1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Yêu và điêu - Săn mây Y Tý 30.4.2009"

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi thenet, 21/08/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. JoeWang85

    JoeWang85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    chị Diệp ới, cái này k0 để tống tiền ah. Kiếm được bội tiền đấy
  2. girlforeye

    girlforeye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Thưa anh, chị, em chuyến đi này chúng ta ko nhắc đến 1 người chỉ đạo nghệ thuật vừa bắn vừa chạy được
    Xin giới thiệu:
    [​IMG]
  3. JoeWang85

    JoeWang85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    hix, bắn tìa mình lúc nào vậy trời
  4. leochip

    leochip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2008
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Được leochip sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 03/09/2008
  5. girlforeye

    girlforeye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Yên tâm đi còn nhiều cái khác hay ho hơn để tống tiền cơ cái này bình thường thôi Chú cứ yên tâm kiểu j cũng kiếm chác được 1 bữa ra trò
  6. leochip

    leochip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2008
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Yên tâm đi còn nhiều cái khác hay ho hơn để tống tiền cơ cái này bình thường thôi Chú cứ yên tâm kiểu j cũng kiếm chác được 1 bữa ra trò
    [/quote]
    Hix,về đến Hà nội rồi vẫn không thoát.....
  7. JoeWang85

    JoeWang85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    1 bức ảnh thể hiện tinh thần đoàn kết của cả nhà, tất cả cùng lăn xả vào để cướp cái xe bò (máu nhất là mấy chị em, vừa cướp vừa sợ bò)
    chỗ nè là vừa vượt qua đèo đá nhảy hay sao ấy thấy có biển Welcom to Đồng Văn
    [​IMG]
  8. JoeWang85

    JoeWang85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Hello ngày mới, em chào cả nhà
    [​IMG]
    mọi người ới, Thung Nai ngắm trăng rằm tháng 8 k0, đẹp mê người.
    Được joewang85 sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 04/09/2008
  9. thenet

