1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý KIẾN PHÁT TRIỂN BOX THƯ PHÁP

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Quan_Di_Ngo, 06/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cailaithayco

    cailaithayco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Khà khà...,đọc xong cũng chỉ biết cười mà thôi!
  2. wuwuwu

    wuwuwu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, những ý kiến "chống" lại cái mà mấy vị viết vẽ chữ Việt lăng nhăng tự xưng là "Thư pháp" phần lớn đều xuất phát từ sự phẫn nộ trước giá trị thẩm mỹ thấp kém của mấy tờ giấy lộn mà mấy vị tạo ra!
    Mấy năm nay, hiện tượng rộ lên của "Thư pháp Việt" là một bằng chứng rõ ràng của tình trạng suy đồi của thị hiếu thẩm mỹ thị giác, là thành quả của sự dốt nát và dễ dãi của người sáng tác và người thưởng thức. Nghệ thuật dĩ nhiên là vô cùng, nhưng đừng dựa vào thuộc tính này để tự bảo vệ giá trị của tác phẩm của mình! Những nghệ sĩ chân chính đều rất cầu toàn và thường cảm thấy tuyệt vọng và hoài nghi trước việc nắm bắt cái đẹp, còn mấy vị thì hỡi ôi, xấu hổ thay, rất lạc quan, tán tụng, bảo vệ nhau cực kỳ đoàn kết rồi lấy cái chiêu bài chữ ?oTâm? ra treo trước bụng khoe khoang. Xin lỗI, những lời này không ám chỉ tất cả, vì có số cực ít ngườI nào đó có thực Tâm nhưng không có tài? Chắc các vị biết lòng nhiệt tình cộng với sự ngu dốt sẽ thành phá hoại như Lenin đã từng nói chứ?
    Dĩ hòa vi quý là thái độ sống tuyệt vời, nhưng đem vào nghệ thuật thì không thể thúc đẩy nghệ thuật phát triển. Kiến thức hạn hẹp cũng như cảm thức tầm thường dễ làm người ta thấy thõa mãn, biết làm sao được! Còn nếu mấy vị không cảm thấy thõa mãn ma cứ triển lãm, rao bán, "cho chữ" lung tung làm ô nhiễm môi trường thì có lẽ mấy vị đang bị bệnh hoang tưởng hay là muốn bịp thiên hạ!?

    Nhiều cao thủ trong diển đàn người thì giảng hòa như Rosered, ngườI thì bận rộn và căn bản vì chán quá nên bỏ đi như Cherokee?Và diễn đàn dạo này nói thật sao giống như đang ngoi ngóp trong vũng mực dỏm để lâu ngày bị?thúi!
    --------------------------------------------------------------------------------
    Được wuwuwu sửa chữa / chuyển vào 10:46 ngày 05/11/2004
  3. nguoibinhthuong_2011

