1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yên quốc Mộ Dung thị

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi thainhi_vn, 21/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Yên quốc Mộ Dung thị

    Trong một lúc nhàn rỗi, bất chợt xem qua ?oThiên Long bát bộ?, xem Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung hai kẻ anh hùng. Ôi, Mộ Dung thị tộc Tiên Ty, 600 năm mưu đồ phục quốc, hào khí quật cường. Bèn xem qua đế phổ Mộ Dung thị.

    Mộ Dung thị thời Thập lục quốc.
    Mộ Dung thị là quý tộc tộc Tiên Ty, khởi lên từ Liêu Đông, cát cứ lập nên Yên quốc thời Thập lục quốc, là một trong Ngũ Hồ (Hung Nô, Yết, Tiên Ty, Thổ Phồn, Mông Cổ). Tộc Tiên Ty ngoài Mộ Dung thị còn có Thác Bạt thị (Đại), Khuất Phục thị (Tây Tần), Thốc Phát thị (Nam Lương) cũng hùng cứ một thời.

    Yên quốc
    Yên quốc trước sau thành lập được 5 quốc gia: Tiền Yên, Hậu Yên, Tây Yên, Bắc Yên và Nam Yên và đều do Mộ Dung thị thống trị (trừ Bắc Yên).
    ?Tiền Yên (337-370)
    Tiền Yên bởi Mộ Dung Ủy cát cứ Liêu Đông khởi nghiệp, đến Mộ Dung Hoảng thì lập quốc, tồn tại trong 34 năm, 3 đời vua, sau bị Tiền Tần tiêu diệt.
    -Mộ Dung Ủy (269-333): quý tộc Tiên Ty, cát cứ vùng Liêu Đông, được Tây Tấn phong tước Liêu Đông quận công, Đại Thiền vu, Xương Lê công, đặt nền móng cho Mộ Dung thị xây dựng Yên quốc. Chết năm 333.
    -Mộ Dung Hoảng (297-348): con trai Mộ Dung Ủy, nối nghiệp cha, xưng Yên vương năm 337, lập kinh đô ở Xương Lê (Cẩm Châu, Liêu Ninh), đánh tan nhà Hậu Triệu, chiếm đất Cao Cú Ly (Tân Tân, Liêu Ninh) và Phù Dư (trung du sông Tùng Hoa), diệt tộc Vũ Văn. Năm 342, định đô tại Long Thành (Triệu Dương, Liêu Ninh). Chết năm 348.
    -Mộ Dung Tuấn (319-360): con trai Mộ Dung Hoảng, nối nghiệp cha, tiêu diệt Hậu Triệu và Nhiễm Nguỵ, bức hàng Đoàn Cần. Năm 352, xưng đế, kiến đô tại Kế Thành (nay là Bắc Kinh), đến năm 357, lại định đô ở Nghiệp Thành (Từ huyện, Hà Bắc). Chết năm 360.
    -Mộ Dung Vĩ (336-370): con trai Mộ Dung Tuấn, nối nghiệp cha, lần lượt đánh chiếm Lạc Dương, Vinh Dương, Duyện Châu, đánh tan lực lượng của Hoàn Ôn nhà Đông Tấn. Sau bị Mộ Dung Bình chuyên quyền, chính trị hủ bại và thế lực suy yếu nhanh chóng. Năm 370, Phù Kiên, vua Tiền Tần, đính thân chỉ huy 10 vạn quân tinh nhuệ công phá kinh đô Nghiệp Thành, đánh tan quân đội Tiền Yên, bắt sống Mộ Dung Vĩ. Tiền Yên bị diệt vong.