    thenet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Report ngày thứ 2
    Mới 4h sáng cả nhà đã Hello ngày mới bởi tiếng chuông báo thức của em Long. Hic hic ngoài trời vẫn mưa, tiếng mưa đập trên mái tôn nghe lộp bộp nhưng hình như cũng không làm cản trở việc ?otiếng hát tiếng mưa của nhà này?. Thôi thì đủ chuyện từ chuyện đêm qua chị nóng, em lạnh rồi ?othằng nào đêm qua ngáy??Chung qui chỉ có mình là ngoan nhất ngủ chả biết gì (lần sau đi đâu cứ mang thuốc cho lành hè hè). Vừa vệ sinh cá nhân vừa thu dọn đồ đạc chờ ngớt mưa, đang loay hoay mang cái bếp cồn tự chế ra định đun nước pha cà phê thì anh cá bảo bên kia đường có hàng phở qua đó ăn sáng cho lành nấu làm gì cho nó lích kích. Cả nhà thống nhất phở không cho mì chính nhưng chưa kịp ăn thì chị chủ quán cho nửa muôi hạt nêm vào nồi nước dùng => quá tội. Hic phở ăn nhạt như nước ốc nhưng thôi không sao cố ăn còn lên đường. Lúc lên đường thì trời ngớt mưa đi được 1 đoạn thì trời tạnh hẳn. Trước khi vào thị xã Hà Giang cả nhà có dừng lại cởi áo mưa và cho các nàng nhà mình giũ cánh.
    Điêu&yêu chào Hà Giang!
    [​IMG]
    Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời và nhiều sông suối. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Khí hậu vùng này chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang. Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực-vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu quý hiếm. Động vật thì có hổ, công, trĩ, tê tê, ... và hàng trăm loại chim thú khác. Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ hùng vĩ, có chợ tình Khâu Vai hấp dẫn du khách trong và ngoài nước? chào hang thế thôi chúng ta lên đường tự khám phá và trải nghiệm chứ nhỉ.
    Cả nhà dừng chân tại tượng đài bác (Long nhớ nhé không phải quảng trường j j đâu nhé chán chú) và cột KM số 0.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau khi show hang ở đây có gặp 1 số đoàn cũng từ HN lên hỏi han vài câu chúng ta lại lên đường nhằm thắng hướng Đồng văn mà tiến. Rời khỏi thị xã Hà Giang bắt đầu bắt gặp những nét đặc trưng của vùng cao. Những con đường quanh co ôm sát chân núi. Những nhà sàn nằm lẻ loi dưới chân đồi.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trên đường có đi qua chợ phiên quyết tiến nhưng xe nhà em không dừng lại, lúc sau thấy tụt mất xe của anh Cá và chị Gà. Đến trưa mới biết là xe này dừng lại vào chơi chợ. Lúc đi qua đây có gặp 1 đoàn xe cứu trợ của công ty May 10. Đoàn mà tối hôm đó đã giao lưu khá vui với đoàn mình.
    [​IMG]
    Những tấp áp phích với câu cú nhộn nhộn
    [​IMG]
    Qua cổng trời (cái này để hôm về nói) 1 đoạn đoàn táp vào 1 bãi cỏ ven đường để nghỉ trưa. Thực sự đây là bữa ăn mang đúng chất phượt đầu tiên của em. Mỗi người 1 tay người bắc bếp ngừoi đun nước nấu mì. Vợ chồng nhà em cùng chị Hoa lo vụ cá mú nên không chụp cái ảnh nào ở đây. Hôm đó ai cầm máy ở đây thì show lên nhé. Bên cạnh bãi cỏ là nhà của 1 gia đình người Mông. Trong nhà có 1 người phụ nữ và 6 đứa trẻ con. Người phụ nữ không nói được tiếng Kinh nhưng bọn trẻ con thì có. Cái bếp của mình đun hơi chậm nên anh cá và bin vào đây đun nhờ 1 tẹo cả đoàn đã có mì ăn. Ăn xong chị em dọn dẹp còn các anh em kiểm tra lại xe cộ tăng xích để lên đường.
    Qua chỗ nghỉ trưa 1 lúc thì đến Yên Minh trong lúc anh em táp vào 1 hàng sửa xe tra dầu xích thì chị em ra suối tắm vịt.
    [​IMG]
