1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yếu tố nào là quan trọng nhất để làm một bài thơ hay?

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi check, 03/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. check

    check Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Yếu tố nào là quan trọng nhất để làm một bài thơ hay?

    Tôi phải làm một bài kiểm tra với title như thế. Hà, thử gửi bài của mình xem, tranh thủ làm trong buổi sáng nay. Mấy hôm rồi đầu óc treo lủng lẳng cành cây. Mọi thứ loạn xạ, nào mạng, nào ái tình. Những gì viết ở đây, chẳng có ai kiểm điểm cả . Bạn nào có góp ý, ý kiến thì alê, xin mời. Yêu cầu của đề là vận dụng bình giảng một bài thơ hiện đại. Tôi đã chọn bài "Hoa cỏ may" của Xuân Quỳnh, nhưng bình hơi dở. Bài dưới này,,hà,,toàn lí thuyết xuông, và có phần mang tính đối phó. Đừng cười...


    Nghệ thuật là địa hạt của sự sáng tạo, của cái tôi riêng. Sản phẩm nghệ thuật nào cũng là kết quả của một quá trình nghiền ngẫm, suy tưởng bền bỉ. Và với thơ, quá trình lao động ấy có phần còn đặc biệt hơn. Thơ là tiếng nói mang đầy đủ nhất những âm sắc, cung bậc của trái tim,hnư những giọt máu, những thổn thức, khắc khoải đã hoá thành câu chữ. Thơ là lửa của lòng người và để thắp lên ngọn lửa tình ấy, mỗi nhà thơ đã phải vắt kiệt sức lực của mình cô đúc thành. Nói đến sự thành công của một bài thơ, trước hết là nói đến một tấm lòng.
    Nhà phê bình văn học nghệ thuật Nga Bielinxki từng viết :" Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật" để khẳng định rằng thơ không phải là lát cắt đơn thuần nào của trái tim nghệ sĩ, càng không thể là sản phẩm của những khoảnh khắc thăng hoa bất chợt. Thơ cần đến những xúc cảm mạnh, những phút thăng hoa thần kì khi nhà thơ, dường như không phải là mình, không còn là mình đời thường để có thể biến những rung cảm của trái tim thành những cần thơ cụ thể. Nhưng có lẽ, như nhà phê bình văn học Nga nói, nghệ thuật của thơ phải là nghệ thuật được chắt chiu, gìn giữ từ những mảnh nhỏ nhưng rất vĩ đại của cuộc đời. Sẽ là những vần thơ tồi khi bản thân tác giả của nó chỉ là một con người đơn thuần sống, đơn thuần tồn tại bên ngoài hoặc phủ định cuộc đời. Nguyễn Du đau đáu không thôi :" Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Tuyệt phẩn "Đoàn trường tân thanh" là tiếng kêu xé ruột trước bạo hành, là tài năng của sự sáng tạo đồng quyện với một tấm lòng yêu thương tột mực con người. Thơ có những khi hay bởi cái chân chất, mộc mạc của câu chữ, có khi hấp dẫn với những liên tưởng đoạn tính (!) và cả siêu liên kết (!), có khi được say mê vì chất nhạc, chất hoạ, nhưng trước hết, thơ phải là một khối tình. Chữ tâm, khối tình ấy là phản ứng của thi nhân trước cuộc đời, có thể là một khoảnh khắc bất chợt say lòng trước cánh hoa, là một phút lãng khuây thực tại để chìm vào cõi mộng. Tất cả là rung động, là hồn. Nhà thơ đời Đường, Bạch Cư Dị định nghĩa:" Thơ, gốc là tình, lời là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả". Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội thì thơ cũng là một tổng hoà, tổng hoà của tất cả những gì có trong con người. Đọc thơ, ta thấy được chân dung cá nhân đó. Và cái tình sẽ là cốt lõi của mọi sự sáng tạo. Nghệ sĩ phải là người nhiều say mê như mọi người và hơn mọi người. Mỗi nghệ sĩ có một cá tính, phong cách sáng tạo khác nhau, nhưng ở họ đều có một mong muốn chung là khát vọng sáng tạo. Có thể nói, hành trình của thơ đi từ trái tim của người sáng tạo đến trái tim ngưòi đọc. Quả thực, khi nói đến thơ, ta hãy băn khoăn trước hết đến vấn đề của bài thơ là gì, "trọng lượng " khối tình, sau đó mới xem đến nó được sáng tạo ra sao.
