1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yemen - WW III?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi alsou1, 26/03/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.573
    Đã được thích:
    4.554
    Tổng thống Hadi chạy khỏi Aden hôm nay để tới một địa điểm bí mật, vài giờ sau khi các phiến quân Houthis mở các cuộc không kích vào lực lượng bảo vệ tư dinh của ông Hadi, theo AP.

    Tổng thống rời đi sau khi đài truyền hình của phiến quân tuyên bố đã chiếm giữ căn cứ quân sự cách Aden khoảng 60 km, nơi quân đội Mỹ và châu Âu hỗ trợ Yemen trong cuộc chiến chống lại các tay súng al-Qaeda.

    Bước tiến của các phiến quân có sự hỗ trợ của cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh và những người ủng hộ, đe dọa đất nước Yemen rơi vào cuộc nội chiến. Ông Hadi đã yêu cầu Liên Hợp Quốc (LHQ) cho phép quân đội nước ngoài can thiệp quân sự vào nước này.

    Các trường học, văn phòng của chính phủ, cửa hàng tại Aden đều đóng cửa hôm nay khi tình hình căng thẳng gia tăng. Các quan chức quân sự cho hay các đơn vị trung thành với ông Hadi "tan tác", khiến các phiến quân dấn lên. Hai bên giao tranh ở 5 mặt trận khác nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Yemen Mahmoud al-Subaihi cùng trợ lý hàng đầu của ông bị bắt ở thành phố Lahj, sau đó họ bị đưa về thủ đô Sana mà các phiến quân đang chiếm giữ.

    Tổng thống Hadi được cho là đang ẩn nấp tại một phòng tác chiến để theo dõi phản ứng của quân đội, nhưng địa điểm này không được tiết lộ. Các phiến quân Yemen tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia treo thưởng 100.000 USD cho ai tìm được ông Hadi.

    Ngoại trưởng Yemen Riad Yassin nói với đài vệ tinh Al-Arabiya đặt tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, rằng ông đã chính thức đề nghị Liên đoàn Arab đưa quân đội đến chặn bước tiến của phiến quân. Ông Yassin khẳng định các cuộc không kích của phiến quân là nhằm ám sát Tổng thống Hadi.

    Căn cứ không quân là địa điểm thiết yếu trong chiến dịch do thám của Mỹ chống lại Al-Qaeda ở bán đảo Arab, nơi Washington coi là chi nhánh nguy hiểm nhất của nhóm khủng bố. Các nhà cố vấn quân sự của Mỹ và châu Âu cũng hỗ trợ chính quyền của ông Hadi trong chiến dịch chống lại chi nhánh của al-Qaeda, tổ chức khủng bố tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công tòa tạp chí châm biếm của Pháp Charlie Hebdo hồi tháng một.

    Các phiến quân Houthis chiếm giữ thủ đô Yemen là Sanaa tháng 9 năm ngoái và đang tiến về miền nam. Tình hình bất ổn tại Yemen khiến Mỹ và các nước đồng minh phải đóng cửa sứ quán đầu tháng trước nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phien-quan-bat-bo-truong-quoc-phong-yemen-3162525.html

    ------
    Shiite vs Sunny ở cấp độ quốc gia
    Iran (Houthis) vs Saudi

    Mấy hôm nay không để ý tin vùng này, đêm qua hơn 100 máy bay oanh kích Yemen
    TOYAMAMIHANamTuocAudiA4 thích bài này.
  2. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.573
    Đã được thích:
    4.554
    [​IMG]
    http://www.reuters.com/article/2015/03/26/us-yemen-security-idUSKBN0ML0YC20150326

    In a letter to the U.N. Security Council on Tuesday, Hadi said he had asked Arab states "to provide immediately all means necessary, including military intervention, to protectYemen and its people."

    Hadi cited Article 51 of the U.N. Charter, which covers an individual or collective right to self-defense against armed attack, as his legal justification.

    A widening Yemen conflict could pose risks for global oil supplies. Most oil tankers from Arab producers like Saudi Arabia, the United Arab Emirates, Kuwait and Iraq have to pass Yemen’s coastlines via the tight Gulf of Aden in order to get through the Red Sea and Suez Canal to Europe.