    nguoibinhthuong_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    ặc..lạy chúa tôi.. hiz hiz..+_+
  4. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Nói đến thư pháp ta phải nghĩ ngay đến thư pháp chữ Hán của Trung Quốc, là nói đến một bộ môn nghệ thuật rất cao, nhiều thành tựu, có lịch sử phát triển lâu dài và đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trong các nước Đông Á, gắn liền với tính chất Đông Á của nó. Sự đứt gẫy truyền thống là một vấn đề có thực và ngày nay các nước này đang nỗ lực hàn gắn nó. Ở trung Quốc ngày nay thư pháp phát triển trở lại với nhiều câu lạc bộ, có cả tạp chí chuyên nghiên cứu về thư pháp, có khuynh hướng đưa nghiên cứu thư pháp trở thành một bộ môn khoa học thực thụ....đôi khi gắn kết thư pháp với văn tự học...
    Ở nước ta trước đây, người đi học theo Nho, Phật, hay Đạo đều không xa lạ với thư pháp; nhưng người dụng công khổ luyện để trở thành nhà thư pháp thì cơ hồ không có ai. Sao vậy, có lẽ vì nó khó. Dù vậy thì đâu đó cũng có nhiều người được khen là "chữ tốt", nhưng chữ tốt thì chưa đủ gọi là nhà thư pháp. Cho nên như Cao tiên sinh chẳng hạn không nghe nói là nhà thư pháp. Như thế đủ thấy thử pháp là một môn rất khó, đạt tầm của một nhà thư pháp chân chính lại càng khó khăn lắm lắm. Khi Hán học còn thịnh thời thì có lẽ việc cảm nhận các tác phẩm thư pháp có thuận lợ hơn... đấy là nói vài nét về thư pháp ở góc độ hàn lâm của nó vậy.
    trong lịch sử có thể nói rằng thành tựu về thư pháp của cha ông ta rất vừa phải....... điều ấy có nghĩa là ngày nay nếu muốn phát triển thư pháp thì chúng ta không kế thừa được mấy, buộc lòng phải tham bác Trung Quốc mà thôi. Và việc phát triển thư pháp chữ Hán theo đúng nghĩa của nó là khó khăn, rất khó khăn, ít nhất là hơn xưa nhiều.
    Khái niệm thư pháp theo cách hiểu nghĩa thông tục ngày nay là nghệ thuật viết chữ đẹp. điều này tuy hơi đơn giản hoá nhưng cũng không đến mức quá sai lạc.
    Về hiện trạng của nền thư pháp Việt (mảng thư pháp chữ Hán) rất khiêm tốn, nó có tính phong trào hơn là nghệ thuật... đôi khi vì niềm yêu mến thư pháp một cách hồn nhiên ta đánh giá cao cụ này, ông kia... nhưng có khi ta không hiểu biết mấy về tác phẩm do họ tạo ra. Đôi khi ta khen họ, hay chê họ nhưng cái họ viết ra thì thành thực mà nói ta cũng không xác tín rằng nó đẹp hay không đẹp......... Nói vậy có bạn sẽ cho là tôi này nọ kia kìa. Tôi không khinh bạc, cũng không phỉ báng; Tôi chỉ muốn nói nếu ta có nhiết tâm với cái gì thì trươc hết hãy dụng công hiểu về nó, và với thư pháp còn cần thấy rõ hiện trạng phát triển của nó nữa.
    Cần phải nói thêm rằng do chưa có tiền lệ tách thư pháp thành được một nghệ thuật có vị trí tương đối độc lập, có các nhà thư pháp chuyên nghiệp nên tình trạng phát triển thư pháp của ta luôn không chuyên. Sự không chuyên này là cái khó khắc phục, nan giải.. sự không chuyên này khiến cho thư pháp càng khó phát triển vì nói gì chăng nữa thì vấn đề nhân lực luôn quan trọng. Họ là chủ thể sáng tạo của nghệ thuật, chủ thể kém thì tác phẩm hẳn cũng vừa phải thôi. Về thực trạng của anh thư pháp chữ Hán mỗ thấy Rosered đã nói nhiều rồi.
    Về anh thư pháp chữ Quốc ngữ thì mỗ có mấy ý thế này. Ý thích là một chuyện, giá trị là chuyện khác. mỗ không hâm mộ thư pháp Quốc ngữ, nhưng khi ngắm những bức đẹp, giàu sáng tạo.. thì cũng thú vị. Ở bình diện phổ thông ta coi thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp thì viết chữ Quốc ngữ cũng có thể trở thành một nghệ thuật, nhưng nếu đạt đúng tầm thư pháp thì không hẳn. Ngày nay phát triển thư pháp chữ Hán rất khó và rất ít người có thể thưởng thức được thì phát triển mảng thư pháp quốc ngữ cũng là hướng đi tốt. Thư pháp Quốc ngữ qua một số năm phát triển, đúc rút kinh nghiệm dần dà cũng bước đầu hình thành một số định thức, về các nét cơ bản, chương pháp... trên thực tế nó có tham bác khá nhiều ở thư pháp chữ Hán. Dẫu sao đây mới là những tìm tòi bước đầu, hi vọng trong tương lai nó có thể đạt được thành tựu khả quan hơn... Nói chung chúng ta không nên quá cực đoan trong việc nhìn nhận thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ... nhưng cũng phải thấy rằng những nhà thư pháp Trung Quốc như Trương Chi, Vương Hy Chi, Nhan Chân Khanh... không phải chỉ cầm bút đưa đẩy mấy đường mà thành danh....... cứ nhìn ao mực của họ Vương thì rõ vậy. Khi ta nhìn nhận thư pháp không phải chỉ bằng lòng yêu ghét mà bằng một cơ sở nhận thức nhất định thì hẳn cần điềm tĩnh hơn. Chúng ta luôn mong nền thư pháp nước ta có sự phát triển, niềm mong mỏi ấy là chính đáng, hi vọng bằng nhận thức, bằng lòng nhiệt tình, dụng công của những cây bút có tâm huyết và của mọi người điều đó sẽ từng bước trở thành hiện thực.
    Thô phác mấy lời, xin chớ cười là quê kệch
    Được changfeng sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 05/11/2004
  5. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Trong lo?ng ma? không khiêm thật thi? tốt hơn đư?ng nói mấy câu khiêm gia?, nghe chối lắm.
    Ghê thay cho câu na?y!
    Trương Thuận chă?ng qua góp ý vê? một cái signature, ngươ?i khoát đạt thấy tiếp nhận được thi? tiếp nhận, không tiếp nhận được thi? bo? qua đư?ng nói đến nưfa. Đă?ng na?y một mặt thi? bo? cái signature cuf đê? to? ra lêf độ nhún nhươ?ng, mặt khác lại du?ng hai câu thơ mới đê? đá đê?u ngươ?i ta, độ lượng sao ma? hẹp ho?i đến thế!
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Gửi bác @vinhattieu khả kính,
    Lẽ ra tôi sẽ phải cảm ơn bác vì đã dụng công tìm kiếm rác của tôi. Nếu bác có đọc bài của tôi bên F_301 thì bác sẽ hiểu rằng, với tôi, mọi thứ thải ra, kể cả vật chất lẫn tinh thần đều là rác. Tôi và loài người đã thừa hưởng rác của của những người trước nữa để tô vẽ mình ngày càng gần với rác, cho một ngày mình cũng trở thành thứ rác có thể tái sử dụng giúp ích con cháu. Có lẽ trong cái gọi là tôi và loài người không có bác, nên bác dạy tôi theo lối trịch thượng như thế. Không sao cả! Bởi tôi không cho phép mình có trách nhiệm về suy nghĩ của người khác nói chung và suy nghĩ của bác nói riêng. Tôi trân trọng, nhưng kiểu dẻ bỉu rẻ tiền của bác tôi không dám nhận. Nếu ai đó đem đến cho bác một cục vàng, nhưng vì bác không thích cục vàng ấy, chắc là ai đó cũng phải mang về. Và chuyện bác dạy cho tôi, thưa bác, tôi không lối dạy ấy, phiền bác bưng về giùm nhé!
    Vì như đã nói ở trên rằng, tôi không có trách nhiệm với suy nghĩ của người khác, nên tôi xin miễn phần đôi co với bác. Thực tế thì trên trái đất này chẳng có ai có quyền hướng tư tưởng người khác cả, mỗi người một suy nghĩ, một quan niệm và một sở thích riêng biệt. Đừng đem cái hiểu biết nông sơ của mình mà dè bỉu và lên lớp người khác. Làm như thế con cháu nó cười cho. Hơn nữa, cuộc đời mỗi người quá ngắn, sống cho ra sống còn cảm thấy tiếc khi về đất, chứ cứ lởn vởn thọc gậy bánh xe nhau thì chỉ có tổ cùng té nhào xuống hố.
    Về Thư Pháp, thưa bác, ngay từ đầu tôi kêu gọi mọi người làm đơn gửi @admin xin lập box Nghệ Thuật Thư Pháp, cũng chỉ mong có một nơi độc lập để anh em bạn bè và những ai có cùng sở thích tham gia cho vui và trao đổi kiến thức, mang tinh thần học hỏi. Nhưng thưa bác, lại thưa nữa! Tôi xin hỏi bác một câu: từ khi quý bác vào box này, quý bác đã làm những gì giúp cho việc giao lưu học hỏi của mọi người? Hay mục đích các bác vào là do tính chất dễ dãi của diễn đàn mà vào để dè bỉu và chửi vả nhau? Cụm từ Văn Hoá to tát quá, nhưng cái nghĩa trong định nghĩa của nó có một ý, văn hoá là những gì còn lại sau những gì đã mất, vâng! Nếu thế, tinh thần và ý thức chúng ta có văn hoá hay không, không những thành viên mạng TTVNOL này mà cả khách truy cập vào xem họ đều biết cả. Nếu đã thấy mình có học thức, có ý thức và có văn hoá, xin rằng:
    - Đừng vì những vết hắc lào, lang-ben, ghẻ lở...của ai đó mà khiến cho mắt mình nhơ nhuốc. ( A.L Jeesq - Ẩn Số, NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1989, trang 61, dòng 13. )
    - Bi ai lớn nhất của đời người là tự đại. ( Trích lời Kinh Phật trong " Mười bốn điều răn của Phật".)
    - Nhân: Hãy yêu thương và tha thứ cho mọi người. ( Khổng Tử )
    **************************
    Thế thôi ạ! Mong được lượng thứ và hi vọng không còn phải gõ bài ở đây nữa, đơn giản là tôi, bác và tất cả mọi người, chúng ta không có quyền ăn cắp thời gian của nhau!
    Kính bác!
  7. cherokee