    Nhưng sẽ là đơn giản nếu như bản thân con người-cá nhân nghệ sĩ ấy- không có một khả năng sáng tạo đặc biệt cụ thể hoá, "vần hoá" xúc cảm. Nhà thơ Chế Lan Viên yêu cầu khe khắt: "Thơ cần cái ý cho người ta nghĩ, cần cái hình cho người ta thấy, cần cái tình cho người ta rung động". Nhà thơ sẽ chỉ biết đến như một cá nhân mang nhiều xúc cảm, một người dễ rung động...nhưng không phải một nhà thơ(!) nếu như nhà thơ ấy không tìm được một hình thức phù hợp để dung chứa bầu lượng ái tình giành cho cuộc đời. Ta sẽ không thể khẳng định một cách chắc chắn yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo nên cái hay của một bài thơ mà vẻ đẹp ấy chỉ có thể có được thông qua sự phối hợp nhuần nhị, phù hợp của nhiều yếu tố. Nội dung xúc cảm phải có một trang phục- hình thức nhất định. Cốt lõi của sự sáng tạo, như trên đã khẳng định là cái tâm, cái tình. Tình yêu của nhà thơ với sự sống, cuộc đời phải trở thành những xúc cảm, ý tứ nhất định. Cái ý sẽ làm khối óc người đọc biến động, cái tình sẽ rung nhịp trái tim bạn đọc. Sự thành công của một bài thơ là sự thành công của nhiều yếu tố kết hợp nhuần nhị, của một tình cảm sâu sắc và của một cấu tứ, một tứ thơ hay. Tứ thơ sẽ huy động kinh nghiệm sống, tình cảm, vốn văn hoá, khả năng thẩm mĩ để sáng tạo. Cốt lõi của thơ là tình thì cốt lõi của tứ thơ là những xúc động, rung cảm trong cả khoảng dài thời gian. Tứ thơ không nắm bắt được qua những hình thù cụ thể nhưng có thể cảm và hiểu được là nhờ các biện pháp nghệ thuật. Như vậy, xuất hiện yếu tố thứ 3 rất quan trọng làm nên một bài thơ hay là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Một tứ thơ sẽ chỉ là ý nếu nó không được kết cấu ra, xây dựng nên bằng nghệ thuật.
    Tóm lại, cái làm nên sức hấp dẫn của một bài thơ, về cơ bản có một tình cảm sâu nặng, có một tứ thơ hay và những cách diễn đạt phù hợp, sáng tạo. Truyện Kiều còn hấp dẫn mãi vì nó là tấm lòng "vươn đến sáu cõi" (MLĐ) của Nguyễn Du, bởi đó là một tứ thơ- truyện hấp dẫn, độc đáo, bởi đó là những vần thơ lục bát trầm bổng, say mê. Một nhà văn có khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình như Nam Cao vẫn không thành công ở địa hạt thơ vì tình yêu cuộc sống, rung cảm lớn lao của nhà văn vượt ra ngoài những tình cảm uỷ mị và yếu đuối lãng mạn chủ nghĩa. Nhóm Xuân Thu Nhã Tập tuy có tư tưởng khá mới lạ, nhưng thơ của họ phần nào bế tắc, hủ nút bởi cố gắng sáng tạo những hình thức mới thuần tuý xa lạ, mới mẻ đến kì dị.
    (PS: Hic, hơi củ chuối)
  2. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Cách bạn đặt vấn đề khá thú vị. Nhưng về thơ hiện đại mà bạn lôi toàn ông nhớn thuộc hàng cổ điển ra thế này thì bạn thử tiếp tục đối phó tiếp với cái chủ đề này tiếp xem sao?
    Trong lúc chờ đọc tiếp, lẩm nhẩm lại bài bạn có nhắc đến:
    HOA CỎ MAY
    -Xuân Quỳnh-
    Cát vắng, sông đầy cây ngẩn ngơ
    Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
    Tên mình ai gọi sau vòm lá
    Lối cũ em về nay đã thu
    Mây trắng bay đi cùng với gió
    Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
    Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
    Thơ viết đôi dòng theo gió xa
    Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
    Áo em sơ ý cỏ găm dày
    Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
    Ai biết lòng anh có đổi thay?
