1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý nghĩa của cuộc sống ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi langtudien, 09/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa của cuộc sống ?

    Cuộc sống, sự sống của loài người và sinh vật thực ra có ý nghĩa gì ? Cuối cùng rồi thì chỉ còn là cát bụi. Sự tồn tại của chúng ta cũng chỉ là ngẫu nhiên, do các phân tử hữu cơ mà thành.
    Thế thì vì sao phải phấn đấu , để trở thành người tốt,người thành công..v.v. lại có người muốn lưu danh muôn thuở ?

    Tôi đang rất băn khoăn liệu có phải cuộc sống, cuối cùng cũng chỉ là sự vô nghĩa, khi mà người ta trở về với cát bụi ?

    Các bác cùng giúp tôi với nào ?
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tôi thì chỉ cho rằng: Ý nghĩa cuộc sống là duy trì sự sống - với tất cả ý nghĩa của từ này trên 1 diện rộng( trong và ngoài cá nhân). Bạn có thể phấn đấu này nọ, thành người tốt... còn tôi chỉ phấn đấu để sống. Trong cuộc sống, sản phẩm - cũng có thể là động lực của nó - là tất cả những gì mà người ta đã từng và chưa từng nói đến: lòng tốt, sự cao thượng, ý chí, tiền bạc, sự hường thụ, những thói xấu,thói hiếu thắng, những định kiến...cả sự điên rồ nữa( miễn là nó giúp duy trì sự sống, mà không phải huỷ diệt) và cuối cùng - quan trọng nhất - những gì chúng ta làm được để tiếp nối sự sống- ít nhất cho chính chúng ta.
    Bạn hiểu không nhỉ?
  3. brandnew_me

