1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yêu lắm Sóc Sơn ơi!!!

Chủ đề trong 'Public các box địa phương' bởi haibien, 22/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Yêu lắm Sóc Sơn ơi!!!

    Sóc Sơn thức dậy những tiềm năng

    Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 Km về phía Tây Bắc, Sóc Sơn ?" vùng đất nổi tiếng với những huyền thoại Thánh Gióng thuở hồng hoang lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc; với Núi Đôi và những kỳ tích lịch sử của một thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.

    Nay, Sóc Sơn là huyện ngoại thành có nhiều thứ được xếp vào hạng nhất: Xa trung tâm nhất; có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong 14 quận huyện, có địa hình phức tạp nhất, có nền kinh tế phát triển chậm nhất,... Nhưng là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, hấp dẫn nhiều chủ đầu tư cũng gần như? nhất Hà Nội. Và, người Sóc Sơn đang vươn mình lớn mạnh tựa chàng Gióng ngày xửa ngày xưa trong công cuộc xây dựng quê hương đổi mới hướng tới kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX (2005-2010) xác định: Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế; tập trung phát triển mạnh kinh tế theo cơ cấu Công nghiệp ?" Dịch vụ ?" Nông nghiệp, từng bước đưa Sóc Sơn thành vùng phát triển của Thủ đô, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long ?" Hà Nội. Sóc sơn là vùng đất rộng 30.630 Km2 chiếm 1/3 diện tích cả thành phố, với địa hình phức tạp: Có tới hơn 600 héc-ta đất đồi rừng bán sơn địa, vùng đất giữa và vùng ven sông. Sóc sơn là huyện có tới 40 km hệ thống sông Cầu, sồng Kông và sông Cà Lồ chảy qua, bao bọc.

    Chính bởi vậy việc khảo sát, lên quy hoạch tổng thể khai thác thế mạnh, những tiềm năng của vùng đất này được Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và huyện Sóc Sơn đặc biệt chú trọng. Theo kế hoạch phát triển từ nay đến năm 2010 của Hà Nội, Sóc Sơn sẽ hoàn thành 46 dự án đầu tư lớn nhỏ phục vụ đời sống dân sinh, xây dựng hạ tầng cơ sở tạo nền móng vững chắc cho chương trình phát triển thành phố vào năm 2020.

    Một vùng đất huyền thoại

    Nói đến Sóc Sơn, ai cũng nhớ ngay đến truyền thuyết về Thánh Gióng. Chuyện kể rằng, vào đời vua Hùng thứ sáu giặc Ân sang xâm lấn nước ta. Vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Ở làng Gióng có một chú bé đã lên ba mà chẳng biết nói, biết ngồi suốt ngày chỉ nằm quay mặt vào vách đất. Một hôm nghe tiếng loa sứ giả vọng đến, chú bé vội ngồi dậy thưa với mẹ mời sứ giả vào gặp và đề nghị vua cho đúc một con ngựa sắt, một bộ giáp sắt và một thanh roi sắt để chú đi đánh giặc.

    Chú bé vươn mình đứng dậy lớn bổng thành chàng trai lực lưỡng, mặc giáp, cưỡi ngựa cầm roi sắt xông pha trận mạc đánh tan giặc Ân. Roi sắt gãy chàng trai với sức mạnh phi thường nhổ từng khóm tre quật vào những tên ngoan cố, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta. Giặc tan, chàng lên đỉnh núi Sóc, cởi áo giáp, vái biệt quê nhà cưỡi ngựa bay về trời, để lại tiếng thơm ngàn năm với vùng đất địa linh nhân kiệt này.

    Để tưởng nhớ công đức của Ngài, nhân dân ta đã lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng hay còng gọi là Đức Phù Đổng Thiên Vương. Đền thờ Ngài rất linh thiêng, hàng năm dân làng mở lễ hội vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Lễ hội đền Gióng cho đến ngày nay vẫn được tuân theo đúng kịch bản từ cổ xưa. Ngày khai hội, hàng chục vạn lượt khách thập phương đến tham dự, lễ Phật, lễ Thánh thoả mãn nhu cầu văn hoá tâm linh.

