1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý tưởng phản bác thuyết cơ học cổ điển

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ATC, 08/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinhyeulacainieu

    tinhyeulacainieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu còn ai có cái nào hay hay như của ông nỳ không ?
    À quên các bác có thể nói rõ hơn về thí nghiệm của lão được hôn
  2. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    ới xời ơi, các bác học Cơ học mà không biết chuyện này à?? Hồi đấy ông ý bỏ ra 30 năm để làm mấy cái thí nghiệm, dựa vào giáo trình Cơ học lý thuyết của trường Bách Khoa (do các thầy dịch từ sách Nga, sách Tàu ra)... Sau rất nhiều thí nghiệm về Động lực học, Mr. Thường đã đưa ra được một số kết quả nhìn qua thì có thể phản bác lại những gì viết trong sách... Lúc đầu mới nhìn qua thì nhiều người coi thường trình độ của Mr. Thường nên ko quan tâm... Sau ông ý đòi gửi các kết quả nghiên cứu ra các viện hàn lâm ở nước ngoài, bên Viện Cơ mới sợ bên ngoài người ta dè bửu trình độ khoa học VN kém đến nỗi ko kiểm chứng được những thí nghiệm cơ học cổ điển bèn họp nhau lại.. Người ta bắt đầu để ý đến các thí nghiệm của bác ý vì thấy cũng có lý phết, rõ ràng là sách sai... Nhưng những người đó + bác Thường đã không nhận ra rằng trong các thí nghiệm động lực học ở môn Cơ học lý thuyết viết trong giáo trình trường BK hay bất kì giáo trình nào khác trên thế giới, có 1 điểm cần lưu ý là trọng lượng các thanh truyền lực và các pitong, xi lanh đều được bỏ qua hoàn toàn, vì tương quan giữa lực phát động và các trọng lực ấy trong các loại máy thí nghiệm đều rất lớn... Xem thí nghiệm của bác Thường thì biết, tải trọng của bác ý nặng có vài kg, mà mấy cái thanh truyền lực cái nào cũng to như cái cờ lê, có cái to bằng cổ tay... Nếu tính toán như trong sách thì rõ là vô lý rồi... Bên viện cơ người ta khẳng định nếu kể đến trọng lượng thanh truyền thì các kết quả sẽ chẳng có gì sai với cơ học cổ điển cả... Người ta cũng định làm lại các thí nghiệm của bác Thường và tính toán lại cho bác ý thấy nhưng mà chưa có kinh phí nên có người vẫn bán tín bán nghi... Công sức 30 năm của bác ý quả thật rất rất đáng khâm phục, nhưng những trường hợp như vậy trong lịch sử khoa học thế giới từ xưa đến nay có nhiều lắm lắm lắm rồi... Họ cũng là những nhà bác học có đầu óc và sáng tạo, nhưng đáng tiếc, chỉ có chân lí mới trường tồn....
    PS: nên nhớ là những gì chúng ta được học ở ĐH bây h, nhất là những trường kĩ thuật là nhằm phục vụ cuộc sống, vì vậy có nhiều cái chưa hoàn toàn đúng trên mọi phương diện.. Nó chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày và người ta cũng chỉ cần chúng ta đúng đến thế.. Còn bác nào muốn đúng trên mọi phương diện thì học cao nữa, cao nữa, cao nữa.... Hì
    Chữ ký rất hợp lệ! >:<
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Ai biết được cái ông Thường kia làm thí nghiệm ra sao các thao tác của ông ta như thế nào ,đo đạt ra sao ngoài ra các điều kiện thí nghiệm ông đưa ra phù hợp lý thuyết chưa >Trong Vật Lý hay có trường hợp lý tưởng hoá cho dể tính chẳng hạn như đồng chất ,không đáng kể ...... nhưng nếu không thoả thì phải xét bằng 1 bài toán vi tích phân tổng quát theo không gian thí nghiệm e là ông Thường không tính nổi đã rồi nói bậy .
    Ở trường em có lắm kẻ đi làm thí nghiệm với dụng cụ chuẩn giá hàng chục triệu 1 cái máy đo be bé mà vẩn làm sai .Đo xong theo lý thuyết hắn tính ra là a nhưng cái món mà hắn cần đo lại có sẳn số đo là b hắn kết luận lý thuyết sai được hay sao trong khi các thầy trước khi cho hắn làm đã đo thử và đa số bạn bè hắn đo đúng ====> thằng này học lý thuyết giỏi nhưng thực hành thì dốt quá .Ông thường nọ chưa có bằng cấp gì cả làm thí nghiệm tèm nhem hẳn là vừa dốt lý thuyết vừa dốt về thao tác thực hành.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  4. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
  5. Sam_bi_an

