1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ý tưởng mới

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi smile_candy, 20/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. smile_candy

    smile_candy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    ý tưởng mới

    Viện Công nghiệp thực phẩm vừa nghiên cứu, sản xuất thành công ba loại đường từ phụ phẩm nông nghiệp như tinh bột sắn, lõi ngô, bã mía. Các loại đường này, gọi là đường chức năng, có thể dùng thay thế đường kính trong ngành công nghiệp thực phẩm.
    Đường kính thường được sử dụng để sản xuất bánh kẹo và đồ uống.

    Tuy nhiên, loại chất ngọt này, nếu được ăn nhiều, lại gây sâu răng, ảnh hưởng không tốt tới sức đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim.

    Chính vì vậy mà nhiều nước trên thế giới chẳng hạn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất các loại chất ngọt thế hệ mới, khắc phục nhược điểm nói trên của đường kính.

    Không nằm ngoài xu hướng đó, từ năm 2004, nhóm tác giả do TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh, Chủ nhiệm Bộ môn đường bột, đã bắt đầu nghiên cứu quy trình công nghệ để sản xuất và tinh chế các loại đường chức năng maltooligosacarit, b-glucan và xylitol.

    Được sản xuất bằng phương pháp thuỷ phân tinh bột sắn bằng enzyme alpha-amylaza, đường maltooligosacarit giúp giảm độ ngọt song không ảnh hưởng tới hương vị vốn có của bánh kẹo và đồ uống.

    Loại đường này có tác dụng chống táo bón, được hấp thụ từ từ vào máu nên giữ ổn định độ đường trong máu trong một thời gian dài.

    Ngoài ra, maltooligosacarit góp phần tăng khả năng chịu đựng của cơ thể cũng như khả năng làm việc.

    Maltooligosacarit đã được sản xuất thử trên quy mô công nghiệp tại Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương (Hà Tây), với công suất 2.500kg/mẻ.

    Sản phẩm được dùng để thay thế đường kính trong sản xuất bánh kem tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, Kem Kỳ Lân, Công ty cacao Hoàng Anh.

    Ước tính giá thành 1 kg maltooligosacarit là 8.820 đồng, rẻ hơn so với đường kính (khoảng 12.000 đồng).

    Khác với maltooligosaccarit, đường xylitol có độ ngọt không thua kém đường mía.

    Đặc điểm này cùng với cảm giác mát lạnh trong miệng khi hoà tan làm cho xylitol cực kỳ hấp dẫn trong sản xuất bánh kẹo và đồ uống.

    Không những vậy, xylitol được sử dụng làm nguồn đường thay thế cho các bệnh nhân tiểu đường. Nó cũng được bổ sung vào nước xúc miệng, kẹo cao su và kem đánh rằng nhằm chống sâu răng do có khả năng ức chế sự phát triển của một số vi sinh vật.

    Theo TS Vũ Nguyên Thành, để tạo ra loại đường này, các nhà nghiên cứu đã thủy phân lõi ngô để thu dịch chứa đường xyloza.

    Sau khi loại bỏ các thành phần độc tố, các nấm men do nhóm tự phân lập từ mẫu đất và hoa quả tại VN được sử dụng để chuyển hoá xyloza thành xylitol.

    Sản phẩm này đã được ứng dụng thử nghiệm để sản xuất kẹo cao su và kẹo cứng tại nhà máy bánh kẹo Hải Hà - Kotobuki. Ước tính giá thành 1kg xylitol là 68.000 đồng.

    Không dừng lại đó, nhóm nghiên cứu còn xây dựng công nghệ tách chiết b-glucan từ chủng nấm men S.cerevisiae đột biến. Để có được chủng này, nhóm đã gây đột biến chủng nấm men hoang dại phân lập từ bã men bia.

    Chế phẩm có tác dụng phục hồi số lượng tế bào bạch cầu máu ngoại vi ở động vật suy giảm miễn dịch do chiếu xạ.

    Theo TS Hạnh, hiện Viện Công nghiệp thực phẩm đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất b-glucan phục vụ cho y dược với Viện quân y 103.

    _____________________________________________
    Áo phao tự động phát tín hiệu cấp cứu
    Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ mới (Petech) vừa nghiên cứu và thiết kế thành công loại áo phao cứu nạn trên biển.
    Nhìn bên ngoài, áo phao cứu hộ có hình dáng như áo phao đi biển thông thường, tuy nhiên áo được thiết kế gồm nhiều chức năng cứu hộ, nặng đến 3kg.

    Khi người đang mang áo phao rơi xuống biển, máy dò ăngten trên áo sẽ tự động phát tín hiệu cứu nạn khẩn cấp trong cự ly 10km và phát liên tục trong 10 ngày.

    Đi kèm áo phao còn có hệ thống dò tự động, dựa vào tín hiệu dò, thuyền cứu nạn sẽ nhanh chóng tìm ra người bị nạn.