    Trước khi đến đồng văn phải vượt qua dốc đá ném. Theo như người dân ở đây thì đi qua đây phải ném 1 hòn đá qua vách núi bên kia. Nếu ai ném chạm được vào vách bên kia thì sẽ gặp được nhiều may mắn.
    [​IMG]
    Hic em ném chả sang được phát nào thảo nào chiều hôm đoàn đen thế hic hic. Đầu tiên là anh cá trong 1 lúc tinh thần hưng phấn đã thử xem tay chân anh ý và đá ở đồng văn cái nào cứng hơn và kết quả là đá cứng hơn =)) Còn xăm xe em thì theo em đoán nó bị gião chân van làm cho từ lúc ở nhà họ Vương ra là cả 1 đoạn đường chết nhục.
    Và cuối cùng thì cũng đã đến đồng văn.
    [​IMG]
    Qua tấm biển này là 1 đoạn đường 4 làn khá đẹp nhà nước mở để cho dân ở đây ra làm thị trấn nhưng chưa có nhà nào ra mấy. 2 bên đường trồng toàn rong riềng đang nở hoa khá đẹp. Đoàn dừng lại ở đây 1 lúc lâu. Hè hè chỗ này hay nhất đây này ?okhai sinh trong khoảnh khắc huyền diệu hoà quyện cùng khung cảnh thiên nhiên hữu tình? (em mượn sologan của quản cáo 8800 tí trả ngay) cái tên Điêu&Yêu ra đời từ cái giọng ?oyêu ơi là yêu? nhưng mang đầy ?ođiêu ơi là điêu? của em Bin.
    [​IMG]
    Thảnh thơi
    Ở đoạn này bắt đầu gặp những người đi chợ ĐỒng văn. Đa số họ ở rất xa và không có phương tiện đi lại. Còn nhà nào có xe thì hay đi ngựa thì mai hoặc đêm nay đi sớm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chen ngang tí em có tấm ảnh thấy hay hay đặt tên là "Sẵn sàng cho mùa đông" khoe tí. cái này chụp trên đường lên đồng văn.
    [​IMG]
    Đến ngã 3 đi phó bảng do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp cộng quĩ thời gian không còn nhiều đoàn đã quyết định ghé qua nhà họ Vương bỏ qua Phó Bảng. Nhưng đến nhà họ Vương rồi thì thấy trời sắp tối mà ở đây thì quá đẹp. Ánh sang như này chụp ảnh thì vứt đi nên mọi người quyết định vào Lũng Cú nghỉ đêm hôm sau quay lại đây show hàng. Có thể nói đây là 1 quyết định vô cùng sang suốt của ma ma Ba Ba. Trước cái tình hình người người lên Đồng Văn, nhà nhà lên Đồng Văn nguy cơ ?oĐại hội box du lịch trên cao nguyên đá là 99,9%?. Quả nhiên sau hôm về thấy có 2 đoàn chửi nhau loạn lên về việc phòng phiếc quay ra hỏi đoàn chị Hương thì thấy chị ý bảo hết phòng đòan chị ý phải thuê nhà trọ bình dân ở. Càng nghĩ càng thấy yêu chi Ba Ba :x.
    Quãng đường từ nhà họ Vương vào Lũng Cú đối với nhà em là 1 quãng đường khốn nạn nhất trời thì mưa lốp thì cứ 1 lúc là xịt tổng cộng 17km em dừng lại bơm 3 lần. Nghĩ lại cũng thấy hơi hãi vì sợ lốp xịt cứ cắm đầu cắm cổ chạy chứ đường thì dựng đứng trơn tuột cứ 1 lúc lại đâm đầu vào mây cái không khí lạnh sộc thẳng vào phổi may mà không viêm họng. Vào đến nơi thì biết xe em Chính bị xoè. Hic lần sau qua dốc đá ném thì cố mà ném sang bờ bên kia nhé. Đá ném với chả đá nhẩy ông mày nhớ mày.
    Đêm ở Lũng cú là đêm mà anh em trong đoàn rất cảm động trước sự chăm sóc xế của chị em. Người vào bếp gọt su su người thái thịt người đứng bếp. Chị gà và em Bin thì chăm 2 xế bị xoè. Vừa đói vừa rét lại có thức ăn ngon do chị tự tay nấu cả đoàn ngồi ăn vui vẻ bên cạnh sự ầm ĩ của đoàn may 10. Đêm hôm đó ở Lũng cú mất điện xung quanh tối đen. Vì mất điện nên cũng không bơm nước được => mất nước. Các hoạt động oánh răng giao lưu, rửa mặt tập thể đều diễn ra ở cái bể nước ngoài sân. Chú nào thích thử độ cứng của răng thì cứ lên đây nhé. Nước cứ gọi là ?overy cool?. Oánh răng xong vào giao lưu với đoàn may 10 1 lúc đến 11h đi ngủ.
    Hết ngày thứ 2.
  10. thenet

