1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Y học thể dục thể thao

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi coixaygiotver, 19/01/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. highlife

    highlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
    ----------------------------------------------------------------------------------
    nếu Tim tăng thể trọng có tỷ lệ thuận với sự phát triển các cơ quan nội tạng trong cơ thể thì là chuyện tất nhiên .
    Còn chỉ có mỗi cơ Tim bị to lên là cơ thể bị bệnh về Tim rồi Bác à
    cung lễ
  2. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Bác có số liệu về bó cơ nào thường có tỷ lệ FT cao (hơn 50% số sợi) ko?
  3. coixaygiotver

    coixaygiotver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    @fade_away: Như tôi đã viết ở trên, tỷ lệ FT và ST ở các bó cơ là khác nhau khá xa tùy từng người. Nếu xét cụ thể ở một người thì tỷ lệ sợi FT ở các bó cơ duỗi cao hơn ở các bó cơ co (ví dụ như cơ tam đầu cánh tay là cơ duỗi) , nguyên nhân có lẽ là do quá trình tiến hóa của loài người.
    Sức bền là một khả năng thể lực căn bản, đòi hỏi con người một cách toàn diện. Sức bền tăng cường khả năng ổn định của cơ thể, chống lại các nhiễu loạn sinh ra trong quá trình vận động. Y học thể thao định nghĩa (Pfeiffer - 1968 ): ?o Sức bền thể lực là sự tổng hòa các tiền đề và các quá trình đảm bảo sự cân bằng của các quá trình sinh học trong cơ thể lâu nhất như có thể, trong điều kiện tải tác dụng lên cơ thể toàn diện và có cường độ cao?.
    Khả năng sức bền ít nhiều đều liên quan tới sức mạnh, sức nhanh và sự phối hợp. Ngay cả những yếu tố tâm lý như sự sẵn sàng, khả năng kỹ chiến thuật,? cũng góp phần xác định sức bền.
    Chú ý rằng có sự khác nhau trong hiệu quả tập luyện của những người chưa tập luyện bao giờ và những người đã tập luyện nhiều. Với những người lần đầu tập luyện, tập luyện sức bền bằng tác dụng lâu dài của tải cũng sẽ giúp tăng thêm sức mạnh, sức nhanh và khả năng phối hợp. Tuy nhiên những bài tập chuyên biệt cho sức bền của những người đã tập luyện nhiều lại làm giảm sức mạnh và tốc độ.
    Mức độ sức bền có thể đạt được, về cơ bản, là được xác định theo cấu trúc di truyền. Cụ thể hơn chính là các yếu tố về chức năng, tiềm năng của hệ cơ xương, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp, men và cơ chất của các quá trình trao đổi chất ?" năng lượng, khả năng điều khiển và điều hòa của hệ thần kinh trung ương. Tất nhiên không thể xem nhẹ vai trò của tập luyện. Số liệu của các trung tâm huấn luyện trên thế giới đều khá thống nhất: khả năng tăng cường sức bền nhờ luyện tập là từ 20% tới 50%. Với những người xuất phát từ mức không luyện tập bao giờ thì còn có thể cao hơn nữa.
    Về mặt sinh học, cơ thể đạt độ chín về sức bền bắt đầu từ 30 tuổi. Sau tuổi 40 sự suy giảm sẽ đặc biệt rõ. Vì vậy các nhà thể thao già muốn giữ mức thành tích thì cần có sự tập luyện có ý thức hơn, hợp lý hơn, phần chia các đơn vị luyện tập khoa học hơn và một chế độ sống phù hợp hơn.
    Luyện tập sức bền thường xuyên sẽ sinh ra một loạt các cơ chế thích nghi trong cơ thể, có tác dụng ổn định sức khỏe, rất có ý nghĩa trong y học dự phòng (ví dụ như sẽ làm giảm tỷ lệ bất ổn về tim mạch). Những bài tập sức bền đúng cách cũng sẽ giúp chữa một số bệnh cụ thể, hoặc làm cho tinh thần dễ chịu hơn. Y học thể thao thống nhất giới hạn dưới của tác dụng này là tập luyện sức bền 1 giờ / 1 tuần.
