1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ỳ? tươ??ng

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi Color_Of_Wind, 21/02/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. saxonyvn

    saxonyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    He he cái nhà bác này, biết rùi mà vẫn hỏi. Nhưng không sao, tiện đây kể một chuyện có thật nhé. Chuyện về cái cuốc chim của Tàu khựa.
    Ngày xưa KS cơ khí thấy anh tàu làm cuốc chim tốt mới mang 1 chiếc mổ xẻ để xem tại sao nó sắc liên tục. Mấy bác KS đem ra nào là đo độ cứng, nào là xem thành phần thép, nào là xem design của nó ý như là kích thước, dáng vóc và khối lượng thì thấy rằng nó cứng vừa phải, nó cũng không có gì ghê gớm về thành phần cả mà chỉ là low alloy steel mà cấu trúc thì các bác nhà ta nhái lại 100% luôn. Thế nhưng cuốc mình làm ra lúc đầu sắc nhưng cuốc ruộng một thời gian là ... cùn.
    Mãi về sau các bác xem lại theo chiều ngang của lưỡi cuốc (cross section) mới thấy anh bạn láng giềng khi tôi lưỡi chỉ tôi có mỗi một mặt và mặt còn lại thì không. Như vậy mấy bác nhà ta mới vỡ lẽ là khi làm vậy cái mặt không tôi sẽ mòn nhanh hơn cái mặt tôi và chính cái lớp tôi bề mặt luôn là cạnh sắc của cuốc mà càng cuốc càng bén. hihi, nhiều khi ăn cắp cũng cứ phải bảo thủ và phải nghiên cứu tỉ mỉ các bác nhỉ.
    Mà bác halai đang công tác ở nước ngoài hả, KS ngoại cuốc có hay "tham khảo" thành quả của người khác và cải tiến cho mình không. Ở VN việc giữ bả quyền còn hạn chế nên ai làm ra gì mà không nhanh chân sản xuất và thu lãi ngay thì nhanh chóng bị mất bản quyền lắm. Có lẽ vì thế mà anh em tôi đi đâu thăm quan luôn phải giấu chức vụ (thăm hãng sx thì luôn mang visit card là sales manager hay làm trợ lí cho xếp, còn không người ta canh như canh trộm ấy)
  2. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    GỬI BÁC SAXONYVN!
    ==============================================
    ....nhiều khi ăn cắp cũng cứ phải bảo thủ và phải nghiên cứu tỉ mỉ các bác nhỉ.....
    ==============================================
    Đồng ý! tuy là không khuyến khích, nhưng nên có thêm một giải thưởng dành riêng cho sản phẩm COPY cho nó được "danh chánh ngôn thuận" (Cây nhà lá vườn).
    VD: Thử COPY cái tên lữa "Trường Chinh" hay là cái gì đó tương tự, xem sao?.
    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 22:49 ngày 06/03/2005
  3. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Bác hỏi câu ngớ ngẩn thế ? Thằng nào chả ăn cắp ? Tây hay ta đều ăn cắp cả, chỉ có điều ông tây thì giả dối giỏi nên ít bị mang tiêng4 hơn thôi
    Bác nói về cái cuốc chim làm tớ nhớ đến cái răng (tây gọi là bucket teeth) của xe xúc đất / xúc đá trong các công trường bắn đá. Mấy cái răng này mòn cũng nhanh lắm và thép tôi cũng không đủ cứng để chịu mòn nên tớ thường hardface một mặt của răng bằng 1 thứ composite tungten carbide, mặt kia để trần như cái cuốc chim đấy
    Đây là những viên bi tungsten carbide WC (W=wolfram=tungsten) + C (carbon), đường kính 1mm, các viên bi này được gói trong 1 ống sắt đường kính 5mm và ống dài 50cm. Tớ dùng mỏ xì acetylene làm chảy đầu que nhiễu từng giọt composite (thép + WC) nóng chảy xuống mặt cái răng cần làm cứng . Thực ra chỉ có thép (của ống thép) mới nóng chảy, còn WC thì còn nguyên dạng viên bi .
