1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý tưởng phản bác thuyết cơ học cổ điển

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ATC, 08/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng phản bác thuyết cơ học cổ điển

    Ông Thường đến với vật lý cứ như bị "bỏ bùa". Nhà nghèo, nên học đến lớp 7, ông đi làm công nhân ở nhà máy dệt Mùa Đông, Thanh Xuân, hà Nội. Ở đây ông được cử đi học thêm lớp đào tạo trung cấp sửa chữa máy móc. Quy trình đào tạo đi từ lý thuyết đến thực hành, còn với ông Thường thì ngược lại. Nghe thầy giáo giảng về cơ cấu biên tay quay, ông lục lại kinh nghiệm trong sản xuất mới thấy điểm cần xét lại trong lý thuyết phân tích lực: khi góc alpha tăng thì lực dọc biên tăng. Nhưng nhiều lần trực tiếp thay lò xo giảm rung, ông Thường đưa ra ý kiến cho rằng: góc alpha tăng thì lực dọc biên phải giảm.

    Lần khác, khi giảng về nguyên lý hình bình hành, thầy nói: mọi lực đồng quy độc lập với nhau ở bất cứ góc độ nào. Bằng mô hình thực nghiệm tự xây dựng, ông Thường nói: "Mọi lực đồng quy độc lập với nhau chỉ khi vuông góc với nhau". Tiếp đến là bài toán con nêm, con son. Về bài toán con son - vẫn ứng dụng trong hệ xây dựng cầu cống, nhà cửa - ông Thường chứng minh: khớp động và khớp hàn chặt khi cùng chịu một hệ lực tác động cho kết quả khác nhau. Trong khi trước nay người ta vẫn cho rằng: khớp động và khớp hàn chặt khi chịu một lực tác động cho kết quả giống nhau. Một phát hiện quan trọng của ông Thường trong bài toán này là: bài toán chỉ tính đến lực kéo và lực nén, trong khi lực uốn mới đáng kể.

    Theo đề nghị của Ủy ban Khoa học Nhà nước lúc bấy giờ do Viện sĩ Trần Đại Nghĩa làm chủ nhiệm, một cuộc hội thảo đã được tổ chức để xem xét những vấn đề anh công nhân Nguyễn Văn Thường nêu ra. Người ủng hộ, người phản bác. Nhưng có điều, những người phản bác cũng không chỉ ra được phát hiện của ông Thường sai ở đâu sau khi quan sát ông thao tác trên những mô hình thực nghiệm. Lần đó, GS Nguyễn Hoàng Phương ủng hộ những quan điểm của ông Thường, rồi đến GS Nguyễn Văn Bửu. Trong một bức thư gửi GS Hoàng Quý, GS Nguyễn Văn Hiệu viết: "Tôi thấy anh Thường nói có lý, nhưng không có thời gian tìm hiểu kỹ...".

    Suốt 34 năm, ông Thường vẫn phải ôm những mô hình thực nghiệm đi diễn thuyết một cách không chính thức ở các cơ quan khoa học. Người ta lại gật đầu, người ta lại phản đối, nhưng về mặt toán học, chẳng ai chứng minh điều ông Thường nói là đúng hay sai?

    Trong 2 năm gần đây, Hội vật lý Việt Nam đã cho đăng tải hết các phát hiện của ông thường về "những sai lầm" trong lý thuyết vật lý cơ học cổ điển (số mới nhất 4/2002). Đáng tiếc là chưa có một ai lên tiếng phản đối hoặc ủng hộ một cách khoa học.

    Văn phòng Chính phủ đã gửi công văn đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xem xét lại những vấn đề ông Thường nêu ra, nhưng đến nay vẫn chưa thấy bộ KHCNMT hay cơ quan nào khác đả động đến, chỉ hứa "sẽ tổ chức một cuộc hội thảo để xem xét", cụ thể thời gian bao giờ thì "chưa biết".

    (Theo Khoa học và Đời sống)


    ATC
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cho tôi hỏi một câu thế này: Ông Thường mà bác đề cập trong bài có phải chính là ông Thường trên chương trình VKT năm nào mà anh Trần Bình Minh đã bênh chằm chặp không?
    Xin nhắc lại đề mọi người cùng nhớ: ông Thường trên TV năm đó đã đưa ra nhiều thí nghiệm chứng minh những điều người ta đang dạy trong SGK Vật lí là sai. Kết quả là anh Trần Bình Minh đã phải làm kiểm điểm đến khổ sở. Còn sau đó thì ông Thường vẫn một mực bảo vệ quan điểm của mình bất chấp dư luận.

