1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý tại ngôn ngoại trong báo chí

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi duongphuongbay, 02/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Ý tại ngôn ngoại trong báo chí

    1. Thông tin chìm trong báo chí
    Trên báo chí có những thông tin không được viết ra nhưng độc giả có thể nhận biết được qua những điều đã được viết ra.
    Trên mặt báo, có những điều không được phép nói, không tiện nói ra hoặc nói thẳng chưa chắc đã đạt hiệu quả cao bằng những lời nói tế nhị, chứa đựng hàm ý. Vì thế những nhà báo có quan điểm độc lập thường ***g chúng vào bài viết của mình.
    Mặt khác, một sự kiện này có thể bộc lộ một hay nhiều sự kiện khác. Những sự kiện kế tiếp nhau có thể cho thấy có mối quan hệ nào đó... giữa chúng với nhau. Cách thông tin một sự kiện có thể do vô tình hoặc một cách có ý thức đã bộc lộ quan điểm của nhà báo. Khuôn ngôn ngữ báo chí cũng có thể bộc lộ những thông tin không công khai nói ra trên giấy trắng mực đen. Đó là những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí.
    Kết quả là có những bài viết mà ý tại ngôn ngoại ?" ý ở ngoài lời.
    Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số kiểu thông tin chìm thường gặp trong cách thông tin trong ngôn ngữ báo chí.

    2. Cách biểu hiện những thông tin chìm
    2.1 Từ ngữ có thể bộc lộ quan điểm

    Trong ngôn ngữ có những từ được gọi là đồng nghĩa. Nhưng thật ra chẳng có hai từ nào là hoàn toàn đồng nghĩa cả. Chúng có những nét nghĩa riêng, dẫn tới những sắc thái riêng và do vậy có thể chuyển tải được (hoặc phản lại) ý định của người viết.
    Chẳng hạn, những đại từ chỉ rất rõ quan điểm của bài viết: Dùng chúng tôi trong những bài bình luận thể hiện quan điểm của tờ báo. Trong bài điều tra, dùng tôi thể hiện quan điểm của phóng viên, dùng chúng ta để thể hiện quan điểm của xã hội, dùng lối nói vô nhân xưng người ta cho rằng lại thể hiện quan điểm của những ai đó.
    Trong một đề báo, chỉ dùng sai một từ là có thể làm hỏng ý định của bài. Có một bài viết báo động về nạn gia tăng dân số trên thế giới, nhưng lại đặt tít: ?oHôm nay 12.10 dân số thế giới đạt 6 tỷ người?. Viết vậy làm người đọc hiểu là nhà báo mừng vì dân số đạt đến 6 tỷ người. Lẽ ra cần dùng từ đã: ?oHôm nay 12.10 dân số thế giới đã 6 tỷ người?.
    2.2 Dấu câu có thể bộc lộ quan điểm. Những ví dụ về dấu ngoặc kép
    Khi viết tin, nhà báo thường xuyên phải lấy tin từ những nguồn khác nhau. Những cơ quan thông tấn này đưa tin theo quan điểm của họ. Nhắc lại tin của các hãng thông tấn nước ngoài, nếu không chú ý có thể sẽ đưa tin theo những quan điểm ngược với quan điểm của mình, của báo mình.
    Tin trích dẫn được đưa vào trong dấu ngoặc kép, ấy là dẫn theo cách trực tiếp. Trong trường hợp này, nhà báo không chịu trách nhiệm về nguồn tin cũng như về quan điểm trong tin ấy. Dẫn một tin mà không đưa vào trong dấu ngoặc kép ấy là dẫn theo cách gián tiếp. Trong trường hợp này nhà báo đã chia sẻ quan điểm với hãng thông tấn đã phát ra nguồn tin.
    Ví dụ: Có một giai thoại về Giải Tấn, một học giả tài đức hơn người ở đầu triều đại nhà Minh Trung Quốc. Ông hay nói thẳng khiến nhiều lúc nhà vua chạnh lòng và để ý. Bởi vậy?