    Khi răng nguội tớ đánh bóng bề mặt để quan sát cấu trúc tinh thể qua kính hiển vi thì thấy các viên bi WC còn nguyên hình dạng nhưng bây giờ được giữ chặt trong khối thép xung quanh
    Composite này cứng vô cùng và bí quyết ở chỗ đó đó

  4. saxonyvn

    saxonyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hóa ra tây cũng ăn cắp mà không bị xử lí vì vi phạm bản quyền à. Vấn đề này bác Thuyền xa xứ ở US có thấy ổn không ? Tui tưởng ở bên tây người ta dùng idea của người khác dù là copy 100% hay 1% đều phải trả bản quyền chứ?
    Tui thấy cái cuốc làm như anh tàu khựa được chứ cái răng của máy xúc mà chỉ hard facing có một mặt thì chẳng mấy chốc mà cái lớp không có WC sẽ mòn (mà lại mòn quá nhanh) và sẽ làm cho lớp còn lại gẫy (vì nó rất giòn). Tốc độ mài mòn của đá và đất chắc sẽ chênh nhau đến hàng chục lần đó chứ. Theo tôi, không nên ứng dụng vậy nhé, mà nên làm cả các mặt của răng thì tốt hơn nhiều. Vả lại tôi có thấy phương pháp tăng độ mài mòn theo kiểu này nhưng là laser hard partikel imbedding hoặc cũng dùng nhiều bằng tia điện tử (electron beam). Có nghĩa là dùng laser để remelting cái bề mặt kim loại cùng với bột rắn như WC, VC hay TiC theo kiểu injection direct in molten bath. Cái này hình như châu Âu và Japan sử dụng khá phổ biến.
    À quên, nếu bác bảo dùng hạt to cỡ 1 mm thì như KS nội địa bọn này dùng kính lúp hay mắt thường cũng xem được, cần đếch gì đến kính hiển vi.
    Được saxonyvn sửa chữa / chuyển vào 22:54 ngày 07/03/2005
  5. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Đúng là dùng mắt thường thấy được đấy, nhưng sự thực mình đi tìm bọt (porosity) trong thép bao xung quanh các hạt WC. Cty mình tính copy cái sản phẩm này của 1 Cty Thuỵ điển nhưng khó quá, luôn bị porosity xung quanh các cục Wc. Nhiều bọt thì các cục Wc không được giữ chắc nên có thể long ra khi đụng phải đá
    Tớ hiểu là chỉ nên dùng lửa oxyacetylene thôi vì ngọn lửa rất nguội đủ làm chảy thép và tránh làm nóng chảy các cục Wc. Các cục Wc mà chảy rồi thì hỏng vì W và C sẽ không hợp lại với nhau mà cho Wc nữa khi cái composite nguội xuống T° bình thường
    Còn bắn WC vào 1 bề mặt nóng chảy bằng laser hay electron beam gì đấy thì có lẽ giành cho nhà giàu, bọn tớ làm cho công trường bắn đá, nghèo lắm bác ơi, oxyacetylene hợp với túi tiền của khách hàng và hoàn cảnh của công trường hơn
    phủ 1 mặt mòn tốt đấy bác
  6. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    hihih Các bạn bàn luận vui quá ta ... Theo như Thuyền thấy, quả là xứ VN mình chưa có kinh nghiệm mấy về luật pháp quốc tế nên hay bị kiện, bị ghép tội là ăn cắp . Thật ra, bên Mỹ này, nếu là copy 100% thì chắc chắn bị thua kiện . Nhưng mà 1% thì chưa chắc đã bị coi là copy đâu . Đa số đều là dựa vào công việc trước đó để làm ra cái mới .