    Một vùng đất lịch sử và sinh thái

    Khai thác triệt để thế mạnh của mình, Sóc Sơn đã dành 274 héc ta đồi rừng xung quanh khu vực đền Sóc thuộc xã Phù Linh để xây dựng Quần thể du lịch văn hoá tâm linh Đền Sóc với tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ước tính khoảng 800 tỷ đồng Việt Nam, chia thành bốn khu. Khu một rộng 67 héc ta bao gồm: Bảo tồn di tích văn hoá Đền Sóc và Học viện Phật giáo Việt Nam; Khu du lịch sinh thái rộng tới 87 héc-ta có hồ nước Thanh Trì, một sân gold 18 lỗ và hàng trăm nhà nghỉ cho khách du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần; Khu vui chơi cảm giác mạnh và Khu xây dựng các công trình công cộng.

    Quy hoạch tổng thể Quần thể Văn hoá đền Sóc đã được Uỷ Ban nhân dân thành phố phê duyệt và các dự án xây dựng đang được gấp rút thi công. Hiện nay, dự án xây dựng tượng đài Thánh Gióng đang được thi công từng hạng mục công trình, đã xây dựng xong 1000 bậc bằng đá gắn xi măng lên đỉnh núi Sóc. Con số 1000 tượng trưng cho Thăng Long ?" Hà Nội tròn nghìn tuổi. Tượng đài Thánh Gióng tay cầm gậy tre bay vút lên trời bằng đồng sẽ được hoàn thành khi Thăng Long - Hà Nội đón mừng sinh nhật lần thứ một ngàn.

    Chùa Non Nước thu hút khách thập phương và khách du lịch trong nước, quốc tế bởi có pho tượng Phật Tổ bằng đồng cao 6,5 mét đúc liền khối nặng 30 tấn, lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2001 bức tượng Phật khổng lồ này được rước lên đặt chính giữa nền chùa Non Nước ở độ cao 110 mét so với chân núi. Chùa được xây dựng trên nền đất chùa cũ từ thời Tiền Lê, theo kiểu kiến trúc chùa cổ 7 gian 2 trái, trang trí những hoạ tiết hoa văn cũng theo nguyên mẫu của thời Tiền Lê.

    Theo thuyết phong thuỷ, chùa Non Nước được dựng trên thế long chầu hổ phục. Bức tượng Phật Tổ và chùa Non Nước được đặt trong thế vòng cung, Đức Phật ngự trên ngai tựa lưng vào núi, có 9 ngọn núi lớn nhỏ chầu vào: Núi Đồng Sóc, núi Đá Đen (trên núi có đến hàng trăm phiến đá lớn nhỏ giống như từng đàn trâu, voi năm phủ phục), núi Voi Phục, núi Mũi Cày, núi Vẩy Rồng, núi Đá Chồng (theo truyền thuyết Thánh Gióng sau khi dẹp giặc xong cởi áo giáp bái biệt quê mẹ bay về trời, tấm áo giáp đã hoá thạch tạo thành những tảng đá lớn nhỏ lớp lớp chồng lên nhau), dự kiến tượng đài Thánh Gióng sẽ được dựng lên trên đỉnh ngọn núi này với độ cao 297 mét so với chân núi.

    Theo lược sử của nhà chùa thì chùa Non nước có tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự nằm trong quần thể khu di tích đền Sóc. Chùa nằm chính giữa hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai. Sách Thiền Uyển Tập Anh và sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: Vị Thiền sư đầu tiên trụ trì ngôi chùa này tên là Ngô Chân Lưu (933-1011).

    Năm 971, Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại sư và là vị Quốc sư đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam. Ngài đã từng phù trợ cho Tam triều: Đinh ?" Tiền Lê - Lý và cùng với Thiền sư Từ Vạn Hạnh phù trợ đắc lực đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, mở đầu triều đại nhà Lý ?" một triều đại có nền văn hoá phát triển rực rỡ và kinh tế hưng thịnh nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam.Trải qua nhiều trăm năm, biến cố thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, tình cờ nền chùa cũ mới được phát hiện trong những năm gần đây và được Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định xây dựng trên nền đất cũ bằng tiền của các tăng ni phất tử và thiện nam tín nữ quyên góp. Chùa năm trên lưng núi, có khuôn viên tôn nghiêm, phong cảnh hữu tình.

