1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý nghĩ do đầu óc ta suy nghĩ và ý nghĩ chợt xuất hiện trong đầu có khác nhau không ?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 23/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Ý nghĩ do đầu óc ta suy nghĩ và ý nghĩ chợt xuất hiện trong đầu có khác nhau không ?

    Số là em có 1 thằng bạn, là tín đồ của chủ nghĩa Duy vật Biện chứng. Em với nó nói về Thiền (!) và lợi ích của nó (đúng là mình dại dột, đi nói chuyện với cái khúc cây còn hơn !)
    Em bảo rằng ngồi Thiền tĩnh tâm là ta thông minh sáng suốt hơn, vì có những lúc đầu óc ta trống rỗng, các ý tưởng hay sẽ xuất hiện.
    Tên biện chứng kia cãi lại rằng: cái đầu mà rỗng ko có sự làm việc, suy nghĩ nào thì ko thể có cái gì xãy ra !
    Kinh nghiệm cho emthấy rằng có những cái mình suy nghĩ ra, có những cái như tự nhiên cái suy nghĩ nó nhãy vào đầu mình, nhất là khi mình yên lặng đón nó ! Thực ra, các suy nghĩ bất chợt đến đó là cả một tài sản lớn cho những người làm công tác design hay sáng tạo ra các điều mới mẽ. Có những lúc em ko thể tin được là mình có thể nghĩ ra nỗi những cái xuất thần như vậy !
    Các bác thì thấy thế nào về việc này ?
  2. hoadao_vnn

    hoadao_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Nhân ơi, nhắc anh bạn Nhân là anh ta đã thử có lúc nào ngồi xem giữ được đầu óc rỗng không một lúc chưa? Đâu có dễ. Ngược lại, lúc nào đầu óc cũng bừng bừng, đầy ý nghĩ thì còn đâu chỗ cho những ý tưởng mới, sáng tạo chen vào. Hoadao nhớ mang máng câu chuyện thiền của một giáo sư với một thiền sư, một cái ly đầy nước thì đâu còn chỗ cho nước mới vào nữa, phải đổ bớt đi thì mới thêm nước mới vào được. Không còn gì đúng hơn?
    Nhân đã đọc xong "The Power of Now" chưa? Eckhart cũng nói về chuyện này rất rõ ràng. Anyway, hoadao thấy ngồi thiền làm cho đầu óc rảnh rang, thư giãn và an lạc. Không cần thêm gì khác đã thấy thoả mãn lắm rồi.
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thật ra, ý nghĩ do đầu óc ta suy nghĩ và ý nghĩ chợt nảy đến trong đầu là ko khác nhau! Tuy nhiên, hai cái đó khác nhau về mặt kết quả, một đằng là kết quả của việc miên man và chìm ngập trong suy nghĩ nối tiếp suy nghĩ, nên bộ não của ta ko có khả năng xử lý các thông tin ở cấp độ sâu hơn là cấp độ của dưới vỏ não, tức là lúc đó ta chỉ xử lý thông tin ở cấp độ của vỏ não (trong khi vỏ não chỉ chiếm một tỉ lệ thành công rất nhỏ trong việc nảy ra một ý tưởng mới hay một giải pháp hiệu quả, v.v...) , còn một đẳng là kết quả của việc chấm dứt sự hoạt động của cấp độ vỏ não và "để mặc" hay "để yên" cho cấp độ dưới vỏ não làm việc (hay còn gọi là làm việc trong vô thức, và cái này thì hiệu quả hơn rất nhiều).
    Thật sự, cấp độ làm việc dưới vỏ não, tức là trong tầng vô thức, chỉ có thể được hoạt động nếu não của chúng ta ngừng xảy ra các xử lý thông tin ở cấp độ vỏ não, tức là ngưng dứt suy nghĩ! Và thường hay luôn luôn, thì sự làm việc vô thức này lại thực sự mang lại những kết quả của việc xử lý thông tin ko theo mối quan hệ nguyên nhân-kết quả, mà là "THẤY BIẾT", giống như theo ngôn từ Phật, tức là nó thấy biết như thế, đó là giải pháp, đó là mới lạ và "xuất thần" mà ko cần phải theo một trình tự duy lý logic! Chính vì thế, nó có thể đưa ra những khả năng vô hạn trong sự sáng tạo và lại hiệu quả hơn hàng trăm lần so với sự duy lý logic của tư duy! Nói như thế, ko có nghĩa là sự tư duy logic của vỏ não của chúng ta ko phải là ko cần thiết, mà nó cần thiết để hoàn thành nốt công việc với những "thủ tục" của kiến thức và kinh nghiệm!