    ?Tây Yên (384-394)
    Khi Tiền Tần suy yếu, Mộ Dung Hoằng dấy binh ở Hoa Âm (Vị Nam, Thiểm Tây), kiến lập chính quyền Tây Yên, máu nhuộm tôn thất, tồn tại 11 năm với 7 đời vua, sau bị chính người anh em Hậu Yên tiêu diệt.
    -Mộ Dung Hoằng (?-384): con trai Mộ Dung Tuấn nhà Tiền Yên, hoàng đế khai nghiệp Tây Yên. Sau khi Tiền Yên bị tiêu diệt, lưu lạc sang phía tây. Năm 384, sau khi Phù Kiên (Tiền Tần) bại trận Phì Thuỷ, dấy binh cát cứ Ung Châu, đánh bại Tiền Tần, xưng Ung Châu mục, Tề Bắc vương, kiến đô tại Hoa Âm (Vị Nam, Thiểm Tây). Đến tháng 6 năm đó, bị mưu thần Cao Cái đảo chính giết chết.
    -Mộ Dung Xung (?-386): em trai Mộ Dung Hoằng, được Cao Cái tôn lập làm Hoàng thái đệ, năm 385 thì xưng đế tại A Phòng (Tây An, Thiểm Tây). Tháng 2/386, bị các tướng Đoàn Tuỳ và Hàn Diên đảo chính giết chết.
    -Đoàn Tuỳ (?-386): Tiền tướng quân nhà Tây Yên, được tướng Hàn Diên ép lên ngôi Yên vương (tháng 2/386) nhưng bị vương thất Mộ Dung phản ứng dữ dội, đến tháng 3 thì bị Mộ Dung Hằng, Mộ Dung Vĩnh giết chết.
    -Mộ Dung Nghĩ (?-386): con Mộ Dung Hằng, một vương thất Tây Yên, được cha và Mộ Dung Vĩnh tôn lập lên ngôi. Sau khi lên ngôi, liền dẫn 40 vạn dân thiên di về phía đông (tức muốn nhập với Hậu Yên); đến Lâm Tân (nay thuộc Đạo Gia, Thiểm Tây) thì bị chú ruột là Hộ quốc tướng quân Mộ Dung Thao phát động binh biến giết chết.
    -Mộ Dung Dao (?-386): con Mộ Dung Xung, được Mộ Dung Vĩnh sau khi đánh bại Mộ Dung Thao dựng nên (tháng 3/386). Tuy nhiên, tướng sĩ các nơi không phục, nổi lên đánh đuổi Mộ Dung Hằng. Mộ Dung Vĩnh bèn giết Mộ Dung Dao và lập Mộ Dung Trung lên ngôi.
    -Mộ Dung Trung (?-386): con Mộ Dung Hoằng, mới lên ngôi được 2 tháng, tháng 6/386 bị bộ tướng là Điêu Vân giết chết.
    -Mộ Dung Vĩnh (?-394): vương thất Tây Yên, sau khi Mộ Dung Trung bị giết chết, được bộ tướng tôn là Đại Thiền vu, Hà Đông vương, kiến đô tại Yên Hy thành (Văn Hỷ, Sơn Tây). Khi lên ngôi đã xin thần phục Mộ Dung Thùy và làm phiên dậu cho nhà Hậu Yên. Tháng 10/386 mượn đường của Tiền Tần, đông di sát nhập với Hậu Yên. Tiền Tần không nghe, Mộ Dung Vĩnh bèn cất quân đánh bại Tiền Tần tại Tương Lăng (Phần huyện, Sơn Tây), chiếm cứ đất Trường Tử (Trường Tử, Sơn Tây), rồi lên ngôi Hoàng đế, định đô tại Trường Tử. Năm 394, bị người anh em Hậu Yên đánh diệt, giết chết Mộ Mộ Dung Vĩnh. Tây Yên bị diệt vong.

