1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

YÊU VÀ SỐNG...

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi _Hoa, 06/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    YÊU VÀ SỐNG...

    NHỮNG GIỌT MƯA PHI CHÂU
    Nửa đêm, tôi chợt thức giấc vì những tiếng sét và những giọt mưa nặng hạt rơi trên mái nhà. Tôi nhổm dậy, bật đèn trông ra cửa sổ, ngồI bất động một lúc lâu nhìn cơn mưa lớn đổ xuống những mái tranhh xêu vẹo hay vài ngôi nhà gạch đổ nát ở khu phố trước mặt, trong lòng thảng thốt niềm vui trẻ thơ thấy cơn mưa đầu mùa của Lomé (thủ đô Togo, Trung Phi) như món quà chờ đợI đã lâu. Quả thật Lomé nóng quá, cái nóng thiêu đốt từ vài tháng nay vì hạn hán, nỗI mong đợI của mọi sinh vật là những giọt mưa. Không khí nóng và ẩm gây cảm giác hừng hực suốt ngày. Đất đai khô cằn và những bãi ruộng khô cháy úa vàng vì thiếu nước, thằng bé chăn đàn cừu gầy cố tìm bóng mát của một gốc cây. Đó là hình ảnh đợI mưa của xứ nghèo này.
    Có lẽ không như nhiều nơi khácm những giọt mưa trên vùng lục địa Phi Châukhông mang tính lãng mạn, gây cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ. Mưa ở đây là phép lạ của Thượng đế cho sự sinh tồn, cho miếng ăn hàng ngày của đa số ngườI lam lũ trồng bắp, khoai mì, cho những vườn cà phê hay ca cao cố đạt mức sản xuất tốI thiểu, vì là nguồn thu xuất khẩu của nhiều xứ Phi. Mưa tháng tư cũng là niềm hạnh phúc vô biên vì sẽ làm giảm cái nóng từ sa mạc Sahara thổI tớI, làm bớt đi những căn bệnh nhiệt đớI như sốt rét, kiết lị-hoành hành những lúc con ngườI yếu sức hơn vì cái nóng hằng ngày-và sự lộng hành của đám ruồI muỗi.
    Lượng mưa hàng năm là yếu tố quyết định sản lượng sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến sự tàhnh công hay thất bạI của những chính sách kinh tế hay đẹp đề ra trong các tập tài liệu hoạch định phát triển kinh tế.
    Dạo mớI đến đây, hàng ngày, tôi và các bạn đồng nghiệp đạI diện cho một số tổ chức quốc tế ở Togo thường hay họp nhau bàn về các biện pháp kinh tế tài chính để ?ocố vấn? cho giớI hữu trách của quốc gia này. Ban đầu, vài anh bạn trẻ vớI mớ kiến thức dày cộm chưa kịp ?otiêu hoá? từ các trường đạI học Âu Mỹ rất ?ohung hăng? vớI các lý thuyết cao xa thường được áp dụng cho những nước công nghiệp tiên tiến, nhất định đem ra đề nghị áp dụng ở Togo! Những ý kiến ?ocố vấn? dạng này thường khiến cho các quan chức chính phủ Togo phảI trợn trừng mắt ngạc nhiên hoặc phản đốI trước những mức đề nghị quá đà trở tàhnh điều kiện viện trợ hay cho vay trong các dự án phát triển. Chỉ sau độ một năm, chúng tôi đều rút được một bài học chung là: mặc dù một số biện páhp thuế khoá tài chính có thể ích lợI trong một vài phương diện điều kiện hoá sự phát triển, nhưng yếu tố quyết định mức tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia vẫn là các điều kiện thiên nhiên, nói giản dị chính là lượng mưa hàng năm. VớI kinh nghiệm này, mặc dù vẫn cố gắng trong các dự đoán dữ kiện kinh tế trong công việc hằng ngày, chúng tôi đã biết chờ đợI những cơn mưa đến sớm để biết ẩn số lớn nhất của đờI sống kinh tế địa phương từng năm.
