1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý nghĩa các bản giao hưởng !

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi viet_patriot, 14/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Nhạc này đang nghe mà bị mấy thằng bờm chạy xe Su xì bo rồ ga rầm rầm ngang nhà thì tức ko mức nào tả đuợc . Hình như loại nhạc này chỉ nghe vào lúc đêm khuya thanh vắng mới thấy nó hay thôi. Ko biết các bạn nghĩ sao?
    Hùng tráng: Beethoven''s 9th symphony
    Lãng mạn: Mozart''s 40th
    Bi đát: Schubert''s 8 (unfinished), bản nhạc dang dở
    Ngắn nhất: Prokofiev 1st symphoy, classical
    Dài nhất: Mahler''s 8th symphony of a thousands, Vạn hùng ca
    Thanh bình: Schumann''s 3rd, Dòng Rheinish sông xanh
    Ồn ào nhất: Shotakovich 10th symphony, Lenningrad
    Ôi thì còn đủ thứ symphonien để nghe, để thuởng thức!
    Mỗi symphony lại có một cuộc đời của riêng nó, từ từ tìm hiểu cũng thú vị là bao, bạn nhỉ!
    MKN
  2. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Tớ thích cái link của bạn Tao_lao đấy, những album giới thiệu trong link đấy đều hay cả, nói chung trình độ và hiểu biết của người viết cũng khá cao, có thể lấy làm tài liệu tham khảo được. Dạo này tớ hết tiền rồi nên trước khi mua đĩa cũng phải tìm hiểu kỹ nhằm tránh mua phải đĩa dở.
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Rất vui là bạn Apomethe cũng thích cái link đấy. Cũng đồng ý vợi bạn là ông tác giả có cại vụ giới thiệu (review) mấy cái đĩa nhạc thiệt là hay, nhiều khi làm tui thèm quá xá. Khổ nỗi cho tui ở là nơi thôn dã quê mùa, quan trọng hơn là nghèo quá xá nên đành nhịn thèm. Chờ nghe ké nhạc của Kankuli với tdev, hai bạn đã có những cử chỉ chia sẻ nhạc thật đẹp !
    Tui cũng thỉnh thoảng qua box bên bạn Apomethe làm Mod, học hỏi được nhiều quá xá. Thấy bạn viết nhiều bài thiệt là công phu, đúng là khai nhãn cho những người còn ''''đàn khảy tai trâu'''' như tui. Thiệt là cám ơn lắm. Nhưng hình như thấy trước giờ thấy bạn ít viết bài ở đây (chắc là ở đâu quen đó, qua chỗ mới thấy hổng thích).Rất mong là bạn thường xuyên viết bài để tui (và bà con) được học hỏi thêm. Xin cảm ơn.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 14/11/2004
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Hổng biết có ai chuyện nghe 4 bản giao hưởng của Brahms không ha?
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Brahms à, tớ thích nhạc của ông này lắm. Dạo này đang ngắm nghía cái Mahler số 10 của Rattle, nhưng đĩa đấy đắt quá nên chắc tháng sau mới mua được.
  6. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Có vẻ thấy ít người nghe Brahms thật. Hầu như chỉ thấy hay nhắc đến là cái Ungarische Tanz Nr. 5 [Hungarian Dance No.5] của ông ấy thôi. Thật ra, Brahms còn rất nhiều tác phẩm nữa, và những kiệt tác lớn nhất của ông cũng nằm trong những số đó.
    Johannes Brahms (1833-1897), nhạc sĩ Đức cuối thời kì Lãng mạn, được coi là người kết hợp những nét đẹp nhất của âm nhạc thời kì Cổ điển và thời kì Lãng mạn. Xuất hiện khi mà Chủ nghĩa Lãng mạn đang ở giai đoạn rực rỡ của nó, cái tôi và những cảm nhận cá nhân trở thành yếu tố trung tâm, quyết định của tác phẩm âm nhạc, khi ngôn ngữ âm nhạc trở nên hình tượng và rất miêu tả, âm nhạc của Brahms lại là một thứ âm nhạc tuyệt đối "chỉ có âm nhạc", một thứ âm nhạc quay trở về những hình thức và ngôn ngữ của thế kỉ XVI và XVII, nhưng chứa đựng bên trong những tình cảm nồng nhiệt và say mê, cháy bỏng mà kín đáo. Những tác phẩm của Brahms đã kế tục sự chính xác, đầy đặn của âm nhạc phức điệu của Bach, sự tinh tế và trong sáng của Mozart, sự mạnh mẽ hùng vĩ dữ dội của Beethoven, sự mộc mạc kín đáo và thôn dã của Schubert và tính anh hùng và sự đấu tranh nội tâm của Schumann, người thầy trực tiếp của ông. Nhưng ẩn đằng sau tất cả,ấy là một tính cách khiêm nhường, rụt rè và nhân hậu, một tình yêu kín đáo, sâu thẳm mà tràn đầy đối với con người và cuộc sống, và cũng cả sự cô đơn trong cuộc sống riêng tư của Brahms. Âm nhạc gần như là thứ ngôn ngữ duy nhất để ông bày tỏ tình yêu ấy.
