1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý nghĩa các bản giao hưởng !

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi viet_patriot, 14/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viet_patriot

    viet_patriot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa các bản giao hưởng !

    Bác nào biết ý nghĩa bản giao hưởng nào thì cứ post vào đây, em khởi đầu bằng Vltava (Tổ quốc tôi) và Italian Capriccio
    VLTAVA CỦA SMETANA :Những thiên trường ca giao hưởng ưu tú nhất của Smetana là tập liên khúc ?oTổ quốc tôi? (Ma Patrie), gồm 6 tác phẩm độc lập, ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất quê hương và quá khứ vinh quang của nhân dân Tiệp, cuộc đấu tranh giải phóng kéo dài nhiều thế kỷ của họ để giành độc lập dân tộc. Tác phẩm được yêu thích hơn cả trong số đó là trường ca ?oDòng sông Vltava? (tên gọi của dòng sông lớn chảy qua đất Tiệp). Tác phẩm thấm nhuần tình yêu thiết tha quê hương đất nước, phong cảnh thiên nhiên và những bài ca bất hủ của nhân dân Tiệp. Cũng như những thiên trường ca khác trong liên khúc ?oTổ quốc tôi?, ?oVltava? có những lời giải thích như sau : ?oHai lạch suối nhỏ chạy trong những khu rừng rậm rạp và lạnh lẽo, hòa với nhau, tạo nên cội nguồn của Vltava. Vltava hùng vĩ reo vang vách đá và rực rỡ dưới ánh nắng vàng, Vlatva chảy qua những cách rừng còn vang vọng tiếng nhạc hiệu săn bắn, qua những cánh đồng lúa phì nhiêu. Từ xa, nghe văng vẳng tiếng nhạc vui trong ngày hội cưới của dân làng. Dưới ánh trăng, những nàng tiên cá lướt trên sóng nước, hát lên những bài ca thần tiên. Những thành quách của lâu đài cổ ghi tạc niềm vinh quang của chiến công xưa cũng lắng nghe tiếng hát diệu kỳ ấy. Vltava vượt qua cửa ngõ Xve-tô-ian, sóng vỗ dạt dào bên những phiến đá ; dòng sông reo vang, vật lộn, đánh vào hai bờ. Nhưng tới Prague nó trải rộng thênh thang và uốn quanh thành lũy cổ trên non cao. Ở đây, Vltava hiện lên với tất cả diệu kỳ và uy nghi của nó?.
    Mở đầu trường ca là một nét nhạc sáo - chủ đề cội nguồn thứ nhất của Vltava. Kèn Clarinet hòa với cây sáo, dạo một nét nhạc tươi mới, gần giống nét nhạc ban đầu. Người ta có cảm giác như cả hai cội nguồn đó hòa thành một dòng nước hùng vĩ. Trên nền sóng vỗ dạt dào đó nổi lên một nét nhạc có vẻ đẹp diệu kỳ, giống như những bài ca chân tình của đất Tiệp. Đó là chủ đề chính của thiên trường ca giao hưởng. Trong đoạn tiếp sau, ta nghe văng vẳng tiếng nhạc hiệu săn bắn (kèn trumpet và horn), tiếng vó ngựa. Sau cảnh săn bắn trong rừng, tiếp đến bức tranh sinh hoạt : đám cưới nông thôn trên nền tiết tấu của điệu polka - một vũ khúc dân gian rất được ưa thích của Tiệp. Tương phản đậm nét với vũ khúc này là bức tranh thần thoại kế tiếp. Những nàng tiên cá nhảy múa dưới ánh trăng. Tiếng sáo lạnh lùng ở âm khu thấp và giữa, cũng như sự giao động về giọng điệu, tạo nên ấn tượng huyền bí mờ ảo.

    Sự phát triển tự nhiên của hình ảnh dòng sông tuyệt đẹp đưa sóng nước trôi, trôi mãi dẫn đến cao trào kịch tính của toàn tác phẩm. Ở âm vực thấp của bè dây, nổi lên chủ đề cửa ngõ Xve-tô-ian, một nét nhạc đầy vẻ lo âu, sôi động. Âm hưởng dàn nhạc lớn mạnh, những làn sóng nước mỗi lúc một dâng cao va phải một trở lực không sao vượt nổi. Âm nhạc trở nên căng thẳng và sôi động. Nhưng rồi chủ đề ca khúc chính của thiên trường ca thanh thoát, bao la, với âm hưởng hùng tráng của toàn dàn nhạc, đã khái quát hình tượng hùng vĩ của dòng sông thân yêu vượt qua cửa ngõ Xve-tô-ian, chảy về những rừng cỏ và cánh đồng bao la. Hòa vào giai điệu ca khúc tuyệt đẹp đó là những âm thanh đầy vẻ kiêu hãnh của chủ đề thành lũy cổ kiên cố (mà thính giả đã quen thuộc qua thiên trường ca đầu tiên của liên khúc ?" ?oVi-sê-hrát?).

