1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý nghĩa của chiếc đai đen. (Thầy Kensho Furya)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tristian_the_fall, 02/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại mình đang ở TP HCM. Mình không có nhiều tài liệu để tham khảo lắm. Mình cũng xem qua một số cuốn sách, nhưng toàn là tranh thôi nên không thấy không khoái lắm. Mình thích tìm hiểu về nguyên lý và triết lý của Hiệp Khí Đạo hơn.
    Hiện tại mình chỉ có cuốn "Aikido trong đời sống hàng ngày" của thầy Koichi Tohei. Cuốn sách đó đã được bạn gasu gì gì đó post lên đây rồi thì phải.
  2. VanLyDocHanhDienBaQuang

    VanLyDocHanhDienBaQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Cuốn đó mình cũng có rồi. Nói chung là có đọc nhưng ko hiểu hết. Cuốn của Mitsugi Satome đọc dễ hiểu hơn. Cám ơn bạn đã trả lời.
  3. VanLyDocHanhDienBaQuang

    VanLyDocHanhDienBaQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Cuốn đó mình cũng có rồi. Nói chung là có đọc nhưng ko hiểu hết. Cuốn của Mitsugi Satome đọc dễ hiểu hơn. Cám ơn bạn đã trả lời.
  4. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Quỳ seiza
    By Christopher Caile
    Seiza là tư thế quỳ cơ bản thường được sử dụng vào lúc bắt đầu và kết thúc một lớp học (võ thuật) và thường gắn với nghi lễ chào thầy hoặc bạn tập. Trong tư thế này thì đầu gối của bạn gấp 180 độ, bắp vế được xếp dưới bắp đùi và bạn sẽ ngồi lên phía gót, hai đầu ngón chân chụm lại.
    Tuy nhiên, ngày nay thì ít người nghĩ nhiều về tư thế này ngoại trừ thấy những nỗi đau thường trực xuất hiện ở mắt cá và chân, hoặc cảm giác khó chịu khi ngồi lâu trong tư thế này. Và khi người phương Tây ngồi lâu trong tư thế này thì chân họ thường tê cứng lại (chân đi ngủ).
    Vậy vì sao chúng ta ngồi ở tư thế này và ý nghĩa của nó là gì? Ở phương Tây người ta thường ngồi ở ghế, ghế dài. Họ không có truyền thống hoặc thói quen quỳ trên mặt sàn. Như vậy seiza có ý nghĩa gì hơn là một tạo tác duyên dáng của người châu Á không?
    Ở Nhật thì cách ngồi này luôn gắn với một nghi thức nhất định. Trong karatedo, aikido, kung fu và rất nhiều môn võ khác, các nghi thức này là cách thức thể hiện lòng tôn kính, phát triển tính kỉ luật, rèn luyện ý chí và cơ thể của người tập. Bằng sự tôn kính bạn thể hiện sự tôn trọng đối với môn võ của mình, với sự học của mình, với nguời thầy và những bạn tập khác. Điều này trở thành một thắng lợi của tinh thần vượt qua bản ngã, một sự thừa nhận tầm quan trọng của những người khác, của tập thể ở trên cái tôi của mình. Nghi lễ này thể hiện sức mạnh của tinh thần và sự phát triển của đạo tâm.
    Tuy nhiên, seiza và các nghi thức khác cũng không phải luôn luôn phục vụ cho mục đích này. Rất nhiều nghi thức phát triển trong giai đoạn phong kiến mà mọi người luôn mặc đồ cùng với vũ khí (khoảng từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 17) ?" như nghi thức để tay thế nào, cúi đầu thế nào, đi đứng di chuyển thế nào, ngồi, chỗ ngồi hay khoảng cách đối với những người xung quanh - tất cả những nghi thức này đều liên quan đến việc tập kiếm và các vũ khí khác, cũng như là cách thức để tự vệ và khả năng để phản ứng ngay tức khắc.
    [​IMG]