    Hãng Thuyền làm, nhiều khi cũng bị các hãng khác cùng trong ngành "vấn tội" vì đã vô tình dùng các phần bị copyrighted của họ . Tuy nhiên, chính các hãng đó cũng bị dùng các phần cúa hãng bên Thuyền . Vì vậy, để tránh kiện nhau và rốt cuộc tốn tiền cho luật sư vô ích, hàng năm, các hãng trong ngành hợp nhau lại và vạch tội của nhau một cách thật là "hòa bình" . Nếu hãng nào dùng nhiều "đồ" của hãng khác thì bị ghi điểm thiếu nợ . Rồi khi đụng chuyện để influence cái standard quốc tế (vì Thuyền làm về wireless networks, 3G UMTS) thì hãng "chủ nợ" có tiếng nói hơn và từ đó sẽ "ép buộc" các hãng khác phải theo standard của mình , hay là gán ghép standard của hãng mình thành standard quốc tế . Vì vậy, nói ra thì các bạn không tin, nhưng thực tình là còn khuyến khích ngầm cho người ta "ăn cắp" ý tưởng của mình . Để mình sẽ có nhiều lợi thế hơn khi muốn standardise trên toàn thế giới . Sống ở xứ mà pháp luật rõ ràng thì ai mà "ăn cắp", nhỏ nhí thì không sao, nhưng nếu là hãng lớn hoặc có tiếng tăm thì sẽ bị rất là lỗ thôi . Ở VN pháp luật bảo vệ thành quả trí thức còn mập mờ quá ! Vì vậy, thiên hạ ở VN "ăn cắp" không được khéo cho lắm . Cứ xem mấy vụ "đạo nhạc" thì thấy ngay đó ... hihh Bên Mỹ cũng có đạo nhạc, nhưng họ đạo khéo lắm vì nếu không kheo thì bị kiện chết ngắc ngay từ đầu rồi !
    Nếu mình làm việc cho một hãng lớn và tiếng tăm, vì trách nhiệm và vì chính con đường sự nghiệp của mình, chả ai dại chi mà đi an cắp để tự hại cả đời mình cả .
  7. saxonyvn

    saxonyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hihi, tớ chưa vào thực tế nhiều nên cứ phán theo cái gì moi được nhưng chưa tính đến kinh tế. Song thực tế thì không ai muốn làm chảy để phân huỷ WC, VC hay MoC vì nó là thành phần trụ cột cho chống mài mòn. Tuy nhiên dùng tia điện tử hay laser mà mình biết điều chỉnh mức năng lượng (energy density) chỉ làm chảy thép và hạt Tungsten carbide chỉ cho nó cấy vào thì có ảnh hưởng gì đâu (thực tế electron beam va laser beam cũng dùng để hardening cho thép khi người ta dùng nó ở mức low energy density, còn cần thiết để hàn thì người ta sẻ focussing lại khắc energy density sẽ tăng). Và nói chung để làm chảy được WC (melting point = 3400°C) không dễ đâu nhé. Trong khi thép lại có melting point quá nhỏ (nearly 1500°C). Còn nói về bọt (purosity) thì electron beam embedding sẽ không xuất hiện vì quá trình này làm trong chân không. Còn nếu dùng khí C2H2 mà đốt thì không tránh bọt được là điều dĩ nhiên. Và tiết kiệm được chút chỗ này thì lại tốn tiền trả cho microscope hay TEM (nếu bác nào đó muốn xem nano pores)
    Trở lại chuyện kinh tế, nếu tiền trả cho công nghệ tia điện tủ đắt hơn nhưng lớp làm chảy (electron beam alloyed and remelted case) tốt và có life time cao hơn ắt người tiêu dùng sẽ đỡ tiền service. Mà có lẽ tiền thay dụng cụ làm cho những máy lớn như vậy chắc cũng không nhỏ đâu bác nhé.
    To bác thuyềnxaxu: tôi lại rùi, điều kiện nước nhà thua thiệt mấy ông US (còn vì sao thua thì bác rõ hơn em) nên ta cứ tạm ăn trộm như ông tàu khựa nhưng khi ăn trộm rồi thì nên cải biên và sử dụng ngấm ngầm thôi, chứ đừng có ăn trộm xong lại mang đi khoe (tính cách chung của anh em KS nội chúng tôi là vậy mà) thì có ngày nó cho tiêu đó.