    cherokee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Trong cái diễn đàn học thuật này thì bọn cổ súy thư-pháp-Việt là có học thuật nhất và đứng đầu bọn chúng là thằng Ngố .
    Thiệt thằng này đúng là điển hình của bọn hám danh thư-pháp-Việt. Ngày trước đã không ít lần anh đập tơi tả mấy thằng như Song Nguyên, Bùi Hiến,... (mặc dù tuổi bọn nó đáng là cha chú của anh nhưng như có lần anh nói, anh chỉ trọng kẻ có Tài, trong học thuật không bàn đến tuổi tác), giờ vào đây lại có thằng Ngố, nhưng kẹt mình đập nó thì bài mình cứ bị xóa. Chán!!!
    Đúng là tên sao người vậy, Ngố quá nên dốt, đã dốt rồi người ta dạy cho thì bảo là người ta dè bỉu, người ta trịch thượng. Hôm trước anh nghe Ngố lu loa về Phương Tiện nhớ không, thì đây với bọn thư-pháp-Việt như Ngố cần cái phương tiện thiện xảo như vậy đấy!!! Bởi ngay khi anh thấy Ngố nhăng cuội về Pháp, Phương tiện,... thì anh biết Ngố chỉ lòe được mấy thằng dở hơi đệ tử của Ngố, đến khi anh đập cho một cái thì chạy quanh không dám nói, thiệt anh chán Ngố không bút mực nào tả xiết!!!
    Sắp qua năm mới rùi, đừng bi bô mà lại bị ăn chửi nữa nghe Ngố!!!
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mô phật...tôi đã đến mức ăn năn hối cải vì những lời nói kênh kiệu của mình.Nhưng không biết rằng trên đời còn lắm kẻ chí phèo thay.
    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
    Con cái lêu lổng chửi người thay