    The 40 km (25 mile)-wide strait between Yemen and Djibouti and the Strait of Hormuz between the Arabian peninsula and Iran are both considered “chokepoints” to global oil supplies by the U.S. Energy Information Administration. Crude oil prices rose by around 1 percent on Thursday following news of the military strikes.


    Vẫn là chuyện bình xăng
    dangkhoaquan, TOYAMAMIHANamTuocAudiA4 thích bài này.
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    lửa tới sát bạn Xê út rồi nhỉ :D
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Những năm gần đây, Ảrập Saudi bị cáo buộc sử dụng nguồn tài chính khổng lồ của họ để cổ vũ cho một hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan trên thế giới. Vậy phải chăng tiền bạc của Ảrập Saudi đang góp phần vào việc tài trợ cho chủ nghĩa cực đoan. Đây là một cuộc tranh luận quan trọng, dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau.

    Câu chuyện bắt đầu tại Dir’iya, một thị trấn nằm ở giữa sa mạc, phía tây bắc của thủ đô Riyadh. Đây là thủ đô đầu tiên của nhà nước Ảrập Saudi mà nay đã 250 năm tuổi.Tại đây, vào giữa thế kỷ 18, có hai người đàn ông đã kết liên với nhau – liên minh của họ sẽ trở thành cái nôi của nhà nước Saudi hiện đại.Một người là lãnh đạo của một dòng họ chính trị, Mohammed bin Saud, người còn lại là một học giả tôn giáo, có tên Mohammed Ib Nabdul-Wahhab. Ông ta là người sáng lập cái mà sau này thế giới biết đến với cái tên chủ nghĩa Wahhabi.

    Ahmed Saifuddin Turkistani, giáo sư của một trong những đại học tôn giáo hàng đầu của Ảrập Saudi, cho biết: “Mohammed Ib Nabdul-Wahhab là một nhân vật rất nổi bật trong lịch sử Ảrập Saudi, và cả trong lịch sử Hồi giáo hiện đại”.

    “Ông ta sinh năm 1703. Ông học thuộc kinh Koran ngay khi còn trẻ, khi chỉ mới 20 tuổi. Ông nắm bắt hầu hết kiến thức về Hồi giáo. Nhưng ông không vui trước những gì đang xảy ra, đặc biệt là tại khu vực này, trung tâm của Ảrập Saudi”.

    Tại một ngôi đền nguyên thủy, nơi hai người cha sáng lập nhà nước Saudi từng cầu nguyện, nhưng bây giờ không còn lại gì. Người ta nói với tôi rằng sắp tới đây, nó sẽ được khôi phục nguyên trạng như giai đoạn vàng son của thế kỷ 18.

    Vẫn giáo sư Turkistani cho biết: “Gia đình của Mohammed Ib Nabdul-Wahhab và gia đình Ib Sa – ud bắt đầu hợp tác với nhau”.

    Cuộc hôn nhân giữa tôn giáo và chính trị này đã định hình tính chất của Ảrập Saudi cho đến ngày hôm nay. Và kể từ ngày 11/9, nó đã gây vấn đề cho thế giới bên ngoài. Khó có một quốc gia nào khác nơi tôn giáo đóng vai trò lớn như tại đây.

    Chủ nghĩa Wahhabi là cốt lõi cho sự chính danh của nhà nước Saudi, và mục tiêu chính của nhà nước là cổ vũ cho nó ở cả trong và ngoài nước. Nhưng chủ nghĩa Wahhabi là gì?

    Thanh lọc tôn giáo

    Lawrence Wright, tác giả cuốn sách “Ngọn tháp từ xa: Con đường của Al-Qaeda dẫn tới 11/9”, cho hay: “Cốt lõi của chủ nghĩa Wahhabi, theo như tôi hiểu, là sự tinh khiết. Họ chủ yếu quan tâm việc thanh lọc tôn giáo, lọc lựa để quay lại với cái mà họ cho là hạt nhân nguyên thủy của Hồi giáo”.

