1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý nghĩa của những cái nick

Chủ đề trong 'Những người thích đùa' bởi tu_huu, 16/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. t4h3_ams

    t4h3_ams Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    ...........về cái nik tu_ huu.........
    Em thì em ko nghĩ là cái nik này nó liên quan gì hay bác này có họ hàng gần xa bà con lối phố gì với cái giống chim mà chúng ta vẫn quen gọi bằng cái tên mỹ miều là tu hú đâu ạ. Trực diện ra mà nói thì ngay khi em đọc xong nik của bác em nghĩ ngay đến tư hữu ( cái mà hổi trước em học GDCD cô em vẫn dạy ở phần chủ nghĩa tư bản ý ). Tức là bác này cái gì cũng muốn quy ra tư hữu hết. Em thấy mong muốn này là ko chính đáng cho lắm đâu ạ. Cái gì là của chung, của tập thể mà cũng muốn quy ra là của cá nhân thì chết liền luôn ( cô em bảo thế ).Hồi trước phong kiến ai cũng có dã tâm tiếm ngôi báu, bi h thì qua thời phong kiến hết rồi, bác này cái rì cũng muốn là của mình, thì em cũng đến bó tay mà chạy dài, trước khi chạy em xin vẫy tay chào bác vài cái, ( tuy em nói thế thôi nhưng em cũng thích tư hữu lắm ạ ), có khi bác nên sang bên box sở thích làm vài topic đại loại như : ai thích tư hữu ( or sở hữu riêng tư ) - nhào vô v.v... ).Nếu khi nào bác lập được topic như thế mà nhiều người share, bác nhớ cho em làm đại biểu danh dự
  2. tu_huu

    tu_huu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Ơ sao cái cô này biết rõ sở thích của mình thế nhỉ? Chuyện này mình có nói với ai đâu cơ chứ, mình giấu kín lắm cơ mà??? chết rồi, lộ bí mật hết rồi, mình định tham ô tí của công mà bị phát hiện rồi. , dù sao cũng cảm ơn lời khuyên của cô, tôi sẽ cố gắng tham ô ít ít để phần cho thằng khác tham ô nữa. Theo lời cô, lúc nào tôi sẽ sang box sở thích lập cái topic như: Ai thích tu_huu- nhào dzô, hay tu_huu ai thích? - nhào dzô, như thế được không nhểy? lúc nào tôi lập topic thì cô nhớ nhào dzô nhá
  3. t4h3_ams

    t4h3_ams Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0

    ỏÔy ỏƠy bĂc ặĂi, bĂc lỏĂi nhỏ** rỏằ"i. Em chỏằ? thưch tặ hỏằu thôi ỏĂ, chỏằâ ko thưch tu_huu 'Âu ỏĂ. Hai cĂi nó khĂc nhau vỏằ bỏÊn chỏƠt 'ỏƠy ỏĂ.
    tu_huu mà em thỏƠy thơ em chỏĂy bĂn sỏằ'ng bĂn chỏt ko dĂm ngó lỏĂi 'ỏng sau ẵ chỏằâ, nhào zô cĂi gơ
    Anyway, em nghâ là tham ô và tặ hỏằu khĂc nhau 'ỏƠy chỏằâ nhỏằ?? Sao ai lỏĂi 'i 'ỏằ"ng nhỏƠt là mỏằTt bao h ?
    Nhặng mà thôi, quay lỏĂi chỏằĐ 'ỏằ chưnh là nhỏằng cĂi nik...........
  4. 123_khuckhakhuckhich

