1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý nghĩa tên gọi của một số nguyên tố Hoá Học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 08/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa tên gọi của một số nguyên tố Hoá Học

    Ý nghĩa tên gọi của một số nguyên tố Hoá Học
    1.Vàng-Autum(Latinh):Bình minh vàng.
    2.Bạc-Argentum(latinh):Sáng bóng.
    3.Thiếc-Stanum(Latinh)ễ nóng chảy.
    4.Thuỷ ngân:
    -Hydragyrum(Latinh):Nước bạc.
    -Mercury(Angloxacxong cổ).
    -Mercure(Pháp).
    5.Chì-Plumbum:nặng.
    6.Stibi:
    -Stibium(Latinh):Dấu vết để lại.
    -Antimoine(Pháp):Phản lại,thầy tu.
    7.Kẽm:
    -Seng(Ba tư):Đá.
    -Zinke(Đức):Đá.
    8.Asen:
    -Zarnick(Ba tư):Màu vàng.
    -Arsenikos(Hi Lạp):Giống đực.
    9.Hiđro-Hidrogên(Latinh):Sinh ra nước.
    10.Oxi-Oxigen,Oksysgen(Latinh):Sinh ra axit.
    11.Brom-Bromos(Latinh):Hôi thối.
    12.Argon-Aergon(Latinh):Không phản ứng.
    13.Radium-Radi,Radon:Tia.
    14.Iot-Ioeides-Màu tím.
    15.Iridi-Iris:cầu vồng.
    16.Xesi-Cerius:Màu xanh da trời.
    17.Tali-Thallos:xanh lục.
    18.Nito:
    -Azot(Hi Lạp):Không duy trì sự sống.
    -Nitrogenium:Sinh ra diêm tiêu.
    19.Heli:Trời.
    20.Telu:Đất.
    21.Selen:Mặt trăng.
    22.Xeri-Cerium:Sao Thần Nông.
    23.Urani:Sao Thiên Vương.
    24.Neptuni:Sao Hải Vương.
    25.Plutoni:Sao Diêm Vương.
    26.Vanadi:Nữ thần Vândis của Scandinavia.
    27.Titan:Tên thần Titan.
    28.Ruteni-(Latinh):Tên cổ nước Nga.
    29.Gali-(Latinh):Tên cổ nước Pháp.
    30.Gecmani-Germany:Tên nước Đức.
    31.Curi:Tên nhà nữ bác học Marie Curie.
    32.Mendelevi:Tên nhà bác học Mendelev.
    33.Nobeli:Tên nhà bác học Anfred Nobel.
    34.Fecmi:Tên nhà bác học Fermi.
    35.Lorenxi:Tên nhà bác học Lorentz.
    36.Lantan-(Hi Lạp):Sống ẩn náu.
    37.Neodim-(Hi Lạp):Anh em sinh đôi của Lantan.
    38.Prazeodim-(Hi Lạp):Anh em sinh đôi xanh
    1.Atatin:
    -Astatum(La tinh).
    -Astatos(Hy Lạp):Không bền.
    2.Bitmut:
    -Bismuthum(La tinh).
    -(Tiếng Đức cổ):Khối trắng.
    3.Bo:
    -Borum(La tinh).
    -Burac(Ả rập):Borac.
    4.Cađimi:
    -Cadmium(La tinh).
    -Cadmia(Hy Lạp cổ):Các quặng kẽm và kẽm oxit.
    5.Caxi:
    -Calcium(La tinh).
    -Calo:Đá vôi,đá phấn.
    6.Clo:
    -Chlorum(La tinh).
    -Chloas(Hy lạp):Vàng lục.
    7.Coban:
    -Coballum(La tinh).
    -Cobon:Tên từ tên của bọn quỷ Cobon xão quyệt trong các truyện thần thoại.
    8.Crom-Croma(Hy Lạp):Màu.