    “Nhờ vào tài nguyên dầu hỏa khổng lồ của mình, người Ảrập Saudi có thể tạo một ảnh hưởng vô cùng lớn đối với thế giới Hồi giáo. Theo al-Hayat, tờ báo Ảrập hàng đầu, thì Ảrập Saudi chiếm tới 90% đóng góp từ thiện trong các nước Hồi giáo”.

    Tác giả được giải Pulitzer nhận xét tiếp: “Chắc chắn nó có tác động sâu sắc. Ngoài ra, Ảrập Saudi là ngôi nhà của Hồi giáo – đất nước này được coi là vùng đất thánh. Trong nhiều thế kỷ, mọi chi phái của Hồi giáo đều được tự do giảng dạy tại Mecca”.

    Đối với những người chỉ trích, chủ nghĩa Wahhabi không chấp nhận các hình thức khác của Hồi giáo, và có quan điểm vô cùng bảo thủ về các vấn đề xã hội như nữ quyền.

    Cáo buộc này gây khó khăn cho hoàng gia hiện nay của Ảrập Saudi. Turki al-Faisal, cựu lãnh đạo tình báo, cựu đại sứ ở Anh và Mỹ của Ảrập Saudi, là một trong những hoàng tử cao cấp nhất tại vương quốc.

    Ông al-Faisal nói: “Một số người trên thế giới thẳng thừng bảo rằng chủ nghĩa Wahhabi đã thúc đẩy sự thù địch giữa người Hồi giáo và phi Hồi giáo, là bàn đạp cho jihad; rằng Ảrập Saudi là cái nôi xuất phát của thánh chiến jihad toàn cầu”.

    Nhưng cựu đại sứ nói rằng đây là suy nghĩ sai trái: “Người ta nói đến ‘chủ nghĩa Wahhabi’ trong khi có lẽ họ ám chỉ một cái gì khác. Giá mà họ có thể đưa ra định nghĩa về ‘chủ nghĩa Wahhabi’”.

    Với những người như hoàng tử al-Faisal, ‘chủ nghĩa Wahhabi’ là một sáng tạo ác hiểm. Họ bác bỏ từ này.

    Thay vào đó, họ gọi mình là Salafi, tức là con cháu của người Salaf, những tín đồ Hồi giáo đầu tiên đi theo Đấng tiên trị Mohammed. Nhưng dù có dùng từ gì, thì cốt lõi trong niềm tin của họ là chủ nghĩa độc thần.

    Cổ vũ bạo lực

    Một kiến trúc sư nổi tiếng ở Ảrập Saudi, tiến sĩ Sami Angawi, nhận định về một bức hình thánh địa Mecca cũ kỹ: “Tấm hình này, tôi có thể chỉ ra năm chính xác: 1904. Như vậy nó hơn 100 năm tuổi rồi. Nó cho ta thấy chính xác Mecca vào thời gian đó”.

    Ông Angawi nhận xét tiếp: “95% những gì ta thấy đã biến mất, đó là khu vực trung tâm của Mecca. Không những vậy, mà cả nhiều đỉnh núi cũng đã biến mất. Đó gọi là núi Omar. Nó đã bị xóa bỏ để người ta xây những ngọn tháp mới”.

    Trong sự nghiệp của mình, ông Angawi cố gắng gìn giữ di sản kiến trúc của những thành phố Mecca và Medina.

    Ông lên án việc phá hủy những tòa nhà lịch sử, thí dụ như việc dùng thuốc nổ để phá các ngọn núi xung quanh Mecca để chuẩn bị xây các tòa chung cư cho những người hành hương giàu có.

    Ông Angawi nói: “Thượng đế nói rất rõ trong kinh Koran: ‘Ta đã tạo ra trái đất, ta đã tạo ra hành tinh, ta đã đem lại sự cân bằng. Hãy cẩn thận, các ngươi đừng làm tổn hại đến sự cân bằng”’.

    Khi được hỏi đó có phải là trường phái Wahhabi trong Hồi giáo hay không, kiến trúc sư đáp lời: “Tôi không nêu tên đâu. Thậm chí tôi không chỉ trích theo cách mà họ tưởng tượng. Họ có thể đúng, họ có thể sai, cũng như tôi có thể đúng hoặc sai”.

    “Nhưng theo tôi, là điều sai lầm khi chỉ có một trường phái tư tưởng tại Mecca và Medina. Đây là nguồn gốc của vấn đề”.