    123_khuckhakhuckhich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0

    Để tránh tình trạng post bài kô đúng chủ đề lên tờ báo LCTHLC, em xin mạn phép chuyển nguyễn y vân (vẫn y nguyên) cuộc đấu đá xoay quanh chuyện cái nick giữa em và bác phấnson05 sang đúng chỗ của nó:
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Trích từ bài của 123_khuckhakhuckhich viết lúc 09:50 ngày 01/06/2006:
    .........Cớ gì bác phân thân em ra mà gọi "ba khúc"??? Hử bác??? Bác trả nhời em đi...
    [/quote]
    hehe cái chỗ vàng vàng trên kia có phải là lý do hợp lý không bé
    (trích nguyên văn lời của bác phamson05)
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    @phamson05: Theo như cái ní nuận kiểu "gỡ cá, lấy thịt, bỏ lại xương" của bác, thì ối người còn phải khóc to hơn em.
    Ví như chị girl_never_đie. Nếu chỉ lấy cái chỗ vàng vàng của chị ấy thì tạm dịch là côgái_kô bao giờ_đi. Thế chẳng hoá ra bác rủa con gái người ta, đang thì xuân sắc, bị bại liệt hay sao?! Thật xót xa thay....
    Hay như người lập ra cái topic này, nếu cũng chỉ lấy cái chỗ vàng vàng tu_huu thì từ cái sở thích "tư hữu" (kô lấy gì làm trong sáng cho lắm) chuyển phắt sang thành con chim tu hú. Dù vô tình hay hữu ý, bác cũng đã làm mất đi cái bản chất tham lam luôn tiềm tàng trong con người bác ấy!!
    Về phần em, từ trong thâm tâm, em thật sự cảm thấy may mắn vì mình là 123_khuckhakhuckhich. Chứ em từng gặp thằng ku tên 123_titatitach...hỡi ôi...có còn là người bình thường nữa hay kô?!
    Bao tấm gương tang thương vì cái ní nuận của bác đấy bác ạ. Mong bác xem xét, và trả lại cái tên cho làng xóm nói chung, và cho bản thân em nói riêng. Chân thành cám ơn bác.
  5. retur

    retur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Iem nôi nó nên!
    Em thấy nhiều bác bình luận hay quá, tiếp đi các bác!
  6. yeudesong_songdeyeu

    yeudesong_songdeyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    2.076
    Đã được thích:
    1
    Cho tớ xin tý đất để giới thiệu cái nick của mình. Mọi người ở ttvn vẫn thường gọi tớ là "bác yêu" nhưng tớ thích các bạn ******* tớ là " yêu bác ". Rồi thống nhất là gọi tớ như thế nhé. . Cái nick này cũng là do 1 người bạn hồi học ĐH gán cho thành nick name . Hì hì . Lúc đầu nghe có vẻ như chinh chiến nhiều mặt trận và từng trải lắm nhỉ Ha ha . Nếu các bạn có thời gian suy nghĩ đôi chút thì sẽ thấy nick của tớ rất ý nghĩa đó. Nếu bạn nào chưa thể nhận ra điều đó thì tớ sẽ tận tình chỉ dẫn ( tât nhiên là miễn phí rồi - Ai hiểu nhanh có khi còn nhận phần thưởng nữa ý ) . Thui cứ để mọi người tò mò như vậy lại hay. Thôi tớ làm việc đây. Chào cả nhà nhé
  7. maxicock1980