    ?oTrong một buổi các quan vào triều kiến, khi không còn việc gì nữa, vua truyền Tả thừa tướng nói một câu đúng sự thật còn Hữu thừa tướng nói một câu sai sự thật. Giải Tấn phải dùng một chữ nối hai câu đó thành một câu sai sự thật.
    Tả thừa tướng nói: (1) Hoàng đế ngồi trên ngai vàng.
    Hữu thừa tướng nói: (2) Chuột bắt mèo.
    Giải Tấn liền dùng từ xem để nối hai câu trên lại:
    (3) Hoàng đế ngồi.. trên ngai vàng xem chuột bắt mèo.
    Các quan trong triều thở phào: Giải Tấn đã thoát.
    Nhưng vua lại truyền một lệnh mới: Nay Giải Tấn hãy dùng một chữ khác để nối hai câu trên cho thành một câu đúng sự thật!
    Các quan lo lắng: Liệu Giải Tấn phen này có thoát tội phạm thượng?
    Giải Tấn cẩn thận hay là đã gài bẫy ngôn từ trong câu hỏi thêm dưới đây? ?oTâu Bệ hạ: Câu thứ hai là câu nào ạ??. Vua đáp: Là câu ?ochuột bắt mèo?. Chỉ chờ có thế, Giải Tấn ung dung nối:
    (4) Hoàng đế ngồi trên ngai vàng nói chuột bắt mèo.
    Một lần nữa Giải Tấn lại thoát.?
    Trong câu (3), chúng ta hiểu rằng Giải Tấn đã nhắc lại lời của hai thừa tướng và chia sẻ quan điểm với họ. Xem là một từ đòi hỏi bổ ngữ của nó là một điều có thực. Nhưng ?oChuột bắt mèo? là một điều không thể xảy ra, nên (3) là một câu sai.
    Trong câu (4), chúng ta hiểu rằng Giải Tấn đã nhắc lại lời của Tả thừa tướng và của nhà vua nhưng không chia sẻ quan điểm với vua. Không có dấu ngoặc kép trong ngôn ngữ nói, nhưng trong trường hợp này ai cũng hiểu là Giải Tấn chỉ nhắc lại lời vua, nghĩa là nếu viết ra thì ?ochuột bắt mèo? phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Do vậy câu (4) chỉ là lời nhà vua vừa nói và Giải Tấn nhắc lại theo ngôn ngữ trực tiếp và ông không chia sẻ với quan điểm này. Vậy nên câu đó đúng.
    Ấy thế là dùng dấu ngoặc kép thể hiện được ý ?otôi trích dẫn nhưng tôi không chia sẻ quan điểm này?. Lúc đó có thể thêm cụm từ ?ocái gọi là? trước câu trích dẫn nếu mình muốn biểu lộ hàm ý ?otôi không đồng ý với quan điểm này?. Vậy thì câu ?oNgoài ra còn có hàng ngàn lính Mỹ đang đóng ở Bosnia, thuộc lực lượng bảo đảm hoà bình do NATO chỉ huy? khác hẳn câu: Ngoài ra còn có hàng ngàn lính Mỹ đang đóng ở Bosnia , thuộc ?olực lượng bảo đảm hoà bình? do NATO chỉ huy. Và càng khác câu: Ngoài ra còn có hàng ngàn lính Mỹ đang đóng ở Bosnia , thuộc cái gọi là ?olực lượng bảo đảm hoà bình? do NATO chỉ huy.
    Trước đây một thứ trưởng đã nhận ?oquà biếu? quá nhiều so với mức bình thường. Bị báo chí phanh phui, ông ta viết thư tới toà soạn báo TN thanh minh : ?oTrong tư tưởng không có nhận quà biếu, nhưng ??. Tuần báo TN phê phán lại và lấy luôn câu này để đặt tít, có điều dấu ngoặc kép được đẩy sớm lên một từ:
    ?oTrong tư tưởng không có nhận quà biếu?, nhưng ?