    ?Hậu Yên (384-407)
    Hậu Yên do Mộ Dung Thùy nhân cơ hội Tiền Tần suy yếu, chiếm cứ lại vùng Hà Bắc, lập nên, tồn tại được 24 năm, có 7 vua thì bị Bắc Yên tiêu diệt.
    -Mộ Dung Thuỳ (326-396): con Mộ Dung Hoảng khai nghiệp hoàng đế Tiền Yên, khi Tiền Yên bị Tiền Tần tiêu diệt, bèn quy phụ Phù Kiên (vua Tiền Tần). Sau khi Phù Kiên bại trận Phì Thuỷ, nhân lúc được Phù Kiên sai mang binh đi cứu Nghiệp Thành (năm 384), bèn phản Tiền Tần, chiếm cứ Hà Bắc, tự xưng Đại tướng quân, Đại đô đốc, rồi Yên vương, lập chính quyền Hậu Yên, định đô ở Trung Sơn (Định huyện, Hà Bắc), đến năm 386 thì xưng đế. Năm 394, tiêu diệt người anh em Tây Yên. Chết năm 396.
    -Mộ Dung Bảo (355-398): con Mộ Dung Thuỳ, lên ngôi trong cảnh ngoại xâm nội loạn. Tháng 3/397, một người em là Mộ Dung Lân làm phản. Cùng lúc, Bắc Nguỵ công phá kinh đô Trung Sơn. Mộ Dung Bảo phải tháo chạy lên phương Bắc đến Long Thành (Triêu Dương, Liêu Ninh) rồi lập đô ở đó, sai vương thất Mộ Dung Tường giữ Trung Sơn. Đến tháng 4/398 thì bị Thượng thư Hậu Yên là Lan Hãn nổi loạn giết chết.
    -Mộ Dung Tường (?-397): vương thất Hậu Yên, được Mộ Dung Bảo sai cố thủ Trung Sơn, chống giử Bắc Nguỵ. Tháng 5/397, sau khi Mộ Dung Bảo chạy lên phía bắc, Bắc Nguỵ rút quân, Mộ Dung Tường tự xưng Hoàng đế. Ở ngôi được 2 tháng thì bị Mộ Dung Lân đột nhập Trung Sơn, giết chết.
    -Mộ Dung Lân (?-398): con Mộ Dung Thuỳ, giết Mộ Dung Tường, tự xưng Hoàng đế ngay khi người anh Mộ Dung Bảo còn sống. Thời kỳ này, Hậu Yên có 2 vua, Mộ Dung Bảo đóng ở Long Thành và Mộ Dung Lân đóng ở Trung Sơn. Tháng 10/397, Bắc Nguỵ một lần nữa công phá Trung Sơn. Mộ Dung Lân phải tháo chạy về Nghiệp Thành, đến tháng 1/398 thì bị Mộ Dung Đức (sau là Nam Yên vương) bức tử.
    -Mộ Dung Thịnh (373-401): con Mộ Dung Bảo. Sau sự biến Lan Hãn nổi loạn, Mộ Dung Thịnh tập hợp tâm phúc dẹp loạn, tháng 7/398 giết chết được Lan Hãn và đồng đảng, tháng 10 lên ngôi tại Long Thành. Tính tình hung hãn tàn bạo, bị mọi người oán giận. Năm 401, bị một tay chân làm phản đâm chết.
    -Mộ Dung Hy (385-407): con Mộ Dung Thuỳ, được Đinh Hoàng hậu của Mộ Dung Thịnh đưa lên ngôi, tính tình hoang dâm, vô sỉ, sủng ái Phù Hoàng hậu. Tháng 7/407, trong lúc đưa tang Phù Hoàng hậu, các tướng cấm vệ quân là Phùng Bạt và Trương Hưng phò tá Mộ Dung Vân, đánh chiếm hoàng cung, giết chết Mộ Dung Hy. Hậu Yên bị diệt vong.