  8. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Bác lầm rồi đấy, dùng C2H2 không có nhĩa là sẽ bị bọt đâu vì nếu ta điều chỉnh tỷ lệ C2H2 nhiều so với O2 thì ngọn lửa không có tính oxy hoá mà ngược lại ngọn lửa sẽ giúp khử O2 trong sắt nón chảy (nếu có), bằng chứng là người ta vẫn thường dùng mỏ hàn C2H2 đó mà
    Cty tớ mua cái que của bọn Thuỵ điển, dùng C2H2 deposit mà 0 bị bọt, mà que tự chế thì bị bọt, thế mới cú chứ . Cty tớ có 1 tay PhD chuyên quay cóp mà cóp mãi 0 nổi đấy bác à, mới biết muốn ăn cắp cũng không phải dễ ...
    Phủ 1 mặt được đấy bác, cái composite coi vậy không giòn tí nào đâu vì phần matrix thép 0 chứa hợp kim nên dai đáo để đấy, có chăng là một ít W. Ấy thế mà dùng phủ bề mặt của búa nghiền silicat thì lại không hợp vì bột silicat quá mịn luồn lách qua các kẽ của các cục Wc và tấn công bào mòn phần thép matrix xung quanh các cục WC và rồi làm long cả các cục này ra, mới chán chứ
    Còn dùng laser hay electron beam thì có lẽ chỉ trong những ứng dụng nào mà khối lượng metal deposit tính theo kg/giờ thấp vì tuy tia laser hay electron có sức tập trung năng lượng rất cao nhưng total energy input lại rất thấp, tính theo kg deposit / giờ thì không kinh tế đâu bác à...
    Với lại electron beam thì phải làm trong chân không, hoàn toàn tự động hoá và laser cũng vậy thì bác bảo bỏ tiền trang bị các thứ ấy để xử lý mấy cái cằy cái cuốc cái răng xúc đất thì ...vừa phí tiền mà còn không hợp nữa vì chúng nó làm tại chỗ, ngay trong rừng núi tại các công trường bắn đá thì làm gì có lab với lại laser hay electron beam, mấy thằng thợ hàn tay bẩn như chân chó ăn không rửa tay nữa thì giao cho chúng nó laser thì chỉ có hỏng sớm bác ạ
    Chắc bác muốn nói đến các ứng dụng phải dùng energy input rất bé và bề mặt deposit cũng rất bé, có đúng không ạ ? nào bác cho ví dụ đi rồi ta lại nói chuyện tiếp

  9. saxonyvn

    saxonyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hihi, nói vậy là bác chưa hiểu hết công dụng của tia điện tử (EB)và laser (LB) rồi. Và theo tôi hiểu thì bác chỉ dùng cái của khỉ đó để gia công lại những cái răng bị mòn thôi (deposite welding). Cái đó đúng là có thể dùng ở mọi nơi và cũng như phương pháp hàn thông dụng thì không thể nào tránh hết được bọt. Thường thì que hàn được tối ưu hoá và chọn thích hợp với thành phần của thép cần hàn để không bị nứt và cũng sẽ tự tạo xỉ (slag) trong mối hàn và nổi lên trên bề mặt trong khi mối hàn nguội. Vấn đề này không liên quan đến O2 của thép (vì trong thép O2 nằm ở ppm) mà chủ yếu là O2 của atmosphere. Chính vì lẽ đó mà que hàn đã có thành phần đặc biệt để tạo khí bao bọc quanh mối hàn (shielding gas) và làm giảm sự xâm nhập của khí ở ngoài. Người ta có thể dùng Argon để làm shielding gas (MIG chẳng hạn).