    Phải chăng vụ việc đó lại một lần nữa được lật lại?
    "Những việc cần làm ngay"
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 09/07/2002 ngày 10:58
  3. msg

    msg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Ông thầy dạy VL của tôi (là một GS) có kể câu chuyện về một lão nói là cm được các ĐL của Newton là sai, gửi sang Nga bị họ trả về và phê là sai cơ bản trầm trọng.Lại còn gần đây trên CKX có một chú học sinh cấp 3 (!) cũng nói là đã cm được 3 đl newton sai.
    Theo tôi thì những lý thuyết cổ điển đã có hàng trăm năm, biết bao nhiêu thực nghịêm đã được tiến hành cm nó là đúng, thì có lẽ không thể có khả năng phản bác được. Những người có những phát kiến như trên có thể nói là do ngộ nhận mà thôi.
    [​IMG]
    Đời rất dở nhưng mình vẫn luôn phải niềm nở...
  4. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    ặ? hay, chỏằ> ngày xặ?a Einstein chỏ?Ê bỏằi công nhỏ?ưn ông ỏ?Ơy.
    Nhặ?ng nói ?'?ạa thỏ?? thôi, chỏằ> tỏằ> ngh?â rỏ??ng cỏ?Ê thỏ?? giỏằ>i bao la này l?Âu l?Âu mỏằ>i có ?'ặ?ỏằÊc nhỏằ?ng thi?ên tài biỏ??t ?'i ti?ên phong và thay ?'ỏằ.i quan niỏằ?m nh?Ân loỏ?Ăi nhặ? Galileo, Newton hoỏ?ãc Einstein. Chỏằâ nghe c?Ăc b?Ăc kỏằf ỏằY VN có nhiỏằ?u "nh?Ân tài" nhặ? vỏ?ưy th?ơ VN không chỏằông ?'?Ê cỏ??m cỏằ? tr?ên sao Hỏằ?a tỏằô l?Âu rỏằ"i ?ư chỏằâ lỏằ<
  5. key

    key Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi theo tớ biết thì Einstein không bác bỏ hoàn toàn các định luật cơ học cổ điển. Đấy là các trường hợp riêng thôi.
    Quan trọng nhất là Einstein đã cho chúng ta quan niệm mới về thời gian, điều mà trước đây con người vẫn cứ lầm tưởng !!!
    Manners make the man !
  6. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Em còn nhớ hồi xưa xem TV thấy bác Thường được lăng xê ghê lắm, được gọi là "nhà bác học da màu" nữa. Sau đó thì lặn mất tiêu. Giờ lại tái xuất giang hồ à.
  7. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Thì em đã nói rõ là "trong trường hợp đặc biệt" thôi mà!!!! Nhưng phải công nhận, khi Einstein công bố thuyết tương đối của mình, cả thế giới khoa học đều nhìn ông giống như nhìn Darwin hồi xưa. Chẳng hạn, chỉ có cái đầu của ông ấy mới dám nghĩ rằng thời gian có thể ngừng trôi (khi vận tốc = c) Wow, đến nay vẫn còn nhiều người cho ông ấy là điên mà!!!
  8. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ở đây, chúng ta tranh luận hay phê phán thì cũng chỉ trên quan điểm nói mồm mà thôi. Muốn phản bác cái gì thì phải phản bác cho "chết". Nếu chưa có ai dùng thực nghiệm để chứng minh được bác Thường là sai, thì chúng ta sẽ làm. Ông thường có dám giao lý thuyết đó cho chúng ta hay không? Nếu tôi có thể về nước được đúng lúc, tôi sẽ ra Hà Nội cùng làm với các bạn.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  9. tinyfoxmas

    tinyfoxmas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.338
    Đã được thích:
    0
    không biết đọ chính xác của các thí nghiệm của ông Thường là bao nhiêu nhỉ? Chwú tôi nghĩ đừng so sánh ông ta với Newton , Einstein hay Galilé mà thiên hạ nó cười cho , ông ta còn chả hiểu được những thứ cơ bản của Vật lý .Ông ta hoang tưởng và lẩn thẩn thôi

    KỊ SĨ TRÊN MÁI NHÀ ,OÉ OÉ.... CHUỘT
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    http://www.tathy.com/thanglong/topic.asp?TOPIC_ID=4042&FORUM_ID=12&CAT_ID=7&Forum_Title=Di%E1%BB%85n+%C4%91%C3%A0n+chung&Topic_Title=H%E1%BB%8Dc+h%E1%BA%BFt+l%E1%BB%9Bp+7+b%C3%A1c+b%E1%BB%8F+thuy%E1%BA%BFt+c%C6%A1+h%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%95+%C4%91i%E1%BB%83n

Chia sẻ trang này