Nếu bạn là người từng xem và từng thông cảm với mối tình tuyệt vọng của Titanic, từng choáng ngợp với cảnh chiến trận hùng vĩ và sự hoành tráng của Pearl Harbour thì bạn hãy nên xem Yamato, một câu chuyện cảm động khác của người Nhật. Yamato, con tầu chiến nổi tiếng và vĩ đại nhất, tải trọng 63.000 tấn, niềm kiêu hãnh của hải quân hoàng gia Nhật Bản, được mệnh danh là "unsinkable" - không thể bị đánh chìm. Các thuỷ thủ được phục vụ trên tàu cũng mang theo sự tự hào to lớn, là con cưng của toàn lực lượng. Câu chuyện xoay quanh anh thanh niên Kamio-san, được tuyển vào phục vụ trong quân đội từ năm 15 tuổi, bắt đầu lên tầu lúc 16 tuổi. Kamio sung sướng khoe với mẹ già và người bạn gái về chiếc tàu tuyệt diệu mà mình được phục vụ cùng những người đồng đội - Nishi - cùng lứa và Petty Officer Uchida - một sỹ quan cứng rắn. Tất cả họ, gồm trên 3.000 thuỷ thủ cùng mang trong mình lời thề danh dự là sống chết cũng không rời tàu trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chiến tranh diễn ra, thời gian đầu thuận lợi cho Nhật Bản. Chiếc Yamato được dùng làm kỳ hạm cho Combined Fleet - Hạm đội liên hợp. Các thuỷ thủ trẻ măng chỉ chuyên tâm vào luyện tập. Thế rồi cùng với việc đô đốc tài danh Isoroku Yamamoto tử trận, hạm đội mặt biển của Nhật Bản hầu như bị huỷ diệt trong trận chiến tại vịnh Leyte - Philipines. Yamato trở thành lực lượng cường tráng cuối cùng, là chiến hạm chủ lực duy nhất của hải quân trong cuộc đối đầu với hải - không quân đồng minh. Chiến tranh lan dần đến đất Nhật. Cho đến khi Okinawa bị tấn công, không quân Mỹ sử dụng bom cháy gây nên cuộc huỷ diệt tại khu ngoại ô Tokyo, làm 130.000 người chết và nhiều thành phố khác thì Bộ chỉ huy hải quân quyết định đưa Yamato xuất trận. Lý do đơn giản cho cuộc đối đầu gần như tự sát này thật dễ hiểu: Thiên hoàng đã hỏi "Chẳng lẽ chúng ta không còn chiếc tàu nào sao?". Điều đó có nghĩa là: dù rằng biết là không thể, nhưng cũng không được phép khoanh tay ngồi im. Đây là nét tính cách theo truyền thống võ sỹ đạo đặc trưng của Nhật Bản. Trước khi Yamato ra đi, các thuỷ thủ được phép về thăm nhà. Tất cả họ đều biết đây là chuyến đi cuối cùng: không có không quân yểm trợ và tàu chỉ mang lượng dầu đủ để ra khơi. Kamio về thăm lại gia đình thì được biết người mẹ của anh đã mất trong đợt ném bom, anh gặp lại người con gái anh yêu, Takeo. Takeo đau xót nhìn hình ảnh Kamio quỳ trước bàn thờ gia đình, trên đó có ảnh bố, mẹ, và anh trai của Kamio - cũng phục vụ trong lực lượng hải quân. Rồi, run rẩy và gần như không đứng được nữa khi biết Yamato sắp đi Okinawa "Như vậy có nghĩa là ngay cả anh cũng không trở về nữa sao?". Takeo hỏi trong nước mắt. Kamio không biết phải trả lời ra sao? PO Uchida, một sỹ quan cứng rắn, đã từng bị thương và mất một mắt tại Philipines. Được đưa về tuyến sau điều trị. Khi biết Yamato sắp ra