1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yến Sào Khánh Hòa, những điểm cần lưu ý

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi vectos, 27/06/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vectos

    vectos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2016
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Nói đến Khánh Hòa có 2 đặc sản khách du lịch phải một lần mua lấy một món để làm kỹ niệm, đó là Trầm Hương và Yến Sào, hai đặc sản làm nên tên tuổi của du lịch tại địa phương. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến khách hàng một trong hai đặc sản được nêu ở trên đó là Yến Sào Khánh Hòa .

    Lịch sử hình thành:
    Vào năm 1328 Đề đốc thủy quân nhà Trần Lê Văn Đạt bão lớn nên thuyền phải dạt vào đảo Hòn Tre. Tại đây ông phát hiện các đảo yến ở vùng biển đảo Bình Khang (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và quyết tâm ở lại cai quản vùng đất này. Với tầm nhìn chiến lược của một vị tướng, ông thành lập các đội thủy quân để bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quý này. Nghề yến sào nước ta ra đời từ đó và ông được người đời sau suy tôn là Thủy tổ ngành nghề yến sào.

    Như vậy tính đến nay gần 700 năm về trước, đén nay nghè Yến tại Khánh Hòa càng phát triển mạnh hơn nữa, và được đánh giá là nguồn yến ở vùng đảo Khánh Hòa có chất lượng khá tốt, ngon nhất của thị trường Yến Sào trên thế giới.

    Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề yến sào khánh hòa vẫn được duy trì và phát triển như hôm nay là nhờ công lao của các bậc tiền bối đã truyền nghề cho lớp trẻ. Cứ như thế, từ đời này qua đời khác đội quân khai thác yến sào tồn tại.

    Yến hình thành tổ như thế nào:
    Yến làm tổ bằng nước bọt, và chỉ có loại tổ này là có thể sử dụng làm thực phẩm. Chim yến bắt đầu làm tổ vào mùa sinh sản (từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5), tổ được làm trong khoảng 33 - 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá (hay tường, xà nhà). Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến bện vào nhau.

    Sau khi làm tổ xong, chim yến bắt đầu giao phối và để trứng, chim yến thường đẻ 2 trứng, cách nhau 1 - 4 ngày. Trứng nở sau 22 - 26 ngày, chim con rời tổ khi khoảng khoảng 40 - 45 ngày tuổi. Trong suốt quãng thời gian này, cả chim bố và chim mẹ thay nhau ấp trứng và kiếm mồi nuôi con.

    Các loại Yến:
    Hiện nay Yến Sào có nhiều chủng loại khác nhau, thị trường phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu bồi bổ sức khẻo của mọi người, Yến được Phân Loại như sau:

    Tổ yến hoang/trong động
    Tổ yến trong nhà
    Huyết yến
    Hồng yến
    Bạch yến
    Chất dinh dưỡng có trong Yến Sào:
    Trong yến sào có chứa khoảng 55% protein không béo (Tùy thuộc vào yến được nuôi trong nhà hay yến đảo tự nhiên mà tỷ trọng protein này sẽ khác nhau) cùng 18 loại axit amin cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe cơ thể.​

    - Các loại Axit Amin có trong yến sào có thể kể đến như: Arginine, Histidine, Lysine, Cystine, Tryptophan, Serine, Leucine, Proline, threonine, Glutamic... và cùng nhiều các nguyên tố vi lượng khác rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ, tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, phục hồi làn da cho chị em phụ nữ, tăng cường sinh lực và bồi bổ sức khỏe cho người già yếu - người bệnh vừa mổ hay đang trong giai đoạn hồi phục.

    - Hàm lượng Canxi trong tổ yến vào khoản 503,6 - 2071,3 mg/g và hàm lượng natri khoảng 39,8 - 509,6 mg/g.

    - Trong 100g yến sào thì giá trị năng lượng mà nó mang lại là 345 kcal.

Chia sẻ trang này