    Các chiến binh thường luôn mang theo vũ khí và thậm chí khi ngủ họ cũng có vũ khí ở bên cạnh. Bất cứ lúc nào thì các chiến binh cũng phải sẵn sàng hành động, hay di chuyển ngay tức khắc ngay tức ?" dù là đang ở ngoài, ở thị trấn, khi thăm những người khác, khi xuất hiện các lãnh chúa hay địa chủ, khi đang ăn uống với bạn bè, khi hộ tống ai đó hay khi đi ra chiến trường. Hoàn cảnh quyết định họ phải luôn nắm bắt được mọi thứ xung quanh, môi trường, khả năng để luôn có thể sẵn sàng phản ứng và tự bảo vệ mình.
    [​IMG]
    Một số samurai đã thực hiện những điều này đến mức cực đoan. Có câu chuyện nói rằng samurai Miyamoto Musashi huyền thoại (trong những năm 1600), một samurai không thuộc lãnh chúa nào, người nổi tiếng với rất nhiều đánh bại các địch thủ, nhưng lại luôn sợ bị rơi vào tình trạng không có vũ khí đến mức mà ông từ chối không bao giờ thực hiện nghi thức tắm truyền thống.
    Trong thời đại của những võ sĩ đạo, nếu nghi thức seiza không được thực hiện đúng, hoặc nếu người quỳ lỏng lẻo trong tư thế của mình thì có những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thường thì các võ sĩ sẽ có một thanh kiếm nhỏ sắc (hoặc đôi khi là lưỡi dao ngắn) được đặt phía bên trái chi cách tay khoảng vài inch. Khi ra ngoài họ sẽ có thêm một thanh kiếm dài, cũng đặt ở ngay bên trái, hoặc đeo sau lưng.
    Những chiến binh được học cách rút kiếm ra, từ tư thế seiza hoặc các tư thế khác, để tấn công hoặc phòng thủ. Ngày nay, nghệ thuật rút kiếm cũng được tập luyện như một bộ môn đặc biệt có tên là iaido (nghệ thuật rút kiếm). Khi ngồi trong tư thế quỳ rồi ngay lập tức đứng dậy với chân phải đưa lên trước là hình thức tối giản của việc rút kiếm, giúp người tập di chuyển được nhanh hơn và rút ngắn được khoảng cách với đối thủ của mình. Điều này được thực hiện với tốc độ là từ tư thế ngồi, chém kiếm và cất kiếm vào bao có thể được thực hiện trong một chớp mắt. Điều này chỉ có thể làm được với một kĩ thuật seiza chuẩn.
    Cũng giống như vậy, từ tư thế seiza, rất nhiều chiến binh phải học kĩ thuật phòng vệ tay không đối với các đòn đánh từ kiếm hoặc các đòn tấn công khác. Một người phòng ngự có thể di chuyển sang bên cạnh ngay tức khắc để tránh và khống chế đòn tấn công có vũ khí (chú ý là khoảng cách giữa hai gối không được quá xa để giữ được thăng bằng trong khi di chuyển) hoặc tiến tới để chống lại đòn tấn công chém xuống hoặc để đón một đòn tấn công bằng tay trước khi đòn tấn công đó phát huy được toàn lực hoặc khống chế đòn tấn công có vũ khí từ bên cạnh hông. Ngày nay rất nhiều các kĩ thuật tự vệ vẫn còn được luyện tập trong daito ryu, aikido, các môn nhu thuật cũng như là trong các môn võ thuật khác.
    Nhưng tất cả những kĩ thuật đó không còn ẩn chứa được tầm quan trọng trong các môn võ ?odo? hiện đại nữa như karatedo, judo và các môn khác. Kết quả là sự tinh tế của các kĩ thuật seiza chuẩn và di chuyển seiza đã bị mất đi. Trong các trường hợp khác thì chỉ có hình dáng của nghi thức được duy trì trong khi các nội dung ẩn chứa nguyên thuỷ, những ý nghĩa căn bản đã biến mất dần trong các môn võ có xu thế ?odo? hiện đại.
    [​IMG]
    Những sự biến chuyển này không hẳn là điều gì đó không phải, hay chúng ta cũng không nên coi những người tập nghi thức seiza mới là sai. Người phương Tây không quen với phương pháp ngồi Seiza, và việc luyện tập của họ có những trọng tâm khác.