    Du khách đến đây không chỉ thoả mãn nhu cầu tự do tín ngưỡng mà còn được tận hưởng những công trình kỳ vĩ thiên nhiên ban tặng và những công trình nghệ thuật kiến trúc hoành tráng do những bàn tay, khối óc con người tạo nên.

    Học viện Phật Giáo đã xây dựng xong và đón nhận những thiền sinh, tăng ni phật tử khắp nơi về học Phật. Mỗi sớm, mỗi chiều tiếng chuông chùa ngân nga vọng vào vách núi, lan toả trong không gian núi rừng tạo nên bức tranh huyền diệu của vùng bán sơn địa. Tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều của những Thiền sinh, Phật tử vọng ra từ Thiền viện thấm vào từng giọt sương, ngọn lá cây rừng, tưới mát lòng người, rũ bớt bụi trần, thanh tịnh từ trong tâm thức. Du khách có thể dừng chân, vào thăm Thiền viện, xin gặp các vị Thiền sư, Hoà thượng thỉnh giáo triết lý của Đạo Phật, mà tỏ ngộ, giải thoát được những vướng bận đời thường.

    Các dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, khu công trình công cộng trong Quần thể du lịch Văn hoá tâm linh đền Sóc đang được tiến hành thi công các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng, phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng trước khi Thăng Long ?" Hà Nội đón chào sinh nhật một nghìn tuổi.

    Do đặc điểm Sóc Sơn là vùng đất đá ong, đồi gò không phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp nhưng lại thích hợp cho việc đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là du lịch ?" ngành công nghiệp không khói, cho nguồn thu siêu lợi nhuận từ các loại hình dịch vụ. Những khu đồi gò, đất cằn, cây cối kém phát triển ở xã Minh Trí có thể cho thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ việc đầu tư xây dựng những sân gold. Khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày một lên cao, nhu cầu vui chơi giải trí càng lớn. Đón trước nhu cầu này, cách đây 2 năm Sóc Sơn đã mạnh dạn mời gọi đối tác là Tổng công ty Công nghiệp và Du lịch thuộc Bộ Quốc phòng đã liên doanh với một Công ty của Nhật Bản đầu tư xây dựng sân Gold Minh trí rộng tới 108 héc ta. Quý IV ?" 2006, sân Gold Minh Trí đã hoàn thành giai đoạn I với 18 lỗ và đưa vào sử dụng.

    Giai đoạn II với 27 lỗ sẽ tiếp tục được xây dựng và đưa vào sử dụng cuối năm 2007. Được biết, khi hoàn tất các hạng mục công trình xây dựng và đưa vào sử dụng sân gold này sẽ đẹp và đủ quy chuẩn quốc tế vào bậc nhất khu vực Miền Bắc. Mặc dù mới hoàn thành giai đoạn I, nhưng khách đăng ký mua thẻ Câu lạc bộ chơi gold tại sân này đã lên tới 70% số thẻ dự tính. Giá thẻ dành cho những người chơi thường xuyên là 25.000 USD chơi không thường xuyên là 10.000 USD. Huyện Sóc Sơn sẽ dành 100 hec-ta xung quanh sân gold xây dựng thành khu du lịch sinh thái phục vụ cho khách chơi gold và du khách tham quan. Hy vọng nguồn thu từ những khu vực này sẽ góp phần đáng kể vào việc xây dựng cở sở hạ tầng, tôn tạo vẻ đẹp cho Sóc Sơn trong tương lai.

