1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý tưởng cho giáo dục

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi thanh786, 04/09/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng cho giáo dục

    Giáo dục là nhằm mục đích đào tạo con người trở nên có ích. Đó là mục đích cao cả của những ai có trách nhiệm với cuộc đời. Mà mục đích tổng quát nhất là giáo dục nhân cách, các kỷ năng nhân sinh quan, và các kiến thức khoa học.
    Kiến thức là vô cùng tận cho dù ta có cố gắng mấy cũng không thể nào nắm hết được. Như vậy ta đừng có cố nhồi nhét mà làm gì. Vậy ta giáo dục cái gì? Chúng ta không nên nắm đằng lưỡi mà hãy nắm đằng đằng chuôi. Nghĩa là chúng ta phải giáo dục những cái cơ bản nhất và quan trọng nhất, để từ đó mà mỗi em học sinh tự học tập và thích ứng tùy thuộc vào hoàn cảnh của mình. Chúng ta tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể được cho mọi người học tập.
    Vậy cái gì là cái chuôi?
    Đạo đức chính là cái chuôi. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: ?oCó tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì việc gì cũng khó?. Như vậy cái đức là rất quan trọng và nó phải là cái gốc. Nếu đã có đức thì để có cái tài cũng không khó gì nhất là trong thời đại ngày nay.
    Có nhiều người vẫn chưa thấu hiểu chưa khắc ghi câu nói trên. Tôi sẻ phân tích một chút:
    · Thứ nhất, Bác Hồ là người vô cùng coi trọng đạo làm người. Bác vĩ đại cũng là nhờ nhân cách của Bác chứ không phải là Bác có nhiều tiền của. Cuộc đời Bác rất dỗi giản dị mà cũng rất vĩ đại.
    · Thứ hai, Bác là người đi khắc năm châu bốn bể, hoạt động không ngừng nghĩ, suy tư trước bao vấn đề của thời đại. Bác tiếp xúc làm việc, sống với mọi từng lớp người trên thế giới. Bác luôn luôn tìm cách mang lại hạnh phúc cho mọi con người trên thế giới này. Do vậy sự hiểu biết, uyên thâm của Bác là rất đáng để ta chiêm nghiệm, học tập.
    · Thứ ba, là các bạn thử suy ngẫm trước thực tế cuộc sống một chút sẻ thấy.
    Đối chiếu với giáo dục của chúng ta:
    1. Chúng ta quá nặng về kiến thức khoa học lý thuyết mà thiếu mối liên hệ với thực tế nên các kiến thức đó nó không gần gủi, không thấm vào các em được.
    2. Thứ hai, việc giáo dục nhồi nhét tạo nên tính cách thụ động một chiều. Mà thiếu chủ động thì làm sao có sự sáng tạo, đam mê. Sẻ tạo nên một con rôbốt chứ không phải là con người.
    3. Thứ ba, là chúng ta quá ôm đồm: Cái gì cũng biết mà không biết cái gì hết.
    4. Thứ tư, là chúng ta đã không tạo điều kiện tốt cho sự phân hóa học sinh.
    5. Cuối cùng là chúng ta đã giáo dục quá ít đạo làm người cái mà như đã nói trên là vô cùng quan trọng.
    Từ các nhược điểm đó ta sẻ đề ra các giải pháp.
    Ngoài ra có một số vấn đề cần nói thêm:
    · Cần soạn lại sách về triết học để dạy cho học sinh. Các sách hiện nay viết quá súc tích, không thể hiểu nổi, khiến một bộ môn cực kỳ quan trọng và thú vị trở thành một môn nhàm chán và bị coi là phụ.
    · Triết học nó cũng cấp các kiến thức nhân sinh quan và đó chính là đạo đức tiên tiến mà ai cũng phải nên biết.
    · Văn học phải đi liền với việc giáo dục đạo đức và nhân sinh quan.
    · Giáo dục phổ thông là phải giáo dục những thứ là nền tảng, để làm cơ sở cho sau này.
    · Ta cần phải nên phát hành hai bộ sách song song: Bộ sách cơ bản và bộ sách nâng cao. Tôi nói kỷ về vấn đề này:
    o Bộ sách nâng cao sẻ dày hơn và kiến thức trong đó gồm cả kiến thức cơ bản(ở sách cơ bản) và chuyên sâu(khác biệt). Học sinh khi học sẻ sử dụng hai loại sách trên và sử dụng sách nâng cao cho việc phân ban còn sách cơ bản cho kiến thức nền.
    o Việc thi tốt nghiệp sẻ dựa hoàn toàn trên các kiến thức ở bộ sách cơ bản. Kiến thức nâng cao cho vào việc thi vào đại học, cao đẳng. Nếu ai không có nguyện vọng thi đại học cao đẳng thì học theo lớp không phân ban và được tạo điều kiện học nghề.
    · Cần phải coi trọng ý thức lao động, rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường.
  2. Scrapbi White