    Những nguyên tắc cơ bản của seiza truyền thống rất đơn giản. Khi ngồi thì chân trái được gấp lại và di chuyển ra phía sau, các ngón chân của chân trái vẫn đứng trên sàn (duy trì contact) khi ống quyển hạ xuống, chân phải ở phía trước. Khi mà hạ bàn đã hạ thấp chân phải sẽ được kéo về sao ?" Lúc đó các ngón chân vẫn dựng đứng để người. Chỉ lúc đó thì các ngón chân mới kéo ra sau để mu bàn chân vào tư thế nằm thẳng, tay sau đó được đặt dọc theo đùi.
    Vị trí của ngón chân rất quan trọng. Nếu ống chân và mu chân được đặt thẳng với ngón chân, sự linh động và cân bằng sẽ bị mất đi nếu như bạn đinh di chuyển với một chân. Đối với một võ sĩ, những kĩ thuật như vậy sẽ rất nguy hiểm vì sự ổn định sẽ bị mất đi, và nếu đối phương của bạn quan sát được điều đó thì đó sẽ là lợi thế của đối phương.
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Để đứng lên từ tư thế seiza thì chân phải sẽ di chuyển trước. Nhưng trước tiên thì hạ bàn của chúng ta sẽ được nâng lên bằng đầu các ngón chân trên sàn. Kết quả là khi chân phải đưa ra phía trước, các ngón chân của chân trái sẽ là chỗ dựa quan trọng cho các tư thế tiến/tấn công nhanh, mạnh và thăng bằng - việc di chuyển thân phía trước cùng với sự hỗ trợ của chân phải sẽ tạo đà và sự linh động để thực hiện chém kiếm, phòng thủ, phòng thủ tay không hoặc để chuyển sang tư thế đứng (trong các tình huống tự vệ tay không, đôi khi chân trái sẽ được đưa lên trước).
    Bạn hãy thử thế này. Ngồi seiza với các ngón chân để thẳng. Thử di chuyển nhanh và mạnh về phía trước hoặc đứng nhanh dậy. Giờ thì thử cách tương tự với những đầu ngón chân dựng lên sàn. Bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt rất lớn.
    Một bài tập khác là bắt đầu tập ngồi chỉ bằng việc gấp chân, hoặc di chuyển chân trái ra phía sau với các ngón chân để thẳng. Bạn thử xem làm cách nào để bạn có thể chống được các đòn tấn công từ phía trước, hoặc khi bị đẩy về phía sau. Kiểm tra sự cân bằng của tư thế này so với những gì bạn trải nghiệm được bằng phương pháp quỳ truyền thống.
    Thực tế là trong judo, karatedo, taekwondo và rất nhiều môn võ khác không còn có mối liên hệ mật thiết với nghệ thuật kiếm nữa và dường như cũng ít còn cần thiết phải luyện tập các bài tự vệ từ tư thế seiza. Nhưng việc luyện tập seiza truyền thống sẽ giúp chúng ta tăng cường phản xạ, sự tỉnh giác và ý thức đối với tư thế và sự thăng bằng. Đồng thời seiza cũng duy trì một mối liên hệ của chúng ta đối với những tình huống tự vệ của các võ sĩ trước kia bằng cách tạo ra một không khí nghiêm túc trong luyện tập, một điều có thể dễ dàng bị lãng quên trong thời hiện đại.
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 03/09/2005
  5. Sui_Feng

    Sui_Feng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ở đây đã có bài về quỳ seiza rồi, giá anh fourever nói thêm về các yếu quyết để tập tốt suwari waza nữa được thì hay quá?
    Được Sui_Feng sửa chữa / chuyển vào 10:07 ngày 03/09/2005
  6. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
  7. sony_vaio_pcg_fxa36

    sony_vaio_pcg_fxa36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0

    Gửi tiếp nữa đi Tristian_the_fall . Đây mới là những bài đáng để tham khảo, học hỏi.

Chia sẻ trang này