1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Yêu đương" của động vật

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi doboxo69, 19/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doboxo69

    doboxo69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    "Yêu đương" của động vật

    Em thấy mấy bài này hay hay nhưng không biết post vào đâu. Xin để tạm box này để bà con có dịp so sánh "chuyện ấy" của mình với 1 số loại mà phát thèm

    Mùa tình yêu trong thế giới loài vật

    Có lẽ sự đa dạng của ?olễ hội tình yêu? trong thế giới loài vật là một trong những điều mà loài người chúng ta ?omặc cảm? nhất. Loài vật thể hiện những phong cách yêu đương đặc sắc và mùa tình yêu đích thực là mùa xuân của chúng, cho dù có những loài chỉ được hưởng một mùa xuân duy nhất trong đời.

    1.001 cách quyến rũ ********

    Khi sắp đến mùa tình yêu, loài vật thể hiện những cách quyến rũ, gợi tình khác nhau. Những con đực sống độc thân cảm thấy nhu cầu giao tiếp sôi nổi hơn bao giờ hết. Chúng sử dụng những phương tiện khác nhau để kêu gọi ********. Trong lúc con ếch đực làm phồng to túi thanh âm, phát ra tiếng kêu ồm ộp để lôi kéo các nàng ếch thì loài chim cốc biển tham gia vào những cuộc cạnh tranh khốc liệt bằng cách làm phình chiếc túi màu đỏ tươi trước ngực: túi càng to chứng tỏ vẻ đẹp và sức khoẻ càng dồi dào.

    Ở loài chim tu-căng, con trống trang bị cho cái mỏ dài và bộ lông của chúng những màu sắc sặc sỡ nhất. Đó chính là tiêu chuẩn để các con mái chọn lựa ý trung nhân theo sở thích của mình. Loài mực nang cũng thế, trong mùa sinh sản, cơ thể con đực trông giống như một bộ da của loài?ngựa vằn. Đó chính là dấu hiệu của ?onam tính? và sự cường tráng, đảo bảo một khả năng giao phối đạt ?ochất lượng cao?.

    Không chỉ sử dụng âm thanh và màu sắc, loài vật còn phát triển những kỹ năng riêng để quyến rũ ********. Tiêu biểu cho dạng quyến rũ này là những điệu múa của loài chim chân xanh. Sau khi tiếp cận được với nàng, vượt qua ?ovòng loại?, chú chàng bèn thể hiện hết tài nghệ: co một chân lên và bằng một chân trụ còn lại, nhảy lò cò nhẹ nhàng quanh ******** mới đang đứng che giấu những cảm xúc tuyệt diệu của mình. Loài cua ?ovĩ cầm? (crabe violoniste) cũng có những thủ thuật tương tự. Chúng nhảy múa bằng cách ngoe nguẩy chiếc càng to như cột tín hiệu, xoay vòng hai ba lần và nâng lên hạ xuống đến 50 lần.

    Trong thế giới loài vật, không riêng gì con đực chủ động bày tỏ ?onỗi niềm?: ở một số loài, sự mời mọc xuất phát chủ yếu từ con cái. Chẳng hạn ở loài **** Atlas, con cái phát tán một loại pheromone thơm như lời thỏ thẻ ?oem đây!? và các chàng **** đực - bằng những chiếc ăng ten ?osiêu chạy? giống như hai chiếc lá xoè rộng ?" có thể ?ongửi? được mùi thơm do các nàng **** phát ra ở cách đó hàng cây số. Loài đom đóm thì sử dụng ?ocủa trời cho?: Khả năng phát sáng vào ban đêm và những tín hiệu ánh sáng dùng quyến rũ ******** của chúng đến nay vẫn còn nằm ngoài tầm hiểu biết của các nhà khoa học.

    1.001 cách giao phối

    Giao phối vừa là nghĩa vụ cao cả nhằm bảo tồn chủng loài, vừa là niềm vui thú tuyệt diệu của những con vật trưởng thành. Cũng như cách quyến rũ, cách giao phối của loài vật thật đa dạng, nhưng dù với cách nào đi nữa, cũng không ngoài hai mục đích trên.

    Nhện là loài khá cẩn trọng trong đời sống ********. Con đực ngoài ?ovũ khí? chính còn có ?ophụ tùng? là hai cái chân xúc giác có tác dụng đưa tinh trùng vào đúng vị trí trong bộ phận sinh dục nhện cái. Ở loài nhện Thomise, con đực nhả tơ đan một tấm lưới, phóng tinh dịch vào đó rồi dùng hai chân xúc giác hút lên. Sau động tác này, nó áp sát người ******** ?" to hơn nó gấp nhiều lần - rồi dùng chân xúc giác đưa tinh dịch vào bộ phận sinh dục con cái. Cuối cùng, nó vắt giò lên cổ mà chạy, nếu không muốn cô ******** xơi tái một cách không thương tiếc.

