1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yên Tử_Chi tiết chuyến đi tại trang 10!Mại zô mại zô.

Chủ đề trong 'ĐH Dân lập Hải Phòng - DHP Club' bởi hoa_dien_vy, 27/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. soidemvn

    soidemvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    2.784
    Đã được thích:
    696
    Dẹp hết mọi chuyện sang một bên đi nhé cả nhà ơi.Đi một ngày khồn chết ai cả đâu mà đừng có lý do gì cả

    Jindo_love
  2. hoa_dien_vy

    hoa_dien_vy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    Chán ghê , sắp xếp kế hoặch đi với box roài vậy mà ...... hic chủ nhật fải đi hn 5 tháng . buồn quá ......
    Bên nhau giây phút này rồi xa nhau trong ngày mai .....
  3. an_an_an

    an_an_an Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    3.326
    Đã được thích:
    0
    .....Mọi người chịu khó vì em đi mờ,khìkhì,chị FG bảo chỗ này thiêng lắm,em nhất định phải đi,ko đi bứt rứt chết.Mà bảo đi gồi ko đi Thần rủa chít.
    .....Giờ ăn đến rồi,giờ ăn đến rồi;mời anh xơi,mời em xơi....
  4. forgive_forgive

    forgive_forgive Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.469
    Đã được thích:
    0
    Thôi thôi mọi người cố thu xếp 1 ngày để đi đi nhìu nhặn giè.Yên Tử thiêng lắm đấy nhá. đẹp nữa hix đi cho vui là chính
    Khu di tích thắng cảnh Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Ðỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích danh thắng (số 15VH/QÐ ngày 13/3/1974). Nằm trong cánh cung trùng điệp của khu đông bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Ðồng ở độ cao 1.068m so với mặt ước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào danh sơn đất Việt. Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã có chùa thờ Phật gọi là chùa Phù Vân và đạo sỹ Yên Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo ở đây. Nhưng Yên Tử thực sự trở thành trung tâm Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam đó là phái thiền phái Trúc Lâm và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh: Ðiều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308), ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Ðồng Kiên Cương (1284-1330) vị tổ thứ hai của phái Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách "Thạch thất ngôn ngữ" và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Ðông Triều... ở trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Ðạo Tái (1254-1334) - vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm. Sang đến thời Lê, Nguyễn, Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo Việt Nam và được vua quan các triều đại quan tâm tôn tạo sửa chữa nên khu di tích Yên Tử là kết tinh, sự hội tụ của nền văn hoá dân tộc với dáng dấp kiến trúc, hoa văn trang trí và các mảng chạm khắc mang đậm dấu ấn của các thời đại. Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng, thông, đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường toả bóng mát làm cho du khách thập phương quên nỗi mệt nhọc đường dốc cheo leo. Lễ hội chính của Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng riêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng xuân ấm áp.
    "Mời bạn ghé thăm"
    the woman give and forgive
    the man get and forget ........
  5. forgive_forgive