    ?Bắc Yên (407-436)
    Bắc Yên là chính quyền cướp đoạt từ Hậu Yên, chính thức không phải của Mộ Dung thị nhưng lại là Yên quốc tồn tại sau cùng, tồn tại được 30 năm với 3 đời vua. Sau bị Bắc Nguỵ tiêu diệt
    -Cao Vân (?-409): con nuôi Mộ Dung Bảo, đổi họ thành Mộ Dung Vân, vốn là người Cao Cú Ly đã bị Mộ Dung Hoảng nhà Tiền Yên tiêu diệt. Tháng 7/401, được Phùng Bạt tôn lập lên làm Thiên vương, đổ họ lại thành họ Cao, thành lập chính quyền Bắc Yên, định đô tại Long Thành. Sau khi xưng vương lấy Ly Ban và Đào Nhân làm cân về, đề phòng Phùng Bạt cướp ngôi nhưng đến năm 409 thì bị chính Ly Ban và Đào Nhân giết chết.
    -Phùng Bạt (?-430): vốn là thủ lĩnh cấm vệ quân nhà Hậu Yên, khai quốc công thần Bắc Yên. Nhân loạn Ly Ban và Đào Nhân giết vua, Phùng Bạt nhanh chóng ra tay, giết luôn Ly Ban và Đào Nhân, tự lập làm Thiên vương. Khi lên ngôi đã có một loạt cải cách chấn hưng được chính quyền Bắc Yên, giữ yên trong 22 năm. Tháng 9/430, Phùng Bạt ốm nặng, một người thiếp là Tống thị xin cho con trai mình lên kế vị. Được tin, em trai của Phùng Bạt là Phùng Hoằng lập tức làm binh biến, dẫn quân xông vào hoàng cung hỏi tội Tống thị; Phùng Bạt quá kinh sợ mà chết.
    -Phùng Hoằng (?-436): em trai Phùng Bạt, bức chết Phùng Bạt, tự lập làm Thiên vương, giết ngay con trai Phùng Bạt. Khi ấy Bắc Yên luôn bị Bắc Nguỵ quấy rối, đến năm 335, Phùng Hoằng xin thần phụ Nam Tống (Nam Bắc triều), nhận làm phiên dậu và xin viện trợ chống Bắc Nguỵ. Tháng 4/436, Bắc Nguỵ công phá Bạch Lang thành (nay thuộc tả ngạn sông Lạc Lật Thấm, Liêu Ninh). Phùng Hoằng kinh hoảng, ra lệnh thiêu huỷ cung điện, rồi tháo chạy sang đất Cao Cú Ly rồi chết ở đó. Bắc Yên bị diệt vong.

    ?Nam Yên (398-410)
    Nam Yên do Mộ Dung Đức lập nên sau khi Hậu Yên tan vỡ, cát cứ cùng Hà Nam, Sơn Đông, tồn tại 13 năm, với 2 đời vua, sau bị Đông Tấn tiêu diệt.
    -Mộ Dung Đức (336-405): con Mộ Dung Hoảng khai nghiệp hoàng đế Tiền Yên, em trai Mộ Dung Thuỳ khai nghiệp hoàng đế Hậu Yên, từng làm Phạm Dương vương nhà Hậu Yên. Tháng 1/398, khi Bắc Nguỵ công phá Nghiệp Thành, Mộ Dung Đức bức tử Mộ Dung Bảo vua Hậu Yên, dẫn bộ hạ về phương Nam, đến đất Hoạt Đài (Hoạt Đài, Hà Nam), tự xưng Yên vương, kiến đô tại đây. Tháng 7/399, đánh chiến Quảng Cố (Ích Đô, Sơn Đông), năm sau lấy nơi này làm kinh đô, tự xưng Hoàng đế, đổi tên thành Mộ Dung Bị Đức. Chết năm 405.
    -Mộ Dung Siêu (385-410): cháu Mộ Dung Đức, ở ngôi được 6 năm. Tháng 2/410, tướng Đông Tấn là Lưu Dụ (sau là khai nghiệp hoàng đế Nam Tống thời Nam Bắc triều) công phá kinh đô Quảng Cố. Thượng thư Nam Yên là Duyệt Thọ mở cửa thành đầu hàng. Mộ Dung Siêu bị quân Đông Tấn bắt sống, giải về Kiến Khang (Nam Kinh, Giang Tô), sau đó bị chém đầu. Nam Yên bị diệt vong.