    Thế là từ nhưng trong đề báo này không còn là lời thanh minh của ông thứ trưởng nọ mà là lời của toà báo phê phán ông ta. Chỉ nhìn thoáng đầu đề này độc giả thấy ngay được quan điểm của toà báo là không chấp nhận lời biện bạch của vị thứ trưởng nọ.
    Ngoài ra việc đặt dấu hỏi và dấu chấm than trong ngoặc kép cũng là một cách thể hiện lời bình luận, thể hiện quan điểm của người viết . Ví dụ:
    (1) Tự nguyện đóng góp theo? định mức (!?) (một đề báo)
    Với dấu ?o!?, người viết bình luận về một điều mâu thuẫn trong lời nói của một ai đó: ?o Tự nguyện... theo? định mức?
    Còn với dấu ?o??, người viết bày tỏ sự nghi ngờ của chính mình vào nội dung lời phát biểu đó: có thật là ?otự nguyện? không?
    2.3 Những câu mơ hồ
    Khi cần thiết có thể viết những câu mơ hồ, ai muốn hiểu thế nào cũng được.
    Không ít trường hợp chúng ta đứng trước những sự việc không tiện hoặc không thể nói trắng ra, thậm chí không hiểu ý tứ người nói nhưng vẫn cần thông tin cho độc giả tới một mức nào đó. Vậy sẽ viết thế nào? Khi nguyên Bộ trưởng Trần Đình Hoan (nay là uỷ viên Bộ Chính trị, trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng) nói rất chung chung trước Quốc hội ?oSẽ xã hội hoá những phần trả lương nào có thể xã hội hoá?. Một phóng viên báo Tuổi Trẻ nhận ra ngụ ý của những lời này nên đã viết: ?oBộ trưởng Trần Đình Hoan nói rất chung chung: Sẽ xã hội hoá những phần trả lương nào có thể xã hội hoá. Có thể ông muốn nói về những đối tượng không thuộc diện Nhà nước trả lương sẽ không còn ngân sách trả lương.? (TT, 24.10.96). Như vậy một biện pháp để giảm bớt ngân sách được bộ trưởng nói một cách chung chung khiến nhà báo cũng chỉ có thể đoán một cách chung chung. Tới lượt mình, những độc giả quan tâm tới vấn đề này sẽ tự luận ra những trường hợp cụ thể mà vì một lý do nào đó bộ trưởng không tiện nói ra công khai.
    2.4 Cấu trúc câu và sự liên kết của chúng có thể bộc lộ những thông tin chìm.
    2.4.1 Cấu trúc câu có thể bộc lộ quan điểm

    Trong tiếng Việt có những câu đồng nghĩa (paraphrases). Gọi là đồng nghĩa nhưng thật ra mỗi loại câu, mỗi lối nói lại chứa đựng một hàm ý hoặc sắc thái riêng. Có những cấu trúc chuyển tải được những ý tứ, quan điểm của người viết. Cứ cấu trúc ấy là có hàm ý ấy. Khi viết ?oNhưng cũng đã có câu trả lời: nếu điều hành dứt khoát, thẳng thắn và dám nhận trách nhiệm như vậy thì đâu còn là LĐBĐVN (Liên đoàn Bóng đá VN)? (TT, 20.10.2000) nhà báo đã ngầm phê phán: LĐBĐVN điều hành không dứt khoát, không thẳng thắn và không dám nhận trách nhiệm. Chính từ đâu còn là trong cấu trúc ?onếu ? thì đâu còn là ?? khiến câu trên mang hàm ý ấy. Loại hàm ý này khác với hàm ngôn là tiền giả định của câu, cũng là một kiểu thông tin chìm trong câu nói. Với hàng tít ?o Sóng gió lại đến với VFF? (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) (TTCN, 16 ?"22.02.03), người đọc biết ngay là VFF đã từng gặp sóng gió, từng bị phê phán? Do từ ?olại? mà biết được thông tin này. Nó cho biết ?oVFF đã từng gặp sóng gió? ?" đó là tiền giả định của tít báo trên.