    Nói về sự đối xử tệ bạc theo kiểu này, có lẽ loài bọ ngựa không có đối thủ. Trong lúc loài nhện Thomise còn có thể ?obỏ của chạy lấy người? thì không hiếm chú bọ ngựa đực phải trả giá cho sự ?omê ly? bằng chính sinh mạng của nó. Không đợi tàn cuộc vui, trước hoặc ngay trong lúc giao hoan, bọ ngựa cái háu đói đã bắt đầu ?oxơi? cơ thể ********: trước tiên là đầu, sau đó đi dần đến chân. Trong một mùa tình yêu, không chỉ có một, mà có thể nhiều bọ ngựa đực cùng là nạn nhân của một nàng bọ ngựa cái. Đó quả là những bữa tiệc protein độc đáo, đủ tạo nên kho năng lượng cho cho bọ ngựa cái sử dụng sau này, khi đẻ ra hàng loạt trứng.

    Trong khi ở hầu hết mọi loài, việc mang nặng đẻ đau là thiên chức của con cái thì loài cá ngựa lại tỏ ra ?oga lăng? hơn khi con đực giành quyền?mang trứng do con cái ?obàn giao? trong quá trình giao phối. Nó dùng tinh dịch làm thụ tinh các não bào của con cái và sau 4 ?" 6 tuần mang thai, nó cho ra đời một đàn con.

    Về tính chất ?olãng mạn? trong giao phối, loài ếch đáng được xếp hàng đầu. Bằng hai chân trước như hai gọng kìm, ếch đực ghì chặt ngực của ******** và trong tư thế một trên một dưới, cả hai từ phía bờ ao cùng bơi ra đến giữa ao, vừa bơi vừa thực hiện những động tác cần thiết cho sự bảo tồn nòi giống. Thời gian giao phối kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày liên đối với một số giống ếch. Cuối cùng, theo tín hiệu của ********, con ếch đực phóng tinh, làm thụ tinh hàng ngàn quả trứng chờ sẵn. Về thời gian kéo dài cuộc giao phối, loài ếch có một đối thủ đáng gờm, đó là loài rắn chuông. Ở loài này, thời gian giao phối có thể lên đến?hơn 22 tiếng đồng hồ!

    Những ?ovũ khí? độc đáo của loài vật

    Về mặt này, trước tiên phải dành kỷ lục vĩnh viễn cho loài cá voi, vì không một loài nào khác hy vọng đoạt lại kỷ lục này. Theo các nhà sinh vật học, bộ phận sinh dục (BPSD) của một số con cá voi có thể dài đến?2,7m, đường kính ở phần gốc đạt đến 1m. Kế tiếp loài cá voi là một loài sống trên cạn và trùng tên với chúng. Đó là loài voi, với kích thước tương ứng là 1,2m và 0,1m.

    Những loài có cơ thể nhỏ hơn lại được thiên nhiên phú cho những sắc thái độc đáo khác, chẳng hạn ở loài ong: BPSD lởm chởm gai nhọn, bị bứt ra khỏi cơ thể con ong trong thời gian giao phối, kéo theo cái của con vật này. Kỷ lục về kỹ thuật?dự phòng có lẽ khó loài nào sánh được với loài rắn. Ở các loài rắn độc, con đực được thiên nhiên trang bị đến?hai BPSD! Trong quá trình giao phối, khi bộ phận này thực hiện ?~nghĩa vụ? thì bộ phận kia ở trong tư thế sẵn sàng tiếp ứng mỗi khi có sự cố.

    Cuối cùng, kỷ lục về BPSD nằm xa vị trí thông thường nhất thuộc về loài chuồn chuồn. Con đực của loài này có BPSD nằm ở?***g ngực, còn túi đựng tinh thì ở chót đuôi, nên khi giao phối, cả hai phải cong mình lại để ?otiếp cận? nhau một cách dễ dàng. Đó quả là những nét độc đáo trong đời sống ******** của loài vật, vượt quá khả năng tưởng tượng của loài người chúng ta.
    ==========

    Khi các chàng đom đóm đi tìm bạn đời

    Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những chàng nghệ sĩ tí hon với điệu nhảy phát ra tia sáng lập lòe đi tìm ********?