    brandnew_me Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    To langtudien: Khi mới sinh ra đời chúng ta không hề có ý thức gì về điều bạn nói, lúc đó ta chưa có ràng buộc gì với cuộc sống mặc dù chưa nhận thức được điều đó. Vì vậy chúng ta vẫn hồn nhiên bú tí mẹ để tồn tại. Phải đến một trình độ nhận thức nhất định thì mới nghiệm ra được những điều bạn nói, tức là: Rồi chúng ta cũng sẽ trở về với cát bụi. Nhưng lúc đó thì đã muộn, chúng ta đã chót dấn thân vào cuộc đời này rồi, không còn can đảm để từ bỏ nó cho đến khi chúng ta bị bắt buộc phải như vậy. Vì vậy trong lúc chờ đợi để bị tước đoạt cái quyền đuợc sống, con người phải làm gì đó để "đỡ buồn". Chính vì vậy con người luôn hướng tới một điều đó là HẠNH PHÚC (trong tiếng Anh từ này được dùng chung với NIỀM VUI đó) Càng lúc chúng ta càng bị cuốn sâu vào cuộc vui này... Trong khi đó, chỉ có một số người như bạn, không phải tất cả, là dừng lại và nhận ra: Rồi chúng ta cũng sẽ trở về với cát bụi... Nhưng như vậy thì sao chứ? Bạn có can đảm từ bỏ cuộc vui không? Thế nên tất cả những việc chúng ta làm, ý nghĩa hay không tuỳ nhận thức từng người, nhưng cũng chỉ là cho "đỡ buồn" mà thôi... Nếu không có can đảm để từ bỏ tất cả, thì hãy cố gắng làm cho chúng có ý nghĩa hơn, tức là "đỡ buồn tẻ" hơn ấy...
  4. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Các bác hỏi Alexander hay Napoléon xem ổng sống vì cái gì. Cứ từ đó mà suy ra xem khả năng mình đến đâu thôi. Dào, đối với những người bình thường ( như tui) cái quan trọng là làm thế nào để sống cùng với mọi người chứ ko tách biệt ra 1 thế giới riêng.
    Dù chúng ta ko biết chúng ta sống vì cái gì, nhưnng sự tồn tại của chúng ta là 1 nhân tố cấu thành nên lịch sử nhân loại. Dù bạn có muốn chết hay muốn sống thêm 1 chút nữa thì cũng làm nên lịch sử.Đó cũng là nội dung cở bản của J.P.Sartre trong cuốn "Ruồi trâu". TRước đó thì K.Marx cũng cho rằng lao động giúp con người làm nên lịch sử (thảo nào vừa vô trường mẫu giáo đã bị nhồi sọ như điên, giờ nghĩa lại vẫn còn run). Vì vậy bạn chỉ cần sống thôi cũng đủ làm cho đời bạn (và mọi người, hay nhân loại) có ý nghĩa.
    Vì vậy thay vì hỏi sống có ý nghĩa gì, thì nên hỏi, làm sao sống cho có ý nghĩa
    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 09/04/2006
  5. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên tôi hiểu là một khi đã sống, thì phải quý trọng cuộc sống và cố gắng trong cuộc sống, nhưng nếu cuối cùng khi bạn trở về cát bụi , thì phải chăng cuộc sống chỉ là sự vô nghĩa ? Bởi vì bạn không còn tồn tại, không tư duy, không nhận thức? Và cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa với bạn chỉ khi bạn còn có được sự sống ?
    Được langtudien sửa chữa / chuyển vào 18:04 ngày 09/04/2006
  6. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Thì tui bảo bạn cứ sống thôi mà, có ai bảo bạn phải sống cho có ích đau, đc thì tốt, ko đc thì thôi. Lý do:
    1/Sự tồn tại của bạn làm nên lịch sử của nhân loại ( nói to tát thé thoi thực ra cchỉ là 1 viên gạch trong 1 bức tường, nhưng cũng ko thể thiếu)
    2/Sự sống vĩnh cửu chỉ làm con người mất đi phẩm chất của mình. Các vị thần trên đỉnh Olympe, chẳng phải họ cũng đang buồn chán với một cuộc sống ko có hồi kết, ko có hạnh phúc cũng chẳng có bất hạnh. Con người không biết đến cái chết, vì vậy con người không sợ chết. Từ đó con người nhận thức đc thời gian, họ sẽ sống mỗi 1 khoảnh khắc của cuộc sống như sống cái hồi kết của bản thân.
    Sống thêm một ngày nghĩa là chết thêm một ngày. Con người sống nghĩa là con người tư duy, đem tư duy vào lao động. Đó là phẩm chất của con người
    3/Ngoài ra sống cũng là để thểm hiểm bnả chất của con người. Một giống loài tự do nhưng lúc nào cũng bị xiềng xích. Sống hay chết co thể do con người quyết định, đó chính là Tự Do. Nhưng tự do cũng chỉ là tương đối, vì ai dám chắc rằng tôi muốn chết ko phải vì lý do khách quan ( áp lực..).
    Chết hay ko, con người phải dùng tư duy nhưng cả giá trị tinh thần (luật của tinh thần ) để phán xét. Đó chẳng phải là phẩm chất của con người sao?
    Socrates hay phật giáo, các loại tôn giáo đều công nhận,"cái chết là sự chuyển giao linh hồn" nói cách khác , giá trị tinh thần của con người luôn luôn tồn tại.Linh hồn là bất tử
    Tui kết luận bằng câu nói của Heiddger: " 1 giống loài cho cái chết". Nghĩa là nếu con người phải chết, họ sẽ không sống để mà chết. Từ lúc sinh ra đến khi chết, họ sẽ hành động tự do . Theo Epicure, cái chết chính là điềm kiện của tự do và hạnh phúc.
  7. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Nói như bác thì em cũng đã hiểu là như vậy rồi, nhưng nếu nói như vậy thì cuối cùng những cố gắng trong cuộc sống cuối cùng rồi cũng chả là gì cả. Thế thì người ta chỉ cố gắng sống và tồn tại chỉ để phục vụ cho quãng thời gian tồn tại của mình thôi.
    Sống kiếp Cái bang rồi cũng như là kiếp Hoàng đế
    Ở ẩn làm ruộng cũng rồi thì cũng như làm quan cống hiến.
    Phải thế chăng ?
  8. brandnew_me

    brandnew_me Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Chính xác là như thế đấy! Nếu ngày mai bạn chết thật (xin lỗi nói gở mồm) thì hôm nay bạn là cái quái gì mà chẳng được! Nhưng khổ nỗi bạn biết thừa là ngày mai (hay vài chục năm nữa) bạn vẫn phải sống và phải tiếp tục chịu trách nhiệm với những việc làm của ngày hôm nay vì vậy bạn vẫn luôn vươn tới những cái tốt đẹp, những cái có ý nghĩa... Động lực đó chưa đủ sao?
    Đúng vậy bởi chúng ta là những con người bình thường. Còn những vĩ nhân chẳng phải những điều họ làm vẫn được lịch sử ghi nhớ sao?
  9. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Cái chính là tuỳ vào giá trị tinh thần của mỗi người thôi BM ơi
  10. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Thế thì bác bảo Lenin, Marx bây giờ còn có cảm thấy ý nghĩa gì đối với sự ghi nhớ của lịch sử không ? Rõ ràng đối với họ bây giờ thì điều đó chẳng ý nghĩa gì cả .

Chia sẻ trang này