    Ngoài ra, áo phao còn được thiết kế có còi thổi, máy đuổi cá dữ, chai dinh dưỡng, chai nước uống để giúp người bị nạn tồn tại được trong vòng sáu ngày.

    Dự kiến một áo phao có giá thành khoảng 100 USD. Một hệ thống dò tín hiệu của áo phao có giá 60 triệu đồng.
  2. smile_candy

    smile_candy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Với chiếc máy này, các chủ trang trại trồng trọt, chăn nuôi có thể tăng nhiệt độ bảo đảm cho cây con phát triển bình thường và ngược lại, mùa hè có thể làm mát.
    Giám đốc Công ty Chè, Tùng Lâm Vũ Kiên Chỉnh cùng kỹ sư Vũ Ngọc Thủy là người chế tạo ra chiếc máy cấp nhiệt công nghiệp Green Flame (ngọn lửa xanh) này.
    Máy có cấu tạo gồm hai phần, một thùng chứa nước có lắp các ống thép rỗng và buồng đốt nhiên liệu. Thùng còn lại là hệ thống bơm, quạt hút và đẩy khí. Nước trong bồn được đun nóng bằng các loại củi, than, rơm rạ đến nhiệt độ cần thiết để cấp khí nóng.
    Thông thường sau khi đun khoảng hai giờ, nước trong bồn đạt khoảng 50-60 độ C sẽ không cần cấp nhiệt. Khí nóng được chuyển sang buồng 2 thông qua bộ tản nhiệt.
    Tại buồng này, quạt hút sẽ hút khí nóng trong hơi nước và đẩy ra ngoài với nhiệt độ khoảng 20-25 độ C theo yêu cầu. Máy bơm nước sẽ tự động ngắt khi đủ nhiệt nóng và sẽ tiếp tục bơm khi cần.
    Quá trình cung cấp nhiệt làm mát cũng diễn ra theo chu trình như vậy. Khí lạnh trong nước sẽ được quạt hút kết hợp với khí tự nhiên đẩy ra khi cần làm mát. Lúc này nước sẽ không cần đốt nhiên liệu cấp nhiệt làm nóng.
    Tuy nhiên, theo ông Vũ Kiên Chỉnh, muốn có khí mát hơn chỉ cần cho khay đá vào thùng nước, máy sẽ làm mát được cả ngày theo nhiệt độ yêu cầu. Nếu nhanh hơn nữa thì lắp một thiết bị làm lạnh khoảng 750W với giá bảy triệu đồng như một máy điều hòa nhiệt độ làm mát vào trong bồn chứa nước.
    Nước trong bồn sẽ được làm lạnh nhanh xuống khoảng 10-15 độ C và khi bơm hút thổi ra qua hệ thống quạt sẽ đạt khoảng 15-18 độ C. Đây là nhiệt độ phù hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển.
    Nguyên lý của máy rất đơn giản nhưng làm thế nào để giảm chi phí nhiên liệu, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng mới là vấn đề quan trọng. Một máy cấp nhiệt cho diện tích nhà kín rộng khoảng 480 m2 chạy dầu của Nhật Bản có giá khoảng 20.000 USD.
    Các doanh nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là chủ trang trại quy mô vừa và nhỏ rất cần loại máy này để điều hòa nhiệt độ, nhưng với giá cả vậy khó có thể kham nổi.
    Máy cấp nhiệt Green Flame có giá bán chỉ bằng một phần nhỏ so với máy nhập ngoại. Ông Phạm Ngọc Tuấn - Giám đốc Công ty CP Hoa Nhiệt Đới, khẳng định: máy cấp nhiệt loại này rất phù hợp với các trang trại chăn nuôi, trồng hoa cây cảnh ở quy mô vừa ở Việt Nam. Bởi đối với một số loại cây trồng, vật nuôi thì việc giữ nhiệt độ ổn định là rất quan trọng.
    Ngoài Đà Lạt là vùng có nhiệt độ ổn định thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, còn lại hầu hết các vùng ở Việt Nam như: đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía bắc và Trung Bộ mùa hè nhiệt độ rất cao, nóng nực, còn mùa đông lại lạnh giá.
    Với một số cây trồng ôn đới luôn cần nhiệt độ ổn định khoảng 15-20 độ C để phát triển thì dùng biện pháp thủ công, che chắn không thể đáp ứng yêu cầu.
    Đến nay, không chỉ các doanh nghiệp trong nước biết và tìm đến với chiếc máy mà nó đã được đi giới thiệu và chinh phục được những người Nhật Bản khó tính.
    Mới đây, Công ty Tùng Lâm ký hợp đồng với đối tác Nhật Bản cung cấp 200 chiếc máy này từ nay đến tháng 4/2007. Máy cũng đã được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
    Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
    _______________________________________________
    Gặp người nổi tiếng từ bia
    Ông Nguyễn Hữu Đường ?" Giám đốc Công ty Hòa Bình, được các doanh nghiệp đối tác và khách hàng phong cho ba thương hiệu: ông Đường bia, Đường malt, Đường tháp đôi.
    Ông Đường bia
    Người Hà Nội gọi ông là ông Đường bia. Nhưng tuổi thơ và cả một quãng đời trai trẻ của ông không vàng sóng sánh, không dậy mùi thơm quyến rũ như bia! Đến giờ ông là người nổi tiếng về sự giầu có, nổi tiếng về cái tâm, cái đức, gia đình yên ấm, con cái ngoan, học hành thành đạt.
    Tổ ấm như vậy không phải dễ dàng có được ở những nhà doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường! Nhưng, trên khuôn mặt ông, cặp mắt đen vẫn thoáng một chút buồn.
    Có người nói đó là nét buồn của người đa cảm. Còn những người trong gia đình và bạn bè trang lứa, họ hiểu ông: Một cậu bé Hà Nội thiệt thòi về sự học và tình cảm. Ông không có cơ hội học lên để vào giảng đường Đại học.