    Theo ông Nguyễn Đức Trí ?" Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn trao đổi, thì: Năm nay là năm thứ 3 Sóc Sơn thực hiện Nghị quyết 16/NQ-TU của Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội về một số chủ trương giải pháp để phát triển kinh tế xã hội của huyện từ 2004-2010 và Kế hoạch 61/KH-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố về đầu tư 46 dự án cho Sóc Sơn. Những dự án mở rộng các quốc lộ 2, 3 chạy qua địa bàn và đường 18 đi từ Nội Bài đến Móng Cái đang được tiến hành và sẽ triển khai Dự án đường cao tốc xuyên Á Nội Bài - Lào Cai. Khi những dự án này hoàn thành giao thông thuận tiện, Sóc Sơn sẽ trở thành một trong những đầu mối giao thông quan trọng vào Thủ đô.

    Những khu công nghiệp mới đang mọc lên

    Hiện nay trên địa bàn huyện đang có 2 khu công nghiệp đang được hoàn thiện: Khu công nghiệp Nội Bài liên doanh với Malaysia rộng hơn 100 héc ta và khu công nghiệp do thành phố quản lý rộng 203 héc ta ở xã Mai Đình. Huyện có một khu công nghiệp vừa và nhỏ rộng 63 hec ta, sắp được đưa vào sử dụng. Chính bởi đất Sóc Sơn chủ yếu là đất đồi, đá ong nên nghị quyết của Huyện uỷ lãnh đạo tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ thương mại, nông nghiệp tập trung trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

    Dự kiến trong những năm tới, Sóc Sơn sẽ xây dựng Trường đua ngựa rộng khoảng 100 hec ta ở gần khu vực Núi Đôi xã Tân Minh và khu du lịch đô thị sinh thái ở Đình Phú rộng khoảng 400 héc ta. Và, dự kiến đến năm 2020 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ xây dựng tuyến II với diện tích lớn hơn gấp 2 lần diện tích hiện nay. Như vậy từ nay đến năm 2010, hàng ngàn héc ta đất đồi rừng, nông nghiệp sẽ biến thành những khu công nghiệp, khu đô thị và khu du lịch sinh thái.

    Nhưng? Sóc Sơn vẫn đang nghèo nhất Hà Nội.

    Có một thực tế là cho đến bây giờ người dân Sóc Sơn vẫn đang dùng nước giếng khoan. Hai dự án cấp nước sạch của thành phố vào 2 khu công nghiệp vẫn đang được xây dựng. Theo kế hoạch, cuối năm 2007 nguồn nước sạch sẽ được đưa vào sử dụng tronh những khu công nghiệp. Theo chúng tôi, muốn kéo được vốn nước ngoài đầu tư liên doanh cho vùng đất này để thật sự Sóc Sơn trở thành ?omiền đất hứa? thì trước hết các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng phải được tính toán một cách khoa học, đầu tư thoả đáng và xây dựng cơ bản.

    Theo báo cáo tổng kết năm 2006, toàn huyện vẫn còn tới hơn 6000 hộ nghèo theo tiêu chí mới của thành phố. Những hộ này chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Vậy nay mai đất nông nghiệp, đồi rừng bị mất đi vì những dự án thì họ sẽ sống bằng gì ?

    Về vấn đề này ông Nguyễn Đức Trí cho biết thêm: Để người dân bắt kịp với nhịp sống hiện đại, có nghề và thực sự là chủ nhân của ?omiền đất hứa?, ngay từ năm 2006, huyện đã mở 2 trung tâm dạy nghề, mỗi khoá học đào tạo 500-700 người với các nghề Dệt ?" May, Gò hàn, Điện dân dụng? Huyện đã thực hiện chương trình tập huấn phương pháp làm ăn cho các hộ nghèo thuộc 8 xã có đông hộ nghèo nhất huyện; đặt chỉ tiêu phấn đấu năm 2007 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, giúp cho 2100-2200 hộ dân thoát khỏi diện nghèo; đào tạo và giải quyết việc làm cho 7.800-8000 lao động.

    Sóc Sơn có địa thế giống như Kualarlampua thủ đô của Malayxia, hy vọng các nhà lãnh đạo, nhà quản lý thành phố Hà Nội và huyện Sóc Sơn có một quy hoạch kiến trúc tổng thể toàn huyện một cách toàn mỹ, biến vùng đất bán sơn địa phía Tây Bắc Thủ đô thành một vùng đất hiện đại, trù phú, phát huy hết mọi tiềm năng. Là điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế. Và, con người Sóc Sơn với những nét đẹp văn hoá truyền thống, có đủ trí tuệ, tự tin làm chủ ?omiền đất hứa? để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai về một vùng đất huyền thoại, nơi thờ tự Thánh Gióng - một trong bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam.