    Xin hai chữ bình yên
    Thiện tai, thiện tai......
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 24/12/2004
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Thôi, Vinhaihong em đề nghị các bác dừng khẩu chiến và có lẽ cũng đã đến lúc viết đơn đề nghị xoá bỏ box thư pháp rồi.
    Trao đổi học thuật thì ít, khiêm tốn học hỏi lại càng ít duy có cái " khẩu " là nhiều.
    Cherokee thì "cứng" quá.Nhưng thôi cherokee cứ kệ đi nào cứ để cho những người yêu thích Thư pháp Việt thả hồn bay bổng.Còn thư pháp Hán như huynh và đệ cùng các huynh đệ tỉ muội khác thì cứ trao đổi bình luận cùng nhau.Đá nhau mãi có được lợi gì đâu chỉ hao thần tổn khí.
  10. cherokee

    cherokee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Tính tôi rất ba phải, cái gì cũng được, cái gì tôi cũng gật đầu cho vui, nhưng vừa vừa phải phải thôi chứ đã nói bậy mà cứ hay nói bự thì cực chẳng đã mới đăng đàn mà chửi bọn chúng!!!
    Ở miền Nam, cái người mà có thể nói là đi đầu trong thư-pháp-Việt là Trụ Vũ, ông này là mối giao hảo cực thân tình, nhưng viết chơi vài bài thơ gọi là tặng chữ thì là vui, chứ hợm mình mà gọi đó là thư pháp thì tôi đã nói thẳng đó là đống rác!!!
    Rảnh rỗi cũng muốn làm vài bài thư pháp, thư đạo cho có tính xây dựng diễn đàn nhưng ngặt nỗi vào lần nào cũng thấy vài ba đống rác to sụ choán hết đường đi lối vào, riết rồi nhiệt huyết rụng rơi!!!

Chia sẻ trang này