    Từ vài tuần nay, tôi cảm thấy thật băn khoăn trong những dịp thảo luận về các chính sách kinh tế vớI các chuyên viên bản xứ. Để đốI phó vớI tình trạng kim ngạch xuất khẩu giảm sút do sự sụt giảm trầm trọng của giá cả quốc tế cho các mặt hàng xuất khẩu chính như phốt phát (để làm phân bón), cà phê, cacao ( làm kẹo sôcôla) đồng thờI vớI việc thực hiện sự trả nợ tăng dần mỗI năm đốI vớI các nước nghèo từ đầu tậhp niên 1980, một vài tổ chức kinh tế quốc tế đã đề nghị những chính sách cảI cách và đáp ứng kinh tế nhằm vào những biện pháp khắc khổ để tăng thu và giảm chi. Đấy là đề nghị lý thuyết mong đợI, nhưng nếu thiếu mưa dẫn tớI hao hụt mùa màng, mức lợI tức sản xuất và tiêu thụ đầu ngườI đều tuột xuống mức tốI thiểu, liệu chương trình thắt lưng buộc bụng này có áp dụng nổI không và có nghĩa lý gì không?
    Mang nỗI băn khoăn đó, tôi không tự tin lắm trong công việc hằng ngày, cảm thấy có điều gì đó bất ổn trong những lờI đề nghị của mình mỗI lúc bàn cãi côcng việc vớI giớI hữu trách. Lương tâm nghề nghiệp không cho phép tôi nhắm mắt đề nghị vu vơ, khi bíêt ẩn số chính vẫn là những cơn mưa, những giọt nước sẽ đem lạI màu mỡ phì nhiêu cho đám ruộng khô, đem lạI sức sống cho nhóm nông phu hằng ngày cày xớI gieo hạt và kiên nhẫn chờ đợi. Vì thế, khi cơn mưa đổ xuống bất ngờ giữa đêm, tôi đã thức dậy vớI nỗI xôn xao cảm động và sự bình yên kỳ lạ trong tâm hồn. Tôi không còn cảm giác bỡ ngỡ của ngườI ngoài cuộc như trong những ngày tháng đầu ở đây, vớI nỗI lạc lõng của một chuyên viên ngoạI quốc thấy mình xa lạ giữa những ngừơi dân địa phương khác màu da tiếng nói, mà đã tìm thấy trong lòng mình tiếng nói chung của những dân tộc đang cố gắng vượt lên các thử thách thiên nhiên và xã hộI để ra khỏI vòng chậm tiến.
    Sinh ra và lớn lên tạI Việt Nam, một nước nông nghiệp, thế nhưng tôi hoàn toàn mù tịt về đờI sống thật sự của miền quê và sự vật lộn vớI thiên nhiên trong cuộc mưu sinh của ngườI nông dân, chưa từng hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của những giọt mưa. Giờ ngồI đây nhìn mưa trong bầu trờI Phi châu, tôi nhớ xót xa những cơn mưa rào Việt Nam. Và xót xa hơn khi nhớ đến những tin tức về các vùng đất còn thiếu ăn nghiêm trọng do thờI tiết khắc nghiệt như miền Trung Việt. Nhưng, từng là một trong ba vựa thóc lớn của Đông Nam Á, lẽ nào tình trạng khó khăn này của Việt Nam chỉ vì thiếu những giọt mưa? Mang tâm trạng của những dân tộc cùng chung cảnh nghèo, ở Togo, tôi mong đợI những cơn mưa cùng họ. Nhưng, mang kiến thức kinh tế vớI tâm hồn của ngườI Việt, ngồI tạI Togo tôi nghĩ về những giảI pháp, chính sách vực dậy vựa thóc Việt Nam. Chợt mong những giọt mưa thân yêu kia của quê ngườI tạm dừng để đưa những đám mây đen của trờI Phi về bên kia, toả xuống thành những cơn mưa lớn cho những cánh ruộng cằn cỗI nào đó của quê nhà, ở những nơi mà sự thiếu ăn chỉ hoàn toàn vì chờ một cơn mưa!
    Togo, tháng 4-1987
    Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí
  2. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI
    Con tôi sẽ phảI học tất cả những điều này, rằng không phảI tất cả mọI ngườI đều công bằng, tất cả mọI ngườI đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mộI một kẻ vô lạI ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một ngườI chính trực; cứ mỗI một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thờI gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so vớI năm đồng đô la nhặt được trên hè phố?
    Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bạI và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt ngườI khác nhất lạI là những kẻ dễ bị đánh bạI nhất?
    Xin giúp cháu nhìn thấy thế giớI kỳ diệu của sách, nhưng cũng cho cháu đủ thờI gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trờI, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát trên đồI xanh?
    Ở trường, xin thầy dạy cho cháu chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọI ngườI xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm?
    Xin hãy dạy cho cháu đốI xử dịu dàng vớI những ngườI hoà nhã và cứng rắn hơn vớI những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọI ngườI chỉ biết chạy theo thờI thế.