    Được haibien sửa chữa / chuyển vào 22:53 ngày 22/05/2007
  2. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Một vài hình ảnh về sóc sơn.
    Đền Sóc thờ Thánh Gióng
    [​IMG]

    [​IMG]
    Cổng đền
    [​IMG]
    Đền sóc nhìn từ trên núi
    [​IMG]
    Đền Thanh Nhàn cũng thờ thánh gióng,nơi đây ngày xưa là nơi Thánh Gióng nghỉ chân tắm rửa trước khi phi ngựa lên đỉnh núi Phù Linh bay về trời.Nơi đây vẫn còn dấu tích chân ngựa sắt in trên tảng đá,cây cổ thụ Thánh Gióng đã buộc ngựa và giếng nước thánh Gióng đã múc nước tắm.
    [​IMG]
    Chùa Non Nước nơi đặt pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam.Chùa Non Nước cạnh ngay đền Sóc.
    [​IMG]
    Và đây là pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam
    [​IMG]
    Tam Quan học viện phật Giáo,dưới chân chùa non nước
    [​IMG]
    Núi ở Sóc Sơn nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống, dãy núi Sóc gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Thái. Ngọn Hàm Lợn còn gọi là núi Chân Chim là ngọn cao nhất: 462m. Đây chính là núi Độc Tôn được ghi trong sử cũ, là nơi lập doanh trại của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, người đã nổi dậy chống lại triều đình Lê Trịnh trong những năm 40 của thế kỷ XVIII.
    Phía Đông núi Hàm Lợn có núi Don cao 327m, phía bắc có núi Thanh Lanh (427m), núi Bà Tượng (334m) ở xã Ngọc Thanh, giáp Vĩnh Phúc và núi Lục Dinh (294m). Còn có các ngọn Bàn Cờ, Cao Tung, Mũi Cày, Trảm Tướng... Núi Sóc Sơn cao 308m, còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn cách huyện lỵ 4km về phía Tây. Hình thế đẹp, nhiều cây thông, cảnh quan thanh nhã. Tương truyền đây là chỗ Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.
    Đây là đỉnh Hàm Lợn,xa xa là ngọn Tam Đảo
    [​IMG]


    Được haibien sửa chữa / chuyển vào 23:28 ngày 22/05/2007
  3. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Sóc Sơn đất cằn đá sỏi nhưng nhờ công sức mồ hôi,những cánh đồng vẫn nhuộm 1 màu vàng no ấm
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chở lúa về
    [​IMG]
    [​IMG]
    Suốt lúa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cô bé suốt lúa xinh quá
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mệt quá rồi mẹ ơi
    [​IMG]
    Trời Sóc Sơn thật xanh và con gái Sóc Sơn thật xinh
    [​IMG]
    Được haibien sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 23/05/2007
  4. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Hồ đập Đồng Đò,công trình thuỷ lợi trọng điểm của Sóc Sơn cung cấp nước tưới cho gần 600ha đất nông nghiệp ở Sóc Sơn
    [​IMG]
    Đánh giọ tôm trên hồ
    [​IMG]
    Rừng thông,đặc sản của sóc sơn
    [​IMG]
    Sông Cà Lồ,danh giới phía tây,nam giữa Sóc Sơn và huyện Mê Linh_Vĩnh Phúc
    [​IMG]
    Được haibien sửa chữa / chuyển vào 10:39 ngày 23/05/2007
  5. TUOITRE_8X