    thenet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Có lẽ ít có vật dụng nào gần gũi và gắn bó với người Mông như chiếc quẩy tấu, khi đi nương quẩy tấu đựng dụng cụ lao động từ nhà lên nương, khi về nhà quẩy tấu lại đựng các sản vật từ nương về nhà, khi đi chợ quẩy tấu cũng đi theo... Khi ra khỏi nhà con người thường mang theo quẩy tấu, có khi còn chưa biết để làm gì, nếu trên đường đi gặp ít rau cho lợn sẽ lấy một ít, gặp ít củi khô sẽ gùi một ít, gặp ít quả rừng sẽ hái một ít... Có khi cũng chẳng đựng cái gì, khi đi sao khi về vẫn vậy.
    Quẩy tấu là sự sáng tạo trong lao động của người dân miền núi, nó được ví như chiếc địu, như chiếc ba lô, và hầu hết mọi thứ cần mang vác đều được đựng trong quẩy tấu.
    Đường vùng cao lắm đèo nhiều dốc, gập gà gập ghềnh, bước lên mây, bước xuống đất, khó có thể gánh, quẩy bằng đòn gánh, người Mông đã sáng tạo ra chiếc quẩy tấu, rất phù hợp với điều kiện đu quẩy lên dốc xuống khe.
    Tôi còn nhớ người bạn là nhà báo kể cho nghe có một bản của người Mông ở tít trên núi cao gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, con đường duy nhất vào bản là mười hai chiếc thang nối nhau bắc vào vách núi.
    "Nghe kể đã lâu, hôm ấy có dịp tôi quyết tâm đi thực tế một chuyến cho con mắt được mở mang. Buổi sáng, lúc đường còn ướt sương, tôi và anh cán bộ xã đã lên đường. Mặt trời lên khá cao, bóng nắng đã gần nghiêng về đông mới đến chân núi, từ dưới nhìn lên thấy chót vót tít tắp xa. Đứng nghỉ một lát rồi anh cán bộ xã bước những bước đầu tiên lên cái thang thứ nhất, tôi bước theo ngay phía sau mà bàn chân cứ run lên từng hồi sợ sệt, chỉ cần sơ ý một chút mà trượt chân ngã xuống thì... tôi không dám nghĩ thêm nữa. Anh cán bộ xã bảo đừng nhìn xuống cứ ngước mắt lên là hết sợ. Tôi đã không dám nhìn xuống, nhìn lên cũng không dám, tôi cứ dán mắt vào vách núi đá mốc meo đen xỉn. Đi mãi rồi cũng hết các bậc thang. Đoạn đường tiếp theo lại phải lách mình qua các khe đá, những hòn đá rất to bám vào sườn núi, bước nọ nối bước kia cách nhau một đoạn xa, nhiều lúc phải bước lên đầu các hòn đá. Anh cán bộ xã vừa đi vừa dặn là phải bước đúng đầu hòn đá đừng có bước vào sườn nó kẻo trượt chân ngã thì không về được đâu. Tôi phải nhẹ nhàng cẩn thận đặt bàn chân đúng cái mỏm nhô lên của hòn đá, sự sắc nhọn được cảm nhận sau đế dày truyền đến bàn chân đau nhói.
    Đoạn sau bước đi có dễ hơn, ít đá nhọn hơn và thêm một đoạn nữa được gặp cái thang thứ hai. Cũng như cái thang thứ nhất, sườn núi đá vôi đen xỉn là nơi cái thang bắc vào, tôi lại dán mắt vào vách đá như một sự cứu cánh cho nỗi sợ hãi lùi ra xa. Cái thang thứ hai ngắn hơn cái tháng thứ nhất, nỗi sợ hãi cũng không kéo dài, bước chân chả mấy đã lên được tới đỉnh.
    Hết cái thang thứ hai là đoạn đường tương đối bằng phẳng đi ngang qua nương ngô. Hết nương ngô đến đoạn đường núi đá tai mèo lởm chởm sắc nhọn như trăm ngàn mũi chông giơ lên trời. Bàn chân lại nhói đau. Rồi gặp cái thang thứ ba. Cái tháng thứ ba dài hơn nhưng độ dốc đứng kém hẳn cái thang thứ hai nên bước đi cũng dễ dàng hơn nhiều.
    Cái thang thứ tư cách đó không xa. Cái thang thứ tư có mấy bậc đã bị gẫy từ lúc nào, thay vào đó là mấy đoạn cây được buộc bằng dây rừng vào thân cây gỗ để đi tạm. Tôi bước chân vào đoạn cây buộc tạm, cái thang chòng chành như muốn gẫy. Tôi bấu chặt hai bàn tay vào thân cây gỗ rồi đứng im không dám nhúc nhích, một lúc sau tôi mới dám bước tiếp. Anh cán bộ xã đã đi hết các bậc thang quay lại nhìn tôi rồi cười lớn.
    - Cán bộ chưa đi thang bao giờ sao?
    Tôi không nói gì vì còn đang bận tập trung vào bước chân đi trên bậc thang làm sao cho thật nhẹ nhàng để nó khỏi rung lên, để tôi khỏi bị hất xuống vực sâu.