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 03/12/2004
  3. check

    check Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Nhưng về thơ hiện đại
    Bạn nói như thế là không chính xác khi đọc bài của tôi. Hay là tôi đã nhầm khi thica chỉ là mục dành cho thơ hiện đại. ? Quả thực bạn cũng không nên nghĩ là những "ông nhớn" lại không có tác dụng () khi phải đi tìm vài khía cạnh hoặc đưa ra nhận định về thơ mới, tức thơ hiện đại như bạn nói.!
    Ý của tôi là không loại trừ hình thức thơ nào, trường phái hoặc quan điểm bất kì, chúng ta thử cùng tìm ra, hay định hình, tất nhiên chỉ là tương đối một cái gì đó tạm gọi là khung, hay, nếu cần, là tiêu chuẩn(?), như ý tôi đã nói
    Mong nhận hồi âm.
    Bài "Hoa cỏ may" đương nhiên là thơ hiện đại, nhưng không có nghĩa nó "thoát" khỏi cái điều kiện ( hơi rought) ấy. Và, đây chỉ là ví dụ tôi đã chọn để làm bài. Đề yêu cầu một nửa là lí thuyết, một nửa sử dụng một nửa đã có để "xử lí" cái ví dụ mình chọn làm đối tượng của nửa còn lại!
    Được check sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 03/12/2004
  4. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Đọc ba bài viết mà gợi chút suy nghĩ.Thế nào là thơ hiện đại.Thơ sau Cách mạng?Thơ mới?Thơ sau 1975?Thơ trong chừng 10 năm trở lại đây?(hay bài thơ...hôm qua tui vừa viết???).Khuôn khổ hay 1 chuẩn mực cho thơ thật ra vẫn chưa rõ ràng mấy.Có những bài thơ khác biệt với trào lưu thơ của thời đại đó phải chăng cũng là 1 dạng thơ hiện đại?Còn nếu bây giờ ngồi cố làm 1 bài thơ "Đường luật" thì không lẽ nó là thơ "cổ điển"?
    Có lẽ người ta phân loại thơ theo chế độ hay theo 1 nền văn hoá.Đinh,Lý,Trần có văn hóa của Đinh Lý Trần,thời Nguyễn có văn hoá của thời Nguyễn,rồi nền văn hóa dân tộc trong thời kì kháng chiến,rồi trong thời bình.Mà không chỉ thế nếu phân chia nhỏ nữa thì có thời bao cấp,thời mở cửa,rồi kinh tế thị trường....vân vân và vân vân.
    Và tất nhiên lối viết của các nhà thơ trong từng thời đại ít nhiều bị chi phối của xã hội thời đó.Những cải cách,phá luật,cách tân thơ trong 1 thời kì chung quy lại đều mang tính hiện đại,thổi 1 luồng gió mới vào thơ.Sự chuyển tiếp của các thời kì lịch sử cũng làm thay đổi bộ mặt của thi ca nói riêng và của văn học nói chung.Mọi sự đánh giá so sánh giữa mới và cũ đều chỉ có tính tương đối trong 1 khuôn khổ lịch sử nào đó mà thôi.
    Còn "yếu tố nào quan trọng nhất để làm một bài thơ hay" thì càng mơ hồ,khó nhận định.Thơ được nhiều người đọc và khen tặng chăng?Có thể.Nhưng cũng có thể thơ làm ra cho 1 đối tượng nào đó đọc mà thôi,những thành phần xã hội khác khi đọc nhiều khi thấy xa lạ với họ.Có thể coi là hay được không?Dẫu bây giờ cái nhìn của độc giả đã thoáng hơn rất nhiều nhưng trước hết muốn họ thích thì nó phải đi vào lòng người.Điều này thật không dễ.Người ta nói "Được lòng người này thì mất lòng người kia" cho nên chuyện làm ra 1 bài thơ được nhiều người thích là cả 1 quá trình.Hãy khoan nói đến câu từ,cú pháp,cấu trúc,phong cách thơ mà chỉ cần tìm ý thơ cũng đã khó rồi.1 ý thơ tốt phải hay,lạ,và mang tính nhân văn cao.Chưa kể đến việc"chuyển thể" từ "kịch bản thơ" sang lời thơ,câu chữ.Mỗi yếu tố đều có tính đặc thù,không thể lẫn lộn và càng không thể so sánh.Còn 1 thứ cần cho việc làm thơ nữa(không nói đến chuyện thơ làm có hay hay không?),đó là sự trải nghiệm.Tui phục nhất là ai mà ngồi nhà đóng cửa mà làm được thơ hay.Thơ là cuộc sống đó mà.

