1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yoga chữa bệnh ??

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi DHN, 06/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Yoga chữa bệnh ??

    các cao thủ Yoga có tài liệu nào hướng dẫn cách tập Yoga để trị bệnh cao/thấp huyết áp, gan, phổi v...v khong ??
    Cám ơn nhiếu.

    nothing is forever
  2. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Ủa! Sao hồi rồi về mà không hỏi cụ thân sinh của muội vậy? Ổng bít đó. Mà bản thân bài luyện khí mà sư huynh muội mình đang luyện cũng có tác dụng đó....quay qua yoga làm chi cho phức tạp hả sư huynh.

    Quên làm sao... mà nhớ làm sao
    Muốn nhớ hay quên có được nào
    Nhớ lại thêm buồn,...quên cũng tội
    Quên thì không nỡ,...nhớ thì...đau...
  3. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ cũng đang tập Yoga, mấy bài đầu tiên cũng có tác dụng cho gan phổi là yoga mudra và ran ho mang

    Anh ham tập thể thao mà, có phải bụ bẫm mũm mĩm như ai đâu.. .hi hi
    béo khoe béo đẹp mà, cứ bôi bác người ta.........
    Về đi em!
  4. lamnguyenvi

    lamnguyenvi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Tuy không biết nhiều , nhưng cũng xin có vài lời với huynh:
    Bản chất Yoga không có gì cao siêu cả , chỉ là một môn tập luyện về điều hoà nhịp thở một cách có hệ thống và lâu dài . Ngày xưa , khi chưa có hệ thống sách vở và thông tin đại chúng như hiện giờ , thì việc luyện tập Y cũng như khí công chỉ gói gọn trong các võ đường , hay điện thờ am thờ riêng biệt nào đó , còn bây giờ thì người người luyện tập , nhà nhà luyện tập , tuy nhiên , kết quả thì ...chưa thấy .!
    Huynh hỏi về các bài tập Y để chữa bệnh cao/thấp huyết áp , gan .....ư ? Cũng dễ thôi , tất cả các bài tập Y đều có tác dung chữa bệnh , các bài ở tư thế trồng chuối có thể giúp những phần trên cơ thể được khỏe , còn những bài tọa thiền có tác dung ổn định tâm thần , hướng con người tiến gần hơn đấng Ishava-đấng toàn tri toàn giác toàn năng , khi tập những bài toạ thiền , cần vứt hết ưu phiền , mọi lo toan cần được chấm dứt , nơi ngồi phải thoáng khí , không nên luyện nơi ồn ào , đông người , vì dễ bị phân tâm , dẫn đến ngượng ngùng trong luyện tập . Khi tập không nên gò ép mình phải làm cho đủ , vì tiêu chí của việc luyện tập Y của những bậc tu sĩ cũng chỉ là "tiến gần đến với đấng toàn năng Ishava ..." mà thôi , không thể nào con người có thể trở thành đấng Ishava được , thế nên tới đâu hay tới đó ...hì hì .
    Chi tiết khi luyện Y :
    Ta nên đi từ thấp đến cao :
    -luyện hít thở cho đều .
    -luyện tập trung tinh thần.
    -vừa hít thở vừa tập trung.
    -luyện nhập định.(sẽ giải thích sau)
    -luyện quán tưởng .(sẽ giải thích sau)
    -hợp nhất cùng Ishava.(sẽ giải thích sau)
    Giải thích:
    -hít thở sao là đều?chỉ cần ta không đếm ,không nhẩm , không chú ý đến việc thở nữa thì tự khắc sẽ đều . Lạ nhỉ ? nhưng thật sự là thế , khi càng chú tâm làm gì ta càng vụng về,càng lúng túng ,tốt hơn là nên tập trung thở một cách tự nhiên,như thế dần dần sẽ đều.
    -tập trung tinh thần :sau khi đã thở đều ta cần tập trung điều hòa nhịp thở theo ba bước sau :