    Còn về độ dẻo của thép như bác nói khi deposite 1 mặt. Tôi lưu ý, không phải thép có hợp kim là giảm độ dẻo đâu nhé. Độ dẻo của thép chứa nhiều Cr và Ni rất lớn đó (ví dụ thép stainless steel với 18%Cr và 12%Ni và 0,02% C rất dẻo, loại này chuyên dùng để thổi hay đúc thuỷ lực (hydro forming) tạo thành ống, thành những sản phẩm đập với very high deformation grade). Muốn có độ dẻo cao cho thép làm gầu xúc thì người ta tôi cứng sau đó ram (tempering) ở nhiệt độ cao (500°C) và sẽ có độ cứng vừa phải và độ dẻo dai lớn. Nói về thép của mấy cái răng bác đang dùng mà là thép không có hợp kim (plain carbon steel) thì có mà thay suốt ngày vì lớp deposite không có subtrate vững để làm nền và nếu thép tồi như vậy bác dập 2 dập là hỏng ráo (khi xúc liên tục như vậy bề ngoài của răng cần rất cứng dể chịu mài mòn (abrasive wear load) còn phần trong cần dẻo nhưng cũng cần có độ bền cao để chống mỏi (dynamic fatigue))
    Nói thêm về cái ứng dụng của EB và LB thì công suất khá lớn đấy bác. Bác ở Pháp chắc bác biết tụi Techmeta, một công ty chuyên sâu về EB có những chamber đến hàng chục mét khối cho những chi tiết lớn. Và công suất thì vô biên bác ạ. Mà người ta thường deposite mấy cái dầm máy đó bác, hihi. Còn theo tôi người ta chả dại gì mà vác cả cái gầu xúc của bác về firm làm gì mà chỉ cần mang mấy cái mũi về làm là đủ. Hơn nữa nếu là laser thì có lẽ nó còn gọn hơn cả cái generator của máy hàn cộng thêm 2 bình khí đó.
    Nói thế không phải dụ bác mang parts đến làm ở EB fhay LB firm mà chỉ nói rằng cái công nghệ EB và LB từ lâu đã là state of the art rùi bác à (như Techmeta (F), Siacky (PL), Wentgate (GB), PTR, pro beam (Ger)). Tui nghĩ có lẽ mình nên chuyển sang topic mới để khỏi spam trong mục xử lí rác của anh bạn color_of_wind được rùi đó
  10. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Ấy câu chuyện trở nên thú vị đây, cái que composite của bọn thuỵ đîển nó không phải như các que hàn thường đâu, nghĩa là có lõi thép và xung quanh là bột để tạo xỉ khử oxy như bác nói, mà nó chỉ đơn giản là 1 cái ống, trong đó nhồi các hạt Wc . Khi cắt ra thì các hột Wc rớt ra như các viên bi và tuyệt đối không thấy có tí bột tạo sỉ nào thì mới lạ , mà khi deposit rồi thì cái mặt nó sần sùi như da cóc, các cục Wc loi nhoi trông rất buồn cười , thế nhưng đánh nhẵn và nhìn qua kính hiển vi thì không thấy bọt hoặc có chăng thì cũng là những cái bọt rải rác mà ta thường gặp trong tất cả các mối hàn, còn que mà Cty tớ copy thì chuyên bị bọt xung quanh các cục WC mới cú chứ . Tay PhD brainstorming lòi cả brain ra đấy , 90% chắc chắn là không phải do ngọn lửa, vì tỉ lệ pha trộn C2H2 và O2 vẫn giữ không đổi trong xuốt các cuộc thử nghiệm . Sau này hắn ta tìm ra là do nguồn cung cấp các hạt Wc và phương pháp SX các cục Wc này không được tốt bằng các cục Wc của bọn TĐ, có lẽ bề mặt các cục Wc bị nhiễm 1 thứ gì đấy ... mới thấy là copy cũng 0 dễ chút nào
    Bí quyết là ở chỗ đó đó bác, vì khi va chạm với tác nhân bào mòn thì phần matrix thép do bị bào mòn nhanh nên lùi về phía sau nhường cho các cục Wc thò cái mặt cứng ra chịu bào mòn