    ITALIAN CAPRICCIO CỦA TCHAIKOVSKY :Ở Roma, Tchaikovsky sáng tác một tác phẩm cỡ vừa cho dàn nhạc, ?oItalian Capriccio? (Tùy hứng Ý). Ông viết theo các âm điệu múa và dân ca Ý. Italian Capriccio được bắt đầu bằng nhạc điệu quân sự thường vang lên mỗi buổi tối từ trại lính ngay gần khách sạn nhạc sỹ ở. Chủ đề thứ nhất, tiếp theo phần mở đầu chậm rãi, diễn cảm ?" trong nhịp điệu đăc trưng của điệu nhảy boléro. Chủ đề thứ hai ?" bài hát tuyệt hay theo điệu nhạc thường thấy ở thành phố. Kết thúc Italian Capriccio là điệu nhảy Ý đầy hào hứng, sôi nổi, điệu tarantella.

    Vẻ duyên dáng đặc biệt, giai điệu những bài dân ca Ý được kết hợp trong Italian Capriccio với sự phối âm, phối dàn nhạc phong phú và đa dạng. Sự lộng lẫy về màu sắc của dàn nhạc, vẻ tuyệt đẹp của giai điệu dân ca làm cho tác phẩm này có sắc thái trong sáng và không khí ngày hội. Nghe khúc nhạc, hình như ta được đến dưới bầu trời xanh lam nước Ý. Trong trí tưởng tượng hiện lên quang cảnh đẹp của ngày hội trá hình nước Ý, sự vui vẻ sôi động của ngày hội dân gian.
    ?oHiện nay tôi vừa viết xong khúc nhạc nước Ý trong sáng và vui, và rất muốn rằng khúc nhạc cuối cùng này kích động niềm khát vọng cuộc sống, lòng ham thích nhảy múa, vui nhộn? - nhạc sỹ viết.


    VIET PATRIOT

    Được ninja_in_mask sửa chữa / chuyển vào 08:45 ngày 16/07/2003
  2. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    To anh viet_patriot: các tác phẩm mà anh phân tích ở đây là Thơ giao hưởng, không phải Giao hưởng.
    Thơ giao hưởng Vltava của Smetana là chương được biểu diễn nhiều nhất trong tổ khúc giao hưởng "Ma Vlast" của ông. [anh gõ sai tên tổ khúc dấy] Đây là một ví dụ điển hình về âm nhạc "miêu tả" [tạm dùng chữ đó vậy vì chưa có thuật ngữ Việt nào đủ chính xác cả], anh đã phân tích rất chuẩn. Ở đây em muốn nói thêm, Smetana đã khắc hoạ hình ảnh dòng nước cuồn cuộn chảy bởi bè Viola, bè trung của dàn dây. Thông thường trong các tác phẩm giao hưởng, bè Viola và Violin II chỉ giữ hoà âm cho tác phẩm. Ở đây không những viola giữ hoà âm, với tiết tấu chùm ba và nét nhạc liền quãng cộng với sự tăng bè [doubling] của các nhạc cụ trung của bộ gõ đã tạo nên một âm hưởng cuồn cuộn cho dàn nhạc. Thông thường người nghe khó nhận ra điều này mà chỉ cảm nhận nó thôi, vì bè viola thuộc vào những bè làm harmony cho dàn nhạc, tạo âm sắc chung, rất ít khi chơi giai điệu chính. Nhưng ở đây đóng góp của bè Viola thật là quan trọng, góp phần làm nên sức biểu cảm của tác phẩm. Bè Viola muôn năm!
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  3. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    À quên, còn bài phân tích Capriccio Italien của anh là một phần của quyển sách nói về cuộc đời và sự nghiệp của Tschaikovsky. Em có quyển đó mà.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  4. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Từ Mình Trần, bạn có cái danh sách các tác phẩm viết về thân thế mấy thanh niên nổi tiếng đó không?
    Tôi được đọc một số quyển thôi, tỉ như Khát Vọng Chết về Van Gogh, hiện đang đủ xèng mua một quyển nữa. Bạn cho tôi biết nhé, đặng đi mua.
    Roẹt
  5. QUO_VADIS

    QUO_VADIS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2001
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Hèmm,quyển viết về Van Gogh là Khát Vọng Sống chứ nhể,nhầm lẫn hơi bị tai hại đấy.
    <font size=5><font color=blue>Xuân vũ nhẹ rơi trên gác nhỏ</font id=blue></font id=size5>
  6. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Hì hì Bạn ĐI ĐÂU, ai chả biết là Khát vọng Sống cơ chứ, hic hic. Nếu là Thích Chết, người ta dùng Dục Vọng Chết cơ, hơ hơ.
    Roẹt
  7. BlueStorm