    Những cấu trúc này gắn vào tâm thức của người Việt, nên nhiều khi vô tình đã bộc lộ ra một quan điểm nào đấy.
    Một số ví dụ khác.
    Ví dụ 1. Hai đối tượng A và B đều có thuộc tính x. Nhưng vẫn có hàng loạt cấu trúc so sánh, sắp xếp mức độ cao thấp khi nói về một thuộc tính của A và B. Bằng nhau thì nói ?o A như B?. Khen A thì nói ?oA không kém gì B?. Chê A thì nói ?oA không hơn gì B?. Xếp B cao hơn A thì nói ?oĐến A còn x nữa... là B?. Xếp B thấp hơn A thì nói ?oA (thì) x và B cũng x?, ?oKhông chỉ A? mà B cũng??. Cấu trúc cuối này khó nhận ra ngay hàm ý của nó. Quan sát ví dụ sau:
    Về vụ Năm Cam, trong cuộc gặp các nhà báo ngày 04.3.02, trả lời câu hỏi ?o? thời gian tới, lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo tiếp tục làm rõ xử lý một số cán bộ cao cấp hơn trong ngành???, thiếu tướng Nguyễn Việt Thành trả lời ?o? Xin thông báo thêm với các nhà báo không chỉ cán bộ, nhân dân mà lãnh đạo Thành uỷ TP. HCM cũng rất quan tâm đến việc xử lý nội bộ.? (TT, 05.3.02).
    So sánh phần cuối của câu trên đây với ba câu sau:
    (b) Không chỉ lãnh đạo Thành uỷ TP. HCM mà cán bộ, nhân dân cũng rất quan tâm đến việc xử lý nội bộ.
    (c) Cán bộ, nhân dân và lãnh đạo Thành uỷ TP. HCM đều rất quan tâm đến việc xử lý nội bộ.
    (d) Lãnh đạo Thành uỷ TP. HCM và cán bộ, nhân dân đều rất quan tâm đến việc xử lý nội bộ.
    Vì đảo lại trật tự nên cách nói (b) làm người đọc hiểu là cán bộ bình thường và nhân dân quan tâm tới việc xử lý nội bộ những cán bộ cao cấp thì ở mức độ thấp hơn so với lãnh đạo Thành uỷ.
    Cấu trúc ?okhông chỉ A x mà B cũng x? dùng để nói về hai đối tượng A và B có cùng một thuộc tính nào đó. Trong cấu trúc trên, từ cũng đã tạo ra sắc thái nghĩa A được xếp cao hơn B về phương diện x.
    Từ và trong trường hợp này, đã khiến cả hai câu (c) và (d) không có sắc thái gì. Cán bộ, nhân dân và lãnh đạo đều quan tâm tới vụ này như nhau . Nói cách khác, câu của thiếu tướng Nguyễn Việt Thành chứa đựng một thông tin chìm không có ở các câu ( b ?" d ).
    Ví dụ 2: ?oMỗi người trên cương vị của mình ai cũng có lý khi nhắc đến phần việc của ... người khác. Nhưng khi hợp lại nhiều cái lý ấy, người đọc lại thấy rối ren chẳng hiểu nổi vì sao phim VN (đa phần) cứ dở mãi như thế.? ( TT, 01.9.98).
    Thế tức là nghe có vẻ có lý nhưng thật ra không có lý. Nói cách khác: họ đổ lỗi cho nhau. Từ nhưng trong câu trên giúp người viết tạo ra được thông tin chìm đó. Nhưng nếu viết ?o ai cũng đổ lỗi cho người khác? thì hiệu quả sẽ kém đi nhiều so với cách viết ?oai cũng có lý nhưng? hợp nhiều cái lý ấy? lại thành rối?.