    Sam_bi_an Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu thì có thể coi thuyết của Newton không sai nhưng bị giới hạn trong một không gian vừa đủ nhỏ. Và tiếp ngay bên ngoài cái biên giới đó là thuyết tương đối của Einstein. Người ta nói thuyết của Newton bao trùm lên trái đất còn thuyết của Einstein bao trùm lên Newton. Tôi nghĩ là trong một không gian mà độ cong chưa biểu hiện rõ rệt (gần bằng 0) thì với hình học ơclít và những phép toán của Newton có thể cho những kết quả thực tế chấp nhận được. Điều đó cho thấy là cho đến nay, trước khi nói đến ý tưởng của Einstein, người ta vẫn dẫn dắt bằng Newton và tôi nghĩ, có thể xem Newton đúng trong phạm vi trái đất, hiệu lực của nó giảm dần khi khoảng cách đo đạc lớn dần.
    Tôi rất tò mò về ông Thường và những bài lập luận của ông. Nếu như có thể thì tôi sẽ tham khảo ở đâu đây? Có ai post lên mạng được không?
  6. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    không bác ạ! ông Thường ông ý cũng chả chịu công bố, sợ mất bản quyền Chỉ có một số người được đọc thôi Còn lại chỉ biết 1 cách khái quát, chủ yếu là các thí nghiệm động lực học thông thường....
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Cái gã đó sao đủ lực tạo ra những điều kiện mà vật lý Newton không chính xác.
    Chắc mấy ông ngồi họp tìm phong bì thôi. Thế mới biết các ông ấy thường hơn chúng mình. Bỏ đi.
  8. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Theo những gì Romeo nói thì thí nghiệm của ông này chỉ dùng kết quả lệch với cách tính lý thuyết theo cơ cổ điển để nói à ? (bắt nguồn từ sai số gì đó từ việc bỏ qua một số đại lượng). Nghe chuyện này cứ như là bịa . Cơ cổ điển đã mấy trăm năm nay có biết bao nhiêu ứng dụng (kiểm chứng) đúng rồi, ông ấy muốn nói nó sai ở chỗ nào mới được ????
    memory
    the scourge of the unhappy
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey
  9. Meson007

    Meson007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Các thí nghiệm cũng như bài báo của ông Thuong trên VLPT, tôi là một thành viên cũng đã đọc nhưng nói chung việc này đã được kết luận chẳng qua chưa có kiến thức vật lý sâu sắc, nhưng cũng tại các giáo sư mình ru ngủ ông quá lâu nên bây giờ ******** trạng thất vọng đến với ông rất hụt hhẫng, Khổ thân
  10. kien2005

    kien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    hè hè, hay quá, vì tôi có đưa ví dụ ông Thường này ra trên Thảo Luận.
    Trước tôi xem VTV thấy ông ấy kẹp kẹp mấy cái thước LX với mấy cái lưỡi cưa sắt với nhau.... thấy rất buồn cười. Ông ấy phản bác các bài toán tĩnh học bằng thí nghiệm động lực học (ổng bảo là lực tay biên tới điểm chết giảm đi chứ không lên vô cực như lý thuyết newton-cái này tôi nhớ nhất). Các thí nghiệm của ông ấy quên mất điều kiện biên bài toán (vd chất điểm, đường, thanh rắn tuyệt đối... vẫn sử dụng làm mô hình cho lý thuyết cơ học của Newton). Còn việc nữa là hồi đó ông ấy chỉ vào thí nghiệm công xôn tạo từ 2 cái lưõi cưa, đeo trọng vật và lưỡi cưa dưới bị uốn cong, nhưng anh Bình Minh nhà ta không biết là chỉ cần xoay lưỡi cưa dưới 1 góc 90độ theo trục lưỡi cưa thì cái công xôn đó cứng đơ ngay (SBVL và Cơ KC). Xem đến đó chán quá, đi chơi.
    Đúng là việc nuôi ý tưởng phản bác 30năm là đáng phục, nhưng các cơ quan khoa học VN tỏ ra quá quan liêu và ngại va chạm, chứ chỉ giao về ĐHBK hoặc viện Cơ học thôi là xong béng trong vòng vài ngày, sao phải làm khổ ông ấy lâu thế chứ!

Chia sẻ trang này