    Thiếu tiền thì ông huy động ở anh em, bạn bè. Còn công nghệ làm bia thì đào đâu ra? ?oĐam mê làm bia khiến tôi suýt bị bại liệt? ông Đường đã nói như vậy về thời mày mò, kiếm tìm công nghệ. Ông kể: ?oRòng rã sáu tháng trời, cứ pha chế, ghi chép, thăm nếm vắt kiệt sức mình cho ly bia ngon. Hậu quả là tôi đã bị suy nhược thần kinh thực vật nặng, phải vịn giường tập đi?.
    Năm 1975 nhập ngũ đến năm 1979, ông ra quân và buôn bán nhì nhằng để kiếm sống. Năm 1981, may mắn xin được làm một chân đạp xích lô chở bia thuê.
    Mười năm chở bia thuê cho Công ty Bia Hà Nội, vất vả nhưng ông cũng kiếm được một khoản tiền.
    Người ta gọi ông là Đường bia từ những tháng năm khốn khó đó. Đó cũng là những tháng năm ông học mót được kinh nghiệm làm bia để rồi vào năm 1989 ông thành lập doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Hà Nội sản xuất bia. Có được 450 m2 đất ở đường Hoàng Hoa Thám ?" Hà Nội để xây xưởng.
    Sau này, khi nhà máy bia sản xuất với khối lượng lớn cả bia hơi, bia chai, bia chai có vị nhân sâm. Khách hàng nhận ra rằng chất lượng bia của ông Đường gần được như bia của Công ty Bia Hà Nội. Lý giải về chất lượng bia, ông Đường cho biết, Công ty có khả năng xây nhà máy ở những vị trí rộng, thuận lợi đường giao thông.
    Nhưng, để có được nguồn nước ngầm tuyệt hảo mà chuyên gia Pháp đã khai thác để dùng cho Công ty Bia Hà Nội, bây giờ không phải ở đâu cũng có được. Khi có công nghệ và nguyên liệu tương đương nhau, yếu tố quyết định chất lượng bia lại là nguồn nước.Đó là lý do bia của ông được sản xuất bên cạnh Công ty Bia Hà Nội để hưởng nguồn nước ngầm vô giá.
    Rồi ông Đường malt
    ?oKể cũng lạ, nhà nước có nhà máy bia, tư nhân cũng có nhà máy bia, ấy thế mà cứ mua malt nước ngoài, không chủ động nguyên liệu. Tôi nghĩ nhiều nước họ làm được malt sao mình không làm được?.
    ?oTôi làm malt cũng một phần vì lòng tự trọng dân tộc. Hơn nữa làm doanh nghiệp phải quyết đoán, phải táo bạo, nhiều khi chấp nhận rủi ro cả ở mức cao nhất?.
    Thế là tôi quyết định đầu tư 250 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất malt. Đây là nhà máy sản xuất malt đầu tiên ở Đông Nam Á với công nghệ hiện đại bậc nhất của Cộng hòa Liên bang Đức.
    Malt đạt chất lượng không thua kém malt Australia nhập khẩu. Bây giờ malt của tôi đã bán khắp cả nước.
    Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Bia Huế đều là khách hàng lớn của tôi. Đây là quyết định mạo hiểm, nhiều người can ngăn vì họ cho rằng, mình ở xứ nóng, lúa mạch lại phải nhập khẩu nên quyết định như vậy là làm liều!
    Nhưng tôi đã thành công, trước hết tôi hoàn toàn chủ động phần nguyên liệu cho nhà máy bia của tôi. Ngoài ra, tôi còn bán malt cho các nhà máy khác có nhu cầu?.
    Và ông Đường tháp đôi
    Đang làm bia, làm malt thì ông lại nhảy sang đầu tư xây dựng trung tâm thương mại. Một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với ông khi được thành phố Hà Nội cấp cho 5033m2 đất ở đường Hoàng Quốc Việt ?" Hà Nội. Nhiều người nghĩ rằng ông Đường lại phân lô, chia nền bán kiểu các đại gia kinh doanh địa ốc từng làm.
    ?oChúng tôi đang chuẩn bị xây dựng một công trình từ thiện, khu nhà tiếp đón thân nhân các liệt sĩ khi vào thăm Nghĩa trang Trường Sơn. Đây là tâm nguyện của 500 cán bộ công nhân viên công ty tôi?.
    Nhưng không, một tòa tháp đôi hiện đại nhất Hà Nội với hai sân bay trên nóc tòa tháp bắt đầu đưa vào sử dụng đầu tháng 7/2006.
    Đây là một trung tâm thương mại với hệ thống văn phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn Châu Âu với 20.000 m2 văn phòng hạng A, 7000m2 trung tâm thương mại, 5000 m2 với hai tầng hầm để xe, hơn 100 phòng cao cấp cho thuê.
    Hệ thống 11 thang máy được phủ vàng 24 kara, trong đó có hai thang ***g kính và một thang cuốn tại trung tâm thương mại.
    Toà tháp có phong thuỷ tốt. Đặc biệt, tòa tháp được thiết kế chống động đất đến 8 độ ríchte và hệ số an toàn đạt 2,1, hệ số cao nhất trong tất cả các công trình cao ốc tại Việt Nam.
    Sau Đường bia, Đường malt, Đường tháp đôi, sẽ là Đường? tiếp theo? Ông tâm sự: ?oĐiều tôi mong muốn nhất là có được sức khoẻ để tiếp tục củng cố ba lĩnh vực đã và đang làm. Về phần sản xuất malt, sẽ xây dựng một nhà máy thứ hai tại Bà Rịa ?" Vũng Tàu để cung cấp cho thị trường phía Nam.
    Việt Nam sắp trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khách du lịch, các nhà đầu tư đến Việt Nam sẽ rất lớn, nhu cầu về khách sạn và văn phòng cao cấp sẽ tăng.
    Cho nên chúng tôi tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Ngày 10/7 vừa qua, khách sạn Hoà Bình cao chín tầng nằm ở phố Hàng Bè- Hà Nội đưa vào sử dụng. Sắp tới, sẽ xây dựng một khách sạn lớn đạt tiêu chuẩn năm sao toạ lạc trên đường Kim Mã - Hà Nội.
    Không biết ông có trở thành tỷ phủ dollas đầu tiên của Việt Nam không. Nhưng con đường làm giàu mà ông đang đi chắc hẳn tiếp tục mang đến cho ông những thành công mới.
    Theo Thanh Tra
  3. smile_candy