    Rồi tôi cũng leo được tới đỉnh. Đi tiếp một đoạn nữa thì gặp cái thang thứ năm.
    Rồi đến cái thang thứ sáu.
    Tiếp nữa là cái thang thứ bảy.
    Cái thang thứ tám...
    Con đường vẫn đang chót vót lên trời.
    Mười hai cái thang, leo hết mười hai cái thang là đặt chân đến bản và cũng đúng lúc trời chiều xậm xuống.
    Cứ tưởng ở địa thế hiểm trở như vậy bản làng sẽ heo hút xơ xác, nhưng không ngờ, ở bản dưới có cái gì thì bản trên có cái ấy: trâu, bò, lợn, dê, ngựa, gà, vịt, ngan,... đủ cả. Khi được hỏi những thứ đó lấy ở đâu về thì mọi người đều nói là tất cả đều được lấy về từ bản dưới. Lấy lên bằng cách nào? Mọi người nói tiếp là gùi bằng quẩy tấu. Con trâu, con bò to như thế thì gùi sao được? Sao lại không được, gùi lúc nó còn bé, cũng không nặng mấy đâu mà!..."
    Quẩy tấu mà người Mông Hà Giang sử dụng là quẩy tấu dáng vuông miệng tròn, một số nơi khác làm quẩy tấu dáng tròn thậm chí đáy nhọn miệng loe. Quẩy tấu được đan bằng tre hoặc bằng trúc, làm bằng trúc quẩy tấu chắc chắn và bền hơn. Tre, trúc róc lấy cật đan lóng hai, lóng ba ghép tròn dần về phía miệng. Lớp trong của quẩy tấu được lót bằng lớp phôi, mỏng, lớp ngoài mới là lớp cật chắc chắn. Kích thước của quẩy tấu là không hạn định, tuỳ theo khả năng sử dụng mà người ta đan quẩy tấu to hay nhỏ. Cái to dành cho người cường tráng khoẻ mạnh, cái nhỏ dành cho đàn bà con gái và trẻ con. Thậm chí người ta đan cả chiếc quẩy tấu dành cho đứa trẻ năm, sáu tuổi đeo. Dây để gùi thường làm bằng da trâu, da bò hoặc lấy từ cây móc.
    Quẩy tấu không chỉ đơn thuần là vật dụng phục vụ hoạt động sống của con người hàng ngày, nó còn mang giá trị tâm linh thần bí. Cùng với con dao, cái liềm, cái cuốc... Quẩy tấu ngày tết được thắp hương thờ cúng, được ăn cơm mới, được con người mang ơn đã cùng lao động suốt một năm ròng.
    Quẩy tấu còn được đà bà con gái mang khi đi chợ như là thứ đồ trang sức. Người có chồng có con mang quẩy tấu thể hiện sự đảm đang chăm chỉ vun vén cho hạnh phúc gia đình. Người chưa có chồng mang quẩy tấu như là lời khẳng định đầy hứa hẹn với đám thanh niên con trai rằng mình là người ưa lao động, đảm đang, khéo léo biết thu vén... Quẩy tấu dùng riêng cho người đi chợ hoặc đi thăm thú đó đây thường mảnh mai hơn, nhỏ hơn, nhẹ hơn và được trau chuốt kỹ lưỡng hơn so với quẩy tấu mang khi đi nương.
    Ngày nay do có nhiều đồ trang sức đẹp, có nhiều cách thể hiện cho đám thanh niên con trai biết sự đảm đang khéo léo của mình nên đám con gái khi đi chợ đã ít đem theo quẩy tấu theo nếu không cần gùi đựng một thứ gì.
    Quẩy tấu với người vùng cao trong việc gùi quẩy có một giá trị thật đặc biệt, đến cả sau này nữa cũng chưa chắc có loại nào thông dụng hơn. Có người còn dùng quẩy tấu như là một sở thích, một thứ đồ chơi, đi đâu cũng mang theo, không cần biết là đem đi để làm gì.
    Bà tôi vẫn còn giữ lại được chiếc quẩy tấu vẫn thường mang theo khi đi chợ từ lúc còn thời con gái. Chiếc quẩy tấu đã cũ lắm rồi nhưng vẫn còn rất đẹp, cái nan trúc không hề bị mọt và hình như ngày càng óng lên thì phải. Bà vẫn để trên gác bếp, thỉnh thoảng lại được lấy xuống lau chùi sạch sẽ. Bàn tay bà run run lần đi lần lại từng chiếc nan trên quẩy tấu như tìm lại từng nét duyên dáng, thơ ngây, ngờ nghệch của ngày xưa...
    Bố đang xỏ khung cho chiếc quẩy tấu thứ năm. Những chiếc quẩy tấu bố làm to hơn của bà từ hình dáng cho tới cả cái nan trúc đan xung quanh. Bố vấn miệng và xỏ khung thật khéo nhưng đem so với chiếc quẩy tấu của bà thì nét đẹp, nét tinh sảo vẫn còn ít hơn nhiều lắm.
    Ngày mai, lần đầu tiên tôi được đi chợ cùng bố. Chợ ở xa lắm, phải đi từ rất sớm, bố nói vậy. Đi chợ để mang những chiếc quẩy tấu ở giữa nhà kia đi bán
    Tác giả: Nguyên Bình - Tòa án nhân dân huyện Đồng văn - Hà giang

Chia sẻ trang này