    Trong y học thể thao tải sức bền được theo công toàn phần. Giá trị trung bình của công này phụ thuộc vào khối lượng cơ thể. Ví dụ với vận động viên nặng 70kg thì 1000kcal là công trung bình để chạy 12,8km, bơi 5,2 km, đi xe đạp 40km. Những người luyện tập thể thao thông thường tiếp nhận tải sức bền luôn nằm dưới vùng giới hạn thích nghi. Vùng này thể hiện sự giới sức khỏe của vận động viên, không thể chịu tải ở trên mức độ này.
    Luyện tập sức bền ở những khoảng thời gian khác nhau sẽ nhận được các tác dụng khác nhau:
    * 10 ?" 35s (sức bền tốc độ): tối ưu hóa các mẫu vận động trong hệ thần kinh trung ương; tăng tốc độ và độ chính xác của vận động; kích thích phát triển sợi FT phân hóa theo hướng FTG; tăng dự trữ photphocreatin tại chỗ; tăng men kị khí.
    * 35s ?" 2phút: tối ưu hóa mẫu vận động; tăng kích thước các sợi FT; tăng dự trữ tại chỗ photphocreatin và hydrat cacbon; tăng tốc độ trao đổi chất kị khí; huy động nhanh các hệ chức năng vỏ thượng thận; tác động vừa phải tới trao đổi chất ưa khí; kích thích hệ tim mạch; tăng khả năng chịu đựng các sản phẩm axit trong cơ thể.
    * 2 ?" 10 phút: tối ưu hóa mẫu vận động; tăng các đại lượng dự trữ và chức năng của hệ tim mạch, tuần hoàn, hệ hô hấp; tăng hấp thu oxy từ 60% tới 90%; tăng kích thước sợi ST và FT, chuyên biệt hóa theo hướng FTO; tăng dự trữ Glycogen ở cơ, sử dụng tối đa cả trao đổi chật kị khí và ưa khí.
    * 10 phút ?" hàng giờ: mở rộng dữ trữ và biên độ chức năng của hệ tim mạch, tuần hoàn, hô hấp, gan, thận; tăng tuần hoàn mao mạch ở cơ xương; tăng khả năng hoạt động của sợi ST, nhưng tăng không đáng kể về kích thước; tăng lượng ty thể và hoạt tính men trao đổi chất năng lượng ưa khí; chuyên biệt hóa theo hướng FTO; tăng dự trữ glucose, lipit trong cơ và gan; tối ưu hóa điều chỉnh nhiệt độ, hàm lượng nước và khoáng; tăng thải loại hormon tăng trưởng.
    [8Đ]
  4. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Đoán mò, chắc là cơ mi mắt.
  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    khơ khơ, nếu là đoán mò, cứ nhìn bác nào xương nhiều hơn thịt, vào bữa cỗ lừa rau gắp thịt bà con chỉ cso há mồm ra nhìn, ắt là FT cao
  6. coixaygiotver

    coixaygiotver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Theo định nghĩa của Harre thì: Tốc độ, hay sức nhanh, là khả năng thực hiện một hành vi vận động riêng lẻ hay một dãy xác định các vận động liên tiếp ở những điều kiện xác định trong khoảng thời gian ngắn nhất.
    Nguồn năng lượng trong các vận động mang tính tốc độ được lấy từ phân hủy photphocreatin và glycogen, vì vậy những nhân tố hạn chế sức nhanh chính là sự nghèo nàn photphocreatin và sự tích tụ nhiều lactat.