    9.Flo-Fluoros(Hy Lạp):Sự phá hoại,sự tiêu diệt.
    10.Hafini-Hafnin:Tên thủ đô cũ của Đan Mạch.
    11.Iot-Ioeides(Hy Lạp cổ):Tím.
    12.Kali-Alkali(Ả rập):Tro.
    13.Platin(Tây ban nha):Trắng bạc.
    14.Rođi-Rodon(Hy Lạp):Hồng.
    15.Iridi-Irioeides(Hy Lạp):Ngũ sắc.
    16.Osimi-Osmi(Hy Lạp):Mùi.
    17.Palađi(Hy Lạp):Thiên văn.
    18.Ruteni(La Tinh):Tên nước Nga.
    19.Argon(Hy Lạp cổ):Không hoạt động.
    20.Reni-Rhin:Tên sông Ranh(Rhin).
    21.Rubiđi-Rubidis:Đỏ thẫm.
    22.Scandi:Tên vùng Scandinavia.
    23.Silic-Silix:Đá lửa.
    24.Stronti-Stronxien(Hy Lạp):Tên làng Strontian ở Scotland.
    25.Tali-Thallos:Nhánh cây màu lục.
    26.Tantali-Tantale:Tên một nhân vật trong truyện thần thoại Hy Lạp là hoàng đé Tântle.
    27.Tecnexi-Technetos(Hy Lạp):Nhân tạo.
    28.Kripton:Ẩn.
    29.Neon:Mới.
    30.Xenon:Da.
    31.Rađon:Lấy từ tên gọi Rađi(Rađon là sản phẩm phân rã phóng xạ của Rađi).
    32.Liti-Lithos(Hy Lạp):Đá.
    33.Molipđen-Molindos:Tên của Chì.
    34.Amerixi:Tên châu Mỹ.
    35.Beckeli:Tên thành phố Beckeli ở bang Califocnia ở Mỹ.
    36.Kursatovi:Tên của nhà bác học I.V.Kursatop.
    37.Jolioti:Tên của nhà bác học I.Joliot Curie.
    38.Ninbori:Tên của nhà bác học Niels Bohr.
    39.Gani:Tên của nhà phát minh ra hiện tượng phân rã của Uran là O.Hanh.
    40.Prometi-Prometei:Tên của thần Promete trong thần thoại Hi Lạp.
    41.Niken-Nick:Tên của con quỷ lùn lão Nick trong trong những truyền thuyết của thợ mỏ.
    42.Niobi-Nioba:Tên con gái của hoàng đế Tantal trong truyện thần thoại đã bị Zeus kết án suốt đời phải chịu sự hành hạ.
    43.Rađi-Radius:Tia.
    44.Thori-Thor:Tên thần Thor trong truyện cổ ở Scandinavia.
    45.Titan:Tên những người khổng lồ con cái của thần Uran và nữ thần Hea.
    46.Vanađi-Vanadis:Tên nữ thấn sắc đẹp trong thần thoại cổ Scandinavia.
    47.Xezi-Cesius(La Tinh):xanh da trời.
    48.Einsteinum:Tên nhà bác học Albert Einstein.
    (Copy từ http://ptthlamson.net)

    Tucurie
  2. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Thật đáng khâm phục

    Yêu là chết ở trong lòng một ít
    Vì mấy khi yêu mà chắc đã được yêu
    Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu
  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Nguồn gốc tên gọi các nguyên tố Hoá học
    Cho đến nay, nhân loại đã phát hiện được 109 nguyên tố hoá học. Trước thế kỉ 19, các nhà bác học chỉ phát hiện được 32 nguyên tố, còn lại đều được phát hiện trong thế kỉ 20.