    TUOITRE_8X Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Chủ nhà này ở chỗ nào Sóc Sơn đấy nhỉ?
  6. itToday

    itToday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Làm 1 cuộc du lịch ảnh vậy, cũng thật thú vị
  7. itToday

    itToday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Làm 1 cuộc du lịch ảnh vậy, cũng thật thú vị
  8. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Em không phải người Sóc Sơn nhưng em đã ở Sóc Sơn mấy năm rồi và em có tình cảm đặc biệt với mảnh đất này.Xin mời các bác đến với Sóc Sơn.
    Xin gửi tiếp 1 số hình ảnh của Sóc Sơn:
    Sóc Sơn có nhiều đồi thông rất giống cảnh Đà Lạt:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngòi Kim Anh dẫn nước từ các dòng suối nhỏ trên núi,là ngòi tự nhiên,tưới tiêu cho 2 xã Quang Tiến và Thanh Xuân:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đường lên đỉnh Phù Linh:
    [​IMG]
    Đỉnh Phù Linh,nơi Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời:
    [​IMG]
    Trên đỉnh Phù Linh:
    [​IMG]
    Trên đỉnh Phù Linh có rất nhiều Sim,mùa này nở hoa thật đẹp:
    [​IMG]
    Xuống:
    [​IMG]
    Toàn cảnh chùa Non Nước:
    [​IMG]
    Hội Đình làng Thạch Lỗi-xã Thanh Xuân ,di tích văn hoá cấp quốc gia:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Biệt Phủ Thành Chương do Hoạ Sĩ Thành Chương xây dựng.Đây là 1 công trình đẹp và thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến
    tham quan:
    Cổng vào:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ruộng đồng:
    [​IMG]
    Giải lao ngày mùa:
    [​IMG]
    Những con bò thật ngoan và đáng yêu:
    [​IMG]
    Ngỗ nghĩnh những chú Trâu:
    [​IMG]
    Trái ngọt nơi đất cằn:
    [​IMG]
    Được haibien sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 31/05/2007
  9. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Em không phải người Sóc Sơn nhưng em đã ở Sóc Sơn mấy năm rồi và em có tình cảm đặc biệt với mảnh đất này.Xin mời các bác đến với Sóc Sơn.
    Xin gửi tiếp 1 số hình ảnh của Sóc Sơn:
    Sóc Sơn có nhiều đồi thông rất giống cảnh Đà Lạt:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngòi Kim Anh dẫn nước từ các dòng suối nhỏ trên núi,là ngòi tự nhiên,tưới tiêu cho 2 xã Quang Tiến và Thanh Xuân:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đường lên đỉnh Phù Linh:
    [​IMG]
    Đỉnh Phù Linh,nơi Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời:
    [​IMG]
    Trên đỉnh Phù Linh:
    [​IMG]
    Trên đỉnh Phù Linh có rất nhiều Sim,mùa này nở hoa thật đẹp:
    [​IMG]
    Xuống:
    [​IMG]
    Toàn cảnh chùa Non Nước:
    [​IMG]
    Hội Đình làng Thạch Lỗi-xã Thanh Xuân ,di tích văn hoá cấp quốc gia:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Biệt Phủ Thành Chương do Hoạ Sĩ Thành Chương xây dựng.Đây là 1 công trình đẹp và thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến
    tham quan:
    Cổng vào:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ruộng đồng:
    [​IMG]
    Giải lao ngày mùa:
    [​IMG]
    Những con bò thật ngoan và đáng yêu:
    [​IMG]
    Ngỗ nghĩnh những chú Trâu:
    [​IMG]
    Trái ngọt nơi đất cằn:
    [​IMG]
    Được haibien sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 31/05/2007
  10. thuyhang182

    thuyhang182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    11.250
    Đã được thích:
    0
    Haibien chụp ảnh đẹp quá! Chắc cũng là 1 tay thợ ảnh có hạng đây.
    Đúng như bạn nói, nhìn cảnh Sóc Sơn chẳng khác nào Đà Lạt, cũng có hồ nước như hồ Tuyền Lâm, rừng thông xanh như thung lũng Tình Yêu...
    Chắc chắn lần sau ra HN nhất định sẽ làm 1 chuyến đi Sóc Sơn chơi.
    Cảm ơn những bức ảnh thú vị và sống động của bạn.
    PS: Hỏi khí k fải, cô ng mẫu trong ảnh có fải là cái "tình cảm đặc biệt" của bạn k nhỉ?

Chia sẻ trang này