    Sau khi màn đêm choàng kín bầu trời, có hàng trăm, hàng ngàn sinh vật bé nhỏ thức giấc. Bỗng một đốm sáng từ mặt đất bay vào bầu trời đêm. Rồi sau đó, khoảng không gian trên bãi cỏ chập chờn vô vàn tia sáng xanh. Chẳng bao lâu sau, những ánh lửa ấy lan tỏa khắp nơi. Màn trình diễn ánh sáng diệu kỳ của thiên nhiên bắt đầu.

    Người Anh gọi đom đóm là firefly (tạm dịch là ruồi lửa) thế nhưng nó chẳng bà con họ hàng gì với ruồi cả mà thuộc vào một loài khác. Đom đóm đem lại cho trẻ thơ biết bao điều lý thú và để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong ký ức mỗi người. Hơn nữa, loại enzyme tạo ánh sáng luciferase của đom đóm là một hóa chất có giá trị trong nghiên cứu khoa học, được ứng dụng trong nông nghiệp và công nghệ thực phẩm.

    Thêm vào đó, đom đóm còn giúp các nhà khoa học vén bức màn huyền bí khi nghiên cứu vai trò của sự lựa chọn tính dục trong quá trình tiến hóa. Theo bà Sara Lewis, Trợ lý giáo sư Sinh vật học tại Đại học Tufts (Hoa Kỳ) cùng nhóm nghiên cứu về tập tính chọn ******** của đom đóm cho biết: Điệu nhảy tỏ tình với ánh sáng chớp nháy của chàng rất dễ nhận thấy và hầu như chúng chỉ sống để hưởng thú vui này mà thôi. ?oChúng chẳng cần ăn uống mà chỉ ?oăn ở? với nhau suốt đời.? Một cuộc ?oyêu đương? có thể kéo dài 8 tiếng đồng hồ.

    Ấu trùng đom đóm sống dưới đất khoảng 2 năm, đợi khi mùa xuân đến, chúng sẽ đào hang rồi chui vào đó và phát triển thành nhộng. Sau 3 tuần, chúng trở thành những con đom đóm trưởng thành, chui ra khỏi mặt đất với quyết tâm tìm kiếm ******** càng nhiều càng tốt. Nhưng thật chẳng may, một con đóm đóm trưởng thành chỉ sống từ 1 đến 2 tuần lễ và oái ăm thay, tỉ lệ đực/ cái vào đầu mùa hè còn thấp hơn cả tỉ lệ nam/ nữ trong học viện quân sự nữa!

    Giáo sư Côn trùng học James Lloyd cho biết: ?oÍt ai nhìn thấy một con đom đóm cái bao giờ.? Sở dĩ có chuyện này vì chỉ có con đực mới bay mà thôi, còn con cái chỉ nằm trên cỏ để chờ đợi. Trong khung cảnh có tới ngàn lẻ một kẻ cầu hôn, cái khó của nàng là tìm cho ra chàng rể cùng loài. Khi tìm được người yêu, nàng sẽ ?obật đèn? chào mời: ?oEm đây nè!?

    Sắc màu ánh sáng làm cho các chàng không thể lẫn vào đâu được. Chẳng hạn loài đom đóm Pyractomena angulata có ánh sáng màu cam. Một vài loài thì nháy liên tục mỗi lần hai cái. Các loài khác, như loài Photinus pyralis thì lại vẽ lên bầu trời những chữ j ngộ nghĩnh. Mỗi loài có cách thể hiện ánh sáng đặc trưng riêng của mình. Thế nhưng không phải bao giờ điều ấy cũng đúng và trường hợp của loài đom đóm Photinus bất hạnh là một thí dụ. Nhiều chú đom đóm khác loài có thể bắt chước cách ?obật đèn? của những chú Photinus để lừa bịp các nàng. Và thay vì được hưởng niềm hoan lạc, các nàng lại trở thành miếng mồi ngon cho những gã ?oSở Khanh? tàn bạo.

    Vậy đom đóm cái dựa vào đâu để chọn ********? Có lẽ chúng dựa vào kích cỡ của con đực. Bà Lewis nhận thấy ở loài đom đóm Photinus, con đực chứa tinh trùng trong túi hình xoắn ốc như món quà cưới dành cho người yêu. Theo các nhà khoa học, con cái sẽ nhận ra kích cỡ túi tinh của các chàng qua ánh chớp.