    *hít vào (2)
    *nín thở (4)
    *thở ra (8)
    mọi người luôn lầm tưởng thở nhiều là tốt , nhưng thật ra thở nhiều mà nhịp thở nông rất có hại cho sức khỏe.Nên thở sâu ,hít thở hoàn toàn bằng mũi,thở ra bằng miệng cũng là một sai lầm lớn dễ dẫn đến viêm họng,cũng như một số bệnh về hô hấp , vì miệng sinh ra không phải để thở.
    các số 2 ,4 ,8 là gì?đó là số phần thời gian mà ta cần làm
    chẳng hạn: khi hít vào ta hít trong hai giây , thì ta nín thở trong bốn giây , và kéo dài hơi thở trong tám giây ; tương tự khi đã thực tập tốt bài hai giây, ta nâng lên hít trong 3s , nín trong 6s và thở ra trong 12s ......
    -sau khi qua phần tập trung , bây giờ mỗi khi luyện Y , ta sẽ hít thở và tập trung trong vô thức , không nghĩ ngợi gì cả ,đây là bước khó nhất , vì ta cần dẹp bỏ mọi suy tưởng ,mọi ham muốn , mọi nhu cầu ,do đó bước này thường chiếm thời gian rất dài .
    Các bước tuần tự là thế , khi đi được đến phần thứ ba là kết quả đã thấy rõ rệt ,không nên nôn nóng,hãy luyện từ từ.
    Các phần sau tôi sẽ nói rõ hơn về các danh từ "nhập định","quán tưởng" V...V...
    Chú ý : các phần mà tôi chia ra như ởtrên chỉ là thiển ý của tôi , chứ không nhất định là thế , khi tập nhuần nhuyễn phần này tự khắc ta sẽ bước dần qua phần kia,không cần phải có giáo án chi chi cả.
    Hẹn gặp lại ở những bài viết sau.
  5. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Vậy trong Yoga có bài nào chữa được chứng " thận hư " không ? hì hì . Trong y học cổ truyền phương Đông có câu : Nam tinh , nữ huyết , nhưng người bị chứng thận hư lại khá nhiều mà không chỉ là nam giới . Cụ Hải Thượng Lãn Ông cũng có nói : Bách bệnh quy ư thận , cho nên Đông y ngày nay luôn lấy Thận là gốc căn bản trong việc chữa trị .
    Bạn nào biết bài nào có khả năng chữa chứng thận hư xin chỉ giúp ! hì
    Thanks
    ____________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    http://henho.info
  6. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tôi có các bài tập Yoga của một trong những vị tổ quan trọng Yoga Tây tạng là Napora. Từ luyện tập thể chất đến tinh thần.
    Nếu có ai có hứng xem thì lúc nào tôi sẽ gửi lên?
    Chỉ ngại gửi xong thì để đấy thôi. Tôi chưa tập bao giờ song theo bài thì không chỉ có tác dụng chữa bệnh như mọi người nói mà còn có tác dụng khai mở các trung tâm thần lực (ở lưng, cổ, bụng... tuỳ theo bài).
    humanaterer
  7. lamnguyenvi

    lamnguyenvi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Xin huynh cứ post lên cho mọi người xem đi, vài hôm nữa tui cung post bài của tui rồi , mình cùng trao đổi , bài của tui dễ học và thực hành nhiều .
    Nói các vị đừng buồn , đó là sự phân biệt rõ ràng các vùng, các bộ phận độc lập trong Yo không được hoàn toàn rõ , mà chỉ có tính tương đối mà thôi , và tác dụng cũng chỉ là tổng quát , và đồng loạt. Đừng mong sẽ chỉ chữa được cái chân đau trong vòng ...hai tháng ( vì nghĩ rằng luyện tập toàn thân mất vài năm , một cái chân chắc vài tháng thôi !!!)
    Vài hôm nữa sẽ có bài mới .
    Hẹn gặp lại.
    lamnguyenvi@yahoo.com
    sang
  8. KhungLongBaoChua