    maxicock1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Em làm phát về cái nick "Gà" của em, có bác nào nghĩ ra cao siêu hơn làm 1 quả cho em vậy
    http://www3.ttvnol.com/uploaded2/maxi****1980/gatrongthien.jpg
    Hình ảnh ?ocon gà trống Gaulois?, được dư luận rộng rãi coi là biểu tượng của nước Pháp, thực ra, đã có một lịch sử lâu dài. Người xưa gọi nó là ?oGallus Gallus?, theo tiếng Latinh Gallus vừa có nghĩa là con gà trống, vừa có nghĩa là người dân xứ Gaule, tức là vùng đất tương ứng với đại bộ phận lãnh thổ nước Pháp ngày nay. Nhiều đồng tiền cổ được sử dụng trong các bộ lạc xứ Gaule có mang hình gà trống.
    Thời Trung cổ, con gà trống Gaulois được sử dụng như một biểu tượng tôn giáo, một dấu hiệu của hy vọng và đức tin, nổi bật trên các tháp chuông nhà thờ.
    Vào thời Phục hưng (thế kỷ 15-16), hình ảnh con gà trống gắn liền với sự hình thành nước Pháp. Dưới các vương triều ở thời kỳ này, các bản chạm khắc và đồng tiền đều có mang hình ảnh gà trống.
    Biểu tượng gà trống giờ đây còn có thể tìm thấy tại bảo tàng Louvre và cung điện Versailles.
    Sở dĩ người Pháp xưa chọn con gà trống làm biểu tượng bởi lẽ, nó là một con vật oai vệ, mào nhọn và cổ đỏ rực, đuôi dài màu xám xanh cong lên như những đoản kiếm.
    Cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỷ 1 đã chính thức chấp nhận con gà trống thể hiện bản sắc quốc gia. Nó nổi bật trên đồng tiền ecu, trên chiếc mũ đỏ của các chiến sĩ cách mạng, trên dấu ấn của nền Tổng tài thứ nhất. Hình ảnh ẩn dụ của thần Bác ái luôn có một chiếc gậy mang trên đầu một con gà trống.
    Napoleon thay thế nền Cộng hòa bằng một Đế chế và lấy chim phượng hoàng thay cho con gà trống. Vị Hoàng đế này nói: ?oGà trống không có sức mạnh, không thể là hình ảnh của một vương triều như nước Pháp?.
    Sau một thời gian vắng bóng, đến năm 1830, hình ảnh gà trống được khôi phục, nó lại xuất hiện trên các lá cờ và trên cúc áo của đội cảnh vệ quốc dân.
    Con dấu của nền Cộng hòa thứ hai (1848-1852) cho thấy hình ảnh thần Tự do cầm một tay lái có trang điểm bằng một con gà trống. Nhưng đến triều Vua Napoleon III, hình ảnh gà trống lại được đặt bên cạnh hình phượng hoàng nhằm thể hiện sự bền vững của Đế chế.
    Dưới nền Cộng hòa thứ ba (1870-1940), cánh cổng sắt của điện Elysées (phủ Tổng thống) đã được tô điểm bằng một con gà trống và được gọi là ?oCổng gà trống?. Hiện cánh cổng này vẫn được mọi người chiêm ngưỡng. Đồng 20 franc được đúc ra năm 1899 cũng mang hình con gà trống.
    Trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918), tinh thần yêu nước bồng bột đã biến gà trống Gaulois thành biểu tượng của sức kháng cự và sự dũng cảm của nước Pháp trước con đại bàng nước Phổ. Việc sử dụng hình ảnh gà trống Gaulois thông qua cách truyền đạt của các họa sĩ biếm họa chính trị đã mang lại những thành công lớn, bởi lẽ, cái biểu tượng gà trống đại diện cho nước Pháp đã được bắt nguồn từ tầng lớp nông dân vốn hãnh diện, ngoan cố, dũng cảm và mắn đẻ.
    Tuy rằng hiện nay, gà trống không còn là biểu tượng chính thức của nước Cộng hòa, nhưng nó vẫn còn thể hiện một ý niệm nào đó về nước Pháp. Đặc biệt, trong trí tưởng tượng tập thể và trong lĩnh vực thể thao, nó vẫn là sự minh họa tốt đẹp nhất cho các đoàn vận động viên quốc gia trong các cuộc đua tài quốc tế.
    Trong tình hình hiện nay, với nguy cơ bệnh cúm gia cầm (cúm gà) có thẻ lan truyền rộng rãi, các nhà chăn nuôi Pháp đang tập trung vào việc bảo tồn giống gà đã từng là biểu tượng quốc gia, bằng cách thu giữ và làm đông lạnh tinh trùng của các loài gà để giữ cho AND có thể tồn tại qua thảm họa thiên nhiên này./.
  8. maxicock1980

    maxicock1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    làm mấy cái bài ăn cắp mới đc, đọc cho nó máu các bác ah
    Sự tích năm con gà
    Theo Tử-Vi Á-Đông và phong-tục của người Việt thì mọi người đều hiểu năm ?oDậu? có nghĩa là ?onăm gà,? giống gà được xếp vào hàng thứ 10 trong số 12 giống vật tượng-trưng cho 12 tháng của mỗi năm. Sở dĩ có chuyện 12 con vật trong Địa-Chi hay Thập-Nhị-Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, và Hợi) là vì theo lời truyền-tụng từ xưa đến ngày nay, Đức Phật triệu-tập đại-hội thế-giới loài vật thì chỉ có 12 con vật tới họp. Con chuột (tý) khôn-ngoan và lanh-lẹ nên đến được đầu-tiên, con gà (dậu) chậm-chạp đến vào hạng thứ 10, và con heo (hợi) ủn-ỉn chậm-chạp nhất nên đến sau chót, tức là thứ 12.
  9. maxicock1980