    Một vận động nhanh dù đơn giản hay phức tạp cũng đều là kết quả của 3 quá trình: khởi phát vận động, phối hợp và gia tốc. Trong đó phần quan trọng nhất là gia tốc, được quyết định chủ yếu bởi tỷ lệ phân bố của sợi FT trong cơ. Tiếc rằng tỷ lệ này lại không thể thay đổi bằng tập luyện. Bởi vậy có thể nói rằng một vận động viên tốc độ được sinh ra chứ không phải được tạo nên. Tập luyện chỉ tác động được vào 2 quá trình đầu, là khởi phát và phối hợp. Vai trò chủ đạo ở đây chính là hệ cơ xương thần kinh (cấu tạo đòn bẩy, lực; sự liên kết). Mỗi hành vi đều cần có lực, cho dù cường độ là khác nhau. Một cơ cấu cơ - xương tốt sẽ cho phép sử dụng tốt lực co cơ thông qua hệ thống đòn bẩy. Còn sự phối hợp mộtt cách đồng bộ, sự liên kết tốt của các sợi cơ, của hệ thần kinh soma với hệ cơ sẽ giảm thiểu sức ì. Vì vậy mặc dù quá trình tập luyện chỉ giúp phát triển về lực và sự phối hợp, nhưng có sự khác nhau rõ rệt về tốc độ giữa vận động viên và người không tập luyện. Tốc độ liên quan chặt chẽ với độ chính xác trong điều hòa vận động và độ tin cậy trong điều khiển vận động. Chỉ khi nào sự vận động được lặp đi lặp lại tới độ chính xác và độ tin cậy cao thì mới có thể nói đến việc nâng cao tốc độ hơn nữa.
    Chú ý rằng mối quan hệ lực - tốc độ chỉ tỷ lệ thuận trong các vận động nhanh chưa cực đại. Trong lĩnh vực tốc độ cực cao và lực lớn, mối quan hệ này yếu đi rất nhiều. Lúc này chỉ có tỷ lệ của sợi FT là đóng vai trò quan trọng nhất. Khi sự phối hợp cơ - thần kinh đã tương đối hoàn hảo, chỉ cần một lượng cơ bắp nhất định là đủ lực để tạo nên sức nhanh cực đại. Việc thêm cơ bắp nhiều khi lại còn gây cản trở tốc độ. Paerisch gọi sự phì đại cơ trong sự phát triển tốc độ là một giải pháp lúng túng của tự nhiên.
    Tốc độ vận động cao đồng nghĩa với nguy cơ tổn thương cơ không nhỏ. Trong quá trình tập luyện không nên xem thường cơ đối vận. Dù cho sự phát triển cơ đối vận sẽ làm giảm tốc độ thì với những nhu cầu vận động một chiều cũng không được phép làm yếu đi những cơ này để tránh thương tổn. Tốt nhất là không nên áp dụng các bài tập phiến diện chỉ dành cho tốc độ. Trong lịch sử võ thuật thế giới, Brucc Lee có đưa ra bài tập với tạ tay chỉ có một đầu, mục đích là để phát triển chỉ các nhóm cơ duỗi cánh tay, để tăng tốc độ ra đòn tay. Tuy nhiên quan niệm y học hiện đại ngày nay rất không ủng hộ những phương pháp kiểu như vậy.
    Khả năng tốc độ tốt nhất là nên phát triển sớm ở lứa tuổi nhi đồng. Lúc này có thể tác động tới những phẩm chất tốc độ bẩm sinh như sự thu nhận xử lý thông tin nhanh và tin cậy, nối kết cơ - thần kinh hoàn hảo, cấu trúc cơ với nhiều sợi FT,? Những phẩm chất này khi lớn lên sẽ khó lợi dụng. Trong việc giữ gìn sức khỏe thì tốc độ là sự phản ứng nhanh và phù hợp của cơ thể với các tác động xấu từ môi trường (bao gồm cả vấp ngã).
    Với mỗi vận động riêng lẻ ta có sơ đồ làm việc của cơ thể như sau:
    Phản ứng với tín hiệu -> gia tốc -> đạt tốc độ cực đại -> duy trì tốc độ cực đại -> hãm.