    Không nói trực tiếp nhưng chuyển theo cách so sánh tương đương vẫn chuyển tải được điều cần nói lại bộc lộ được hàm ý mạnh hơn và hiệu qua hơn:
    Ví dụ 3: ?o Ông (Lương Ngọc) Toản đề nghị coi giáo dục là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của một cán bộ, một chính quyền địa phương. [?] ?oXin chính phủ, xin các cấp, nếu chưa xây xong trường học thì chưa được làm công sở, chưa được sắm xe. Chúng tôi lên miền núi nghe cử tri nói: Chúng tôi chỉ cưỡi một con trâu, còn các đồng chí ở miền xuôi, ở trung ương lên cưỡi 600 con trâu (xe giá 600 triệu = 600 con trâu). Về miền xuôi, cử tri miền xuôi cũng nói về những vị đi xe xịn, giá trên một tỉ đồng: Các đồng chí đang ngồi trên hai trường học.? (TT, 27.10.96)
    2.4.2 Trật tự từ ngữ... ảnh hưởng tới nghĩa của câu. Những trật tự khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới người nghe. Có thể dùng trật tự từ ngữ để thể hiện quan điểm của mình. Chúng ta chỉ minh hoạ vấn đề này qua hai ví dụ.
    Ví dụ 1 : Thay đổi trật tự từ thì cảm nhận chủ quan mang lại cũng khác nhau.
    Hai sinh viên tranh cãi nhau về chuyện có thể đồng thời học triết học và hút thuốc lá được không. Không ai chịu ai. Họ phải nhờ giáo viên triết học phân xử.
    A: Thưa thầy, trong khi học triết học thì có được hút thuốc lá không ạ?
    Thầøy giáo triết học (không bằng lòng): Bậy nào, hút thuốc sao được.
    B bèn nói với A : Cách hỏi của anh sai rồi, để tôi hỏi lại thầy xem.
    B: Thưa thầy, trong khi hút thuốc lá thì có được học triết học không ạ?
    Thầy giáo triết học (hài lòng): Đương nhiên là được rồi.
    Vậy là hai cấu trúc ?otrong khi A thì B? và ?otrong khi B thì A? mang lại những sắc thái nghĩa khác nhau. Trong cấu trúc thứ nhất A là điều đã tồn tại và người ta nói về B , còn trong cấu trúc thứ hai B là điều đã tồn tại và người ta nói về A.
    Ví dụ 2: Có thể thay đổi trật tự từ ngữ để nguỵ biện, để dẫn dụ người nghe tin theo một quan điểm nào đó. Có câu chuyện sau: Theo lệnh Hoàng đế, Tăng Quốc Phiên (đời nhà Thanh) mang quân triều đình đi đàn áp nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc, tuy nhiên mấy lần đều thất bại. Ông ta định cầu nhà vua cho thêm quân tăng viện. Trong tờ tấu này, tất nhiên không thể nói dối vua, nên ông đã viết ?ođánh mãi mà vẫn thua?. Một mưu sĩ thấy câu này không ổn vì trước đây cũng có một đại tướng đi dẹp loạn không thành đã tâu lên vua một câu như thế để xin tăng viện. Hoàng đế nổi giận, bảo viên tướng nọ bất tài không dẹp nổi loạn, bèn giáng chức đại tướng và ông này bị bắt đi đày. Mưu sĩ này liền bày mẹo đổi lại trật tự trong tờ tấu ?othua mãi mà vẫn đánh? làm ý nghĩa câu nói thay đổi hẳn về chất.