    Cũng chính vì thế, tại sao Einstein đã từng nói : "Imagination is more important than knowledge" (Sự tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức!) và trong quyển The Power of Now của Eckhart Tolle, đã khẳng định rõ, những sáng tạo của Einstein và đa số các thiên tài, bác học, v.v... trong lịch sử đều ko phải đến từ việc suy nghĩ mà đến từ việc biết cách và ngưng dứt suy nghĩ, và lại nói, những nhà khoa học sở dĩ bị mắc kẹt trong vũng bùn của lý thuyết mà ko thoát ra được mà ko có sự sáng tạo và phát hiện mới mẻ, ko phải là do họ ko biết cách suy nghĩ, mà là do họ ko biết cách ngưng dứt suy nghĩ!
  4. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
    Tại hạ thấy cái title của topic với nội dung mà TRẦNTHIỆNNHÂN huynh đài đưa ra có lẽ không ăn nhập gì với nhau lắm !?!
    Huynh đài đừng nên "tội nghiệp" cái ông "biện chứng" ấy quá ! Thực tình thì ở góc độ của mình ông ấy nói cũng có điều không sai, nhưng chưa sâu.
    Hoạt động thần kinh của con người thì "tất lẽ dĩ ngẫu" là không ngừng nghỉ, kể cả lúc đang ngủ. Cái ông "biện chứng" ấy trong đầu chỉ có ý của Kăng hoặc Heghen thôi, cho nên nhận thức của ông ấy thì người khác muốn phủ nhận cũng khó khăn. Bởi để có được những nhận thức đó ông ấy phải "nhai văn nhấm chữ" hết tuyển tập này đến tuyển tập khác (Đông ít Tây nhiều).
    Việc đó không như huynh đài hay đa phần chư vị quen biết ở đây, chỉ cần "lắng hồn mình lại" hay đạt được "thức trống tâm trong", hoặc đưa cơ thể vào trạng thái "hư tĩnh" là có "người hướng dẫn tâm linh" mang đến cho chư vị huynh đài những ý tưởng tốt nhất hay nhất, tùy thuộc vào tầm mức "tu tập" của chư vị. Nói theo ngôn ngữ @ thì việc tu Thiền hay luyện tập một môn nào đó của Đông phương cũng như động tác sắp xếp lại (defragmentation) ổ cứng (hard drive) của mình vậy thôi. Bởi vậy trên thế ngày này số người bị stress không ít cũng chính do nguyên nhân không biết "sắp xếp" đó ! Mà thời của Kăng và Heghen chưa có máy vi tính nên các vĩ nhân làm sao có tư duy "sắp xếp" ấy được.
    Điều này không phải diễn ra liên tục mà nó chỉ có tính chất thời vụ. Trong cuộc sống hiện tại, mức độ "động" của con người rất cao, để cân bằng với nó cần phải có một khoảng "tĩnh" nhất định. Mà tác nghiệp của khoảng "tĩnh" đó chính là sự hành Thiền nói riêng hay "tu tập" nói chung. Mà ở Á đông thì việc tạo sự cân bằng đó đã được đề cập và thực hiện hàng ngàn năm nay rồi ! (Hi hi ! Đoạn này tại hạ "ca" theo giọng của Xứ Đoài sư huynh, mong chư vị huynh đài bỏ quá cho sự nghèo nàn của tại hạ).
    Được DakhachLT sửa chữa / chuyển vào 04:14 ngày 25/08/2007
  5. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Nhân, xin lỗi bác vừa rồi em đi công tác nên chưa kịp soạn sách gửi bác như đã hứa.
    Còn cái chuyện ông bạn của bác thì nên cho đi học một khoá sơ cấp của Raja yoga, khoa học về tâm trí thì sẽ rất tốt đấy. Hahha mọi người ai cũng dùng cái đầu trong mọi chuyện, kể cả trong thiền, nhưng cơ cấu tổ chức của nó như thế nào, chức năng vận hành của nó ra sao thì chẳng ai quan tâm. Như có cái xe mà chẳng biết nguyên tắc sử dụng của cái vô lăng hay cái cần số và phanh.. như thế nào, cứ như thể sinh ra đã là tổ lái cả rồi! Khi tập luyện hay học bất cứ cái gì đều phải qua cái đầu ấy, vậy mà chẳng hiểu gì về nó thì thử hỏi học cái gì chứ ? Bởi khoảng cách với nó quá gần mà không nhận ra đang trùng lắp và nhận lầm cái đầu robot đó là ta. Vì thế mà mắc sai lầm khi cứ tưởng ta đang Thiền !