    maxicock1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    chả biết post về đâu nhưng liên quan đến nick của em em làm phát, khóai nhất cái gì nó có nghĩa thứ 2....mấy bác MOD biết thì cut hộ em cái
    Thơ, tục ngữ, ca dao về gà
    Dưới đây là những câu hò, thơ, tục-ngữ, và ca-dao liên-quan đến ?ogà? thuộc năm Dậu được viết theo thứ tự A, B, C . . . để mọi người dễ tham-khảo. Theo nguyên-tắc viết thơ, các chữ đầu của các câu thơ, ca-dao, và tục-ngữ đều phải viết hoa nên dù là trước các câu thơ, ca-dao, và tục-ngữ có dấu phết, dấu chấm phết, hay dấu chấm thì các chữ đầu của câu thơ, ca-dao, và tục-ngữ tiếp theo vẫn phải viết hoa. Nếu có dấu ?o/ ? ở giữa hai câu thơ thì những câu thơ đó thuộc cùng một đoạn thơ, đoạn tục-ngữ, hay đoạn ca-dao.
    Bạn bè thân nhau cho gà trống,/ Đừng phiền nhau xin giống gà mái. Bìm-bịp bắt gà con. Bới nát đám cỏ gà. Buồn về một nỗi tháng năm, / Chửa đặt mình nằm gà gáy chim kêu. Bút sa gà chết. Bụt trên tòa, gà nào mở mắt. Biếng nhắp năm canh chầy, / Gà đà sớm giục-giã (2 câu thơ trong bài ?oĐêm Mùa Hạ? của Nguyễn Khuyến).
    Cà kê nghê ngỗng (cà và kê đều là gà, nghê và ngỗng đều là ngỗng). Cất lên một tiếng la-đà, / Cho chim nhớ tổ cho gà nhớ con. Cậu Cai nón dấu lông gà, / Cổ tay đeo nhẫn gọi là Cậu Cai. Chẳng tham nhà ngói bức bàn, / Trái duyên coi bẵng một gian chuồng gà. Chị kia bới tóc đuôi gà, / Nắm đuôi chị lại, hỏi nhà chị đâu? Chiều chiều quạ nói với diều, / Vườn cau kia rậm lại nhiều gà con. Chiều chiều con quạ lợp nhà, / Con cu chẻ củi, con gà quăng tranh. Chim gà cá lợn cành cau, / Mùa nào thức ấy giữ màu nhà quê. Cho hay tiên lại kiếm tiên, / Phượng-Hoàng chẳng chịu đứng chen đàn gà. Chó cậy gần nhà,/ gà cậy gần chuồng. Chó liền da, gà liền xương. Chó giữ nhà, gà gáy sáng. Chó giữ nhà, gà gáy trống-canh. Chớ quen bắt chó mua dê, / Vui cùng hạc nội ham chi gà ***g. Chơi chó, chó liếm mặt, / Chơi gà, gà mổ mắt. Chớp đông nhay-nháy, / Gà gáy thì mưa. Chú vịt chú gà,/ Nhắc võng ông bà,/ Trèo lên núi chiều,/ Giặc thấy đã nhiều, / Chạy như con cút. Chuồng phân nhà, chẳng để gà người bới. Chữ viết như gà bới. Chuyện-trò chưa cạn tóc-tơ, / Gà đà gáy sáng, trời vừa rạng-đông (câu thơ số 3215 và 3216 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du). Có chân mà chẳng có tay, / Có hai con mắt ăn mày dương gian (Đây là câu đố trong tục-ngữ phong-giao có nghĩa là ?ocon gà?). Có duyên lấy được chồng già, / Ăn xôi bỏ cháy, ăn gà bỏ xương. Con cà con kê (cà và kê là gà). Con cóc nhảy xa, / Con gà ú-u. Con công ăn lẫn với gà,/ Rồng kia rắn nọ coi đà sao nên! Con chim trên núi, con gà dưới suối, / Nó gáy giọng chầu đôi chầu ba. Con gà tốt mã về lông,/ Răng đen về thuốc, rượu nồng về men. Con gà con vịt cũng không,/ Bóng tre có mát, ngoài đồng không ai. Con gà cục-tác lá chanh, / Con lợn ủn-ỉn: ?omua hành cho tôi.? Con quốc kêu réo trên ngàn, / Gà rừng táo-tác gọi con tha mồi. Con tông gà nòi (tông nghĩa là dòng họ). Cõng rắn cắn gà nhà. Cỗ xôi, con gà. Cơm gà cá gỏi. Cựa gà sắc không đâm giáp giặc,/ Mẹo bạc gian khó đoạt mưu quân (thơ của Bửu-Văn Phan Kế-Bính).
  10. maxicock1980