    Ngồi viết nhăng nhít nãy giờ mới rút ra 1 kết luận.Thơ hay là thơ..do tui làm ra.Còn yếu tố nào quan trọng nhất à?He he,yêu đi rồi sẽ biết.
    Oa oa,ngủ vậy.

    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^
    Được lyhap sửa chữa / chuyển vào 07:41 ngày 04/12/2004
  5. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Như thế nào nhỉ? rằng thì là một bài thơ hay rất khó định nghĩa. Cũng như chính bản thân thơ. Ai đã định nghĩa được chính xác xem: Thơ là gì? Không ai đồng nhất được quan điểm với nhau là thơ phải như thế nào. Thơ hay với tôi hình như vẫn chưa phải là thơ hay với anh. Những bài tôi ưa thích nhiều khi lại không gợi được trong anh tình cảm đặc biệt, những bài tôi không ưa có thể lại cho anh những nhã cảm khác để hứng thú làm việc hơn. Vì thế liệu có thể giới hạn được chăng một số khái quát về thơ? Tôi nghĩ không nên chăng? hãy cho thơ đi hết những sáng tạo của nó. Trong sự cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác, nhiều lĩnh vực đã lấy cái chất thơ về cho mình. (Bản) chất thơ bị hoà tan vào rất nhiều loại hình khác, vậy tại sao không cho phép thơ mở rộng hết khả năng của nó, cho phép nó là nhạc, là hoạ, là kiến trúc? Vật liệu xây dựng một bài thơ có thể mở rộng tới vô cùng, không bó hẹp trong phạm vi chữ nữa. Có thể nói, tôi viết một bản nhạc là tôi dựng một bài thơ không? Có thể nói, tôi vẽ một bức tranh là tôi tìm chất thơ trong cuộc sống không? Có thể nói, tôi tán một cô em là tôi đang có chất thơ, đang làm thơ không?? Nhưng thay vì thế, tôi thích cách nói ngược lại, có thể là cực đoan hơn: bản nhạc này, bức tranh này là một bài thơ, và em là một trường ca rạo rực mãi tim tôi muốn mở trường nghĩa nhiều hơn nữa, em cũng là một câu thơ găm mạnh tâm trí tôi vào thời gian trắng? Sự nở rộ của thơ dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau, nhiều xáo trộn tình cảm khác nhau, nhiều tìm tòi và bứt phá khỏi những cảm quan đã cũ cho phép người đọc có nhiều lựa chọn hơn nữa. Thơ là một mặt hàng, anh thích, cần chức năng như thế nào thì có thể tìm cho mình một hình thức thể hiện, một tình cảm tương xứng. Nếu thích, anh có thể chỉ mua một mặt hàng- thơ: đã có thương hiệu, uy tín lâu đời, hoặc một thứ thơ mới ra lò, phải loay hoay một hồi mới có thể tìm ra chức năng của nó, nhưng cũng khá thú vị vì nó đẹp, chẳng hạn. Và vì thế, tôi muốn kết luận: Mọi cố gắng định nghĩa thơ là chỉ để khẳng định một điều rằng: thơ sống không nhờ định nghĩa, nó vượt qua mọi định nghĩa để hay như bản chất của nó là vậy. Chỉ mỗi người làm thơ nên tự định nghĩa cho mình một khái niệm để xác định rõ con đường đi của mình, còn là người đọc, dường như không nên nệ một khái niệm, định nghĩa nào cả, cứ để tự nhiên thơ đến với mình, thế thôi.
