1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý nghĩa, nguồn gốc của các địa danh ở Quảng Bình.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi goals, 21/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa, nguồn gốc của các địa danh ở Quảng Bình.

    Topic này là để chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các địa danh ở QB. Mọi người có thể dựa vào các tài liệu lịch sử có liên quan hay là bằng suy luận của mình để giải thích các địa danh quanh ta.

    Trước hết xin bắt đầu bằng địa danh Đồng Hới, mọi người có ai biết tên gọi này có ý nghĩa là gì k0? Nguồn gốc của nó như thế nào?
    Theo em thì có lẽ thành ĐH nằm cạnh biển Đông, ngày xưa có nhiều người bị hói, thế nên người ta gọi ĐH là Đông Hói, sau này nói chệch thành Đồng Hới, hêhêhê. Hoặc là ngày xưa Đồng Hới là cánh đồng và có nhiều hói ( là các kênh dẫn nước), thế nên người ta gọi nó là đồng hói, sau này bị nói chệch thành Đồng Hới.
  2. delibab

    delibab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Về vụ ĐH thì giải thích thứ 2 của bác có lý hơn .
    Mỗi địa danh , mỗi tên đất tên làng đều gắn liền với mỗi câu chuyện , giai thoại thú vị .Nhưng rồi thời gian cùng những biến cố của lịch sử dần dần làm mờ đi những câu chuyện kể .Thế nên để tìm lại dấu tích cha ông , người đời thường dựa vào các tài liệu lịch sử hoặc là phỏng đoán .Có nhiều cách giải thích khác nhau cho mỗi địa danh , và mỗi kiểu giải thích này đều có cái lý riêng của nó . Riêng với đất Quảng Bình là rất thú vị .
    Theo tớ , một địa danh được đặt tên thường theo 2 vụ sau đây :

    - Dựa vào đặc điểm địa lý hoặc tính chất của vùng
    .
    Nói sơ qua về Quảng Bình . Đất Quảng Bình xưa là châu Ô của nước Chiêm Thành nay bị diệt vong . Năm 1301 , vua Trần Nhân Tông đi sang Chiêm Thành xem phong cảnh, có ước gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Được ít lâu Chế Mân cho người đưa vàng bạc và các sản vật sang cống và xin cưới. Triều thần có nhiều người không chịu .Chế Mân lại xin dâng châu Ô và châu Ri để làm lễ cưới, bấy giờ Anh Tông mới quyết ý thuận gả. Đến năm 1306 vua cho công chúa về Chiêm Thành.Sang năm sau (1307) vua Anh Tông thu nhận hai châu Ô và châu Ri, đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu. Sau này còn được đổi tên là Bố Chính ( thời Nguyễn ) .Giờ là Quảng Bình ( hay là Quảng Bọ ) .Nói nguồn gốc của QB như thế để nói tới sự giao lưu văn hoá Việt - Chăm , thậm chí còn thể hiện qua cả cách đặt tên .Nhiều địa danh ở miền Trung hiện nay ( từ Quàng Bình cho đến Bình Thuận , Ninh Thuận ) có nguồn gốc là tiếng Chăm , lâu dần phiên âm qua tiếng Việt rồi bị nói lái , nói lệch đi . Sài Gòn tên tiếng Khơ me là Prei Nokor .
    Quay lại với vụ tính chất địa lý .Xin đơn cử vài ví dụ . Hoành Sơn hay Trường Sơn là bắt nguồn từ sự dài và ngang của dãy núi chắn ta với Lào ( để hằng năm anh em QB vẫn lãnh gió Lào rát mặt ) .Nghĩa Hán Việt của Hoành Sơn là núi nằm ngang , Trường Sơn là núi dài ( cả 2 tính chất của dãy núi này ) . Về sự tích của Quảng Bình phải nói là bắt đầu từ nhà Nguyễn . Ngày xưa khi Mạc Đăng Dung chống nhà hậu Lê ( Lê mạt ) , Nguyễn Kim là danh tướng , giúp vua Lê mấy lần đánh tan nhà Mạc . Kim có tướng giỏi là Trịnh Kiểm , thấy Kiểm tài nên gả con gái cho . Sau này Kim bị 1 thằng hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết nên binh quyền vào tay họ Trịnh .Nguyễn Hoàng là 1 trong 2 chú con trai của Kim . Chú anh bị Kiểm giết vì sợ tranh quyền nên Hoàng Sợ quá nhưng chưa biết làm cách nào để thoát thân .Đến hỏi trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm .Khiêm nói là : Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân . Hoành Sơn chính là dãy Trường Sơn , một mặt có sông Gianh ( Linh Giang ) hiểm rộng ,mặt sau núi non hiểm trở . Hoàng giả vờ xin vào đất Thuận Hoá khai hoang rồi ngầm chiêu hiền đãi sĩ , thu nạp lực lượng đánh tạo nên nhà Nguyễn ( Phúc ) . Thời nhà Nguyễn luật lệ khá hà khắc , nhất là vụ tên huý . Cứ địa danh nào trùng tên vua hay mẹ vua là phải đổi tên hết . Thành ra cảnh thì hoá thành kiểng , hoa thì hoá thành huê , phúc thì thành phước , chu thì thành châu .... Chính vì sự kiện lịch sử này nên nhiều địa danh bị nói lệch đi .Không biết Fồng Hới có phải cũng do vụ này mà ra không
    Về tính chất đặc điểm địa lý xin nêu 1 ví dụ nữa : Phong Nha . Phong nghĩa Hán Việt là gió , nha nghĩa là răng . Nên nhiều người giải thích Phong Nha có nghĩa là răng gió hoặc răng của gió để liên tưởng đến sự việc gió lùa vào động ở nhiều chổ tạo nên tiếng rin rít như ở răng người
    Ở vùng Lệ Thuỷ có lẽ do trũng , nước nhiều , năm nào cũng lũ lụt thành ra mới được mang tên như thế
    - Dựa vào những sự kiện xảy ra :
    Ở nhiều làng , thôn ấp , ban đầu chưa biết đặt tên gì , đột nhiên xảy ra 1 sự việc , thế là họ tương luôn cái tên buồn cười đó cho làng xã . Riêng người QB đa số là do từ ngoài bắc vào sinh cư lập nghiệp ,khai khẩn ( có nhiều làng trước đây chỉ là 1 vài gia đình hiện nay ở Lệ Thuỷ có làng toàn rặt họ Trương , làng thì rặt họ Lê ....) . Người đi khai hoang thường lấy tên của cố hương đặt cho quê mới . Thế cho nên các địa điểm ở Quảng Bình như Diêm Điền , Quảng Cư ...đều có thể tìm thấy ở ngoài Bắc .
    Phù mỏi tay quá
    to be continued
  3. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0