đi, anh đến từ biệt cô Geisha quen thuộc của mình. Cô gái hiểu ngay "Anh chưa từng nói như thế bao giờ! Hãy ở lại đây với em". Uchida ở lại qua đêm với cô rồi sáng hôm sau, tìm cách trốn lên tàu để được đi cùng đồng đội. Trong những ngày cuối cùng, kỷ luật trên tàu được nới lỏng. Mọi người được phép uống rượu và vui chơi. Nhưng tuyệt không một ai có ý định đào ngũ. Phim có nhiều trường đoạn gây xúc động như khi viên sỹ quan chỉ huy tập hợp đội ngũ thuỷ thủ trên boong tàu và nói, "Bây giờ các anh được phép nói một lời tạm biệt. Hãy hướng về đất liền và nói lời tạm biệt với người thân yêu nhất của mình", Hay khi Kamio gặp lại và chiến đấu cạnh Uchida, trong những giây cuối cùng của cuộc chiến đấu không cân sức. Hình ảnh chiếc Yamato vĩ đại toả khói đen mù mịt giữa biển khơi, xung quanh là bầy máy bay Mỹ bâu như ong vỡ tổ, mặc cho lưới lửa từ dưới tàu tung lên khiến người xem khó có thể quên được. Sự tương phản giữa boong taù sạch bong, tráng lệ lúc trước khi bắt đầu trận chiến và ngập ngụa xác chết, đỏ lòm những máu như làm nổi bật thêm sự kinh khủng của chiến tranh. Rồi khi giây phút cuối cùng qua đi, chiếc Yamato chìm dần xuống đáy biển, để lại trên mặt biển lại màu đỏ của máu và màu đen của dầu nhớt cùng những thân người trôi nổi, bập bềnh theo sóng. Thỉnh thoảng lại có ai đó, như Nishi, xuôi tay bất lực không còn bám víu được nữa và bỏ dở bài ca của cuộc đời. Ta cảm thấy cuộc sống thật đơn giản và mỏng manh biết bao. Kamio may mắn sống sót. Nhưng sự bất hạnh nào đã rời bỏ. Khi trở về quê nhà Hiroshima, anh chỉ còn kịp chứng kiến giây phút cuối cùng của Takeo, nạn nhân của bom nguyên tử. Trong mắt người hấp hối vẫn ánh lên nụ cười "Anh đã trở về".
nghe bác giới thiệu thấy hay đấy, để em tìm xem, em thích xem phim thể loại chiến tranh lắm. Cảm ơn bác
Có một bài trên báo Japan Today nhân dịp phát hành bộ phim. Các bạn đọc để hiểu thêm(thông cảm dịch không tốt lắm) Ai đó đang nghi ngờ về sự kết thúc logic của Chiến tranh Tuy nhiên, ngày 7/4/1945, chiếc tàu chiến vĩ đại đã thất bại trong nhiệm vụ cuối cùng - tự làm mắc cạn chính mình giống như một con cá voi khổng lồ nằm chết ngoài bờ biển Okinawa Chiến dịch Iceberg, chiến dịch đổ bộ của Quân Mỹ lên đảo Okinawa vào ngày Chủ nhật 1/4/1945, đã buộc Nhật Bản phải đưa ra những biện pháp dựa trên những tính toán tuyệt vọng. Okinawa là địa điểm đầu tiên quân Mỹ đổ bộ trên lãnh thổ Nhật Bản và lực lương Kamikaze, theo tiếng Nhật gọi là "Thần Phong" đã nhanh chóng được toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ biết đến. Từ 6-7/4 đến 21-22/6, Nhật Bản đã tung ra 10 đợt phi cơ cảm tử Kamikaze để tấn công hạm đội Mỹ. Mật mã của Chiến dịch là Kikusui, được đặt tên theo Kusunoki Masahige, một anh hùng và thánh tử đạo của Nhật vào thế kỷ 14. Nhưng không chỉ không quân Nhật bị buộc phải chấp nhận hy sinh, cả chiếc