    smile_candy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa (Thái Bình), vừa chế tạo thành công máy in cuốn Flexo.
    Công trình của anh giành giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam và giải thưởng WIPO năm 2005.
    Chiếc máy in cuốn công nghệ Flexo do anh Hoà chế tạo dùng cho ngành in, sản xuất giấy vở học sinh, bao bì.
    Tại Việt Nam ngành giấy vở vẫn chủ yếu sử dụng các máy kẻ dòng bán thủ công lạc hậu.
    Trước đây, có một vài máy in cuốn được nhập dưới dạng viện trợ nhưng vì nhiều lý do chúng hoạt động không thường xuyên.
    Gần đây một số doanh nghiệp nhập máy in cuốn nhưng với giá rất cao 2,5 tỷ đồng với máy qua sử dụng và hơn 14 tỷ đồng nếu là máy mới.
    Năm 1974, Hòa là chiến sỹ thuộc Quân chủng Phòng không Không quân, sau được cử đi học kỹ sư thực hành tự động hóa ở Đức. Khi ra quân, Hòa lại về làm công nhân ở Xí nghiệp Điện thông Thái Bình.
    Ngay thời kỳ này, dù không đúng ngành, Hòa liên tục có những sáng kiến, sáng tạo mới, nhiều năm liền đạt chiến sĩ thi đua, bằng khen của Hội KHKT tỉnh. Và chỉ trong bốn năm, từ thợ bậc 1 anh bước lên thợ bậc 5.
    Khi cơ chế mới mở ra, Nguyễn Quốc Hòa về một cục và thành lập xí nghiệp sản xuất giấy vở.