    Scrapbi White Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2007
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    bọn nói thì hay nhưng tất cả những j mà bạn nói đều là những điều đang làm đau đầu các ông ở bộ giáo dục, nói thì dễ nhưng làm thì khó, mỗi người mỗi ý... với lại ý tưởng được nêu ra ở đây khó lòng tới tai của các ông lớn để họ thấu hiều lòng dân
  3. dream83

    dream83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Qua la rat kho ban a, minh thay dau dau voi tat ca, ke ca cong viec chu chua noi la hoc hanh, giao duc
  4. Miary

    Miary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0

    Kiến thức là vô cùng tận cho dù ta có cố gắng mấy cũng không thể nào nắm hết được. Như vậy ta đừng có cố nhồi nhét mà làm gì. ~> Đồng ý là không nên cố nhồi nhét kiến thức, nhưng những kiến thức cơ bản thì không thể bỏ qua. Bản thân mình thấy kiến thức cơ bản trong chương trình giáo dục của nước ta không thừa, thậm chí là thiếu và không mang tính thời đại (chưa bắt kịp với những kiến thức cơ bản của thời đại). Việc nhồi nhét là do thầy cô, phụ huynh và các em học sinh luôn cố gắng/bị bắt buộc học thật kỹ, thật sâu với hy vọng được xếp thứ bậc cao. Nếu học đúng, học vừa đủ theo chương trình sách giáo khoa thì sẽ không quá sức.
    Vậy ta giáo dục cái gì? Chúng ta không nên nắm đằng lưỡi mà hãy nắm đằng đằng chuôi. Nghĩa là chúng ta phải giáo dục những cái cơ bản nhất và quan trọng nhất, để từ đó mà mỗi em học sinh tự học tập và thích ứng tùy thuộc vào hoàn cảnh của mình. Chúng ta tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể được cho mọi người học tập. ~> đồng ý.
    Vậy cái gì là cái chuôi?
    Đạo đức chính là cái chuôi. ~> Nhưng cái chuôi không chỉ bao gồm đạo đức mà còn bao gồm những kiến thức cơ bản.
    Nếu đã có đức thì để có cái tài cũng không khó gì nhất là trong thời đại ngày nay. ~> Cái này thì không đồng ý. Thứ nhất: thời đại ngày nay là một thời đại phức tạp, nó chứa đựng nhiều tiêu cực hơn so với các thời đại trước nên thậm chí cái tài cũng có thể bị che khuất, bị phủ nhận. Thứ hai: cái đức không phải là nguồn gốc của cái tài. Cái đức chỉ là nền tảng để cái tài phát huy tác dụng tích cực.
    1. Chúng ta quá nặng về kiến thức khoa học lý thuyết mà thiếu mối liên hệ với thực tế nên các kiến thức đó nó không gần gủi, không thấm vào các em được. ~> Thế nên mới cần đến nghệ thuật giảng dạy của các thầy cô giáo. Phải giảng dạy như thế nào để những kiến thức mang đậm tính lý thuyết và đọc lên rất khó thấm thía đó trở nên dễ hiểu, gần gũi với học sinh. (Bằng cách đưa ra ví dụ thực tiễn, ví dụ sinh động...)
    2. Thứ hai, việc giáo dục nhồi nhét tạo nên tính cách thụ động một chiều. Mà thiếu chủ động thì làm sao có sự sáng tạo, đam mê. Sẻ tạo nên một con rôbốt chứ không phải là con người. ~> Chính xác là: "sẽ tạo ra lối suy nghĩ rập khuôn, cứng nhắc, không mang tính sáng tạo".
    3. Thứ ba, là chúng ta quá ôm đồm: Cái gì cũng biết mà không biết cái gì hết. ~> Có lẽ phải dịch chính xác lại là: "cái gì cũng được học nhưng rốt cuộc lại chẳng biết cái gì". Đây có lẽ là tình trạng của những học sinh lười học, mải chơi nên không tiếp thu được chăng?
    4. Thứ tư, là chúng ta đã không tạo điều kiện tốt cho sự phân hóa học sinh. ~> Sự phân hoá học sinh là theo tiêu chí nào? Nếu là theo tiêu chí thông minh/học giỏi thì đã có chế độ trường chuyên. Và như vậy là đủ để phục vụ cho việc đào tạo và tuyển chọn đội tuyển quốc gia đi thi quốc tế. Ngoài ra không cần thêm bất cứ một sự phân hoá nào.