    Quả nhiên khi đọc tờ tấu này, Hoàng đế tươi cười khen: Tăng Quốc Phiên kiên cường lắm, không nhụt ý chí. Trẫm cho thêm viện binh! (dẫn theo Triệu Truyền Đống: ?oPhương pháp biện luận - thuật hùng biện?, Nxb Giáo Dục, 1996 )
    (còn tiếp)


    TO BE OR NOT TO BE
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    b]2.5 Quan điểm được bộc lộ qua khuôn tin báo chí
    Trong báo chí có nguyêân tắc viết đủ 5 thông tin 5W + 1H cho nội dung của mỗi bài tin. Nghĩa là mỗi tin cần đủ các yếu tố Who (ai), What (việc gì), Where (ở đâu), When (khi nào), Why (vì sao) và How (như thế nào). Do vậy, mỗi loại tin có những khuôn tin nhất định. Để đạt hiệu quả thông tin, có thể thay đổi khuôn tin trong một chừng mực nào đó về thứ tự câu chữ. Mặt khác, trong không ít trường hợp, chỉ cần thay đổi khuôn tin một cách có ý thức, cố tình vi phạm khuôn tin theo một cách nào đó là người viết đã tạo ra một hàm ý và độc giả sẽ tự rút ra kết luận theo hàm ý của người viết. Chúng ta nêu ví dụ về khuôn tin về thay đổi nhân sự.
    Quan sát hai tin về thay đổi nhân sự của cùng một phóng viên... viết trong cùng một thời gian:
    1) Cần Thơ: bầu ông Võ Hoàng Xinh làm chủ tịch UBND tỉnh
    ?oTại cuộc họp bất thường của HĐND tỉnh Cần Thơ, ông Võ Hoàng Xinh - 51 tuổi, phó bí thư tỉnh uỷ, tốt nghiệp đại học văn và cao cấp chính trị - đã được bầu làm chủ tịch UBND tỉnh, thay cho ông Bùi Văn Hoành được điều động sang công tác khác.
    Các đại biểu đã bầu ông Võ Văn Luỹ làm phó chủ tịch UBND tỉnh thay cho ông Võ Hồng Quang đã nhận nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Văn hoá ?" thông tin? ( TT, 28.5.96)
    2) Sóc Trăng: bầu ông Mai Hồng Thái làm chủ tịch UBND tỉnh
    ?oTại kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Sóc Trăng, ông Mai Hồng Thái ?" 48 tuổi, phó bí thư tỉnh uỷ - đã được bầu làm chủ tịch UBND tỉnh. Ba phó chủ tịch gồm: ông?, ông?, ông?? (TT, 06.6.96)
    Cả hai tin trên đây đều theo khuôn mẫu ?obầu ai làm gì, thay cho ai?. Qua những mẩu tin này người đọc có thể phát hiện được những ?othông tin? chìm quan trọng khác, nhưng vì một lý do nào đó không được đưa lên mặt báo. Những thông tin quan trọng này có thể lại nằm ở những chi tiết ?ophụ?. Trong trường hợp này, đó là chi tiết về người được thay. Lối thông tin bình thường nhất, không chứa đựng hàm ý là người được thay (ông Bùi Văn Hoành) ?ođược điều động sang công tác khác?. Khi người được thay được đưa lên giữ một chức vụ mới cao hơn hoặc ít nhất cũng tương đương (ông Võ Hồng Quang trong tin 1) người ta nói rõ chức vụ mới mà người được thay sẽ nhận. Từ đây người đọc suy ra rằng cụm từ ?ođược điều động sang công tác khác? mang một thông tin chìm là người được thay sẽ nhận một chức vụ mới có vị trí hoặc tầm quan trọng thấp hơn hoặc ?ocông tác khác? là một công tác bí mật (nhưng trường hợp này rất ít xảy ra).
    Một chi tiết từ ngữ tưởng như vô tình nhưng lại rất quan trọng trong việc khai thác những thông tin chìm ở tầng sâu: Trong bản tin thứ nhất có từ ?othay cho?: ông VHX thay cho ông BVH. Trong bản tin thứ hai không có từ này. Như vậy, độc giả nhận ra một thông tin chìm là có khả năng vào thời điểm bầu chủ tịch UBND này đã không tồn tại ông chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng rồi. Từ đó độc giả lại đặt ra những câu hỏi khác mà câu trả lời có thể tìm thấy ở những bản tin khác nữa.