Yamato cùng với tuần dương hạm nhẹ Yahagi và 8 khu trục hạm cũng bị ra lệnh phải thực thi một nhiệm vụ cảm tử mặc dù thuỷ thủ đoàn không phải là những người tình nguyện. Hải quân Nhật gọi chiến dịch này theo cái tên nhẹ nhàng là Ten''ichigo (có lẽ lấy từ cụm từ "Một cơ hội trời cho để đảo ngược tình thế"). Nhưng những chiếc tàu này thực sự đã bị buộc phải nhận lấy một cái chết cầm chắc như một phần của cuộc "chiến tranh Thần thánh" chống lại Hoa Kỳ. Họ sẽ phải làm mồi nhử cho các tàu sân bay Mỹ rời xa khỏi bãi đổ bộ ở Okinawa và sau đó, tự buộc mình vào một tình cảnh khó khăn trên bãi biển Okinawa, và thuỷ thủ đoàn sẽ chiến đấu đến người cuối cùng chống lại lực lượng đổ bộ Mỹ. Đêm trước khi con tàu khởi hành, không còn tiếng chúc mừng nữa. Lúc 17h30 người ta nghe thấy 3 mệnh lệnh qua hệ thống truyền thanh của tàu: "Tất cả các học viên sỹ quan chuẩn bị rời tàu" "Phân phát rượu sake cho tất cả các bộ phận" "Mở cửa kho tàu" Các học viên sỹ quan được gọi đến phòng "wardroom" - phòng dành riêng cho Sỹ quan và uống rượu sake trong lễ tạm biệt. Họ van xin được ở lại nhưng viên Hạm trưởng, rất nhẹ nhàng song kiên quyết ra lệnh rời tàu. "Chúng tôi không thể đưa họ đi theo trong mội chuyến hải trình chắc chắn dẫn đến cái chết". Đêm đó nhiều thuỷ thủ hát các bài dân ca và uống rượu rất say. Sáng hôm sau, khoảng 1 tá hoặc xấp xỉ các thuỷ thủ bị ốm nặng sẽ phải xuất ngũ và khoảng 20 thuỷ thủ khác sau đó. Mắt họ vừa bao gồm cả sự thất vọng, song cũng nhẹ bớt gánh nặng khi nghe thấy tin này. Thêm nữa, các thuỷ thủ già hơn, khoảng trên 40, đã chứng tỏ sự kém hiệu quả trong chiến đấu và cái chết của họ có thể là đòn ghê gớm đánh các gia đình. Sau khi cân nhắc, Ariga cho phép những người này rời tàu. Hạm đội định mệnh, gọi là Lực lượng Đặc nhiệm số 2, bắt đầu chuyến hải trình từ Tokuyama vào 2 giờ chiều ngày 6/4/1945. Một lực lượng nhỏ được bố trí xung quanh chiếc Yamato thành một vòng tròn, khoảng cách giữa các tàu là 1.500 m. Chín tàu hộ tống đều là những chiếc tàu chắp vá, nạn nhân của rất nhiều trận chiến và là những chiếc tàu tốt nhất còn lại của Hải quân Nhật bản. Nhưng Hạm đội này tuyệt đối không có bất kỳ cơ hội nào để hoàn thành sứ mệnh bởi Đô đốc Marc Mitscher, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm hùng mạnh 58 của Hoa kỳ, do được báo động bởi các tàu ngầm Threadfin và Hackleback đương tuần tra trên tuyến đường biển Bungo Strait từ biển Nội Hải của Nhật Bản. Các tàu ngầm thông báo có một nhóm tàu chiến Nhật không xác định đang di chuyển về phía nam từ Honshu hướng đến Okinawa. Lúc 8.23 phút sáng ngày 7/4, một máy bay trinh thám từ tàu sân bay Es*** đã phát hiện được Hạm đội Nhật. Lúc 10 h sáng ngày 7/4/1945, đợt tấn công đầu tiên từ phía Mỹ: 280 máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay phóng ngư lôi thuộc lực lượng đặc nhiệm 58, cất cánh