    Xin hãy dạy cho cháu biết phảI lắng nghe tất cả mọI ngườI, nhưng cũng xin thầy dạy cháu biết cần phảI sàng lọc những gì nghe được qua tấm lướI chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
    Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cườI khi buồn bã?Xin hãy dạy cháu bíêt rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
    Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho ngườI ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
    Xin hãy đốI xử dịu dàng vớI cháu, nhưng đừng vuốt ve và nuông chiều, bởI vì chỉ có sự thử thách của lửa mớI tôi luyện được những thanh sắt cứng rắn?
    Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu luôn phảI có niềm tin tuyệt đốI vào bản thân, bởI vì khi đó cháu luôn có niềm tin tuyệt đốI vào nhân loại.
    Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết mình?Con trai tôi quả thật là một cậu bé tuyệt vời.
    (Trích thư tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửI thầy Hiệu trưởng ngôi trường con trai ông theo học)
  3. bliss

    bliss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    BÀI HỌC CHO CUỘC SỐNG​
    Đôi khi có một số người lướt qua cuộc đời bạn và ngay tức khắc bạn nhận ra rằng sự có mặt của họ ý nghĩa như thế nào. Họ đã dạy bạn những bài học, đã giúp bạn nhận ra giá trị của chính mình hoặc trở thành con người mà bạn từng mơ ước. Có lẽ bạn sẽ không biết được những con người này từ đâu đến ( bạn cùng phòng, người hàng xóm, vị giáo sư, người bạn mất liên lạc từ lâu hay thậm chí là một người hoàn toàn xa lạ ). Nhưng khi bạn thờ ơ với họ, hãy nhớ rằng trong từng khoảnh khắc họ sẽ ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc đời bạn.
    Ban đầu sự việc xảy ra trông có vẻ kinh khủng, đau khổ và bất công, nhưng khi lấy tấm gương của cuộc đời ra để đối chiếu, bạn sẽ hiểu được là nếu không có những giây phút ấy để bạn vượt qua mọi khó khăn thì bạn khó có thể thấy được tài năng, sức mạnh, ý chí và tấm lòng của bạn. Mọi việc đều diễn ra có chủ đích mà không có gì gọi là tình cờ hay may rủi cả. Bệnh tật, tổn thương trong tình yêu, giây phút tuyệt vời nhất của cuộc sống bị đánh cắp hoặc mọi thứ ngu ngốc khác đã xảy đến với bạn, hãy nhớ rằng đó là bài học quý giá. Nếu không có nó cuộc đời này chỉ là một lối đi thẳng tắp, một con đường mà không hề có đích đến cũng như bạn sống từng ngày mà không hề ước mơ. Thật sự con đường đó rất an toàn và dễ chịu, nhưng sẽ rất nhàm chán và vô nghĩa.
    Những người bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến đến cuộc đời bạn. Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn, hãy tha thứ cho họ bởi vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nhĩa của sự chân thật và hơn nữa, bạn biết rộng mở tấm lòng với ai đó. Nhưng nếu có ai thương yêu bạn chân thành, hãy yêu thương họ một cách vô điều kiện, không chỉ đơn thuần là họ đã yêu bạn mà họ đang dạy bạn cách để yêu .
    Hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc những cái mà sau này bạn không còn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người mà bạn chưa từng nói chuyện, và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên, tự tin vào bản thân. Hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình :"Bạn là một cá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tin bạn thì ai sẽ làm điều ấy?"
    Hãy sở hữu cuộc sống của bạn và đừng bao giờ hối tiếc về lối sống ấy. Nếu bạn thương yêu ai đó thì hãy nói cho họ biết, dù rằng sẽ bị từ chối nhưng nó có thể làm cho một trái tim tan nát có thể đập trở lại.

    Take the time...to live and love (^_^)
    Được bliss sửa chữa / chuyển vào 15:36 ngày 07/04/2004
    Được bliss sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 07/04/2004
  4. motlanvamaimai

    motlanvamaimai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    8.071
    Đã được thích:
    0
    viết cho con ng` ta còn đọc với chứ! viết kiểu này ai ng` ta muốn đọc

     
    ***em ko cau ba`i!^_^!em ko cau ba`i******
    em tro? la.i va~n la` em nga`y truo'c
    co' buo`n hon cha'c cu~ng ta.i vi` anh^_^
     
     


     
  5. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Tặng _Hoa...
    ..........................................
    Trên khoảng rộng mênh mông đầy ánh trăng như ngập trong bụi phấn vàng có một, hai, ba, bốn, năm bức tượng.
    Chúng chờ đợi.