    Cứ như vậy, mùa hè dần trôi qua và vai trò chủ động tìm kiếm ******** bị đảo ngược. Đầu mùa hè, đom đóm đực nhiều vô kể nên các nàng tha hồ kén chọn. Nhưng khi mùa hè sắp tàn, tỉ lệ giữa đực và cái bị đảo lộn và lúc này âm cực thịnh, dương cực suy. Chính vì vậy, các nàng đom đóm phải ra sức tán tỉnh mới mong kiếm được một ?ođấng phu quân?. Vào thời điểm này, các chàng đom đóm tỏ ra khó tính có lẽ do chúng khó lòng tạo được những túi tinh để làm ?olễ vật cầu hôn?.

    Những tia sáng bé nhỏ nhấp nháy trên bầu trời đêm mùa hạ đang có nguy cơ biến mất trong nay mai. Sự suy giảm này có lẽ một phần do ấu trùng của đom đóm không di chuyển xa khỏi nơi chúng chào đời. Chính quá trình đô thị hóa cùng việc sử dụng thuốc trừ sâu đã góp phần tiêu diệt loài đom đóm. Hơn nữa, các công ty hóa chất lại ráo riết thu mua đom đóm để chiết xuất luciferase càng làm cho tình cảnh của họ hàng nhà đom đóm thêm nguy kịch.

    ==============

    Loài nào mạnh mẽ nhất?

    Con người tự coi mình là vua của các loài vật và là chúa tể của tự nhiên. Họ cũng thường tự hào về khả năng ******** mạnh mẽ của mình. Nhưng nếu biết những "chiến tích" của một số loài động vật khác, hẳn họ sẽ nghĩ lại...

    Hãy bắt đầu từ những chú kangaroo của nước Úc. Trong khi đa số chúng ta đếm số lần quan hệ theo đơn vị tuần hay tháng thì kangaroo đực có thể làm "chuyện ấy" 5 lần trong một ngày. Tất nhiên, một số người có thể làm được hơn thế, nhưng không phải tất cả. Và ngay cả khi lấy người "mạnh mẽ" nhất để đi thi đấu thì vẫn còn kém xa so với sư tử. Sư tử đực giữ kỷ lục về số lần quan hệ trong ngày: 86 lần/24h, thật không hổ danh là chúa sơn lâm!

    Bọ rùa cũng có thể được gọi là cỗ máy ********. Một số nhà khoa học quả quyết, chúng ******** nhiều hơn bất kỳ một sinh vật nào trên trái đất. Tổng thời gian mỗi ngày chúng dành cho việc đó lên tới 9 giờ. Ngạc nhiên hơn, cơn cực khoái của chúng kéo dài... 1 tiếng rưỡi đồng hồ và có thể lặp đi lặp lại 3 lần liên tiếp. Về độ lâu, có lẽ kỷ lục thuộc về chồn zibelin. Trong khi thời gian ******** của muỗi chỉ vỏn vẹn 2 giây, thì loài chồn này có thể thực hiện điều đó liên tục trong... 8 giờ không nghỉ.

    Nếu chúng ta so sánh khả năng của con đực theo số lần ********* thì giải nhất sẽ thuộc về loài chuột đồng với 50 lần trong 1 giờ. Một tiêu chí quan trọng khác, tất nhiên là kích cỡ. Nhưng các đấng mày râu chắc chắn sẽ phải ngả mũ kính phục loài rệp châu Phi chẳng hạn, khi biết kích thước cơ quan sinh dục của chúng bằng 2/3 chiều dài cơ thể.

    Còn sở thích ******** thì sao? Có lẽ ngay cả những người có óc tưởng tượng phong phú nhất cũng chào thua khi biết những sở thích ******** khá lạ lùng của một số loài động vật. Ví dụ bọ ngựa cái nuốt chửng con đực sau hoặc thậm chí ngay trong khi ********. Bạch tuộc đực "kỷ niệm" luôn cơ quan sinh dục của mình trong cơ thể con cái sau khi xong việc, rồi nhanh chóng mọc lên một cái khác để thay thế. Đôi khi các nhà khoa học tìm thấy những món quà như vậy trong cơ thể bạch tuộc cái. Còn ốc sên có thể làm một số người ghê tởm nhưng bạn sẽ cảm thấy ghê tởm hơn khi biết rằng, loài vật này có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Khi gặp nhau, chúng tìm cách cắn đứt cơ quan sinh dục đực của nhau, con nào thua sẽ trở thành... con cái.

    Bây giờ bạn có còn tự hào về khả năng của mình nữa hay không?

    Source: www.khampha24h.com

Chia sẻ trang này