    Ảrập Saudi không chỉ tìm cách cổ vũ cho tín điều của họ tại cái nôi của Hồi giáo, mà cả ra thế giới.

    Một cựu viên chức của Bộ tài chính Mỹ ước tính Ảrập Saudi đã bỏ ra 75 tỉ đôla để xây đền thờ, trường học và xuất khẩu chủ nghĩa Wahhabi.

    Trên đường Vua Fahd tại thủ đô Riyadh, có một xa lộ đông xe dẫn vào thủ đô. Tại đó tôi thấy một khu nhà to lớn với dòng chữ Liên hội Thanh niên Hồi giáo Thế giới, hay còn được biết với tên tắt là WAMY.

    WAMY được thành lập để cổ vũ cho Hồi giáo, đặc biệt là trong thanh niên ở thế giới Hồi giáo. Nhưng đã có nhiều câu hỏi đặt ra về hoạt động của họ, và câu hỏi là tiền của tổ chức này đã đến những đâu.

    Tổng thư ký của tổ chức, Saleh al-Wohaibi, cho hay: “Chúng ta đang nói tới một tổ chức toàn cầu. Chúng tôi có văn phòng trên khắp thế giới, khoảng 45, 50 văn phòng”.

    “Hiện nay có khoảng 450 tổ chức là thành viên của Liên hội Thanh niên Hồi giáo Thế giới”.

    Khi được hỏi liệu ông có đoan chắc là không có những chi nhánh trên thế giới, bằng cách này hay cách khác, đang đổ tiền cho chủ nghĩa cực đoan hay bạo lực, vị tổng thư ký khẳng định: “Chúng tôi rất chắc chắn. Vì tiền bạc được kiểm soát ở cấp địa phương”.

    Ông al-Wohaibi nhấn mạnh: “Lúc nào tôi cũng nói thế này, rằng hãy đưa ra bằng chứng. Rất tiếc họ không làm như vậy”.

    Liên hội Thanh niên Hồi giáo Thế giới và những tổ chức tương tự đang cố gắng phản bác lại những cáo buộc nghiêm trọng chống lại họ.

    Họ là một phần của mạng lưới toàn cầu do Vua Faisal thành lập hồi thập niên 1960 và 70.

    Ý thức hệ Wahhabi

    Giáo sư Đại học Princeton, Bernard Haykel, chuyên gia hàng đầu về chủ nghĩa Wahhabi, cho biết: “Vua Faisal thành lập các tổ chức bảo vệ tính chính thống của chính quyền Saudi, thông qua Hồi giáo, và không chỉ bảo vệ nó ở trong nước mà cả nước ngoài”.

    “Thế là ông ta huy động nhiều lực lượng Hồi giáo, cố gắng thuyết phục họ về giá trị của chủ nghĩa Wahhabi, rồi bỏ tiền vào, phát triển ý thức hệ này trong thế giới Hồi giáo”.

    Về thành quả mà người Saudi thu được so với số tiền họ bỏ ra, ông Haykel nói: “Họ thu lại xứng đáng với tiền bạc bỏ ra, đạt nhiều lợi ích. Chỉ có điều tôi cho là họ cũng quá tự tin vào khả năng kiểm soát phong trào”.

    “Một khi chim đã sổ ***g thì họ không còn bắt nó lại được nữa, đặc biệt là sau họ đã thắng Liên Xô trong cuộc chiến ở Afghanistan”.

    Afghanistan là vùng đất đào tạo cho một thế hệ tín đồ Hồi giáo mới, trong đó có lãnh đạo al-Qaeda, Osama Bin Laden. Sau các vụ tấn công của al-Qaeda vào Tòa Tháp đôi ở New York, thế giới đi tìm nguồn gốc của đạo Hồi cực đoan và tìm thấy chúng trong các đền thờ xây bằng tiền của Ảrập Saudi.

    Adel Jubeir, đại sứ Ảrập Saudi tại Washington, không phủ nhận rằng có vấn đề: “Có phải là đã có các văn bản ở Ảrập Saudi mang tính chất chuyên chế? Đúng”.

