơ. Vận động viên trong quá trình khởi động vì vậy cần dành một thời gian nhất định cho các động tác kéo dãn để tạo tiền đề cho sức co cơ tốt.
    Những điểm cần nhớ khi thực hiện bài tập kéo dãn bao gồm:
    -Sự kéo dãn cơ sẽ dẫn tới hiện tượng biến dạng dẻo ?" đàn hồi. Khi kéo dãn sợi cơ qua một mức xác định thì sợi cơ sẽ không hoàn toàn quay trở lại độ dài ban đầu.
    -Nên chú trọng vào kéo dãn thụ động thay vì kéo dãn chủ động để tránh việc có thể gây ra các ảnh hưởng xấu lên nhóm cơ đối vận và các khớp tương ứng. Cách tối ưu là tập dãn chủ động tiếp theo các bài tập thụ động cùng loại.
    -Kéo dãn phải tiến hành từ từ, kèm theo sự ?olàm nóng? dần dần. Các động tác giật cục, các rung động ở cuối khớp không đem lại hiệu quả gì. Thậm chí sự kéo dãn quá mức tới đau đớn còn gây ra phản sức căng phản xạ mạnh hơn ở cơ.
    -Căng cơ khoảng 10s là nên nhả. Chú ý thoái mái về tâm lý để loại trừ cảm giác đau.
    Cứng cơ là quá trình ngược với kéo dãn, là sự suy giảm độ dài tức thời của bó cơ. Nó ảnh hưởng tới các cơ đối vận và các khớp tương ứng, làm vận động viên bị đau, đồng thời suy giảm chức năng co cơ, dễ dẫn đến các chấn thương như dãn cơ, rách cơ, rách gân,? Vấn đề này có thể khắc phục hoàn toàn bằng stretching nếu tiến hành kịp thời. Co cứng kéo dài sẽ không thể khôi phục nhờ stretching thông thường.
  9. highlife

    highlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
    ---------------------------------------------------------------------------------
    cái này không có đúng đâu Bác à! giảm nhịp đập của tim xuống còn khoảng 46 lần / phút thì H đã kiểm nghiệm rồi , chuyện này có khả thi.
    kính Bác
  10. akdo47

    akdo47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2008
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Sức bền tim mạch tăng có nghĩa là nhịp tim trong tình trạng nghỉ ngơi giảm xuống. Để tăng sức bền tim mạch người ta tập các bài tập nhịp điệu như là nhảy dây, chạy bộ, chạy xe đạp, thể dục nhịp điệu v.v... Có thể thay đổi các bài tập để tránh nhàm chán.
    Mỏi khác với mệt. Mệt là lúc cơ thể đòi hỏi nhiều không khí hơn. Còn mỏi là lúc một nhóm cơ nào đó liên quan đến vận động không muốn làm việc nữa. Cái mỏi này được coi là sức bền của cơ. Khi mới tập đánh máy chỉ vài phút là các ngón tay của ta mỏi nhừ vì chưa quen với hoạt động đó chứ ta không hề mệt.
    Cách đây nữa năm tôi có đọc 1 bài báo nó là tim của các vận động viên đua xe đạp đường dài lớn hơn bình thường (có khả năng bơm được 1 lượng máu lớn hơn trong 1 lần co bóp). Tim của các vdv đó sẽ nhỏ lại sau khi họ giải nghệ . Không biết các bài tập sức bền có làm cơ tim lớn hơn được không ?
    Được akdo47 sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 23/01/2009

Chia sẻ trang này