    Với các chuỗi vận động có lặp lại, hãm là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới sức nhanh, cho dù đây là một hình thức vận động ngược chiều. Hãm tốt sẽ là tiền đề tốt để thực hiện vận động tiếp sau. Vì vậy mà người nhanh nhất không nhất thiết phải có tốc độ cực đại cao nhất. Trong thể thao người ta thường test tốc độ qua các nội dung:
    ? Đo thời gian phản xạ
    ? Đo tốc độ những hành vi riêng lẻ
    ? Đo tiền đề cho phép thực hiện chuối vận động tần số cao
    ? Đo khả năng chuyển động ngược (hãm)
    ? Đánh giá tương quan sinh học (cấu tạo cơ, tốc độ dẫn truyền thần kinh, tốc độ chuyển tín hiệu).
    Tập luyện phát triển tốc độ:
    Mục đích đạt được theo từng bước gồm có: thực hiện các vận động đơn lẻ nhanh hơn; tiếp nối các vận động riêng lẻ đã thực hiện nhanh hơn; thực hiện các vận động phức tạp nhanh hơn. Để đạt được những mục tiêu này thì chế độ tập luyện phải tác động được vào những cấu trúc sinh học chuyên biệt xác định tốc độ để tạo ra các đáp ứng dương tính.
    Một nội dung quan trọng là thông qua các kích thích trong tập luyện giúp cho cấu trúc cơ - thần kinh nhanh chóng đạt tới ngưỡng kích thích của các sợi FT và các tế bào thần kinh điều khiển chúng. Điều này có thể đạt được nhờ sự tập luyện với cường độ cao, với các kích thích nhanh mạnh, giới hạn ở những khoảng thời gian ngắn và duy trì thời gian nghỉ vừa đủ để phân hủy lactat và tái tổ chức dự trữ photphocreatin. Các vận động viên cần tập đến mức hoàn toàn làm chủ tiến trình vận động và có một kỹ thuật hoàn hảo ở tất cả các tần số vận động (nhấn mạnh một lần nữa vai trò của sự lặp lại).
    Chú ý rằng cho tới nay vẫn chưa xác định được chính xác vai trò của các bài tập ở các điều kiện trên mức cần thiết như luyện tốc độ quá giới hạn do có trợ giúp (VD: chạy xuống dốc), luyện tốc độ khi bị cản trở quá mức (ngược chiều gió mạnh), luyện tốc độ ở các điều kiện bất bình thường (áp suất, độ loãng oxy,?). Câu hỏi ở đây là các bài tập như vậy có hiệu quả thực sự không hay là quá tải gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, có phát triển các cơ đối vận quá mức cần thiết hay không. Tuy nhiên không thể bác bỏ ý nghĩa tích cực của các bài tập này trong thể thao đỉnh cao lấy thành tích.
    Với một chương trình huấn luyện tốc độ phù hợp, có thể thấy những phản ứng thích nghi sau từ 6 đến 8 tuần:
    ? Tăng tiết diện sợi cơ (phát triển Myofibrille), tạo mới tơ cơ Actin - Myosin, tăng màng lưới nội chất
    ? Tăng thích ứng trao đổi chất ở các sợi FT (hoạt tính men, số lượng ty thể, tuần hoàn mao mạch,?), phụ thuộc tải sẽ chuyên biệt theo hướng FTG (luyện sức mạnh tốc độ) hoặc FTO (luyện sức bền tốc độ)
    ? Tăng dự trữ photphocreatin và glycogen ở tế bào cơ
    ? Tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh, tăng gia tốc truyền kích thích cơ ?" thần kinh
    ? Tăng lượng ion Ca++, đồng thời giải phóng Ca++ nhanh hơn trong khởi phát co cơ.
    ? Tăng lượng Axetincolin (chất trung gian ở xinap)
    ? Hoàn thiện điều phối nội bào và gian bào
    ? Các dây chằng, gân chắc chắn hơn. Ở các vận động viên trẻ tuổi còn nhận thấy tạo thành Exostosen dẫn tới việc sụn phát triển dày lên.