    “Nhưng nó xảy ra là vì chính phủ Saudi thi hành chính sách đó? Hoàn toàn không. Cáo buộc thật vô lý. Chúng tôi cố gắng đề cao giá trị của lòng khoan dung trong hệ thống giáo dục, có những chương trình đào tạo lại giáo viên”.

    Vị vua hiện nay, Vua Abdullah, rõ ràng đang đổ hàng tỉ đôla để xây trường học mới. Nhưng liệu ông có cải tổ nội dung sách vở trong trường học?

    250 năm trước, mối liên minh giữa triều đình al-Saud và các giáo sĩ đã tạo nên nền móng cho nhà nước Ảrập Saudi. Vì thế, đối đầu với giới tu sĩ sẽ gây nguy hiểm cho liên minh này.

    Kết quả là một sự dùng dằng từ phía chính quyền. Nhà chức trách có những biện pháp đi quá xa đối với giới tu sĩ, nhưng lại không đủ cho những người theo quan điểm tự do như nhà báo Hossein Shobokshi.

    Kỷ giả này nói: “Tôi sẽ chỉ ra những việc mà người Đức đã làm sau Thế chiến Hai. Họ xem lại sách vở của Đức Quốc xã, các sản phẩm văn hóa, xóa đi những gì nguy hiểm và giữ lại những gì có ích”.

    ‘Xuất khẩu khủng bố

    Vậy có thể nói là có sự liên hệ giữa chủ nghĩa phát xít và sự cực đoan tôn giáo ở Ảrập Saudi?

    Ông Shobokshi trả lời: “Dĩ nhiên cả hai đều nguy hiểm. Kết quả cuối cùng y như nhau: tàn phá, nguy hiểm, gây chết người”.

    “Chúng ta cần đặt chúng ngang hàng. Mọi tư tưởng sản sinh cái ác trên thế giới đều phải được đặt ngang hàng và đối phó y như nhau”.

    Có thể thấy hai kết luận đáng chú ý. Thứ nhất, bất chấp sự phủ nhận của giới chức Ảrập Saudi, chủ nghĩa Wahhabi là một giáo lý hẹp, cứng nhắc đi ngược lại với sự đa dạng và bao dung.

    Thứ hai, bằng cách cổ vũ cho nó ở nước ngoài, Ảrập Saudi đã tạo ra một phong trào mà họ không thể kiểm soát, dẫn tới cú sốc ngày 11/9.

    Ảrập Saudi, với sức mạnh tiền bạc của họ, đã xuất khẩu chủ nghĩa Wahhabi ra nước ngoài, xây dựng trường học, đền thờ, và quản lý các tố chức từ thiện Hồi giáo.

    Câu hỏi đặt ra là liệu các tổ chức từ thiện này có tài trợ cho chủ nghĩa cực đoan hay không.

    Từ Chicago, Patrick Fitzgerald, luật sư chống khủng bố hàng đầu của Bộ tư pháp Mỹ, cho biết năm năm trước, ông đã đóng cửa một tổ chức nhân đạo Ảrập Saudi có tên Quỹ Nhân từ.

    Ông cho biết: “Đây là một phần của mạng lưới al-Qaeda sử dụng các nhóm từ thiện làm vỏ bọc. Điều mà người ta không hiểu là khi al-Qaeda dùng tổ chức từ thiện làm vỏ bọc, chúng quả thực có làm việc từ thiện đàng hoàng”.

    Đối với ông Fitzgerald, bước ngoặt của cuộc điều tra là khi họ phát hiện một kho tài liệu trong văn phòng của quỹ này ở Bosnia.

    Luật sư Fitzgerald cho hay: “Thật phi thường khi nghĩ rằng ta có thể tìm thấy cả một kho tàng tài liệu của al-Qaeda, bao gồm văn bản nói về sự sáng lập tổ chức, cơ cấu thành viên ban đầu, quan hệ vận chuyển vũ khí ở Afghanistan trong đầu thập niên 1990”.

    Nạn nhân khủng bố

    Với chính phủ Bush, vụ này là một chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng đó là một chiến thắng không rõ rệt. Họ đóng cửa một tổ chức từ thiện, nhưng không chứng minh được liên hệ của nó với al-Qaeda.