    BlueStorm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể vào đây để xem về ý nghĩa các bản giao hưởng:
    http://www.yeuamnhac.com/music/showthread.php?t=127391 (Cần phải có user để vào)
  8. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Nói đến nhạc giao huởng Tiệp thì ko thể bỏ qua Antonin Dvorak và những bản symphonien, đặc biệt hai bản số 7 và số 9. Riêng bản số 9 là bản hay nhất có tên "New World" đuợc sáng tác trong giai đoạn Dvorak du hành sang mảnh đất Hoa Kỳ vào thời điểm đầu thế kỷ 20, khi miền Tây Hoa Kỳ còn là mảnh đất hoang sơ mà nguời thổ dân da đỏ còn tung hoành trên thảo nguyên mênh mông.
    Mỗi khi nghe khúc thứ 2 Largo chậm lại thấy tâm hồn lâng lâng buồn man mác, lại muờng tuợng như "hận đồ bàn" của Chế Bồng Nga vậy . Theo Dvorak thì khúc số chín này kể về chuyện tình giữa hai chàng da đỏ đã yêu một nàng trinh nữ trong bộ lạc! Cuộc tình kết cục bi thuơng khi một nguời chiến bại để một nguời chiến thắng, và đó cũng là lúc dàn nhạc kết thúc vô cùng xúc cảm! Có thế nói khúc nhạc này là một tuyệt tình ca vĩ đại của thế giới!
    MKN
    TB. Ko biết có ai hứng thú diễn nghĩa vài bản của Gustav Mahler và Shotakovich cho mình tham khảo đuợc ko?
    Được MKN sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 13/11/2004
    Được MKN sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 13/11/2004
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nhạc giao hưởng của 2 ông này, tui nghe chịu hổng thấu (dài quá mạng, nghe khúc sau thì quên khúc đầu) nên cũng đành chờ ''cao nhân'' chỉ giáo. Nhưng thiệt tình hổng biết là có nên bình luận gì không với mấy cái nhạc tuyệt đối (absolute music) này. Với nhạc chương trình như giao hưởng thơ (symphonic poem), tán hươu tán vượn thì ok, chứ ba cái nhạc tuyệt đối, tán bậy coi chừng có bữa trợn trắng con mắt. Tui mần một lần rùi bây giờ tui tỡn.
    Hồi đi học, mần bài thi bà giáo ra đề kêu bình lựng về cái bài 4 phút 33 giây của John Cage với concerto no.1 của Felix Mendelsohnn. Bài đầu thì đúng là trúng tủ...ba xạo của tui ,cái vụ tán hươu tán vượn này thì quá dễ vì dính tới chủ nghĩa hậu hiện đại, quan hệ giữa người sáng tạo và thưởng thức. Rồi tui dẫn một tràng chủ nghĩa hậu hiện đại , các loại hình tân nghệ thuật như thơ tân hình thức (New Formalism), siêu tiểu thuyệt (hypernovel)...Chậc, khiếp, bao nhiêu là lí thuyết ''cao siêu'', nghệ thuật tiên phong (mà thật ra tui nói tui cũng hổng biết tui nói gì, chép đại mấy cái nhảm nhí trong sách ra). Và tệ hại hơn, bài 4 phút 33 giây này có ''thử'' nghe bao giờ đâu. Đúng là dỉnh cao của ''ba xạo''.
    Rồi tới cái bài concerto. Nhớ mại mại đâu cái bài này mới vô nó mần một khúc solo violin nghe rầu thúi ruột (tại tui nhớ cái vụ phim Tàu, khúc nào có đám ma thì nó kéo đàn cò nghe não lòng). Cái vụ violin này chắc cũng là đưa ma hay là diễn tả chẳng cha nội nào đó đang thật tình. Vậy là được thế chơi luôn'' bài này em nghe buồn quá cô ơi, tiếng violin nghe nó rấu thúi ruột, buồn đến nao lòng''. Rôi tịt, cứ quẹo tới quẹo lui cái vụ violin này (vì đâu có nhớ mấy khúc kia nó sao đâu. Thôi kệ, cũng coi như là có mần bài. Nhưng...lúc về nhà mở sách ra, thấy người ta phân tích cấu trúc, texture...mới tá hoả. Chết cha, lỡ xạo quá xá, lạc đề từa lưa...chả có cái gì ăn nhập tới bản nhạc hết. Vậy là tui tỡn, hết dám tán xạo nữa.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ở trang này có mấy cái bài về symphony của Mahler (số 2), Shostakovich( số 5), và Drovak (bài new world)
    http://www.classicalnotes.net/contents.html#classics
    Ồng tác giả mấy bài báo này thì đúng ''cao thủ'' ...nói lòng vòng. Nào là ông này,bà kia ra sao, ghi âm này ghi âm nọ...mà đến đã đời hổng thấy ổng nói nhạc nhẽo gì hết (mà thật ra cái này ổng nói cũng là dó ý ổng, chứ hổng liên quan gì đến trình độ nghen).
    Chúc vui.

Chia sẻ trang này