    Với năm cái bóng ở dưới chân chúng. Những cái bóng ấy nằm phẳng như trong ngôi mộ. Nhưng chúng không chết lặng bằng các bức tượng. Chúng như vẫn tham gia vào một điệu vũ chầm chậm.
    Tình yêu đi dạo trên quảng trường, đi vòng quanh những cái bóng đen. Nó biết rằng nếu giẫm lên trên những cái bóng ấy nó sẽ gặp bất hạnh. Nhưng đột nhiên nó nhận thấy - Ôi! tội nghiệp cho nó - rằng chỉ riêng một mình nó là không có bóng.
    - Tôi trong suốt ư? Nó hỏi mặt trăng.
    Nhưng mặt trăng không dám trả lời nó một điều mà chỉ riêng tôi biết: Tình yêu, mi hoàn toàn không thực.......
    Chờ Gió giao mùa...
  6. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Suy nghĩ một chút về sự nghiệp và tiền bạc:

    TẠO CHO MÌNH SỰ TỰ TIN BẰNG CÁCH BẮT ĐẦU SỚM?​
    Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngườI giàu ngày càng giàu, ngườI nghèo ngày càng nghèo là vì môn học về tiền bạc chỉ được dạy ở nhà chứ không phảI ở trừơng học. Đa số chúng ta chỉ học về tiền bạc ở cha mẹ của mình. Như vậy, một bậc cha mẹ nghèo sẽ nói gì vớI con mình về tiền bạc? Họ chỉ nói ?ođến trường và ráng học giỏI đi con?. Đứa trẻ có thể tốt nghiệp hạng tốI ưu nhưng lạI có cái đầu của một ngườI nghèo về chuyện tài chính. Cái đầu đó, mớ kíên thức nghèo nàn đó đã lập trình sẵn từ khi còn là đứa trẻ.
    Cha ruột tôi hay có thói quen nói: ?oCái đó cha không mua nổI?. Cha nuôi của tôi thì lạI tốI kỵ câu ấy. Thay vào đó, ông lạI nói ?olàm thế nào để mình có khả năng mua nó??. Một đằng khẳng định dứt khoát, gạt vấn đề sang một bên. Đằng khác, câu hỏI bắt buộc bạn phảI suy nghĩ. NgườI cha giàu của tôi giảI thích rằng một khi chúng ta nói câu ?otôi không mua nổI nó? một cách máy móc như vậy, bộ não của chúng ta sẽ thôi hoạt động. Ông tin rằng kiểu nói máy móc?tôi không mua nổI nó? chỉ là dấu hiệu của sự lườI biếng trí óc.
    Hai ngườI cha của tôi đều có thái độ tư duy trái ngược nhau. Một ngườI khuyên con ráng học giỏI để sau này tìm một công ty lớn làm việc, một ngườI bảo ráng học giỏI để sau này tìm mua một công ty tốt.
    Một ngườI cha luôn khuyến khích nói chuyện tiền bạc và kinh doanh làm ăn, một ngừơi lạI cấm nói chuyện tiền bạc trong lúc ăn. Một ngườI dặn ?oKhi đụng tớI chuyện tiền bạc, con nên cẩn thận và đừng chấp nhận rủI ro?. Còn ngườI kia: ?oCon hãy học cách kiểm soát rủI ro?. Một ngừơi cha dạy tôi làm sao víêt được một đơn xin việc ấn tượng để xin được việc tốt. Còn ngừơi kia dạy tôi làm sao viết được một kế hoạch làm ăn và tài chính khả thi để tạo ra công ăn việc làm cho mình.
    NgườI cha nghèo của tôi luôn nói: ?oCha chẳng bao giờ giàu?. Trong khi đó, ngườI cha giàu luôn tự coi mình là một ngườI giàu. NgườI hay nói câu: ?oCha là ngườI giàu và ngườI giàu không làm việc đó?. Ngay cả khi ông hoàn toàn cạn túi sau khi phá sản, ông vẫn luôn coi mình là một ngườI giàu. Ông tự bào chữa: ?o Có sự khác nhau giữa nghèo và không có tiền. Không có tiền chỉ là tạm thờI, còn nghèo là vĩnh viễn?.
    Khi rờI ghế nhà trừơng, đa số chúng ta đều biết trong thế giớI thực, bằng cấp hay điểm cao không quan trọng đáng kể bằng một thứ khác. Thứ đó chúng ta thừơng nghe như có gan, có chí lớn, can đảm, dũng cảm, khôn ngoan, dám chịu thử thách, ngoan cường? Yếu tố đó, dù vớI tên gọI nào, hoàn toàn quyết định tương lai của một ngườI hơn là thứ hạng trong trường. Bên trong mỗI chúng ta đều tiềm ẩn những tính cách của sự can đảm, dám chịu thử thách song song vớI sự nhu nhược, quỳ lụy và sẵn sàng quỳ xuống xin xỏ ngườI khác khi cần?