    forgive_forgive Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.469
    Đã được thích:
    0
    Hành hương về Yên Tử là đến với non xanh, nước biếc kỳ thú, hữu tình và chiêm bái chốn cửa Phật thanh cao
    Cao vượt giữa vòng cung núi non điệp trùng vùng Đông Bắc, ngọn Yên Tử có đỉnh chìm trong mây trắng và trải mình dưới ngút ngàn mầu xanh cây lá. Thuở xa xưa, đây đã được coi là phúc địa và lưu truyền huyền thoại về một cõi bồng lai với bàn cờ, am thuốc tiên và pho tượng đạo sĩ An Kỳ Sinh hóa thạch. Nhưng dấu mốc để Yên Tử khắc ghi trong lịch sử và thành sự kiện văn hóa của đất nước là năm 1299, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông từng trực tiếp cầm binh đánh tan giặc xâm lược, sau khi sắp đặt lại triều chính, ông xuất giá đến miền danh thắng này hành đạo. Bằng học vấn uyên thâm và kinh nghiệm từng trải, Trần Nhân Tông lĩnh hội thành tựu của các vị cao tăng đi trước, tiếp nhận những yếu tố tích cực của Phật giáo là từ bi, bác ái, khoan dung, bình đẳng, hướng thiện và loại bỏ mặt yếm thế, yên phận, bí hiểm, siêu thoát, sáng lập nên phái Thiền Trúc Lâm mang bản sắc riêng Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu bức xúc của dân tộc lúc bấy giờ là nêu cao tinh thần đoàn kết, thương yêu trong cộng đồng, nguyện chung ý chí bảo vệ quyền tự chủ và độc lập của Tổ quốc, dựa trên vị thế tôn giáo đang thịnh hành, Trần Nhân Tông xúc tiến quá trình bản địa hóa của đạo Phật từ nước ngoài truyền vào ở cả hai phương diện lý thuyết là thực tiễn. "Nhập thế" và "tu tại tâm" là hạt nhân cốt lõi của tư tưởng chính thống phái Thiền Trúc Lâm. Theo đó, đạo không tách biệt đời. Đạo phải thể nghiệm ngay trong cuộc sống. Mầm giác ngộ tức Phật tính vốn có sẵn trong mỗi người, chỉ cần biết kơi dậy và tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân. Lấy pháp hiệu là Điếu Ngự, Trần Nhân Tông cùng hai nhà sư Pháp Loa, Huyền Quang và các môn đệ dịch thuật, soạn thảo sách kinh, tập hợp và quy tụ tín đồ giảng giải, truyền bá giáo lý tại Yên Tử. Mảnh đất thiêng có tầm nhìn bao quát suốt dải biên cương rộng lớn trở thành trung tâm thống nhất Phật giáo Việt Nam, tác động sâu sắc đến các lĩnh vực hoạt động xã hội không những đương thời mà trong nhiều giai đoạn kế tiếp.
    Các chùa chủ yếu ở Yên Tử là Giải Oan, Hoa Yên, Vân Tiêu và bia Phật phân bố từ thấp lên cao tương ứng với trần gian, lưng trời, cung trời và ngoài vũ trụ. Bên cạnh là các chùa Lân, suối Tắm, Bí Thượng, Cầm Thực, Long Động, Thiền Định, Một Mái, Bảo Sái và chùa Đồng cùng hệ thống tháp. Các nghệ nhân tài hoa đã sáng tạo những công trình kiến trúc phối cảnh hài hòa, dung hợp với không gian thiên nhiên hùng vũ và thơ mộng. Trong rừng già hoang sơ, ầm ào thác đổ và vi vút gió reo. Buổi sớm, sương mờ bao phủ, mưa bụi nhẹ bay. Những đàn **** lượn dập dìu và vang tiếng chim hót, vượn kêu. Hoàng hôn buông nắng nhạt, dát vàng những mái chùa và ngôi tháp cổ kính ẩn hiện thấp thoáng, xám lớp rêu phong chứa đựng bao sự tích kỳ lạ. Và đêm xuống, âm thanh chuông mõ cầu kinh truyền nối, lan tỏa... Qua 700 năm, dù phần lớn đã đổ nát, vẫn có thể hình dung diện mạo Yên Tử thời hưng thịnh của phái Thiền Trúc Lâm trong quá khứ. Đường uốn lượn quanh co, rợp bóng hàng xích tùng trồi rẽ gân guốc. Những viên gạch vuông đỏ sẫm, nổi hình văn hoa cúc. Ngói mũi hài mềm mại lợp quanh bờ tường và vòm cong dẫn vào Tháp Tổ sáu tầng chót vót xếp trên bệ đài sen 102 cánh. Chùa Hoa Yên có tấm bia trang trí họa tiết rồng uốn khúc trong khuôn lá đề và bức phù điêu diễn tả ba ni cô niệm Phật. Tượng Trần Nhân Tông khoác cà sa hở nửa ngực vai phải, ngồi thiền trong tư thế "liên hoa tọa". Bia Phật, khắc chữ Thiên Trúc Tự mặt phía Bắc và chữ Phật phía Nam, dưới có dòng Đông Tự Hồng Nha....
    Yên Tử là cội nguồn của Phật giáo Việt Nam và là một điểm du lịch hấp dẫn. Số khách thăm ngày càng tăng và năm 1998 đạt tới 100 nghìn lượt người.
    di tích lịch sử và danh thắng quốc gia Yên Tử được khoanh vùng bảo vệ 2025 ha rừng đặc dụng và 145 ha mặt hồ nằm trong địa bàn hai xã Phương Đông và Thượng Yên Cộng.
    Hành hương về Yên Tử là đến với non xanh, nước biếc kỳ thú, hữu tình và chiêm bái chốn cửa Phật thanh cao

    the woman give and forgive
    the man get and forget ........
  6. an_an_an

    an_an_an Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    3.326
    Đã được thích:
    0
    .....Em đi lần trước chỉ thấy có đất đá,cây cối,dây dợ,và toàn người là người,khiếp lắm.Lần này đừng có mà như thế đấy ko chít toi.
    .....Giờ ăn đến rồi,giờ ăn đến rồi;mời anh xơi,mời em xơi....
  7. cassiechit

    cassiechit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    4.994
    Đã được thích:
    0
    Con bé này, đã dặn bao nhiu lần roài hử??? Cứ "chit, chit..." là thía nèo? Làm mình ở tít trong này mà cứ ách xì...

    Some say YES, some say NO, and I say... WHATEVER.
  8. soidemvn

    soidemvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    2.784
    Đã được thích:
    696
    Tôi biết đó chỉ là cái cớ để không đi chơi cùng với box mà thôi nhé.Đông nói là đi thi nhưng mà thực tế thì chẳng có trường nào thi và ngày chủ nhật cả đó lf điều ai cũng nhận thấy mà thôi.Còn gấu nói là bận lên hà nội hả đó càng không phải là lý do chính đáng vì chính em là người post lên mà vì thế em không đi thì anh sẽ hỏi tội em đó nhé.Cũng như ăn ăn nói là cả nhà hãy vì cô em út này đi nhé............

    Jindo_love
  9. co_gai_yeu_doi

    co_gai_yeu_doi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Vậy ai hiểu mọi người đây. Muốn lắm nhưng đâu có được
  10. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho hỏi. Em ngoisao_datcang xin một chan đi có được không nhỉ
    to an_an_an : mấy chị không đi Hà Nội làm mấy ông ấy mất hứng cắt xuất bọn em luôn. Đành đi Yen Tử vậy

    I don't want to live without the_river

Chia sẻ trang này