    Tiếp nói về cách để làm một bài thơ hay. Tôi thấy một số giới hạn của bạn check đưa nhằm (có thể làm) một bài thơ hay, là chính xác: Thơ hay cần nặng tình, có ý tứ và cách diễn đạt sáng tạo phù hợp. Nhớ về thơ xưa thích đặt nặng tình- ý- sự (cái này tôi sẽ xem lại cụ Lê Quý Đôn nếu có thời gian). Nhớ về một số nhà thơ bây giờ vẫn trọng những cảm xúc hồn nhiên và cấu tứ rõ ràng luôn gây được hứng khởi cho người đọc, nhớ về thi ca hiện đại trên thế giới ngày nay dường như ít đặt nặng vấn đề kỹ thuật, thủ pháp mà thích phác hoạ những nét tình cảm tinh tế, sâu sắc hơn. Và trong thơ, dường như sự thư giãn luôn là một đặc tính thú vị và dễ gây thiện cảm với người đọc. Nhưng cách bạn check đang cố đưa ra một số kỹ thuật và thủ pháp (chăng?) để làm một bài thơ hay? dường như tôi thấy hơi quá sức. Thơ hay bởi vì người ta chỉ biết nó hay khi đã đọc rất nhiều cái lởm khởm chẳng ra gì. Thơ hay vì nó đồng cảm với mình. Tôi cũng tự nhận mình là có một chút từ vựng thơ (chắc cũng hơn 500 từ ), biết một số kỹ thuật nào đó nhưng sao vẫn không thể làm thơ (hay) được? cũng chẳng chắc vì tôi không thích làm thơ mà vì thơ cần cái cảm xúc mạnh nội tại hơn là tất cả lý thuyết ngoại vi. Check muốn đưa ra những tiêu chuẩn để có (định hướng) một bài thơ hay? điều đó làm tôi, một người đọc, thêm hiểu thơ hơn thôi chứ chịu, không thể vì thế mà làm thơ được. Bạn muốn nói đến yếu tố nào để có thơ hay? Tôi cũng chịu, không biết là yếu tố nào và tỷ lệ ra làm sao. Chắc vậy. Sẽ nói nhiều hơn, nếu bạn có được những suy nghĩ tôi đồng cảm? Còn vài dòng suy nghĩ này? tạm thế. Cheer!
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Yêu thơ cũng như yêu người vậy. Bài thơ nào hợp với tâm trạng của ta, có khi chỉ là 1 vai cau đã làm cho ta cam thấy nó hay và đọng lại trong ta 1 cách rất tự nhiên. Thơ hay ko cần nhiều. Có người chỉ cần lam 1 vài bài đã trở nên nổi tiếng, có người làm cả rừng thơ nhưng rồi cũng chẳng có ai đọc.
    "Thơ hay vì nó đồng cảm với mình. " (2910) Đồng ý với bạn.
  7. check

    check Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Ôi khó quá! Có những người giỏi về cách làm ra một sự vật nào đó, nhưng cả đời chẳng bao giờ làm nổi để chứng minh nó là như thế, cụ thể và hoàn mĩ dưới bộ óc của tôi và đôi bàn tay của tôi, hoặc khi đã đạt đến khả năng trừu tượng hoá các thao tác, họ sẽ bỏ. Ông thầy Pănglot trong Candide của Voltaire luôn tung hô những khẩu hiệu cao cả và có phần mang tính giáo dục với nhiều thế hệ, nghĩa là nó cho phép ông có được những sức mạnh tinh thần và lòng nhiệt tình ngao du giữa hiện thực. Giữa tính lí tưởng hão huyền ông ta cố bao biện bằng hệ thống những giả lập rất ngẫu nhiên và chân dung thực con người tinh thần trong ông, là một khoảng cách hầu như không thể phủ nhận. Thế mà ông ta vẫn có tiếng nói trầm hùng, luôn được ca tụng như bậc hiền triết và đức độ. Triết lí từ ông ta mang đến cho mọi người những quan phương minh triết. Nó khiến những con tim yếu đuối bên ông không còn bơ vơ.
    Ông không phải là nhà thơ, càng không phải là người nói tài về thơ. Ông chỉ có một quan điểm và những hành vi có chuẩn mực luôn được hỗ trợ bởi quan điểm bất biến. Hãy khoan nói đến thơ khi nghĩ đến ông, và có lẽ khi nói đến thơ, ta nhắc đến ông cũng không tránh khỏi niềm hổ thẹn. Ở ông, ta chỉ thấy một điểm rất sáng rõ là, tính tư tưởng và hệ thống quan điểm luôn được ông coi trọng đến mức khuôn mẫu và hoàn toàn manh động, cố chấp khi ứng dụng, nghĩa là nó luôn là người dẫn đường, dù trong trường hợp của ông, hoàn toàn ngớ ngẩn. Không có những định hướng và cái đèn pha dẫn lối, tôi nghĩ, chắc chúng ta sẽ không thể định hình được những hệ thống mang tính cá nhân, gọi theo thuật ngữ phổ thông, phong cách
    Phong cách trong sáng tạo cũng còn phải bàn lại dài dài. Mỗi người cầm bút lấy cái giác độ của mình để xác định khái niệm, tình trạng phổ biến ấy, e khó tìm được tiếng nói chung. Về cơ bản, phong cách yêu cầu: độc đáo, hay, bền. Hình như tôi đang đi hơi xa.