    Thực ra tui chỉ muốn xuyên tạc ý nghĩa và nguồn gốc của các địa danh cho vui thôi, nhưng rất cảm ơn delibab vì đã hệ thống khá hay về điều này. Đề nghị đồng chí tiếp tục đeee.
    Còn về tên gọi của sông Nhật Lệ thì có ý nghĩa và nguồn gốc như thế nào nhỉ? Có phải nó có tên gọi này từ liên quan đến những giọt nước mắt của nàng Huyền Trân? Hay có phải ngày xưa nơi đây là nơi chia tay của thần dân Đại Việt với nàng Huyền Trân, người ta khóc cho nàng suốt 1 ngày bên dòng sông này nên đặt tên cho dòng sông là như thế?? Ngày xưa hình như NL có tên là Ô Long, k0 biết nó được đổi thành tên gọi NL từ bao giờ? Có phải dòng sông Nhật Lệ luôn long lanh dưới ánh nắng mặt trời nên người xưa liên tưởng nó như giọt nước mắt của mặt trời??? Chắc có chú nào sướng mồm gọi đại nên nó thành tên như bây giờ, thế mà k0 nói trước, mất công mình đoán nãy giờ. Hehe.
  4. noi_that

    noi_that Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0

    Về vụ ĐH thì giải thích thứ 2 của bác có lý hơn .
    Mỗi địa danh , mỗi tên đất tên làng đều gắn liền với mỗi câu chuyện , giai thoại thú vị .Nhưng rồi thời gian cùng những biến cố của lịch sử dần dần làm mờ đi những câu chuyện kể .Thế nên để tìm lại dấu tích cha ông , người đời thường dựa vào các tài liệu lịch sử hoặc là phỏng đoán .Có nhiều cách giải thích khác nhau cho mỗi địa danh , và mỗi kiểu giải thích này đều có cái lý riêng của nó . Riêng với đất Quảng Bình là rất thú vị .
    Theo tớ , một địa danh được đặt tên thường theo 2 vụ sau đây :
    - Dựa vào đặc điểm địa lý hoặc tính chất của vùng .
    Nói sơ qua về Quảng Bình . Đất Quảng Bình xưa là châu Ô của nước Chiêm Thành nay bị diệt vong . Năm 1301 , vua Trần Nhân Tông đi sang Chiêm Thành xem phong cảnh, có ước gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Được ít lâu Chế Mân cho người đưa vàng bạc và các sản vật sang cống và xin cưới. Triều thần có nhiều người không chịu .Chế Mân lại xin dâng châu Ô và châu Ri để làm lễ cưới, bấy giờ Anh Tông mới quyết ý thuận gả. Đến năm 1306 vua cho công chúa về Chiêm Thành.Sang năm sau (1307) vua Anh Tông thu nhận hai châu Ô và châu Ri, đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu. Sau này còn được đổi tên là Bố Chính ( thời Nguyễn ) .Giờ là Quảng Bình ( hay là Quảng Bọ ) .Nói nguồn gốc của QB như thế để nói tới sự giao lưu văn hoá Việt - Chăm , thậm chí còn thể hiện qua cả cách đặt tên .Nhiều địa danh ở miền Trung hiện nay ( từ Quàng Bình cho đến Bình Thuận , Ninh Thuận ) có nguồn gốc là tiếng Chăm , lâu dần phiên âm qua tiếng Việt rồi bị nói lái , nói lệch đi . Sài Gòn tên tiếng Khơ me là Prei Nokor .