    Máy in cuốn Quốc Hòa
    Đầu năm 2000, Hòa thiết kế chế tạo ra máy cắt kẻ tự động liên hoàn, kẻ - cắt tờ trực tiếp trên cuộn giấy.
    Chiếc máy của Hòa được ví như cuộc cách mạng của ngành sản xuất giấy vở nước ta vì chưa có nhà máy cơ khí ngành in nào tại Việt Nam chế tạo thành công máy cắt cuộn mà hoàn toàn phải mua của nước ngoài.
    Loại máy này nhanh chóng được các nhà sản xuất giấy vở trong nước sử dụng. Nhưng chiếc máy này vẫn bộc lộ nhiều nhược điểm.
    Một điều không may ập đến, cũng chính năm 2000, xí nghiệp của Hòa bị thua lỗ, toàn bộ tiền bạc và nhà cửa Hòa phải dồn trả ngân hàng mà chưa hết nợ.
    Nguyễn Quốc Hòa lại bắt đầu làm lại cuộc đời từ việc lập tổ cơ khí hàn chuồng gà, chuồng vịt, dậu sắt, cánh cổng, v.v...
    Có điều, ngay cả những lúc bi kịch nhất, trong đầu Hòa cũng không rời hình ảnh chiếc máy in cuốn tự động.
    Năm 2002, Nguyễn Quốc Hòa, trong điều kiện vẫn còn hết sức khó khăn về vốn đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy in cuốn tự động đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ in Flexo- một công nghệ đang được dùng rộng rãi để in các chủng loại sản phẩm có số lượng xuất bản rất lớn như vở viết, sổ tay, nhãn hàng hoá, phong bì, các loại hộp, v.v...
    Hầu như đêm nào Hòa cũng âm thầm, lặng lẽ làm việc từ 1 - 4 giờ sáng trên máy vi tính. Sau hơn một năm nghiên cứu, đến năm 2003, Hòa chế tạo thành công chiếc máy in cuốn.
    Tuy vậy, 3 chiếc máy đầu tiên, bán rồi phải nhận lại vì chạy thử thì tốt nhưng vận hành sản xuất liên tục thì vẫn còn những vấn đề kỹ thuật cần giải quyết tiếp.
    Phải đến tháng 4/2004, những chiếc máy in cuốn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới được sản xuất hàng loạt, lần đầu tiên được thiết kế và chế tạo ở Việt Nam.
    Đây là máy in cuốn nhưng lại thay đổi được các lô bản, từ đó thay đổi kích thước của tờ in.
    Điều này cho phép trên một máy cuốn vẫn có thể in ra các loại sản phẩm khác nhau. Việc tháo lắp thay đổi ống bản rất đơn giản thuận tiện.
    Máy được thiết kế để có thể lắp lẫn hoặc thay đổi phụ tùng là có thể sử dụng cho nhiều mục đích in khác nhau. Đặc biệt máy in cuốn Quốc Hòa hoạt động ổn định với các loại giấy sản xuất trong nước.
    Giá bán máy in cuốn Quốc Hòa chỉ bằng 1/3 giá thành của máy nhập khẩu từ Trung Quốc và chỉ bằng 1/2 giá thành của máy in offset (đã qua sử dụng) cùng kích thước tờ in. Tỷ lệ của phụ tùng ngoại được lắp trên máy chỉ chiếm khoảng 10%.
    Qua thực tế sản xuất tại các đơn vị sử dụng máy in cuốn Quốc Hòa thì cứ một tấn giấy, tiết kiệm được 600.000 đồng chi phí cho nguyên liệu giấy, nhân công, điện, mực in...
    Trung bình mỗi năm chỉ riêng ngành sản xuất giấy vở học sinh đã sử dụng hết khoảng 40.000 tấn giấy cho in giấy vở học sinh thì ít nhất cũng tiết kiệm được vài chục tỷ đồng.
    Nếu tính cả nhiều ngành khác cũng sử dụng máy in cuốn như bao bì, in biểu mẫu, nhãn mác thì con số tiết kiệm được sẽ lớn hơn nhiều.
    Theo Tiền Phong