    Tâm trí huyên thuyên chẳng bao giờ ngừng nghỉ, nó là mảnh đất màu mỡ hạt ý nghĩ nào gieo xuống thì cứ sinh sôi nảy nở, phát triển và phân nhánh liên tiếp, làm gì có cái gọi là trống rỗng chứ ? Thiền chính là việc quan sát tập trung, nhận biết tỉnh thức vào số ít đối tượng, khi ý nghĩ bị quan sát, nó sẽ không lăng xăng huyên náo như trước, nhờ đó mà khoảng cách những ý nghĩ được rõ ràng hơn, những khoảng trống xuất hiện theo thực hành dài hơn. Sự quan sát trở nên tinh tế hơn, rõ ràng hơn. Rồi tiếp sau đó mà những gì ở tầng sâu hơn như tiềm thức sẽ trồi dần lên. Đó là cái gọi là "..có những cái như tự nhiên cái suy nghĩ nó nhảy vào đầu mình, nhất là khi mình yên lặng đón nó ! " Tất nhiên, khi thành thói quen rồi thì chẳng phải ngồi mới Thiền, gì cũng là thiền nếu luôn trong nhận biết. Như những nhà khoa học, khi họ tìm kiếm một điều gì, tâm trí vận hành tập trung một cách liên tục, trở nên mệt nhoài và bỗng có lúc bất chợt ngừng nghỉ, bầu trời trở nên có khoảng trống và cái gì trồi nên tự nhiên sẽ rõ ràng như Newton với quả táo, và Archimède trong bồn tắm. Có những người sinh ra với bản chất như là một thiền nhân trong khoa học kiểu như Anhxtanh và Thomat Edison, với đặc tính là sự quan sát một cách chăm chú tập trung, thiền trong chính công việc.
    Tới mức sâu hơn, ngoài cái gọi là nhận biết từ tàng thức sẽ tiến tới nhận biết về tâm thức vũ trụ, khi đó ở một nơi xa xôi có một ý nghĩ mạnh mẽ xuất hiện thì bác cũng có thể sẽ nhận và giải mã được những rung động đó, có thể lý giải tại sao cùng một phát minh lại có thể cùng lúc ở hai hay nhiều nơi khác nhau, và tại sao có những tư tưởng cùng xuất hiện lần lượt trong đầu nhiều người. Ở mức cao hơn nữa là nhận biết vượt không gian và thời gian, các chiều không gian, các cõi giới ...và vô cùng tận. Nếu như ai cũng nhận và hiểu được những tri thức quí giá này, bắt đầu từ chính tổ lái trong cái đầu của mình mà vượt thoát khỏi giới hạn của tâm trí và thân thể.
  6. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Ngồi thiền mà lại có ý tưởng hay xuất hiện thì còn gọi gì là thiền , như kinh nghiệm của tôi , những lúc đầu óc mệt mỏi nặng nề mà ngồi thiền khoảng 15-20 phút là thấy dễ chịu ngay , tất nhiên là khi thiền đầu óc phải trống rỗng hoàn toàn , giây phút sau khi thiền là giây phút an lạc tuyệt vời , mọi phiền não dường như biến mất .
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    The Power of Now
    he he he cái đó hay, nhưng do trình của LHX công tử còn non kém, nên không thuyết phục lắm, học trò làm xấu mặt thầy là vậy, ha ha ha.
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cái mà em muốn nói là, cho dù đầu óc ta ko trống rỗng như Thiền Định, nhưng có khi trong cái mớ hỗn độn ấy vẫn có những tư tưởng rất lạ xuất hiện trong đầu, mà ta ko hề nghĩ tới.
    VD: đi ngang một bà béo đang khum người lại phía mình, đột nhiên trong đầu mình có một thôi thúc.....đá đít bà ta một cái !
    Ngoài ra, còn có khi, trước một tai nạn bất ngờ thì một ng may mắn hay tự nhiên "biết trước" cách đó chỉ 1/4 giây, kịp để tránh tai nạn, vậy cái đó có phải là suy nghĩ do ta suy luận ra ?
  9. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Từ câu hỏi :" Vậy cái đó có phải là suy nghĩ do ta suy luận ra ?
    Vàng 1:
    Bác nói :"mà ta ko hề nghĩ tới" vậy là câu trả lời tự bác đã rõ ràng, cái đó chẳng thuộc suy nghĩ hay suy luận.
    Vàng 2:
    Bác nói :"trong đầu mình có một thôi thúc.....đá đít bà ta một cái !" ý nghĩ này từ vô nhận biết mà ra, có thể nói do " ma " xúi, mượn chân bác mà đá đít bà ta ! Từ cái này mà tìm hiểu sâu thêm cũng thú vị lắm, nhưng ở đây tạm chấp nhận với cái gọi là "ma".
    Vàng 3:
    Câu trả lời đã có trong bác rồi, chẳng qua ý thức chưa nhận ra thôi khi bác nói " tự nhiên" cái này hoàn toàn chẳng thuộc ý nghĩ hay suy luận.
    Tâm trí là gì? Nhận biết là gì ? Trí năng là gì ?...một loạt các khái niệm với các chức năng từ đó mà mọi sự rõ ràng, chỉ tiếc em chưa tiêu hoá được nên chưa thể trình bày với bác tốt hơn.
  10. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Làm gì có " phiền não " cái gọi là phiền não cũng chỉ vì thiếu nhận biết mà ra, khi bác nghỉ ngơi, năng lượng được phục hồi, tất nhiên dễ chịu rồi! Cần gì phải thiền ! Lấy vợ đi, bác sẽ biết ngay mà !

Chia sẻ trang này