    Trong loại tin này, có những cách diễn đạt khác nhau không gây ra hàm ý gì, chẳng hạn đó là cách diễn đạt bị động và chủ động: ?oông Võ Hoàng Xinh? đã được bầu làm chủ tịch UBND tỉnh? và ?ocác đại biểu đã bầu ông Võ Văn Luỹ làm phó chủ tịch UBND tỉnh?. (Thật ra hai cách diễn đạt này có khác nhau về điểm nhấn mạnh).
    Trong loại tin về thay đổi nhân sự, có sự khác nhau về ý nghĩa giữa các cách nói ?ođể nhận nhiệm vụ khác?, ?ođược điều động sang công tác khác? và ?ochờ bố trí công tác?. Khi chưa bố trí được công tác nhưng vẫn phải thay thì dùng cách diễn đạt ?ochờ bố trí công tác? . Như vậy, nếu có dòng chữ ?ođược... điều về? chờ bố trí công tác? người ta thường hiểu là người bị thay đã bị xuống chức (hoặc nặng hơn là bị kỷ luật). Ví dụ: Với thông tin ?oUBND TPHCM đã có quyết định điều ông H, giám đốc sở G, về Ban tổ chức Thành uỷ chờ bố trí công tác khác. [?] UBND TP đã chấp thuận để hai phó giám đốc sở G là bà N và ông T thôi giữ chức phó giám đốc sở và chờ bố trí công tác khác? (TT, 12.3.98) độc giả nghĩ ngay là các đương sự được nhắc tới ít nhất cũng đã có khuyết điểm nên mới bị thay đổi công tác.
    Khi đưa tin trái với qui tắc thông thường đã được xã hội quen dùng thì tất nhà báo có hàm ý. Quan sát loại tin về bổ nhiệm cán bộ. Thông thường, người ta giới thiệu người được bổ nhiệm theo chức vụ hoặc chức danh cao nhất. Trong trường hợp ngược lại, giới thiệu theo chức vụ hoặc chức danh thấp nhất, thì một hàm ý rất rõ ràng là không tôn trọng người được bổ nhiệm hoặc không đồng tình với việc bổ nhiệm đó. Ví dụ: Trên TTCN, ngày 26.12.1995, có một mẩu tin với tựa đề sau:
    Bổ nhiệm PTS X làm ...
    Trong tin này, nhà báo đã giới thiệu ?olý lịch trích ngang ?o của ông X là ?ophó giáo sư, phó tiến sĩ, thứ trưởng Bộ...?.
    Độc giả tinh ý sẽ hỏi: Sao không viết là ?obổ nhiệm thứ trưởng X? mà lại viết là ?obổ nhiệm PTS (phó tiến sĩ ) X?? Từ đây họ thấy ngay hàm ý của nhà báo (và của cả toà báo?).
    2.6 Ngữ cảnh giúp tạo ra hàm ý
    Đặt trong ngữ cảnh này thì một lời nói có thể không có hàm ý A, nhưng nếu đặt trong một ngữ cảnh khác thì nó lại có hàm ý B hoặc không có hàm ý nào cả. Bình thường, câu ?ongọn lửa đã tắt vì ông X? không có hàm ý gì. Thế nhưng trong tình huống thủ tướng Đức G. Schroeder đến đài tưởng niệm các nạn nhân Do Thái bị phát xít giết hại trong chiến tranh thì lại khác. Trong lễ tưởng niệm, thủ tướng G. Schroeder định vặn nút điều chỉnh để khơi sáng thêm ngọn lửa trên Đài tưởng niệm. Loay hoay thế nào, ngọn lửa lại leo lét rồi tắt ngúm. Một người thợ phải dùng quẹt gas để mồi lại ngọn lửa. Thế là ngay hôm sau có bản tin của một phóng viên hãng Reuters với hàng tít ?oNgọn lửa Holocaust đã tắt vì ông Schroeder? xuất hiện trên các báo điện tử khắp thế giới. (TT, 03.11.2000)
    Hàm ý nảy sinh trong ngữ cảnh. Do vậy nhà báo có thể tạo ngữ cảnh để bóp méo, xuyên tạc lời của một người khác. Ví dụ :
    Một giáo chủ nọ lần đầu đến New York, nghe nói rất dễ bị các nhà báo gài bẫy nên ông rất thận trọng trong nói năng. Ông vừa xuống sân bay, một nhà báo tới hỏi: Cha có định tới dạ hội không? Giáo chủ muốn tránh trả lời liền cười hỏi lại: ?oNew York có dạ hội phải không??. Thế là ngày hôm sau có một tờ báo đăng một tít lớn:
    ?oCâu hỏi đầu tiên khi giáo chủ xuống sân bay là:
    New York có dạ hội phải không??