    Những vụ như vậy cho thấy rất khó đưa ra được bằng chứng mà sẽ được tòa án chấp nhận. Đáng chú ý là nhà chức trách Mỹ chưa hề kết tội được một vụ nào liên quan đến khủng bố.

    Nhưng một điều khác rõ ràng là trong nhiều thập niên, nhà chức trách Ảrập Saudi hầu như không quản lý các tổ chức từ thiện của họ.

    Chỉ cho đến khi al-Qaeda tấn công thủ đô Riyadh tháng Năm 2003, giết chết 35 người, thì chính phủ Ảrập Saudi mới có hành động. Cựu lãnh đạo tình báo và cựu đại sứ ở Anh và Mỹ, Hoàng tử Turki al-Faisal, nói vụ đánh bom cho thấy al-Qaeda thực sự muốn gì.

    Ông al-Faisal nói: “Theo tôi, điều mà nhiều người ở phương Tây không cảm nhận rõ là mục tiêu chính của Bin Laden không phải là Hoa Kỳ, Anh, Tây Ban Nha, Bali hay Istanbul. Mà là Ảrập Saudi”.

    Đó là một tuyên bố được tính toán nhằm cho thấy Ảrập Saudi như nạn nhân của khủng bố, và đánh lạc hướng chú ý về vai trò của nước này trong sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

    Về một số mặt, các vụ đánh bom đã khiến nhà chức trách có hành động. Nhưng vẫn có một sự miễn cưỡng không muốn đi quá xa vì sợ gây phẫn nộ cho giới lãnh đạo tôn giáo.

    Dẫu vậy, các vụ đánh bom cũng gây ra thách thức cho cả chủ nghĩa Wahhabi. Nhiều người, đặc biệt trong giới trẻ, bắt đầu đặt câu hỏi.

    Fouad Farhan là một thanh niên Hồi giáo ở Jeddah cho hay: “Tôi chỉ là một tín đồ Hồi giáo. Tôi không còn là một người Hồi giáo tiêu biểu, đi tìm giải pháp chính trị thông qua các định chế của Wahhabi”.

    “Tôi nghĩ phiên bản Hồi giáo của chúng tôi ở Ảrập Saudi không giúp giải đáp nhu cầu có thay đổi ở đây. Các học giả bênh vực mọi hành động của chính quyền”.

    Những câu hỏi thách thức mà một số thanh niên đặt ra là dấu hiệu của thay đổi. Nhưng chúng ta không nên quá phóng đại chúng.

    Các hoàng tử Saudi vẫn nằm trong vòng tay của các giáo sĩ Wahhabi, vì họ phải dựa vào giới chức tôn giáo để tồn tại. Các biện pháp họ thi hành sau cú sốc 11/9 là nhằm giải tỏa khó khăn của họ, và lấy lòng người Mỹ, chứ không phải là tín hiệu của một thay đổi chiến lược thực sự.

    Tài trợ khủng bố

    Sau nhiều thập niên cổ vũ cho chủ nghĩa Wahhabi, đổ hàng tỉ đôla dầu hỏa vào dự án này, không có dấu hiệu cho thấy vương quốc này sắp thay đổi.

    Ảrập Saudi bị tố cáo là sử dụng nguồn của cải dầu hỏa to lớn để tài trợ cho chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo trên thế giới. Vậy các quỹ từ thiện Ảrập Saudi có đóng vài trò gì không?

    Suliman al-Buthi, người bị liệt vào danh sách khủng bố, bị Interpol truy nã, nói: “Tôi là ‘tên khủng bố toàn cầu đặc biệt’. Mà anh biết đấy, tôi đã bao giờ gặp Osama Bin Laden đâu”.

    “Tôi chưa từng bay tới những điểm nóng như Bosnia, Chechnya, Afghanistan hay Pakistan. Tôi chả liên quan đến chúng. Tôi tự xem mình là một ‘daiya’, tức là nhà truyền giáo”.

    Suliman al-Buthi là viên chức cao cấp tại một quỹ nhân đạo lớn của Ảrập Saudi, mà quỹ này bị cáo buộc chi tiền cho al-Qaeda.