    maxicock1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Da cóc mà bọc trứng gà,/ Bổ ra thơm-phức cả nhà muốn ăn. Dậy! Dậy! Dậy! / Bên án một tiếng gà vừa gáy (thơ của cụ Phan Bội-Châu). Đánh con ngựa gỗ chạy xung quanh nhà,/ Những loài gà vịt lánh xa,/ Kẻo mà chẹt cẳng kẻo mà rụng lông. Đã báo rạng-đông, gà sáng gáy (thơ Đường Bá-Hồ). Đàn bà năm bảy đàn bà,/ Chồng dặn mua gà, đi mua quốc con. Đầu gà má lợn. Đẻ như gà. Đỏ như mào gà.
    Ếch tháng ba, gà tháng tám. / Em về thưa mẹ cùng cha, / Bắt lợn đi cưới bắt gà đi cheo (cheo nghĩa là lễ nộp tiền cho làng về việc cưới xin).
    Gà ăn hơn công ăn. Gà chê thóc chẳng bới,/ người mới chê tiền. Gà cỏ quay mỏ về rừng. Gà con đuổi bắt điều-hâu,/ Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ-nông (bồ-nông: loại chim mình lớn mỏ dài, dưới cổ có bìu để đựng món ăn). Gà con ta để ta nuôi, / Đến mai ta gả con chó cụt đuôi cho mày. Gà cùng chuồng đá lẫn nhau. Gà cựa dài thì thịt rắn, / Gà cựa ngắn thì thịt mềm. Gà đẻ, gà lại cục-tác. Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua, / Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy. Gà gáy canh một hỏa-tai, canh hai đạo-tặc. Gà ghét nhau tiếng gáy. Gà khôn gà chẳng đá lang, / Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi. Gà mái gáy gở (dở, xấu). Gà mọc lông măng. Gà nào hay bằng gà Cao-Lãnh, / Gái nào bảnh bằng gái Nha-Mân. Gà người gáy, gà ta sáng. Gà nhà lại bới bếp nhà. Gà què ăn quẩn cối xay. Gà què bị chó đuổi. Gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn. Gà trống (sống) còn giò. Gà trống nuôi con. Gà tức nhau tiếng gáy. Gà về bới nát cỏ sân, / Mèo buồn lại chạy kiếm ăn ngõ ngoài. Gái một con, gà non một lứa. Giả ơn cái cối cái chày, / Nửa đêm gà gáy có mày có tao. Giả ơn cái cọc bờ ao, / Nửa đêm gà gáy có tao có mày.
    Giặc sợ, giặc chạy về nhà, / Trở ra gọi mẹ mổ gà khao quân. Giết lợn đồ xôi, lại giết gà / Cỗ bàn xong cả từ hôm qua (thơ Nguyễn Bính). (ghi-chú: đồ xôi nghĩa là chưng, hấp, hay nấu xôi). Gió đưa cành trúc la-đà,/ Tiếng chuông Thiên-Mụ canh gà Thọ-Xương. Giun dế ăn gà,/ Cá rô cưỡi ngựa. Gươm gẩy gà xác.
    Hễ bảo quét sân, đánh chết ba gà, / Bảo đi quét nhà đánh chết ba chó. Hoài thóc ta cho gà người bới.
    Kể gà, kể dê, kể ngỗng. Kể lể con cà con kê (gà). Khách đến nhà, chẳng gà thì gỏi. Khôn-ngoan đá-đáp người ngoài, / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Không tre mà có măng mọc, / Không trâu cày mà có tiếng hò-reo. / Không chó có tiếng cắn theo, / Không gà có tiếng ra chiều gọi con (Đây là câu đố trong tục-ngữ phong-giao có nghĩa là ?ocái áo?). Không như mọi Tết, người mua quà, / Chỉ mua pháo nổ với tranh gà (thơ Nguyễn Bính).
    Lao-xao gà gáy rạng ngày, / Vai vác cái cày, tay dắt con trâu. Lóng canh gà vừa mới gáy tan, / Chủ đã gọi thằng chăn vội-vã ( 2 câu trong bài thơ ?oTrâu Kể Công-Trạng Mình? trong tác-phẩm Luc-Súc Tranh Công). Lờ-ngờ như gà mang hòm.

Chia sẻ trang này