    Đúng là giáo chủ nọ đã bị gài bẫy để nhà báo có quyền viết ?oCâu hỏi đầu tiên khi giáo chủ xuống sân bay là?? mà ông không thể bác bỏ được.
    2.8 Giọng... điệu hay là lý thuyết đa thanh trong ngôn ngữ[/b]
    Thông tin chìm có thể là quan điểm của ai trong một câu của bản tin? Có những từ ngữ, có những cấu trúc, có những cơ chế cho biết cái nội dung trong từ ngữ , trong cấu trúc đó là quan điểm của ai. Lý thuyết về hiện tượng đa thanh (polyphony - còn gọi là nhiều giọng điệu) trong ngôn ngữ đề cập tới vấn đề này.
    Thế nào là ?onhiều giọng điệu? trong lời nói? Trong khi viết và nói, nhiều ý kiến của những người khác cũng được xuất hiện trong lời nói của một người và thường thì cũng vẫn không có tên tác giả. Tri thức và những ý kiến của riêng người viết chỉ chiếm một phần nhỏ trong lời nói của họ. Còn lại là những tri thức và ý kiến của những người khác mà họ đã tiếp nhận trong những quá trình khác nhau. Ấy thế là xuất hiện hiện tượng đa thanh trong một diễn từ, trong một phát ngôn, và thậm chí trong một cụm từ. Chúng nêu dưới đây một ví dụ.
    Ví dụ: Trên tạp chí NB&CL, số 23, 12.1995, có câu ?oVào những năm1970-1971, trên chiến trường miền Nam. Chính quyền Sài Gòn tuyên bố ?ođã bình định xong 90% lãnh thổ?. 6 tỉnh miền Tây Nam Bộ lúc đó chỉ còn vài ba ấp và một số nơi ven rừng U Minh là thuộc quyền kiểm soát của ta.
    Trong bối cảnh đó, mùa mưa năm 1971, địch huy động 3 trung đoàn bộ binh của sư đoàn 21 nguỵ, 2 giang đoàn có máy bay và pháo binh yểm trợ mở cuộc càn ?onhổ cỏ U Minh? hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của cộng sản ở vùng này.?
    Rõ ràng là do vô ý mà nhà báo đã mắc phải một lầm lẫn tai hại ở câu cuối cùng trong đoạn trên. Người ta nhân đó có thể quy chụp là đã nói theo giọng điệu của địch: Tại sao không viết ?ohòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta ở vùng này? mà lại viết ?ohòng tiêu diệt cơ quan đầu não của cộng sản ở vùng này??
    Câu trên còn có thể sửa bằng cách dùng danh ngoặc kép: [?] địch mở cuộc càn nhổ cỏ U Minh hòng ?otiêu diệt cơ quan đầu não của cộng sản ở vùng này?.
    Trong khuôn khổ của một bài viết trong tập san, chúng tôi không trình bày chi tiết hơn những vấn đề được đặt ra.
    Tác giả: ? Nguyễn Đức Dân*
    Lĩnh vực: Ngôn ngữ học (Trích từ T/c ĐH KHXHNV TpHCM)

    TO BE OR NOT TO BE

Chia sẻ trang này