    _______________________________________________
    Tulsi Tanti ?" Góp gió thành tỷ phúTulsi Tanti (Pune-Ấn Độ), 48 tuổi, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc điều hành công ty Suzlon Energy, đứng thứ 5 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn với tổng tài sản trị giá 23,5 tỷ USD. Ông đã xây dựng tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong ngành điện gió.
    Từng là nhà đại tư bản trong ngành dệt, Tulsi Tanti phải đối mặt với nguy cơ làm ăn thua lỗ do giá điện leo thang. Bị thuyết phục bởi tính kinh tế của điện gió, ông chuyển sang lĩnh vực kinh doanh điện gió từ năm 1995. Sulzon nhanh chóng nổi lên thành công ty điện gió lớn nhất châu Á và đứng hàng top ten trên thế giới.
    Sulzon bao gồm dịch vụ tư vấn, thiết kế, sản xuất, vận hành và bảo trì, cung cấp cho khách hàng tất cả những giải pháp về điện gió. Bí quyết cho sự lớn mạnh kỳ diệu của Sulzon chính là sự nhạy bén của công ty trong việc tạo nên những sản phẩm tầm cỡ thế giới bằng cách tiếp nhận những gì tốt nhất từ khắp thế giới.
    Đó là lý do tại sao Suzlon đặt chi nhánh tại Đức để phát triển công nghệ, một hệ thống nghiên cứu và phát triển tại Hà Lan, thiết bị sản xuất xuất cánh quạt và tuốc bin gió tại Ấn Độ.
    Sulzon đã có mặt tại 7 bang của Ấn Độ, ghi dấu ấn đặc biệt của mình trong việc làm phổ biến khái niệm cánh đồng gió tại châu Á. Sự thành công của công ty thể hiện ở cánh đồng gió lớn nhất châu Á và có lẽ là một trong những cánh đồng lớn nhất thế giới tại Vankusavade, quận Maharashtra với công suất 201MW.
    Tham vọng của công ty là mở rộng thị trường toàn cầu. Trung Quốc là một phần chiến dịch toàn cầu và công ty mở văn phòng đại diện tại Bắc Kinh và Thượng Hải.
    Công ty đầu tư 60 triệu USD để thành lập hệ thống sản xuất máy phát điện tuốc bin gió. Sulzon thiết lập một chi nhánh nhằm xây dựng 7 nhà máy, một trung tâm công nghệ, một trung tâm bảo trì với tổng đầu tư 100 triệu USD và một hệ thống điện gió 600 MW tại Thiên Tân, gần thủ đô Bắc Kinh.
    Mỹ là thị trường lớn thứ hai, Sulzon đã đầu tư 20 triệu USD vào dự án sản xuất cánh quạt gió tại Minnesota. Sulzon thiết lập chi nhánh sản xuất tại Mỹ vì xuất khẩu từ Ấn Độ có chi phí cao. Xuất khẩu những cánh quạt dài 20-25m là điều bất khả thi và Mỹ là là nước nhập khẩu tuốc bin gió nhiều nhất thế giới.
    Trong khi Mỹ và Trung Quốc là chi nhánh sản xuất, Châu Âu sẽ cung cấp thiết bị kỹ thuật cho khách hàng trên toàn cầu và để nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, công ty cũng có mặt tại thị trường Úc và đang nhắm tới thị trường Hàn Quốc với dự án năng lượng gió 15MW. Tiến tới, công ty sẽ xây dựng một trong ít cánh đồng gió lớn nhất thế giới với công suất 250MW.
    Trên toàn cầu, tổng công suất điện gió hiện nay gần 60.000 MW. Gần 50 nước đã có luật và những quy định hỗ trợ cho sự phát triển của nguồn năng lượng tái sinh như gió - nguồn năng lượng ngày càng quan trọng vì giá dầu leo thang, nhu cầu hạn chế khí thải gây nóng lên toàn cầu.

