1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý KIẾN và SUY NGHĨ của chúng ta đúng hay sai?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi humde, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. humde

    humde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Ý KIẾN và SUY NGHĨ của chúng ta đúng hay sai?

    Thông thường chúng ta nói những điều chúng ta suy nghĩ ,ta bảo vệ những điều chúng ta tin tưởng và cho là đúng( -Ngoại trừ những người nói những điều mà chính họ cũng không hiểu và không tin-) . Thì có cách gì kiểm chứng được rằng ý kiến của chúng ta là đúng ?
    Kiến thức về xã hội mang đầy tính chủ quan , và không như trong khoa học tự nhiên, các vấn đề xã hội chưa bao giờ có sự thống nhất tuyệt đối ,nên khi kết thúc mọi cuộc tranh luận về lĩnh vực này, thay vì đi đến công nhận chân lý chung , thì mọi người vẫn giữ nguyên ý kiến của mình-> cuộc tranh luận chẳng có giá trị gì cả,( chỉ thêm ghét nhau!)
    Lịch sử sự tiến hoá trí tuệ loài người được ghi dấu bởi tìm tòi và HOÀI NGHI , bạn không hoài nghi thì bạn sẽ lười biếng và thụ động trong việc tìm hiểu cặn kẽ nhiều mặt của vấn đề -> bạn chỉ hiểu vấn đề trong mỗi một khía cạnh thông tin mà bạn được thu nhận đầu tiên, hoàn toàn"sơ cấp" và chưa được chứng thực trong cuộc sống hay qua thể nghiệm của riêng bạn . Bạn chỉ hoàn toàn sáo rỗng mà thôi.
    Trong lịch sử có những người còn hoài nghi cả tiên đề " hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau" và sự hoài nghi vĩ đại đó sản sinh ra hình học Phi ơclit .HOÀI NGHI , HOÀI NGHI, HOÀI NGHI mãi cho đến khi bạn được kiểm chứng bằng kinh nghiệm của chính bạn trong thực tiễn , hoặc bạn(chính bạn) tận mắt thấy nó diễn ra thì điều đó mới được coi là đúng .

    Huống hồ lắm kẻ nghe gì nói nấy , không xử lý thông tin gì, không trải nghiệm và tìm hiểu gì ! Nhắm mắt trước thực tiễn đầy "biện chứng" ngoài kia, nhưng luôn tự cho mình là đúng, là chuẩn mực !
  2. TrungJu

    TrungJu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Thế nên mới có câu nói là "Loài người không bao giờ thông minh được theo đúng nghĩa, mà chỉ đi từ sự ngu dốt này đến ngu dốt khác, có điều cái ngu dốt sau ít hơn cái ngu dốt trước mà thôi"
    Nhưng nếu không tranh luận thì chẳng bao giờ bớt ngu dốt đi được bác à. Trường hợp "thay vì đi đến công nhận chân lý chung , thì mọi người vẫn giữ nguyên ý kiến của mình" chẳng wa vì một trong hai bên chưa đủ sức thuyết fục đè bẹp được bên kia, hoặc một trong hai bên tôn thờ chủ nghĩa cực đoan mà thôi. Không thể ủng hộ chủ nghĩa cực đoan được. Điều mà ta nên làm là cố gắng học hỏi, giác ngộ được đến đâu hay đến đó, còn thì vẫn cứ fải tranh luận chứ ạ!
    Thật ra thì trong khoa học tự nhiên cũng không có chân lí tuyệt đối đâu bác ơi, chưa và sẽ không bao giờ có cả!
  3. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Thực ra trong giới học thuật phương Tây, từ lâu người ta đã đặt ra một tiêu chuẩn để , khảo sát, đánh giá xem một công trình thuộc bất cứ lĩnh vực nào về học thuật có đáng được xem là đúng đắn hay không, tránh tình trạng tranh cãi liên miên, ông nói gà bà nói vịt, hoặc cũng để tránh tình trạng những " vĩ nhân " mắc bệnh hoang tưởng, vĩ cuồng, đưa ra những ý kiến, tư tuởng, học thuyết v.v....không giống ai, mà không có một cơ sở nào để khẳng định hay bác bỏ.
    Tiêu chuẩn đó gọi là IMRAD. Đó là chữ viết tắt của 5 bước dưới đây :
    1/ Interrogation, Introduction : Đặt Vấn Đề, hoặc Nhập Đề
    2/ Méthode : Phương Pháp giải quyết vấn đề
    3/ Résultat : Kết Quả thu được theo phương pháp đề ra
    4/ Affirmation? : Khẳng Định Vấn Đề
    5/ Démonstration, Discusion : Chứng minh, Biện luận.
    Với cách khảo sát này, chỉ khi nào một công tình học thuật qua được 5 bước trên thì mới được công nhận tính đúng đắn của nó.
    Tất nhiên đối với nhiều học thuyết, giả thuyết việc khảo sát Kết Quả không phải dễ dàng, vì đòi hỏi phải có thời gian thử nghiệm, thậm chí bất khả thi, vì không có cách gì thử nghịêm nên nhiều học thuyết đã bị bác bỏ ngay từ khâu thứ 3 này, nó chỉ còn tồn tại như mổ giả thuyết mà không ai có thể khẳng định tính đúng đắn của nó được.
  4. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên Ý kiến và Suy Nghĩ của chúng ta là SAI.
  5. Window_XP

    Window_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Vẫn còn ĐÚNG, SAI à
  6. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    ko tồn tại cái gọi là sai và đúng
    vì nó chỉ là tương đối
    mà chỉ tồn tại 1 cái duy nhất là
    bạn đã từng có ý kiến hoặc suy nghĩ đó
    và cái đó đã tạo ra một sự tác động với bạn , và từ sự tác động đó bạn có hành động , và hành động đó tác động vào thế giới , tạo nên lịch sử , và lịch sử lại tác động lại bạn..................
    quan trọng nhất là , bạn đứng trên :
    góc nhìn thứ nhất (chủ quan)
    hay góc nhìn thứ ba(khách quan)
    khi nhìn nhận về sự việc
    1 tỷ người may ra có thể có một người đứng trên góc nhìn thứ 3 toàn phần
    bye

Chia sẻ trang này