    Quay lại với vụ tính chất địa lý .Xin đơn cử vài ví dụ . Hoành Sơn hay Trường Sơn là bắt nguồn từ sự dài và ngang của dãy núi chắn ta với Lào ( để hằng năm anh em QB vẫn lãnh gió Lào rát mặt ) .Nghĩa Hán Việt của Hoành Sơn là núi nằm ngang , Trường Sơn là núi dài ( cả 2 tính chất của dãy núi này ) . Về sự tích của Quảng Bình phải nói là bắt đầu từ nhà Nguyễn . Ngày xưa khi Mạc Đăng Dung chống nhà hậu Lê ( Lê mạt ) , Nguyễn Kim là danh tướng , giúp vua Lê mấy lần đánh tan nhà Mạc . Kim có tướng giỏi là Trịnh Kiểm , thấy Kiểm tài nên gả con gái cho . Sau này Kim bị 1 thằng hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết nên binh quyền vào tay họ Trịnh .Nguyễn Hoàng là 1 trong 2 chú con trai của Kim . Chú anh bị Kiểm giết vì sợ tranh quyền nên Hoàng Sợ quá nhưng chưa biết làm cách nào để thoát thân .Đến hỏi trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm .Khiêm nói là : Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân . Hoành Sơn chính là dãy Trường Sơn , một mặt có sông Gianh ( Linh Giang ) hiểm rộng ,mặt sau núi non hiểm trở . Hoàng giả vờ xin vào đất Thuận Hoá khai hoang rồi ngầm chiêu hiền đãi sĩ , thu nạp lực lượng đánh tạo nên nhà Nguyễn ( Phúc ) . Thời nhà Nguyễn luật lệ khá hà khắc , nhất là vụ tên huý . Cứ địa danh nào trùng tên vua hay mẹ vua là phải đổi tên hết . Thành ra cảnh thì hoá thành kiểng , hoa thì hoá thành huê , phúc thì thành phước , chu thì thành châu .... Chính vì sự kiện lịch sử này nên nhiều địa danh bị nói lệch đi .Không biết Fồng Hới có phải cũng do vụ này mà ra không
    Về tính chất đặc điểm địa lý xin nêu 1 ví dụ nữa : Phong Nha . Phong nghĩa Hán Việt là gió , nha nghĩa là răng . Nên nhiều người giải thích Phong Nha có nghĩa là răng gió hoặc răng của gió để liên tưởng đến sự việc gió lùa vào động ở nhiều chổ tạo nên tiếng rin rít như ở răng người
    Ở vùng Lệ Thuỷ có lẽ do trũng , nước nhiều , năm nào cũng lũ lụt thành ra mới được mang tên như thế
    - Dựa vào những sự kiện xảy ra :
    Ở nhiều làng , thôn ấp , ban đầu chưa biết đặt tên gì , đột nhiên xảy ra 1 sự việc , thế là họ tương luôn cái tên buồn cười đó cho làng xã . Riêng người QB đa số là do từ ngoài bắc vào sinh cư lập nghiệp ,khai khẩn ( có nhiều làng trước đây chỉ là 1 vài gia đình hiện nay ở Lệ Thuỷ có làng toàn rặt họ Trương , làng thì rặt họ Lê ....) . Người đi khai hoang thường lấy tên của cố hương đặt cho quê mới . Thế cho nên các địa điểm ở Quảng Bình như Diêm Điền , Quảng Cư ...đều có thể tìm thấy ở ngoài Bắc .
    Phù mỏi tay quá
    to be continued
    ------------------------------
    Tôi thiết nghĩ, cái gì bạn hiểu tường tận thì hãy viết vào đây. Còn không biết bạn nên đọc kỹ tài liệu đã rồi hẵng post bài chứ đừng có viết lung tung như ở trên mà mà người ta cười cho đấy.
    Bạn đã bao giờ nghe chuyện học sinh QB đi thi đường lên đỉnh Olimpia chưa ? Ban giám khảo hỏi Quê mẹ Suốt ở đâu thì .... bỏ qua...... Cậu học sinh này vẫn còn khá hơn bạn đấy ... vì không biết thì " bỏ qua ", còn bạn .... không biết vẩn nói lung tung.....
  5. delibab