từ 12 tàu sân bay bay về phía bắc. Tình trạng căng thẳng lên cao trong số các phi công. Họ biết mục tiêu chính chính là chiếc Yamato. Trên Yamato, một anh chàng truyền tin, khuôn mặt luôn tươi cuời không hề biết nỗi lo sợ của những người lớn tuổi hơn, nói rằng thuỷ thủ đoàn sẽ được phục vụ món cháo đậu, và chuẩn bị cho bữa tối. Nhóm máy bay tiến công đầu tiên của Tàu sân bay Mỹ, bay xuyên qua lớp mưa và mây mù dày đặc, đã phát hiện hạm đội Nhật vào lức 12.32 PM. Các tàu Nhật đang ở cách Okinawa 200 dặm về phía Bắc, không còn cơ hội nào tiếp cận đảo. Khi cơn giông bão ngớt đi, cuộc chiến bắt đầu. Các máy bay Mỹ tấn công và ngay lập tức được hoả lực phòng không khủng khiếp đón tiếp. Kết hợp hỗ trợ cho súng phòng không, các khẩu pháo 18.1 inch của Yamato cũng bắt đầu nhả đạn theo kiểu đặc biệt "shotgun" bắn vào máy bay Mỹ. Như thể chưa đủ, Yamato mở hết động cơ 150.000 mã lực của nó để xả xupap, chuyển sang tốc độ chiến đấu khoảng 27 knots và đảo các bánh lái một cách khó khăn sang cả 2 bên mạn tàu để thực hiện những cú vận động tuyệt vọng. Các phi công Mỹ cũng phát hiện bộ "transmitters" công suất mạnh của Yamato đang làm mắc kẹt các radio của họ. Điều này có nghĩa là các phi công không thể phối hợp các đợt tấn công của mình. Phi công Thaddeus T.Coleman sau đó mô tả: "...sự bối rối nhầm lẫn diễn ra trong suốt thời gian trận đánh. Máy bay ném bom thì thực hiện tất cả các loại nhào lộn điên khùng (push over in all sorts of crazy dives), máy bay chiến đấu thì thao diễn y theo sách vở, các phi cơ phóng ngư lôi thì ngóc cổ lên khỏi đường bay, thả rơi ngay xuống bề mặt và phân phát các phần quà (ngư lôi) gần các tàu đến nỗi quá nhiều chiếc chệch khỏi tàu trong vài inches". Các pháo thủ của Yamato nhanh chóng học ngay được rằng cách thức phòng không cơ bản họ đang thực hiện kém hiệu quả hơn nhiều so với mong muốn do chiến thuật của các phi công Mỹ. Các súng phòng không Nhật cũng đơn giản không thể theo kịp với kiểu bay ziczac của máy bay Hoa Kỳ. Đợt tấn công đầu tiên đánh chìm 1 khu trục hạm và gây hư hại nặng cho chiếc Yahagi khi nó phải cố gắng làm mồi nhử để nhiều máy bay Mỹ rời Yamato càng xa càng tốt . Chiếc Yamato, trúng 2 bom và 1 ngư lôi, chuyển vòng course, hy vọng trốn chạy được vào thời tiến mưa bão. Vào khoảng 1 giờ chiều, sau đợt tấn công đầu tiên của quân Mỹ, một đợt máy bay thứ 2 ập đến. Các phi công này thấy thiết bị nhiễu sóng radio của Yamato đã không còn làm việc nữa. các phi công Mỹ nay có thể kết nối với nhau. Đợt tấn công này kéo dài 1 giờ, và Yamato dính phải 5 ngư lôi. Cuộc tiến công tiếp diễn không có sự gián đoạn nào cả khi phi đội tàu sân bay thứ 3 của Mỹ bước vào tham chiến. 