    còn cái matrix thép này do lánh mặt ra sau nên không chịu bào mòn nhiều (kiêu, né đòn ấy mà). Cái chính là tác nhân bào mòn phải có đường kính hạt to hơn là kẽ giữa các cục Wc kia, nếu không thì chúng len lỏi qua các kẽ giữa các cục Wc, đục khoét thép bao bọc xung quanh các cục này làm cho các cục này long ra . Bởi vậy mà khi đụng các tác nhân có độ hạt nhuyễn chúng tớ không giám xài cái composite này, mà xài 1 loại gang có chứa nhiều Cr, V, Nb
    Cái trò này kiếm bộn tiền đấy anh em à, còn làm lợi cho khách hàng nữa . Các anh em ở VN có biết các nhà máy ximăng hay nhiệt điện chạy bằng than họ bảo trì các bánh nghiền như thế nào bảo cho tớ hay . Nếu muốn biết mánh khoé của cái nghề này bảo tớ , tớ sẵn sàng giúp cho free of charge
    Hôm nay có tg nên bàn thêm cho vui
    Đọc kỹ lại các bình luận của bác em thấy hình như bác lầm lẫn giữa substrate và matrix. Cái substrate ở đây là cái gầu thì bọn tớ nhận từ khách hàng là các công trường bắn đá, họ mua từ Âu Châu. Các Cái gầu Này là Sản phẩm đúc và chất liệu thì có lẽ là thép có độ cứng khá rồi . Còn cái matrix ở đây là thép có được từ cái ống chứa bi Wc, nóng chảy trong lửa acetylene và khi đông lại trên bề mặt gầu thì trở thành cái matrix giữ chặt các cục bi Wc. Bác sẽ bảo là dù sao đi nữa cái matrix này là thép mềm nên sẽ không chịu được va chạm với đá nhưng thực nghiệm cho thấy trong thép matrix có chứa ít W dưới dạng solid solution . Có lẽ W có được là do một ít vụn bi Wc bị nóng chảy phân hoá chăng hay bột W dính trên bề mặt của các cục bi Wc? Vấn đề coi đơn giản mà thực ra rất rắc rối đấy bác à . Thực nghiệm cũng cho thấy cái deposit này chịu mài mòn mà không bị vỡ như trầm trọng như bác sợ đâu
    Còn mang laser hay EB ra công trường thì em nghĩ là không thực tế đâu vì nhiều lí do:
    Kinh tế: bọn khách hàng này kẹo lắm bác à, họ bỏ tiền ra mua cái mỏ hàn acetylene 3 xu chứ đời nào chịu bỏ nhiều tiền hơn để mua laser hay EB ? Ngay các generator hàn điện tầm thường và rẻ mạt thế kia mà bọn nó còn mò qua Nga để mua đồ cũ mà xài thì bác bảo bọn nó mua laser hay EB cho bác thì ...
    Với lại phải là ~ công nhân có 1 trình độ chuyên nào đó mới sử dụng được laser hay EB, nghĩa là lại phải tính thêm đồng lương cao của ~ tay chuyên viên này nữa . Đó là chưa kể các khoản bảo quản laser hay EB thì có lẽ không nhỏ, nhập phụ tùng ở Châu Âu hay Mĩ thì chết tiền bác à , mà chưa chắc đã có ngay trong khi cái mỏ hàn xì thì dễ có ngay hơn, và rẻ hơn nhiều . À Tớ quên không nói là thời đó tớ làm công việc này trong rừng già Mã Lai chứ có phải trung tâm new york . Lắm lúc còn không có điện nữa

    Đấy bác thấy thực tế cuộc sống nó không như mình nghĩ đâu, mà bao giờ cũng phải nghĩ đến khía cạnh kinh tế, giá thành, bảo quản, trình độ của nhân viên bản xứ, v.v...
    Bác ở VN bác có biết Cty nào sử dụng các cái máy hàn EB , Laser hoặc Plasma hàn hay phun phủ không ? Có lẽ các đơn vị / nhà máy sửa chữa máy bay, động cơ phản lực hay là các turbine khí ở VN ta làm công tác bảo quản sử dụng các công nghệ này ... Có bác cho biết nhé ?
    Thân

    Được halai1998 sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 09/03/2005

Chia sẻ trang này