    Cũng như con người ngoài đời, âm nhạc của Brahms không bộc lộ những điều đó một cách trực tiếp, hiển hiện. Cùng thời với Brahms, còn có Wagner và Bruckner là những nhạc sĩ lớn theo một trường phái đối lập. Bắt đầu từ Liszt, các tác phẩm của trường phái này lấy việc miêu tả hay kể một câu chuyện bằng âm nhạc làm trung tâm, và hướng vào những chủ đề rất kì vĩ. Hình thức và ngôn ngữ âm nhạc vì thế mang tính hình tượng rất cao. Đối với Brahms, ông không tìm thấy tiếng nói của mình trong đó, và vì thế suốt cuộc đời ông không bao giờ viết Opera hay âm nhạc miêu tả. Người ta cảm nhận những tình cảm mạnh mẽ trong âm nhạc Brahms không phải ở những giai điệu du dương tuyệt đẹp, những yếu tố phá cách nổi bật, qui mô tác phẩm rất lớn, mà ở cái âm hưởng không gian hùng vĩ bao quanh mỗi tác phẩm. Giai điệu trong các tác phẩm của Brahms ít khi mang tính chất hát xướng, mà mang tính chất rất hài hoà và cân bằng, và là yếu tố quan trọng tạo nên âm hưởng chung. Vì vậy mà chúng thường không nổi bật và không dễ nhớ khi nghe lần đầu. Các tác phẩm không quá đồ sộ về cả thời gian lẫn về thành phần nhạc cụ. Sự kì vĩ của tác phẩm tạo nên bởi sức nặng của âm nhạc của các bè, của sự phát triển về cấu trúc tác phẩm. Chẳng hạn trong những chương viết theo cấu trúc Sonata của Brahms 2 chủ đề chính mặc dù đối lập về tính chất nhưng không có ranh giới rõ ràng, và sự phát triển về giai điệu của các phần như mở đầu, cầu nối, bước ngoặt hay kết trong phần trình bày khiến dường như số chủ đề không chỉ có 2. Giai điệu thường chuyển động trong một quãng rất rộng, những nốt rất cao và rất thấp. Những yếu tố ấy làm cho những tác phẩm của Brahms có tính chất rất động, liên tục và mở ra một không gian rất rộng lớn.Tính chất hùng vĩ là đặc trưng cho âm nhạc nửa sau thế kỉ XIX, song ở những nhạc sĩ khác nhau lại khác nhau. Nếu như ở Wagner đó là sự kì vĩ của những câu chuyện thần thoại trong trí tưởng tượng, ở Bruckner là sự kì vĩ của những lâu đài, cuộc sống của những hiệp sĩ thời Trung cổ trong quá khứ, thì ở Brahms lại là sự kì vĩ của những ngọn núi của dãy Alpes, của những con người, cuộc sống thực trong hiện tại, bề ngoài có vẻ nhỏ bé, bình thường và bình lặng, nhưng bên trong rất lớn lao, mạnh mẽ.
    Là một nhạc sĩ sáng tác theo những hình thức cổ điển, Brahms sáng tác theo nhiều thể loại, và thể loại nào cũng có những kiệt tác. Ông sáng tác những Sonata, Tam tấu, tứ tấu,... cho nhiều nhóm nhạc cụ mà thời kì đó người ta ít chú ý tới. Những Lieder và Liederkreis của Brahms có một ngôn ngữ rất nội tâm và biểu cảm. Bên cạnh đó là những tác phẩm cho Piano, các Concerto, đặc biệt là các Giao Hưởng và 1 tác phẩm lớn theo hình thức âm nhạc tôn giáo là Ein Deutches Requiem Op.45. Brahms sáng tác giao hưởng đầu tiên khá muộn, nhưng cả 4 giao hưởng của ông đều là những kiệt tác. Mỗi giao hưởng có một tính cách riêng, không hề giống nhau và không giống những giao hưởng khác. Giao hưởng đầu tiên [Op.68, Đô thứ] bi tráng và dữ dội; Giao hưởng số hai [Op.73 Rê trưởng] bay bổng, tươi sáng và hùng vĩ; Giao hưởng số ba [Op.90, Fa trưởng] đầy chất trữ tình; và Giao hưởng số bốn [Op.98, Mi thứ] mạnh mẽ và anh hùng. Những giao hưởng của Brahms lúc đầu nghe có thể thấy hơi nặng, nhưng rồi dần dần những tình cảm rực cháy và tràn đầy trong mỗi tác phẩm khiến chúng ta không thể hững hờ được nữa, mà rất bốc đồng và say mê

Chia sẻ trang này