    Trong tập luyện tốc độ cần chú ý tới độ linh động (khả năng thực hiện vận động với những biên độ lớn của khớp). Khoảng vận động không đủ nâng cao sức căng (lực) sẽ đòi hỏi tần số vận động lớn hơn, dẫn tới không tối ưu về nhu cầu năng lượng. Độ nhanh vận động cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu đường vận động quá ngắn. Độ linh động của vận động viên nói chung phụ thuộc vào:
    - Lứa tuổi: cơ chế phát sinh của tuổi trẻ sẽ tạo nên sức bền tăng cường của mô liên kết (bao, dây chằng, gân) nhờ sự tăng hàm lượng colagen tại đây, đồng thời giảm hàm lượng elastin (protein đàn hồi) và nước.
    - Cấu trúc giải phẫu của phần sụn ở khớp
    - Sự phát triển cơ: cơ phát triển sẽ làm giảm độ linh động. Mất cân bằng cơ chủ vận và đối vận cũng ảnh hưởng tới độ linh động
    - Tính chất xã hội của đời sống: vận động viên không sử dụng một số biên độ và chức năng vận động sẽ làm mất đi độ linh động ở các khớp liên quan. Một ví dụ dễ gặp ở các trẻ em châu Âu là do ít vận động, cơ lưng và cơ đùi bị ngắn lại dẫn tới không thể ngồi xổm theo kiểu châu á, gây ảnh hưởng không tốt tới khớp gối.
    Tập độ linh động cần quá trình làm nóng và khởi động cơ bản. Tiếp đó mới là các bài tập kéo dãn. Người giúp đỡ kéo dãn thụ động cần có một kiến thức vật lý trị liệu nhất định để tránh quá tải gây tổn thương.
    Được coixaygiotver sửa chữa / chuyển vào 08:38 ngày 03/02/2009
  7. Larung

    Larung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho mình hỏi. hiện có tài liệu khoa học nào chứng minh cho việc học võ từ nhỏ sẽ làm người lùn đi, hạn chế chiều cao k ?
  8. coixaygiotver

    coixaygiotver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Hic, bạn giỡn hả?
    Tập thể thao từ nhỏ (kể cả võ) và đúng phương pháp sẽ giúp cơ thể phát triển tốt, đặc biệt là chiều cao
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    À..cái này thì liên quan đến việc thế nào là việc tập võ.
    Bởi vì việc tập võ cũng có năm bảy đường.
    Bản thân một thằng bạn của tôi rất căm cái vụ này.
    Khi trưởng thành nó chỉ cao có 160 cm thôi. Nó kể: nếu mà không có học võ thì có lẽ nó cao được 170 cm. Bởi vì khi đang tuổi lớn 10-12 tuổi , ông thầy dạy Thiếu lâm dạy tầm bậy bắt nó phải gánh nước , gánh tạ, khiêng vác đồ nặng nhọc. ....Nó rủa: cầu mong cho những thằng thầy ngu xuẩn như vậy chết hết đi, đừng để sống bày trò hại thiên hạ. Đó là nguyên văn lời nó nói..
    Các bạn cứ phân tích thử xem..
  10. ItsRaining

    ItsRaining Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    0
    Chấn thương chắc cũng nằm trong y học, các bác cho em hỏi tí nha. Dạo này em bị 2 cái này nó hành ghê quá
    - Khoảng gần tháng trước, trong lúc đấu em phang mu bàn chân trúng đầu gối đối phương, cũng khá là mạnh. Đau mãi đến bây giờ vẫn còn. Trước đây em cũng bị 1 lần như vậy khi phang trúng cùi chỏ anh coixay, nhưng chỉ khoảng 2 tuần là hết. Không biết sao lần này lâu thế
    - Một buổi sáng nọ tự nhiên dây chằn đầu gối em nó có vấn đề mặc dù ko làm gì hết. Đi đứng bình thường chẳng sao nhưng chạy được khoảng trăm mét là nó bắt đầu đau, hix, tức muốn điên
    Cả 2 đều nằm bên chân phải. Các bác biết cách nào mau mau hết chỉ em giùm, khó chịu quá

Chia sẻ trang này