    Cha mẹ sinh con thường vẫn đặt cho con một cái tên. Con người phát hiện một loại nguyên tố và sau khi được công nhận cũng cần tìm một cái tên gọi cho nguyên tố mới đó. Tên mà cha mẹ đặt cho con thường có một ý nghĩa nhất định. Tên cho các nguyên tố cũng vậy. Hiểu rõ lai lịch và hàm ý của tên gọi các nguyên tố không chỉ lí thú mà còn có thể từ đó biết một số tính chất nào đó, tình trạng tồn tại và lịch sử phát hiện của các nguyên tố.
    Có một số nguyên tố được gọi tên theo một đặc tính nào đó của chính nó. Thí dụ:
    Agon (Argon), nguyên tên chữ Hi Lạp là "không hoạt động". Agon trong tình trạng thông thường rất khó phản ứng với các chất khác, còn được gọi là "khí trơ".
    Rađi (Radium) và Rađon (Radon) là do chữ Latin "radius" (phóng xạ) biến hoá mà thành, hàm ý có "tính phóng xạ". Rađi là do Marie Curie căn cứ vào muối uran vốn có tính phóng xạ mà phát hiện ra nguyên tố mới này. Còn Rađon là một loại nguyên tố sinh thành sau khi Rađi phóng ra tia xạ. Rađon cũng có tính phóng xạ như vậy.
    Flo (Fluorum) tiếng Hi Lạp gọi là "phá hoại". Flo là phi kim loại (á kim) hoạt động nhất, gần như có thể phản ứng với mọi chất.
    Clo (Chlorum), từ Hi Lạp "chloros", có nghĩa là "màu lục". Khí Clo ở nhiệt độ thường là một chất khí màu vàng lục.
    Brom (Bromum), là từ chữ Hi Lạp "bromos", có nghĩa là "hôi". Brom là á kim duy nhất ở thể lỏng trong điều kiện thường, rất dễ bay hơi và hơi của nó có mùi hôi, có tính kích thích rất mạnh.
    Iốt (Iodum), từ chữ "iodes", có nghĩa là "màu tím" do hơi của nó có màu tím.
    Crom (Chromium), tiếng Hi Lạp có nghĩa là "màu sắc". Mà trên thực tế, các hợp chất của Crom có những sắc màu rất tươi khác nhau: crom (III) oxit (Cr2O3) có màu lục thẫm; chì cromat (PbCrO4) là chất màu nổi tiếng, gọi là "vàng crom"; bari cromat có màu vàng chanh; bạc cromat có màu đỏ gạch; kali bicromat có màu đỏ da cam...
    Có một số nguyên tố do thông qua phân tích quang phổ mà phát hiện ra, nên các nhà khoa học đã lấy màu sắc ứng với chúng trên quang phổ mà gọi tên. Thí dụ:
    Inđi (Indium) có màu sắc ứng với nó trên quang phổ là tương tự như màu sắc của thuốc nhuộm indigo (màu chàm). Tali (Thalium) ứng với vạch màu lục trên quang phổ thì được gọi theo nguyên văn chữ Hi Lạp "thalus" (màu lục) có biến hoá chút ít mà thành. Cũng như vậy mà có tên của các nguyên tố Xesi (Cesium) có nghĩa là "xanh da trời", và Rubiđi (Rubidium) có nghĩa là "màu đỏ thẫm".
    Không ít tên của nguyên tố có xuất xứ từ tên gọi của khoáng vật. Thí dụ:
    Nhôm (Aluminium) có tồn tại trong khoáng alum (phèn).
    Bo (Borium) có trong khoáng vật phổ biến là borax (hàn the).
    Canxi (Calcium) có tên như vậy vì nó tồn tại trong đá vôi (calxit).
    Silic (Silicium) là theo tên khoáng Silex có chứa Silic mà thành tên.
    Có không ít nhà hoá học lại là nhà thiên văn học hoặc rất yêu thích thiên văn học. Cho nên, họ thường dùng tên các vì sao, hành tinh mà đặt tên cho các nguyên tố được phát hiện. Thí dụ:
    Selen (Selenium) có tên từ tên của Mặt Trăng (Selene).