    Có năm nguyên nhân khiến những ngườI có kiến thức về tiền bạc vẫn không thể tạo ra cho mình nhiều của cải. Đó là sự sợ hãi, hoài nghi, lườI biếng, cố tật và kiêu căng.
    Khi bạn nhát gan vớI tiền bạc, bạn vẫn có thể giàu có. Vì tất cả chúng ta đều có thể anh hùng trong chuyện này, nhưng lạI là thỏ đế trong chuyện kia. Vợ một ngườI bạn của tôi là y tá phòng cấp cứu, khi thấy máu thì cô lập tức lao tớI, nhưng nghe nói chuyện đầu tư thì cô biến. Còn tôi, thấy máu thì không chạy, nhưng xỉu tảI chỗ.
    NgườI cha giàu của tôi am hiểu nỗI sợ hãi về mất tiền, ông khuyên: ?oNếu con ghét rủI ro và lo lắng, hãy bắt đầu sớm?. Đó là lý do tạI sao các ngân hàng thường khuyến khích tiết kiệm trở thành một thói quen trong giớI trẻ. Nếu bắt đầu sớm, bạn sẽ rất giàu. Nhiều ngườI cho rằng một trong những kì quan của thế giớI là sự phát minh ra lãi suất kép. Nhiều ngườI coi chuyện mua đảo Manhttan (New York) là một trong những giao dịch hờI nhất trong lịch sử vì chỉ tốn có 24 USD bằng nữ trang và chuỗI hạt. Thế nhưng số tiền 24 USD ấy nếu đem đầu tư vớI lãi suất 8% mỗI năm, đến năm 1995, khoản tiền sẽ lên 28.000 tỉ USD. Theo mức giá bất động sản năm 1995, số tiền này mua lạI Manhttan rồI vẫn còn dư để mua cả thành phố Los Angeles!
    Lý do lớn nhất làm cản trở thành công về mặt tiền bạc, theo ngườI cha giàu: ?oMọI ngườI cứ lo sợ mất những gì họ sẽ mất?. Ông thường kể cho chúng tôi nghe về những chuyến đi Texas của mình: ?oNếu muốn học cách ứng phó vớI rủI ro, cứ đến San Antonio và viếng thăm chiến địa Alamo. Đó là câu chuyện về những ngườI anh hùng đã chọn sự chống trả mặc dù họ biết rất rõ sẽ không có một cơ may nào sống sót trước kẻ địch quá đông. Mặc dầu đó là một thất bạI, nhưng đáng để học hỏi. Cho tớI nay, dân Texas luôn tự động viên khi đương đầu vớI thất bạI: ?oĐừng quên Alamo?. Tôi luôn được nghe kể câu chuyện này mỗI khi nguờI cha giàu ký các hợp đồng lớn. Ông nói đó là lý do tạI sao cha rất thích ngườI Texas, họ đã biết chuyển thất bạI bi hùng đó thành một địa điểm du lịch đáng tự hào, mang lạI hàng triệu USD.
    Ai cũng nghi ngờ cả. Tôi không thông minh, tôi không có tài, tôi kém xa những ngừờI đó?Sự nghi ngờ làm chúng ta bị bạI liệt và bất động. Những phiền nhiễu đó hoặc là được tạo ra từ trong đầu chúng ta, hoặc là đến từ bạn bè, gia đình, phươg tiện truyền thông?Peter Lynch, chủ tịch quỹ hỗ trợ Fidelity Magellan gợI lạI, trong những năm 50, mốI đe doạ về bom nguyên tử trở thành tin tức phổ biến đến nỗI mọI ngườI nháo nhào đi xây hầm trú ẩn, dự trữ nứơc uống, thức ăn. Nếu thay vì vậy họ đầu tư số vốn ấy một cách thông minh, có lẽ giờ đây họ đã hoàn toàn tự lập về tiền bạc. PhảI có lòng dũng cảm và nghị lực mớI có thể làm cho những lờI đồn hay những lờI bàn về bùng nổ hay suy sụp kinh tế không làm tăng thêm nghi ngờ và sợ hãi nơi chúng ta?..
    ?Một điều chừng như vô lý nhưng lạI là sự thật?Nếu bạn muốn giàu có, hãy tập cho đi một ít tiền bạn đang có. Tôi chưa từng gặp một ngườI đang hạnh phúc nào chưa từng đau khổ, một ngườI đang yêu nồng nàn chưa từng thất bạI trong tình yêu, một ngườI giàu có chưa từng mất tiền?