    5. Cuối cùng là chúng ta đã giáo dục quá ít đạo làm người cái mà như đã nói trên là vô cùng quan trọng. ~> Ngành giáo dục có giáo dục về đạo đức, điều này là không thể chối cãi. Nhưng đạo đức là một vấn đề khó quản lý, khó đào tạo mà hơn nữa, lại rất tế nhị trong việc kiểm soát. Trách nhiệm và quyền của ngành giáo dục đối với việc giáo dục đạo đức là có giới hạn. Quan trọng nhất là sự giáo dục của gia đình và môi trường sống.
    Từ các nhược điểm đó ta sẻ đề ra các giải pháp. ~> Mong chờ các giải pháp của bạn.
    Ngoài ra có một số vấn đề cần nói thêm:
    · Cần soạn lại sách về triết học để dạy cho học sinh. Các sách hiện nay viết quá súc tích, không thể hiểu nổi, khiến một bộ môn cực kỳ quan trọng và thú vị trở thành một môn nhàm chán và bị coi là phụ. ~> Thứ nhất: Triết học không phải là một môn phụ. Triết học là một trong những môn cơ bản bắt buộc đối với mỗi sinh viên. Ngoài ra còn là một trong những môn thi bắt buộc khi tốt nghiệp. Có thể coi Triết học là môn phụ được không? Thứ hai: xét về nội dung môn Triết học: là một loại những luận điểm, luận chứng khoa học do đó cần được viết súc tích, và nếu suy nghĩ một cách khoa học thì bạn sẽ thấy nó rất dễ hiểu.
    · Ta cần phải nên phát hành hai bộ sách song song: Bộ sách cơ bản và bộ sách nâng cao. Tôi nói kỷ về vấn đề này:
    o Bộ sách nâng cao sẻ dày hơn và kiến thức trong đó gồm cả kiến thức cơ bản(ở sách cơ bản) và chuyên sâu(khác biệt). Học sinh khi học sẻ sử dụng hai loại sách trên và sử dụng sách nâng cao cho việc phân ban còn sách cơ bản cho kiến thức nền.
    o Việc thi tốt nghiệp sẻ dựa hoàn toàn trên các kiến thức ở bộ sách cơ bản. Kiến thức nâng cao cho vào việc thi vào đại học, cao đẳng. Nếu ai không có nguyện vọng thi đại học cao đẳng thì học theo lớp không phân ban và được tạo điều kiện học nghề.
    ~> Phi thực tế, bất khả thi. Việc phát hành hai bộ sách càng làm tăng lượng kiến thức mà học sinh cần học. Hơn thế nữa thi vào đại học không đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vượt trội hơn so với chương trình phổ thông. Hướng đi của Bộ Giáo dục & Đào tạo hiện nay là đưa hai kỳ thi tiệm cận nhau là một hướng đi đúng, đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới.
    · Cần phải coi trọng ý thức lao động, rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường. ~> Không phản đối.
    Dành chút thời gian để tranh luận cùng bạn. Tuy nhiên vì đây là box Ý tưởng - Sáng tạo nên mình e rằng chúng ta đã lạc đề.
    Xin đưa ra một ý tưởng để mọi người cùng tranh/thảo luận:
    Để tránh tình trạng dạy thêm, học thêm ôn thi tốt nghiệp và thi đại học tràn lan, Bộ Giáo dục nên đưa ra một loạt các sách hướng dẫn. Các sách này hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cách phân tích, và trình bày giải các dạng bài tập cần thiết để thi tốt nghiệp/thi đại học. Như vậy sẽ công bằng với tất cả các học sinh trong toàn quốc. Tránh trường hợp học sinh ở các thành phố lớn được học tốt hơn do có thầy cô giỏi hơn, biết cách dạy hơn so với các học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng giúp nâng cao chất lượng giảng dạy cho chính các giáo viên trên toàn quốc.
    Ý tưởng chỉ dừng lại ở đó thôi, mọi người cho ý kiến nhé!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này