    Cánh đồng gió lớn nhất châu Á
    M.H (Tổng hợp từ Inwwindchronicle, dawn)
  4. smile_candy

    smile_candy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Hai lúa được phép bay thử nghiệm máy bay tự chếĐoàn công tác Bộ Quốc phòng vừa thống nhất kiến nghị cho phép hai nông dân tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, Tây Ninh được phép bay thử nghiệm máy bay tự chế. Thời gian kết thúc thử nghiệm là 31/12/2006.
    Năm 2003, hai nông dân Lê Văn Danh và Trần Quốc Hải ở xã Suối Dây, huyện Tân Châu đã mày mò chế tạo máy bay trực thăng và tiến hành thử nghiệm. Đến ngày 3/2/2004, máy bay tự chế đang bay thử nghiệm thì bị cơ quan chức năng thu giữ vì chưa được cấp phép.
    Tiếp sau đó, từ thông tin báo chí về hai nông dân chế tạo máy bay, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng thẩm định. Hội đồng này đưa ra kết luận, máy bay mà hai nông dân chế tạo giống máy bay trực thăng, nhưng thiết bị này không thể bay được và đưa ra lời khuyên không nên đầu tư làm tiếp.
    Tuy nhiên, do đam mê, hai ông Danh và Hải vẫn tiếp tục nghiên cứu và chế tạo ra chiếc máy bay trực thăng thứ hai trên cơ sở cải tiến và rút kinh nghiệm từ chiếc thứ nhất.
    Và để chứng minh sản phẩm của mình có thể cất cánh hai ông đã làm đơn xin được thử nghiệm thiết bị bay do mình chế tạo. Lần này, Bộ Quốc phòng đã cử đoàn công tác do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Dương, Cục trưởng Cục Khoa học & Công nghệ & Môi trường thuộc (Bộ Quốc phòng) đến Tây Ninh xem xét thực trạng, từ đó có kiến nghị lên Bộ có ý kiến chính thức.
    Sau thời gian làm việc, đến ngày 14/08/2006, Đoàn đã thống nhất trình Bộ Quốc phòng theo hướng cho phép thử nghiệm thiết bị bay theo đề nghị của hai ông Danh và Hải, trong đó xác định rõ thời gian kết thúc việc thử nghiệm là ngày 31/12/2006.
    Đoàn cũng thống nhất, để được bay thử nghiệm hai ông Danh và Hải phải đảm bảo sáu bước trong quá trình thử nghiệm với yêu cầu kỹ thuật thấp đến cao dần và kết thúc là nâng cao thiết bị lên khỏi mặt đất 1m trong thời gian 1h.
    Như vậy, sau thời gian dài chờ đợi, nhiều khả năng thiết bị bay của hai ông Lê Văn Danh và Trần Quốc Hải sẽ được Bộ Quốc phòng cấp phép chính thức cho thử nghiệm.
    Cũng trong cuộc họp với Đoàn công tác, ông Danh, Hải đã cam kết chấp hành các yêu cầu về nội dung thử nghiệm của Nhà nước về thời gian, địa điểm, bảo đảm an toàn bay. Đồng thời cam kết tự chịu trách nhiệm về những rủi ro và hứa khắc phục hậu quả nếu xảy ra sự cố.
    Theo VNN
    _____________________________________________
    Chế biến rượu từ nước dừaÔng Ba Thanh, một người dân xứ dừa Bến Tre, đã sản xuất thành công rượu từ nước dừa và xuất khẩu loại rượu đặc sản mới này sang nhiều nước châu Á và châu Âu.
    Từ ý tưởng tận dụng nguồn nước dừa, thường bị các nhà máy cơm dừa nạo sấy bỏ đi trong quá trình chế biến, cuối năm 2005 ông Thanh đã nghiên cứu thành công việc chế biến nước dừa nguyên chất thành rượu.
    Ưu thế của loại rượu này là uống không bị nhức đầu, có thể pha với soda hay hâm nóng uống vào mùa lạnh, nếu uống điều độ sẽ giúp tóc mượt và ổn định đường ruột.
    Đến nay, nhà máy chế biến rượu dừa của ông Ba Thanh, đặt tại xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, mỗi tháng cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng 15.000 chai. Sản phẩm rượu dừa của ông được nhiều khách hàng Anh, Thái Lan, Campuchia và Lào ưa chuộng.
    Tỉnh Bến Tre được xem là xứ sở của dừa với gần 40.000 ha dừa. Nơi đây còn nổi tiếng với những sản phẩm được chế biến từ dừa như kẹo dừa và hàng thủ công mỹ nghệ làm từ sọ dừa, cọng lá và bông dừa.
    Để thúc đẩy việc trồng và chế biến dừa, mới đây Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm triển khai đề án phát triển trồng mới 5.000 ha dừa, xúc tiến thành lập Hiệp hội sản xuất - chế biến dừa và xây dựng chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
    Theo TTXVN
  5. smile_candy