    Robert T. Kiyosaki & Sharon L.Lechter
  7. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Một chút suy nghĩ về gia đình và bạn bè:
    NGỦ YÊN CHUNG NHÉ​
    (Để tưởng nhớ em tôi, Chung, và mến tặng những ngườI bạn của Chung)
    Chiều nay thứ sáu cuốI tuần, anh lạI xin phép nghỉ weekend dài để đáp máy bay từ Washington D.C về Los Angeles thăm Chung. Linh cảm anh em mình sắp rờI xa nhau, anh đã quyết định về thăm Chung đều đặn từ bốn tháng nay.
    Có thể anh làm như vậy chỉ vì chút ích kỷ trong thâm tâm mình, để sau này bớt cắn rứt, hốI tiếc nếu không còn được gặp Chung nữa. Dù vớI bất cứ lý do nào, anh vẫn thấy tâm hồn được nhẹ nhàng mỗI lần rờI chỗ làm ra thẳng phi trường đi thăm Chung. MỗI lần rờI nhà thương, anh lạI thấy ngập tràn thương xót và tự trách mình mãi lo toan những chuyện tầm thường đờI sống hằng ngày, những tính toán làm ăn, những phiền muộn không đâu mà không thể ở cạnh bên em trong nỗI khổ đau đang dày vò thân xác từng ngày, để em bớt cô đơn trong cuộc đốI đầu vớI định mệnh khắt khe cho một ngườI ở tuổI như em!
    Trên những chuyến bay năm tiếng đồng hồ đến vớI em, anh thường ôn lạI những kỷ niệm trong gia đình và những lần tâm sự của hai anh em mình. ThờI ấu thơ, vì tủôi tác cách xa, tính tình xung khắc, anh em mình nói vớI nhau được ít câu là đã cãi cọ. Anh lạI xấu tính, thiếu kiên nhẫn trong lúc dạy Chung học; hay ?obợp tai? nếu Chung lầm lỗI, nên khoảng cách anh em càng sâu thêm. Lúc anh xong tú tài và lên đường du học, Chung mớI vào đệ ngũ ở Taberd. Sau này khi đã sang Canada nghe chuyện nhà qua thư, anh mớI biết anh em mình cũng ảnh hưởng nhau rất nhiều.
    Dạo trung học ở Chu Văn An, anh có tham dự các sinh hoạt văn nghệ học đường và nhất là năm đệ nhất làm báo vớI bạn bè. Chung chắc còn nhớ những tờ báo mớI in thơm đẹp anh đem về nhà vào năm tết Bính Ngọ làm em cũng thích lây cái không khí hoạt động và bạn bè thân mật đó! Sau này anh nghe kể Chung hoạt động còn tích cực hơn nhiều, từ không khí hoạt động xã hộI cứu trợ đến việc Ban chấp hành HộI sinh viên Dược khoa. Anh đã thán phục Chung rất nhiều qua những lá thư gia đình. Ngày xưa anh chỉ hoạt động vớI tính cách văn nghệ lẩm cẩm, Chung sau này ghi dấu kỷ niệm thiếu niên của mình vớI hoạt động xã hộI vị tha tốt đẹp. Anh biết điều này nhiều hơn qua bạn bè Chung ở Taberd kể lạI, rất chi tiết và trung thực! Nhưng Chung vẫn thâm trầm và ít nói trong gia đình, tuy rất ồn ào giữa bạn bè. Mẹ vẫn thường trêu chọc Chung là ?odùi đục chấm mắm cáy? ở trong nhà, vì Chung da hơi ngăm đen, tính hiền lành nhưng hay nổI cáu, sau này thành tay hoạt động bặt thiệp ngoài đờI làm gia đình ngạc nhiên không ít.
    Vài lần anh ở ngoạI quốc về, Chung vẫn ít nói như vậy, khiêm tốn khi kể về mình. Anh phục Chung nhiều hơn ở điễm này. Giá anh em mình coi nhau như bạn có lẽ sẽ nói chuyện được nhiều hơn. Nói chung bọn mình chịu ảnh hưởng của gia đình, anh em cách nhau 4-5 tuổI nên thường vào khuôn phép vớI thứ bậc rõ rệt, mất đi thú hồn nhiên của tình bạn gần tuổI nhau. Tuy có mấy tháng hè ngắn ngủI nhưng anh học nhiều ở Chung về suy tư của ngườI trẻ ở quê hương lúc ấy.