    Tôi đồng ý rằng những người có trong mình cả tiềm lực mạnh, một tâm hồn rộng lớn nhiều trăn trở, một khả năng liên tưởng độc đáo...nhưng không hẳn đã viết được thơ. Lại nữa, những người, thú thực, khi có thơ hay hoặc đã được công nhận không phải bao giờ ta cũng có thể đòi hỏi ở họ tiêu chuẩn này nọ, X,Y hoặc Z. Thi thơ là chuyện của một người, là những khi cả trí óc và tâm hồn có phối ứng, và ngay cả với những nỗ lực rất phi thường, trong những hạn định nào đấy cũng chỉ có thể chỉ ra một nhận xét, à, quả thực nó hay. Cái bất ngờ và phi khả giải của thơ khiến cho thơ ngày càng cuốn hút người đọc, năng lượng thơ toả ra càng lớn. Rõ ràng thừa nhận tác phẩm văn học là một quá trình thì thơ, tính chất quá trình ấy lại càng rõ nét. Một điểm nữa, thơ đi từ sự khải ngộ của một cá nhân đến tâm tình cảm mến tri ân của người đọc, nhưng không phải bao giờ, sự toả sáng của trí năng trong thơ cũng như nhau. Sự phản ứng gay gắt, phủ nhận hoặc ca ngợi hết lòng có thể làm cho thơ đứng giữa trùng vi. Chớ đòi hỏi ở cá nhân này sự say mê như thế, cũng đừng hỏi tại sao người đó thờ ơ. Bản thân sự dị biệt trong những luồng thụ cảm khác nhau, những phản ứng đôi khi trái ngước kia có phần từ sự toả nhiệt của thơ: bài thơ đó phải có "trách nhiệm" vì đã không đem đến sự đồng tình trong cộng đồng ( Hãy chú ý thêm quan điểm của Tố Hữu : thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí , đồng tình) nhưng điểm mấu chốt vẫn là từ phía người đọc. Quan điểm, năng lượng tinh thần trong mỗi người sẽ khiến thơ có được những "số phận" khác nhau. ( không biết mình đang ở đâu, làm mỗi li vang mà đầu óc bay bổng không chịu nổi, và tay chân thì nhảy cóc cả lên )
    Bạn không nên băn khoăn tại sao chúng ta lại đang cố gắng xâm nhập vào cung cấm thế này. Tôi cứ nghĩ mãi và thực ra những ý tưởng rất con con của tôi không đại để và có phần sơ sài như đang bò lổm ngổm đây, nhưng mà,...
    Cần một cái gì đó chung chung nhưng cần lắm, cần một giả định nào đó tuy không thể tiệm cận đến chân lý nhưng cũng cần lắm. Đương nhiên thơ đến với người đọc, đến đích, vẫn chỉ là những cuộc khải ngộ không phải là phổ biến tuy cũng không phải thông thường. Ta hãy hỏi tại sao trong những trường thời gian hoàn toàn im lặng, khi thơ không mở cánh trong lòng nhà thơ, khi thế giới nhà thơ, ngôn từ ngập đầy nhưng thơ vẫn " im ỉm khóa" ! Lênin của chúng ta thỉnh thoảng có nói , (đy), làm thơ đối với tôi là cả một vấn đề. Và, Hoài Thanh, hình như cũng không có tập thơ riêng nào. Có vẻ như những cái đầu giáo sư không có nơi để thơ phiêu lãng. Họ giỏi bình thơ nhưng xin chớ quan tâm tới tập thơ của họ.
    Ui, mệt quá! để thư thả chút đỉnh , thi cử cho nó tốt cái đã!

    Được check sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 06/12/2004

Chia sẻ trang này