    Đế phổ Mộ Dung thị

    Than ôi, Yên quốc 5 nước, Mộ Dung thị đế phổ cũng được 18 người, thế nhưng đã có 13 người bất đắc kỳ tử, trong đó lại có 5 người bị giết bởi chính người trong tộc. Ôi, Mô Dung thị lừng lẫy một thời, đến 600 sau lại đơn truyền, phải chăng đó là báo ứng.

    Than ôi, giấc mộng vương bá cũng chỉ là thoáng qua? Bởi Mộ Dung thị lập quốc chẳng phải vì bá tánh lê dân mà chỉ vì tham vọng riêng mình, dòng tộc giết hại lẫn nhau, tranh giành ngôi báu, 100 năm Yên quốc (337-436), máu nhuộm hoàng cung, bách tích lầm than.Vậy thì quang phục Đại Yên để làm gì, hỡi Mộ Dung Phục? Thế mới biết Mộ Dung còn xa Kiều Phong lắm!

    Thế mới biết làm văn hoá cũng là lịch sử. Giật mình mới thấy thuộc sử ta không bằng sử người. Ôi Việt tộc 4.000 năm dựng nước, cũng 4.000 năm quật cường, lẽ thường cũng tự hào lắm chứ. Bèn giở?





    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 05:46 ngày 22/06/2003
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0


    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  3. kekhongtim

    kekhongtim Guest

    Bái phục Phong huynh, công lực đệ còn thua huynh xa lắm. Vote 5 sao cho huynh luôn.

    KEKHONGTIM
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Vote cho @thainhi_vn đấy. Tại hạ chỉ là kẻ sửa chữa ăn theo thôi.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  5. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0

    Hehe... khen nhau thôi ma cũng cần phải kẻ tung người hứng thế này, vote quách cho cả hai

    ?oKim Phong ngọc lộ nhứt tương phùng
    Tiện thắng khước nhân gian vô số !?

  6. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    Chẹp,người chết mà sống lại nhìn thấy cái nì thì cũng yên lòng lắm đấy mí bác ah,hic....bái các bác sư cụ luôn,hic...
  7. quocviet

    quocviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    0
    Bái phục luôn
    ----------------------------------------------------------------
    CÔNG TY XỬ LÝ LÚN NGHIÊNG VIỆT NAM
    www.vina-dsf.com
  8. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Khởi đầu chỉ là khảo cứu về nhân vật Mộ Dung Phục trong Thiên Long bát bộ, đi dần về cội nguồn của họ Mộ Dung; lại liên tưởng ý chí phục quốc của cha con Mộ Dung Bác, Mộ Dung Phục (ấy là đã qua 600 năm).
    Lịch sử Mộ Dung thị chỉ thoáng qua trong 100 năm mà Kim Dung đã xây dựng nhân vật hai cha con Mộ Dung hấp dẫn và hợp lý như thế nào. Chỉ với Thiên Long bát bộ mà đã ***g vào một cách khái quát vị trí của Yên quốc Mộ Dung thị trong lịch sử Trung Quốc. ?oThế mới biết làm văn hoá cũng là lịch sử. Giật mình mới thấy thuộc sử ta không bằng sử người.?. Kim Dung đâu chỉ cho ta xem truyện kiếm hiệp mà còn giới thiệu cho ta văn hóa, lịch sử của dân tộc ông (?oKim Dung giữa đời tôi? - Vũ Đức Sao Biển). Đừng trách tại sao thanh niên Việt Nam hiện nay ít thuộc sử Việt, mà thuộc sử Trung Hoa. Những Lưu Bang, Lý Thế Dân, Võ Tắc Thiên, Khang Hy, Càn Long... thuộc như cháo chảy nhưng với Hai Bà Trung, Ngô Quyền, Quang Trung thì...
    Đó có phải cũng là trách nhiệm của những người làm công tác văn hóa?

Chia sẻ trang này