3 quả bom và ít nhất 4 ngư lôi nữa đánh trúng Yamato. Chiến hạm bắt đầu vận hành khó khăn. lườn dưới bắt đầu hơi ngửa lên. "Hãy tấn công vào lườn dưới tàu" - Chỉ huy phi đội Yorktown ra lệnh. Một bánh lái bị hư hại nặng khiến cho con tàu trong một không di chuyển được nữa (A damaged rudder held the battleship in a lazy turn to port). Nó bị mất tốc độ, càng bị lộ lườn dưới nhiều hơn. Vào 2:23 PM, con tàu chiến mạnh nhất thế giới chịu một loạt tiếng nổ từ bên trong và chìm. Toàn bộ đợt tấn công của người Mỹ kéo dài ít hơn 2 giờ đồng hồ. Ít nhất 5 quả bom và 10 ngư lôi đã đánh trúng tàu, cho dù một số người nói con tàu vĩ đại nhận không ít hơn 10 quả bom và 12 ngư lôi. Không chỉ Yamato chìm, chiếc Yahagi và 4 khu trục hạm cũng chìm. Yamato mang theo thuỷ thủ đoàn 2767 người với chỉ 269 người sống sót. Khoảng 1000 sĩ quan và binh lính Nhật Bản trên các tàu hộ tống khác cũng chết trong cuộc tấn công tự sát này, một cuộc tấn công không hề có được một chút le lói ánh sáng nào trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Ít nhất 386 phi cơ Mỹ tham gia cuộc tấn công. Người Mỹ mất 10 máy bay và 12 phi công. Sau trận chiến, Hải quân hoàng gia Nhật Bản không còn tồn tại. Vẫn còn đó câu hỏi:"tại sao". Hải quân Hoàng gia biết Nhật Bản đã thua. Tại sao lại ra lệnh hàng ngàn con người tới một cái chết vô nghĩa. Bộ chỉ huy hải quân ban hành một bản thông báo tự chúc mừng tuyên bố rằng nhiệm vụ đã là một thành công lớn bởi vì, trong khi các Tàu sân bay Mỹ và máy bay tập trung vào Yamato, các phi cơ Thần phong đã gây nên thiệt hại lớn cho phần còn lại của hạm đội Mỹ. Đó là lời nói dối. Trong thời gian các máy bay Mỹ tấn công Yamato, chỉ có 6 tàu chiến Mỹ bị loại khỏi vòng chiến và 2 trong số đó là do mìn, Chứ không phải là 30 tàu bị phá huỷ như thông báo của Hải quân Hoàng gia. Đối với Phương Tây, nhiệm vụ tự sát này thật điên rồ. Nhưng từ quan điểm quân phiệt Nhật thì nó rất bình thường. Trước tiên đó là vấn đề danh dự. Không thể nghĩ rằng Hải quân Nhật có thể để chiếc tàu chiến tốt nhất của mình lọt vào tay quân Mỹ. Vấn đề thứ 2 quan trọng hơn đối với người Nhật là Hoa Kỳ sẽ không cho phép kết thúc chiến tranh theo những điều khoản mà Nhật xem là có thể chấp nhận được. Mối quan tâm chính của họ là tôn giáo và những gì xảy ra đối với Hoàng đế nếu Nhật Bản đầu hàng. Hoàng đế là chúa. Chúa không thể bị thay thế giống như thể những tội phạm chiến tranh thông thường mà người ta cho rằng Hoa Kỳ đang lập một kế hoạch như vậy. Sau Chiến tranh, con tàu định mệnh trở thành vật gây nên sự mê hoặc rộng rãi ở Nhật Bản cũng như nhiều nước khác. Vị trí chìm của tàu được định vị và kiểm tra lần đầu tiên vào năm 1985 và được nghiên cứu chính xác hơn vào năm 1999. Nó nằm thành 2 phần chính ở khoảng cách 1000 feet dưới mặt nước (in some 1000 feet of water). Phần Mũi bị chia cách với phần còn lại của tàu gần bộ pháo chính phía bên phải.Phần giữa và đuôi tàu phía dưới gần đó, với một lỗ hổng lớn phía mạn dưới theo như các báo sau đó đã mô tả. Shinjuku_steve