    Telu (Tellurium) có ý nghĩa là địa cầu (Tellus).
    Heli (Helium) có ý nghĩa là Mặt Trời (Helios).
    Uran (Uranium) được phát hiện vào năm 1789 là năm phát hiện ra "sao Thiên Vương" (Uranus).
    Neptuni (Neptunium) là tên sao Hải Vương (Neptune).
    Plutoni (Plutonium) là tên sao Diêm Vương (Pluto).
    Có một số nhà khoa học lại mang nguyên tố phát hiện được gắn với tên Tổ quốc thân yêu của mình.
    Poloni (Polonium), do nhà bác học người Pháp gốc Ba Lan Marie Curie phát hiện và đặt tên để kỉ niệm Tổ quốc Ba Lan của bà.
    Gali (Gallium), do nhà bác học người Pháp Paul Lecoq de Boisbaudran phát hiện năm 1875, được đặt tên theo tên gọi trước đây của nước Pháp: Gallia (tiếng Latin).
    Germani (Germanium), do nhà bác học người Đức Clemens Winkler phát hiện năm 1886, có tên gọi được lấy từ chữ Germania (tiếng Latin) là nước Đức.
    Tên của mấy nguyên tố cuối cùng trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố đều đặt theo tên những nhà khoa học kiệt xuất cận đại. Thí dụ:
    Nguyên tố Curi (Curium), ở ô thứ 96 kỉ niệm nhà bác học người Pháp Marie Curie.
    Nguyên tố ở ô 100, là Fecmi (Fermium), kỉ niệm nhà bác học người Ý Enrico Fermi.
    Nguyên tố ở ô thứ 99, là Ensteni (Einsteinium), lấy tên nhà vật lí lỗi lạc người Đức Albert Einstein.
    Nguyên tố ở ô thứ 101 là Menđelevi (Mendelevium) để kỉ niệm nhà hoá học người Nga Mendeleev, người đã tìm ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố.
    Nguyên tố ở ô thứ 102 là Nobeli (Nobelium) để kỉ niệm nhà Alfred Nobel - người phát minh ra thuốc nổ dynamite.
    Còn có một số nguyên tố mang tên các vị thần theo truyền thuyết. Thí dụ:
    Prometi (Promethium) là từ tên vị thần Prométhé, đã vì loài người mà lấy trộm lửa trời trong thần thoại Hi Lạp.
    Titan (Titanium) là từ tên vị thần địa cầu Titan trong thần thoại Hi Lạp.
    Vanađi (Vanadium): các muối Vanađi có màu sắc rất diễm lệ. Vanađi lấy theo tên của Vanadis, nữ thần sắc đẹp mà dân gian Na Uy lưu truyền.
    [VŨ ĐỨC TOÀN, Cây gậy thần Hoá học (tập 1), NXB. Giáo Dục, 1994, tr. 5 - 9]
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  4. ngoclananh

    ngoclananh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Hổng biết thế nào chứ Lan Anh cũng là một fan rất cuồng về cái món tên gọi này dó. Mình muốn nói là bạn vẫn chưa tìm hết ý nghĩa của những tên gọi này. Ví dụ nhá : sợi dây tóc bóng dèn có tên dó. Nhưng tại sao người ta lại dặt cho nó cái tên đó. Hãy trả lời ngay nha. Còn nữa, trước đây, các nguyên tố xếp gần cuối dược gọi tên theo hệ thống nhưng sau hội nghị của IUPAC đã đổi tên lại và đặt tên cho một số nguyên tố cuối bảng. Hãy tìm ngay nếu có thể để bạn đọc có thể tiếp tục thưởng thức một trang thông tin bổ ích nhá. Mình rất thích Hoá Học.
    Lần sau mình sẽ bổ sung thêm vào thư viện tên các nguyên tố bằng các dữ liệu mới toanh. Sayonara. Matakondoonegaisimasu !!!!

Chia sẻ trang này