    smile_candy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Nhà sáng chế đa tàiThường trực trong đầu câu hỏi tại sao, ông đã mày mò sáng chế nhiều sản phẩm có tính năng vượt trội như: Xe lăn chạy bằng năng lượng mặt trời; bộ chống hao xăng; ghế massage, robot cá dọn cống và đang tiếp tục công trình nghiên cứu xe hơi chạy bằng sức gió.
    Ông là Nguyễn Thanh Long, 40 tuổi, quê Điện Bàn - Quảng Nam, hiện sống tại khu phố 8, Bình Hưng Hòa, Bình Tân - TP HCM.
    Từ mong ước làm cho cha chiếc cày
    Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, thuần nông, đông con. ?oNhìn nhà người ta giàu có, sắm được con trâu, cái cày, còn cha tôi thì làm ruộng chỉ bằng cái cuốc và sức người?, ông trầm giọng nhớ lại.
    Giữa vùng quê nghèo ấy, cứ đến vụ lúa, cậu lại sáng chế ra một thứ gì đó, lúc thì cái máy xúc, khi thì cái máy tuốt, bé xíu. Nhưng cha cậu vẫn cứ khuyến khích con.
    Tốt nghiệp THPT, kinh tế gia đình không cho phép học lên, cố gắng lắm, Long mới ra học ở Nhà máy Chế tạo máy và công cụ số 1, Hà Nội được ba năm. Khi đã cứng tay nghề, ông trở về quê và đã chế tạo thành công máy xúc, máy tuốt lúa.
    Nhưng những chiếc máy ấy thành công vẫn không biết bán cho ai. Năm 1997, ông quyết định khăn gói vào TPHCM với ý nghĩ: ?oỞ trong ấy kinh tế phát triển, nếu mình chế tạo ra được thứ gì chắc chắn sẽ có người mua bản quyền và ứng dụng vào sản xuất?. Cả gia đình đều phản đối. Còn ông thì quyết chí lên đường.
    Ông quyết định chọn cửa cuốn làm sản phẩm khởi nghiệp. Không có trường lớp đào tạo, ông tự mày mò, bí đến đâu tìm tài liệu học đến đấy.
    Ham học hỏi và say mê nghiên cứu, sản phẩm cửa cuốn Thanh Long chào hàng đã được các nhà thầu xây dựng chú ý vì tính năng vượt trội.
    Lực kéo nhẹ hơn và độ êm cao hơn so với các sản phẩm ngoại nhập cùng loại, trong khi giá thành mềm hơn nhiều. Đến nay, sản phẩm của ông đã chiếm lĩnh thị trường và có mặt ở nhiều công trình xây dựng lớn, như trường đua Phú Thọ, chợ Tân Bình, chợ Tân Trụ, chợ Tân Định, chợ Phú Nhuận và một số nhà văn hóa, v.v...
    Chỉ trong vòng chưa đầy sáu năm, từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng được một cơ ngơi khang trang và hệ thống 30 đại lý phân phối sản phẩm.
    Đam mê sáng tạo
    Từ những năm tháng hành nghề xe ôm kiếm gạo, ông cứ trăn trở trước ý nghĩ làm sao hạn chế tối đa mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Loay hoay mãi vẫn không tìm ra, cho đến một lần đi dự tiệc, ông nhìn thấy nồi lẩu được nấu bằng cồn khô.
    Về nhà, ông mua cồn khô về thử nghiên cứu tính chất hóa học và nhận ra cồn có nhiều thành phần có tính năng giống xăng. Ông bắt tay chế tạo bộ tiết kiệm xăng cho xe gắn máy từ cồn khô.
    Thiết bị này đã được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TPHCM kiểm định và cho biết kết quả giảm được 10,39% so với mức tiêu hao nhiên liệu bình thường.
    Một lần tình cờ khi chiếc điện thoại di động hư bộ rung, ông mang ra thợ sửa. Ngồi nhìn anh thợ tháo chiếc điện thoại ra, ông thấy không đến nỗi phức tạp. Thế là ý tưởng chế tạo ghế massage được hình thành từ đấy.
    Sau vài đêm nằm vắt tay lên trán, một hệ thống massage với bộ rung của điện thoại di động đã hình thành. Hệ thống này được gắn vào lưng ghế, khi có người tựa vào, hệ thống rung sẽ tự hoạt động. Độ rung có thể điều chỉnh nhờ một nút vặn nhỏ.
    Chiếc ghế có hình dáng giống chiếc ghế bố, được gắn thêm các bánh xe và khi cần, người sử dụng có thể kéo ra thành chiếc giường massage êm ái.
    Phía trước chiếc ghế có gắn một chiếc bàn di động dùng để đặt máy tính xách tay, phía dưới đặt một chiếc quạt nhỏ tự động nếu có người ngồi đặt chiếc máy vi tính lên bàn. Ông cho biết, chiếc quạt sẽ giúp máy tính giải nhiệt tốt hơn.
    Năng lượng cung cấp cho ghế massage là điện nhà, pin, hoặc năng lượng mặt trời. Chiếc ghế đã được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TPHCM kiểm định đạt chuẩn an toàn. Giá bán 350.000 đồng.
    Lần khác, nhìn thấy một người khuyết tật khó nhọc điều khiển chiếc xe lăn tay, trong đầu ông bật ra ý nghĩ chế tạo chiếc xe lăn chạy bằng năng lượng mặt trời. Bản vẽ chiếc xe nhanh chóng được ông triển khai và thành công. Tốc độ trung bình của xe là 10 km/giờ, có giá thành chỉ trên ba triệu đồng.
    Ông cho biết: ?oXe chạy bằng năng lượng mặt trời rất tiện cho người khuyết tật. Tôi làm sản phẩm này như món quà tri ân với các anh chị thương bệnh binh đã cống hiến một phần cơ thể mình cho Tổ quốc và những người kém may mắn. Nếu có đơn vị quản lý thương bệnh binh và người khuyết tật nào hợp tác, tôi sẽ mở rộng sản xuất sản phẩm này?.
    Sản phẩm độc đáo: Robot cá dọn dẹp đường cống
    Mới đây, ông lại mày mò nghiên cứu khi thấy cả con đường ngập trong nước, cho ra đời robot cá dọn dẹp đường cống. Ông cho biết: ?oVấn đề ngập không giải quyết được vì một lý do đơn giản là công nhân làm rất cực khổ nhưng họ chỉ hốt được đất và các chất thải ở hố ga theo dạng thủ công, còn bên trong ống thì rất khó làm, nếu chui vào được ống lớn cũng rất nguy hiểm, trong khi đất bồi hằng ngày?.
    Robot hình cá được thiết kế hình tròn, phía trước có mũi nhọn. Khi hoạt động, nó được gắn với hệ thống điều khiển phía trên bằng một ống hơi, nguyên lý di chuyển của nó là phản lực, hơi sẽ đẩy nó đi sâu vào lòng ống cống.
    Khi đến một địa điểm xác định nào đó, người điều khiển phía trên bấm nút, robot sẽ dừng lại. Lúc đó robot sẽ tự động bung ra những cánh tay dày, bám chặt mặt ống và di chuyển ngược lại. Các cánh tay này sẽ mang theo tất cả đất, chất thải về phía hố ga.
    Khi được hỏi về những dự định, ông cười, cho biết: ?oTui đã nghĩ ra cách cho xe hơi chạy bằng năng lượng của gió. Một vài tháng tới, tôi sẽ thu xếp và tậu về chiếc xe hơi cũ để làm thử xem sao. Tui thấy không khó lắm đâu, vì trong đầu đã nghĩ đâu ra đấy rồi?.
    Theo NLĐ

Chia sẻ trang này