1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý tưởng mới cho "Cầu Long Biên" !!!

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi doimatmaunang, 08/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doimatmaunang

    doimatmaunang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng mới cho "Cầu Long Biên" !!!

    Nghe đâu người ta định nâng cấp cầu Long Biên với mục đích làm đường giao thông cho Hà Nội "đang thiếu cầu qua sông hồng"

    Thú thực là trước đây cũng hay hẹn hò trên cầu. Nên mới quan tâm đến nó ... nên nghe vậy có vẻ hơi buồn.

    Ý tưởng của tui nè !

    Cải tạo cầu Long Biên thành một "cây cầu nghệ thuật, du dịch, bảo tàng".

    1. Bỏ đường tàu đi "đang xây đường tầu mới thì phải"
    2. Trang trí lại "cho mời dân nghệ thuật ra ... sánh tạo"

    - Đây sẽ là một điểm dừng chân nghỉ ngơi thú vị cho dân HN, VN, và khác DL quốc tế.
    - Tổ chức triển lãm, gallery, trình diễn, các sự kiện văn hoá trên cầu.
    - Thường ngày có thể kinh doanh Cafe, nhà hàng .... đồ lưu niệm ...

    Ý tưởng đại khái là thế ! nên biến nó thành một cây câu "không chỉ để đi qua sông" .... hà nội ngàn năm tuổi sẽ có thêm một điểm du lich "quá tuyệt", dân HN sẽ có một điểm thư giãn, nghỉ ngơi "tuyệt" .... và tương lai khi sông hồng nằm giữa trung tâm thủ đô. Ôi mới tuyệt làm sao.

    Ý tưởng của tui nghe ngố quá nhỉ ? ừ chủ quan thế đó ...

    Mọi người xin tham gia đóng góp thêm ý tưởng cho cầu Long Biên nhé
  2. GSM

    GSM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    2.049
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng cũng được đấy.Nhưng lúc đấy thì các chú nghiện sẽ mất chỗ chích choác bù lại sẽ có một số nạn nhân bị uy hiếp.Và những người có ruộng ở đó sẽ mất lối đi.Và một cái nữa là mình sẽ mất đường đi về nhà một cách nhanh nhất.Ngại đi qua cầu Chương Dương lắm!
  3. Tu_khuc

    Tu_khuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Tôi chả thấy hay. Bởi đơn giản sự thu hút của cầu Long Biên là cái cũ kĩ, cổ xưa của nó, là cái thoáng đãng, thản nhiên bình lặng của những con người qua cầu thưa thớt. Nếu nó biến thành cây cầu du lịch thì chả khác gì xây cấp lại nó như dự án của mấy ông to.
    Hà Nội đang mất dần vẻ đẹp cổ kính xưa, đừng lôi cả cây cầu tôi yêu quí nguyên sơ của tôi thành điểm du lịch có đc ko?
  4. chikenkin