    Ở những ngày tháng sau này, có được vài hoạt động chung vớI em, anh nhận ra chút khác biệt giữa chúng ta. Ra đờI vớI đôi chút kinh nghiệm đi trước, anh được nhiều bài học thận trọng và dè dặt của ngườI đã ?otrúng tên?. Chung vẫn hăng say và dấn thân trọn vẹn vớI nhiệt huyết say mê trong các dự định tương lai. Nhiều lần nói chuyện vớI Chug anh phảI dừng lạI vì thấy sẽ là tàn nhẫn quá nếu hưởng ứng những bàn định tương lai của Chung, khi biết rõ tương lai ấy chỉ còn đếm bằng ngày tháng ngắn ngủI trước mặt! Thế nên anh em mình vẫn chưa bao giờ bàn bạc dứt khoát được một chuyện gì đứng đắn, như từ ngày xưa anh xa gia đình và Chung lúc Chung còn quá bé, chúng ta cũng đã bỏ dở nhiều bàn định!
    Trong vài lần vào bệnh viện gặp em, có lúc yếu đuốI Chung đã kể anh nghe nỗI ân hận sâu xa vì đã không để ý đến sức khoẻ, nhất là đã quá tự tin vào chút căn bản y học trong nghề nghiệp của mình và tự chữa lấy lúc đầu thay vì nhờ chuyên môn. Anh đã cố gạt đi để Chung đừng sống vớI ân hận trong những ngày tháng cuốI cùng này. ?oMọI sự đã an bài?, anh nói vớI Chung hơi giả dốI như vậy vì anh vẫn chưa hẳn tin vào số mệnh! Tuy nhiên, lần cuốI vừa rồI, anh đã bạo dạn hỏI Chung một câu rất thực tế và tàn nhẫn: ?oChung ơi, nếu không may, Chung có muốn nhắn gửI anh điều gì không, chẳng hạn như cách thức yên nghỉ do Chung chọn lựa??
    Anh không thể nào quên được niềm ân hận xâu xé tâm hồn anh lúc đó! Nghe xong, Chung đã oà khóc nức nở như một đứa trẻ, vì nỗI cô đơn hay niềm sợ hãi lúc ra đi? Nhưng rồI Chung cũng đã trả lờI rất ngắn: ?oChung muốn thiêu!? RồI lạI oà khóc! Những khổ đau trên đờI, có thể nào viết gì thêm nữa về lần gặp gỡ ấy!
    Khi máy bay đến Los Angeles, con đường quen thuộc dọc theo Sunset Boulevard đưa anh đến bệnh viện của Chung. Những chuyến về miền tây Hoa Kỳ trong thờI gian này đốI vớI anh không còn gì thú vị nữa, những chỗ đi chơi, những quán ăn và phố xá Việt Nam ở Orange County đều là những kỷ niệm rất buồn đau trong thờI gian đó. Chung yếu nhiều rồI, nằm yên một chỗ, nét mặt già đi và chỉ còn cố mấp máy vài câu lúc thấy ngườI quen. Hai ngày cuốI tuần ở Los Angeles rất buồn nản, anh lạI muốn chạy về thành phố Wasington của anh để trốn tránh! Anh biết mình sắp nói vớI nhau lờI cuốI! Chung đã nắm tay anh, vẫn mộc mạc giản dị như tính Chung từ bé: ?oAnh ở lạI may mắn!? Anh không muốn kể anh đã khóc ra sao sau những lờI vị tha đó của Chung, vì anh vẫn muốn tỏ ra cứng rắn lúc chia tay Chung!
    Một tuần sau, cú điện thoạI định mệnh của gia đình đã đến, báo cái tin không thể tránh được! Anh lạI xin phép nghỉ việc để đi Los Angeles. Đến nơi, giữa sự đau đớn và những giọt nước mắt của gia đình, bạn bè, niềm khổ đau của anh không thêm được điều gì. Chỉ biết lúc ngọn lửa bốc lên từ nhà quàng, hơn bao giờ hết anh ?ongộ? được ý nghĩa ngọn lửa luân hồI của nhà Phật và thấy lòng nhẹ hẳn, giải thoát khỏI nỗI khổ đau từ gần hai năm nay và những ray rứt trong bốn tháng năng về California thăm Chung.
    Lúc theo mọI ngườI về nhà, một hình ảnh đeo đuổI anh mãi. Anh thấy một ngườI bạn trai của Chung, anh không biết tên, cứ âm thầm nhìn vào tường ngồI khóc suốt ngày và giúp mẹ bưng từng bát hương hay đồ cúng lên bàn thờ!