    Tại Ảrập Saudi , vào giữa thế kỷ 18, có hai người đàn ông đã kết liên với nhau – liên minh của họ sẽ trở thành cái nôi của nhà nước Saudi hiện đại.

    Một người là lãnh đạo của một dòng họ chính trị, Mohammed bin Saud, người còn lại là một học giả tôn giáo, có tên Mohammed Ib Nabdul-Wahhab. Ông ta là người sáng lập cái mà sau này thế giới biết đến với cái tên chủ nghĩa Wahhabi.

    Ahmed Turkistani, giáo sư tôn giáo hàng đầu của Ảrập Saudi, giải thích: “Mohammed Ib Nabdul-Wahhab là một nhân vật rất nổi bật trong lịch sử Ảrập Saudi, và cả trong lịch sử Hồi giáo hiện đại”.

    “Ông ta sinh ra vào năm 1703. Ông học thuộc kinh Koran ngay khi còn trẻ, chỉ mới 20 tuổi. Ông nắm bắt hầu hết kiến thức về Hồi giáo.

    Giáo sư Turkistani nói tiếp: “Nhưng ông không vui trước những gì đang xảy ra, đặc biệt là tại khu vực này, trung tâm của Ảrập Saudi”.

    “Những thói tục lạc hậu mà không thuộc về đạo Hồi: thuyết đa thần, tin rằng có nhiều thượng đế, rồi thì người dân tìm đến những kẻ được gọi là thánh, xin ban phúc lành một cách ngu ngốc”.

    “Toàn bộ những chuyện này đi ngược lại giáo lý của đạo Hồi. Ông không vui, và vì thế ông bắt đầu đặt câu hỏi: làm thế nào tôi thay đổi được điều này?”

    Cuộc hôn nhân giữa tôn giáo và chính trị này đã định hình tính chất của Ảrập Saudi cho đến ngày hôm nay

    Đôla và chủ nghĩa Wahhabi
  5. PutinKaka

    PutinKaka Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2015
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    525
    Giới chính quyền Saudi đưa ra tối hậu thư cho Houthis trong vòng 3 ngày phải rút quân ra khỏi Sanaa, chả lại quyền điều hành cho chính phủ hiện tại nếu không Saudi sẽ tiến hành đổ bộ quân đội vào nước này.

    Nga và Trung Quốc cùng Iran kịch liệt lên tiếng phản đối hành động có tính xâm lược này của Saudi.

    Theo nguồn tin chưa xác nhận thì Nga đã điều hạm đội tới hẻm Bab el Mandeb nhằm để ngăn chặn tình hình chính trị bạo lực leo thang thành một chiến mới tại Yemen.

    [​IMG]
    maison2510, hiralykutkyt thích bài này.
  6. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    đáng đời thằng rệp xê út chuyên đi đốt lửa nhà người ta, lần này bị nhân quả lửa cháy ngay sát nhà rồi, để xem lực lượng chính qui Xê út đọ sức với du kích Houthi xem dư lào, bọn Xê út này chắc lực lượng qs mạnh nhất trong đám rệp rồi
    kutkyt thích bài này.
  7. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Nói ngắn và nhanh thì bọn Arab Saudi đưa tàu đi chặn đường tiếp tế của Iran cho Houthi. Còn đằng sau lưng Iran thì... ai biết???
  8. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Phiến quân Yemen coi bộ mạnh và chuyên nghiệp, được cựu Tổng ủng hộ nên chơi được cả máy bay oanh kích quân chính phủ :-?
  9. Polpot1979

    Polpot1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    3
  10. PutinKaka

    PutinKaka Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2015
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    525
    Hình ảnh: các chứng minh thư của các binh sĩ Saudi và các xe mà Houthi thu được ở Yemen.
    [nguồn Brezhneva]
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    Quân đội Saudi diễu hành vừa đi vừa hát "Tiêu diệt Bashar và các thuộc hạ của hắn. Hãy cắt tay chân hắn ra" ???
    Không hiểu đánh Yemen đòi giết Bashar là thế nào :-? Dốt địa lý hay tiện thể đánh Assad luôn nhỉ o_O
    Lần cập nhật cuối: 28/03/2015

Chia sẻ trang này