    chikenkin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    những ngày trc cứ rảnh là lên cầu Long biên
    cái thú của sự rảnh rỗi là làm thoả mãn chính mình
    đôi khi tự hỏi k hiểu lên đó vì cái gì
    những cái thân quen của những cụ già tập thể dục...đứng ngắm nhìn rồi băn khoăn k hiểu cụ nào đó bị ốm hay làm sao mà k thấy đi tập thể dục
    Có những đứa trẻ đá banh mồ hôi nhễ nhại chạy qua hò reo
    có nhưng bé cấp 3 tan trường đạp xe cười như toả hoa
    có nhữngphút giây nghe tiếng tàu về ,,,,thẩn thơ nghĩ tới giai điệu đầu của Metallica
    Có những nụ cười vu vơ của ng đi qua....vụt mất
    có những kỉ niệm k thể nào quên
    có những...
    tất cả chỉ là quá khứ !
    chao ôi !
  5. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Trên góc độ kỹ thuật thì không nên (tôi là dân xây dựng mà);
    - Cầu được thiết kế chịu tải trọng di động, khả năng chịu tải trọng tĩnh kém.
    - Cầu thép, tuổi thọ trên 100 năm rồi, hết date rồi. Tập trung đông người trên đó, chẳng may có gì (...) xảy ra thì ...
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Thời xưa tôi ở HaNoi, mùa hè đến, lũ lên, nước dâng rác lũ
    đến tận gầm cầu Long Biên, tưởng chừng cuốn trôi cả cầu đi .
    Nhà nước phải đưa một đoàn tàu chở đầy đá tảng lên cầu để
    dằn cầu cho khỏi trôi đi . Mặt khác, một đoàn công nhân phải
    đi dưới gầm cầu, chân dẵm lên rác lũ, đạp cho rác lũ phía hạ
    lưu của cầu trôi đi theo nước . Trong lúc đó, rác lũ phía trên
    nguồn cúa cầu tiếp tục ùn đến, thành một bãi rác mênh mông,
    bề ngang suốt mặt sông, bề dọc đến một hai trăm mét. Thanh
    sắt dầm cầu cũng cao ngang với mặt đê Yên Phụ, và nước lũ
    cũng mấp mé gần tràn mặt đê.
    Hơn 3 chục năm đã qua, không biết cầu Long Biên mùa lũ có
    còn như thế không, nhưng cái mong mỏi sửa cầu làm bảo
    tàng du lịch hình như chỉ là không tưởng. Dù sao, nó cũng là
    kỷ niệm những ngày chịu trận bom trên pháo dưới mà không
    biết lúc nào mình có thể là người bất hạnh.
  7. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Phương án khôi phục cầu Long Biên
    Một dự án khôi phục cầu Long Biên - di sản kiến trúc quý giá từ hơn một thế kỷ trước đang được xúc tiến thực
    Vừa qua, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội... đã tổ chức cuộc họp để nghe một công ty liên doanh tư vấn thuyết trình về công tác khảo sát, điều tra, lập phương án khôi phục.Bắt đầu được xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902, cầu Long Biên bắc qua sông Hồng vẫn luôn được nhắc tới như một công trình đã ghi lại bao chứng tích, thăng trầm về văn hoá, lịch sử của đất nước, với một kiểu kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, do tác động của thời gian, bị phá hoại không ít trong hai cuộc chiến tranh... cầu hiện đã bị hư hỏng nặng, trong tình trạng không đảm bảo an toàn khai thác.Việc khôi phục, cải tạo cầu Long Biên đã được lãnh đạo hai nhà nước Việt-Pháp bàn đến lần đầu tiên trong chuyến thăm và làm việc với Tổng thống Pháp của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.Trong hai năm 2000-2001, Chính phủ Pháp đã cử hai đoàn chuyên gia sang nghiên cứu, trao đổi với các cơ quan hữu quan của Việt Nam và cho đến 30-7- 2002, hai bên đã ký một thoả thuận, theo đó Pháp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoảng một triệu USD để tài trợ cho việc nghiên cứu khả thi Dự án "Khôi phục cầu Long Biên". Dự án này đã được giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Liên danh tư vấn gồm Công ty Thales, Công ty Coyne & Bellier (Pháp) và Tổng công ty Thiết kế giao thông vận tải của Việt Nam đã được giao làm tư vấn, lập báo cáo cho dự án này.Liên danh có nhiệm vụ đánh giá đầy đủ hiện trạng cầu Long Biên, đề xuất các phương án khôi phục cầu và tổng mức tài chính đủ để thực hiện việc khôi phục.Ông Didier Trauber, đại diện cho Công ty Thales, thay mặt liên danh cho biết, quá trình điều tra, khảo sát cho thấy, từ năm 1902 đến nay, qua nhiều lần bị phá hoại (nặng nhất là bị phá 9/18 nhịp cầu trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ), cây cầu cũng đã được nhiều lần sửa chữa.Để khôi phục lai nguyên trạng cây cầu, theo đề xuất của nhóm chuyên gia Pháp, cần thay thế 20% bộ phận đã hư hỏng trên cầu, loại bỏ các trụ cầu tạm được dựng lên trước đây (thay cho những trụ cầu bị bom Mỹ tàn phá) và thay bằng các trụ cầu với nguyên, vật liệu gốc.
    Về công năng của cầu, Liên danh đưa ra ba phương án: phương án 1 là tiếp tục cho phép tàu hỏa chạy qua cầu và hai bên bố trí đường cho xe đạp và người đi bộ; phương án 2 là không có đường sắt, chỉ có đường cho xe bus, khách bộ hành và xe máy; phương án 3 là chỉ dành cho người đi bộ và phương tiện giao thông không có động cơ (xe đạp).Những đề xuất trên của liên danh cũng gây ra nhiều ý kiến tranh luận tại cuộc họp.Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội sẵn sàng bỏ nhiều tiền để có cây cầu Long Biên đẹp như xưa. Nhưng chính vì thế, theo ông Nghiêm, báo cáo cần phải chi tiết hơn nữa như xác định rõ các chi tiết lai tạp (trong quá trình tu bổ cầu trước đây) để loại trừ; tính toán kỹ hơn đến quy hoạch giao thông ở hai đầu cầu (trên cơ sở xác định đây là cầu nội đô chứ không chỉ nội thành và ngoại thành.Đặc biệt là, theo ông Nghiêm, phải quan tâm đến việc song song cùng cây cầu này, cách khoảng 50 m về phía hạ lưu hoặc thượng lưu của cầu Long Biên sẽ có một cầu đường sắt đô thị trên cao (gồm hai làn đường sắt) - cầu Yên Viên - Ngọc Hồi (ngoài ra hiện có cầu Chương Dương cách đó khoảng 500 mét về hạ lưu). Do đó, phải quan târn đến tính thẩm mỹ khi cùng một lúc có cả ba cây cầu ở khoảng cách gần nhau.Sau khi lắng nghe các ý kiến tranh luận, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến cho biết, Bộ Giao thông vận tải đồng ý quan điểm là khôi phục toàn bộ cây cầu Long Biên, giống như nó trước đây một thế kỷ và hướng chọn một phương án khôi phục cầu với công năng theo hai giai đoạn.Giai đoạn 1 vẫn cho phép có đường sắt chạy qua, xe đạp, xe máy, người đi bộ ở làn đường hai bên. Giai đoạn 2, do có tuyến đường sắt trên cao Yên Viên-Ngọc Hồi (dự kiến vào năm 2010), thì bỏ đường sắt đi, bố trí người đi bộ và xe thô sơ đi giữa cầu, còn bên dành cho xe bus, xe tải, xe con, xe máy. Và hướng sẽ mở rộng thêm cánh gà từ một đến hai mét.Ông Tiến cũng đồng ý với ý kiến phải nâng độ cao của cầu lên 3m để tạo điều kiện cho phương tiện thủy qua lại trên sông Hồng.Nhóm tư vấn của liên danh cũng nhất trí với ý kiến này và sẽ sớm có báo cáo chi tiết hơn trong cuộc họp vào tháng 10 năm nay, trong đó sẽ nêu cả những góp ý về việc xây dựng cầu đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi thế nào để đảm bảo mỹ quan, tính toán sơ bộ số tiền cần thiết để đầu tư khôi phục cầu Long Biên...
    MẠNH QUÂN Gia đình xã hội
  8. raiso

    raiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2002
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thấy thì phương án xây dựng một tuyến đường sắt trên cao Yên Viên-Ngọc Hồi (dự kiến vào năm 2010) và bỏ đường sắt đi là khả thi. Dù gì Long Biên cũng là một cây cầu lịch sử, bảo tồn là cần thiết. Nhưng việc ''bố trí người đi bộ và xe thô sơ đi giữa cầu, còn bên dành cho xe bus, xe tải, xe con, xe máy'' thì nghe có vẻ vô lý. nhỡ người đi bộ(người già chẳng hạn) định về nhà thì phải băng qua đường -> quá nguy hiểm. Hơn nữa muốn ngắm cảnh sông nước lại đứng ở giữa cầu ngóng ra à?
    thực ra tôi thấy ý kiến của bạn doimatmaunang về việc cải tạo cầu Long Biên thành một "cây cầu nghệ thuật, du dịch, bảo tàng" là khá hay, tuy ít khả thi bởi khó có cây cầu nào lại chịu được một tải trọng lớn như thế.
    Tuy nhiên ta có thể đổi thành xây dựng một khu buildings trên mặt nước có thể trông sang cầu Long Biên với đầy đủ các phòng triển lãm trưng bày hay cafe như bạn nói. Đồng thời khi có sự kiện văn hoá trọng đại nào đó xảy ra, ví dụ như cần trình diễn cái gì đó trên cầu, thì ta cũng có thể ngắm được từ khu buildings này mà không cần quá tụ tập ở hai đầu cầu.
  9. trinhquocphuong

    trinhquocphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    12345
  10. trinhquocphuong

    trinhquocphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng khá hay nếu xét góc độ khai thác những giá trị văn hóa di sản của Hà Nội.Tôi cho rằng ý tưởng chỉ có thể khả thi nếu:
     
    -Có sự đầu tư vào quy hoạch?vùng thiên nhiên? xung quanh cầu Long Biên vì rõ ràng nếu chúng ta đứng ở trên cầu ngắm tòan cảnh sẽ thấy bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng của song Hồng tồn tại một mớ hổ lốn các lọai nhà ổ chuột của dân ngụ cư ven song gây cảm giác như những quái thai bị nhiễm chất độc dioxin vậy.
     -Giải quyết giao thông thô sơ cho cư dân 2 bên sông Hồng như vốn có. 
    -Tăng cường khả năng chịu tải của cầu.
    Và một số vấn đề khác liên quan đến sự vô ý thức của dân Việt Nam.Khó quá!!!!Chắc ý tưởng này phải bàn kỹ hơn!
    Ý tưởng khá hay nếu xét góc độ khai thác những giá trị văn hóa di sản của Hà Nội.Tôi cho rằng ý tưởng chỉ có thể khả thi nếu:
    -Có sự đầu tư vào quy hoạch?vùng thiên nhiên? xung quanh cầu Long Biên vì rõ ràng nếu chúng ta đứng ở trên cầu ngắm tòan cảnh sẽ thấy bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng của song Hồng tồn tại một mớ hổ lốn các lọai nhà ổ chuột của dân ngụ cư ven song gây cảm giác
     

Chia sẻ trang này