    Chung ơi, tình thương yêu và tiếc nhớ của gia đình đã tự nhiên! Nhưng ân tình một thằng bạn như vậy không phảI là điều dễ có trong đờI sống bây giờ! Còn gì nữa mà Chung không thanh thản để đi vào giấc ngủ yên bình! Ngủ yên Chung nhé!
    (Cho ngày em tôi mất)
    ?????.​
    ?.Tôi vốn sợ nhất chữ ?otrung niên? vì vẫn muốn chốI bỏ thực tạI của thờI gian, vẫn muốn quay về vớI những lý tưởng mộng mơ của thờI học trò để sống và làm việc, cũng như vẫn muốn tìm lạI những xúc động rào rạt của thuở yêu đương mớI lớn?
    ?..Có những dịp trở về quê hương làm việc, tôi vẫn còn tìm thấy một con sông nhỏ, một cánh rừng cũ hay một chiều Sài Gòn đi dạo trờI mưa dướI những hàng me lá đổ? Vẫn còn là quê hương trong tôi dù dòng thờI gian có trôi qua, các khuôn mặt cũ có khuất bóng. Tôi chợt cảm thấy hạnh phúc và muốn dừng ở đó, dù các thay đổI khác sẽ vẫn đến, những con ngườI, những định chế cũng sẽ theo luật thờI gian. Nhưng quê hương vẫn còn đó, là dòng sông Hồng, là nhánh Cửu Long, là Hương Giang, và ở đâu dòng nước đó vẫn trôi, và lòng mình có thể tĩnh lặng nhận biết mình vẫn thuộc về nó: một quê hương không bao giờ mất.
    Và vì thế tôi chỉ muốn ghi lạI đây, cho những tháng ngày đã qua và sắp tớI, niềm xúc động bâng khuâng đó và xin gửI đến cho mẹ tôi ở xa những ý nghĩ ?otri thiên mệnh? chợt tìm thấy này, vì bà đã già nhưng vẫn luôn từ chốI dòng thờI gian trong tình mẹ dành cho một đứa con ngoài bốn mươi vẫn còn muốn trao gửI bà niềm tâm sự, và còn đang học hỏI ở bà niềm tin yêu, hy vọng và bao dung để trang bị vào đờI, lần nữa, cho khoảng thờI gian còn lạI!

    Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí
  8. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Mình mở topic này với dự định cùng nhau post những đoạn viết ngăn ngắn có một phần nào đó ý nghĩa giáo dục cho cuộc sống, nhưng đọc hơi ngán phải không? Có lẽ những bài viết như thế cầm sách báo đọc thú vị hơn, vì box Cuộc Sống là diễn đàn mà.
    Vậy hôm nay kéo nó lên trang nhất lần nữa để lấy ý kiến các bạn. Nếu không có phản hồi hoặc phản hồi đồng ý "dọn dẹp" nó thì sau khi đi Đà Lạt nghỉ ngơi cuối tuần này về, Hoa sẽ nhờ MOD xoá bỏ topic này.
  9. notatall

    notatall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    4.818
    Đã được thích:
    0
    Nhìn nhận về góc độ giáo dục thì cuộc sống là một chuỗi các bài học, có bài nhanh có bài lâu, có bài ngẵn có bài dài mà Hoa. Sau khi tạo ra một topic thi nó đâu còn là của riêng ai, ít nhất sẽ có người đọc nó, không có người post tiếp thì một topic tích cực vẫn sẽ tồn tại và rồi sẽ có ai đó đọc, có hứng tiếp tục. Cá nhân notatall thì thấy những bài post trong topic này khá hay và có ý nghĩa, với lại một topic có chất lượng không đánh giá hết bằng số người tham gia hay thậm trí số người đọc được.
    Hy vọng là sau kỳ nghỉ Đà Lạt về Hoa bớt những căng thẳng của Cuộc sống và tiếp tục topic này hoặc ít nhất là cũng nương tay với nó. Có chăng là nên đề nghị xoá đoạn post này của notatall, của Hoa ở trên và bài nào ngắn hơn ... 100 từ để topic thành một topic của các bài viết dài có chất lượng (hêhê diễn đạt lòng vòng quá, thực ra là muốn đề nghị xoá thêm bài của motlanvamaimai ấy mà - hình như cái gì muốn viết thành qui định đều phức tạp cả )
  10. ducthang84

    ducthang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Các bác viết dài thật em khâm phục nhưng đọc mãi mà ko hiểu gi cả

Chia sẻ trang này