    delibab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Anh viết lung tung chổ nào chú chỉ cho anh với , không chỉ ra được là anh vả vào mồm cho mấy cái đấy .
    Được delibab sửa chữa / chuyển vào 00:36 ngày 25/05/2004
  6. delibab

    delibab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG]
    Đây là Đá Nhảy .Có giống nhưng tảng đá đang nhảy không ?
    Đó chắc cũng là ý nghĩa và nguồn gốc của việc đặt tên cho địa danh này
    Được delibab sửa chữa / chuyển vào 00:33 ngày 25/05/2004
  7. noi_that

    noi_that Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0

    Anh viết lung tung chổ nào chú chỉ cho anh với , không chỉ ra được là anh vả vào mồm cho mấy cái đấy
    ......Quay lại với vụ tính chất địa lý .Xin đơn cử vài ví dụ . Hoành Sơn hay Trường Sơn là bắt nguồn từ sự dài và ngang của dãy núi chắn ta với Lào ( để hằng năm anh em QB vẫn lãnh gió Lào rát mặt ) .Nghĩa Hán Việt của Hoành Sơn là núi nằm ngang , Trường Sơn là núi dài [red]( cả 2 tính chất của dãy núi này )[/red]........
    ---------------------
    Như bài viết trên của " Anh " , anh đã khẳng định Trường Sơn & Hoành Sơn là 1. Và nó có tính chất là vừa dài vừa rộng ?????
    Đây là lung tung.
    1. Trường Sơn : Là dảy núi gần như chạy dọc theo biên giới Việt - Lào, nó chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Còn Hoành Sơn là dảy núi nằm ngang ở phía bắc tỉnh Quảng Bình ( Theo đường QL 1A thì đây là đèo Ngang ) và chạy đâm từ biển Đông vào dảy Trường Sơn Hướng của nó gần như là hướng Đông - Tây.
    2. Cả hai dãy núi này đều có tên gọi khác nhau
    - Trường Sơn = Núi dài ( Theo cách giải nghĩa của " Anh")
    - Hoành Sơn = Núi ngang ( cũng Theo cách giải nghĩa của " Anh")
    như vậy 2 dãy núi có 2 tên gọi khác nhau, Hướng địa lý cũng khác nhau vậy mà " Anh " lại khẳng định chúng là 1...????? Như vậy không phải là anh đã viết lung tung sao ?
    Hy vọng đọc xong "Anh" sẽ từ bỏ ý định vả vào mồn em.
  8. delibab

    delibab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Tốt , cám ơn chú . Coi như anh biết thêm được 1 tí .
    Anh vả chú là vả vì cái thái độ của chú .
  9. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của a Delibab khá hay ! Nhưng đúng là có đôi chỗ chưa chính xác.
    Còn cái "chú" mà anh định vả là đối tượng của chị No đó "Chú" đó sinh năm 70 nhưng cũng đang Ế như a
  10. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Thanh hằng: Em cũng đứng ở cổng toang toác cái ... ra thế hả (học mad0 đấy, đừng bảo chị thô lỗ).
    Hehe, còn cu Minh, cu đừng tưởng hay vào box giáo dục giới tính là cu lớn lắm rồi nhá. Mau chào bác noithat bằng anh đi kẻo sau này về gặp bác ấy lại ...tự vả vào mồm mấy cái
    Mà bác noithat cũng thật là, góp ý nhẹ nhẹ thôi chứ, miễn người ta biết sai là được rồi, delibad hè. Nếu nói cái gì ra mà cũng phải đúng thì em cũng chẳng bao giờ dám viết bài nữa mất.

Chia sẻ trang này