    KhungLongBaoChua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Cao huyết áp tập bài này huynh nè : Bài này gọi là
    Ida Pranayama :
    Ngồi bán, kiết già, đặt đầu lưỡi sát chân răng hàm dưới. Hít vào bằng miệng, môi mím như thổi sáo trúc , sao cho hơi đi qua miệng cọ vào mặt trên lưỡi mát lạnh. Thở ra bằng mũi. Làm mười kỳ, mỗi kỳ 10 lần. Bài này làm nhiệt độ cơ thể giảm rất nhanh, và lưỡi là khai khiếu của tim, nên có ảnh hưởng trực tiếp đến tim. Ngoài ra, hàng ngày nên cuộn lưỡi Xuống Hàm Dưới ( chạm đầu lưỡi xuống dây chằng lưỡi dưới đáy miệng ) sẽ hạ huyết áp. Ai bị huyết áp cao hay người vượng dương mà luyện khí công lại uốn lưỡi lên hàm trên là Đứt Đừn.Người càng ngày càng tích nhiệt mà không xả được, đần dần sẽ bị cuồng tính, gọi là " NHiệt gặp Nhiệt thì Cuồng ( cái này phải được chân truyền mới biết). Hơn nữa lại không phát động nguồn âm trong cơ thể, chỉ luyện Đan Điền cho chạy lòng vòng Nhâm Đốc là Kô Hếu .Mấy người vượng Dương nhớ đấy nhé !
    Huyết áp thấp thì tập Asana Cây Nến, Con Công. Pranayama : thở ba thì, thì nén gấp bốn lần hai thì kia. Luôn uốn lưỡi lên hàm trên.
    Bị gan thì luyện nén hơi ở bụng kết hợp gồng mạnh.
    Bị Thận thì nén hơi ở lưng gồng mạnh. Cả hai cách gồng này phải có thầy dạy trực tiếp không thì vỡ ruột vỡ tim. Nhưng bị gan và thận phải thực hành nhịn ăn, tối thiểu một tháng 4 lần, mỗi lần một ngày, ngày hôm sau vừa ngủ dậy phải uống ngay chanh muối và ăn chuối để thanh lọc cơ thể, máu huyết, thần kinh, tạng phủ.
    Bị phổi thì tập thường xuyên Bastrika Pranayama : thở ống bễ :
    Ngồi Kiết, bán già, thực hiện Banda : Khoá bụng và khoá cổ, nhưng không khoá gốc, hít hơi đầy bụng ( phình), liên tục thở mạnh ra hết sức của cơ bụng (thóp). Làm 120 lần thở ra mạnh hết sức như vậy ( thì hít vào để cơ thể tự động hít, miễn là thở ra thật mạnh ). Hệ hô hấp sẽ được thanh lọc triệt để. Với trường phái Yoga Sưtra của Patanjali, những ai thực hành phép thở này lâu năm kết hợp bí quyết luyện khí sẽ gây một trận bão thực sự cho không gian xung quanh.
    Người có bệnh nếu tập Yoga thì nên tìm thầy để học pháp Kundalini .
    T- Rex
  9. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Nói về tổ Naropa có câu chuyện rất hay đây, mọi người cùng thưởng thức trước khi xem các bài Yoga của ông:
    NAROPA
    Là một tu sĩ Bà la môn nổi tiếng học rộng tài cao. Xuất thân dòng dõi quý tộc, ông thường được vua chúa mời đến tham khảo ý kiến.
    Một hôm, có một vị tiểu vương bất đồng ý kiến và sỉ nhục ông nặng nề. Quá tức giận, Naropa nhập thất, định dùng khả năng huyền thuật để trù yếm cá nhân, gia đình và cả thần dân của tiểu vương đó. Bỗng nhiên, một bà lão xuất hiện cảnh cáo ông về việc sắp làm, cho ông thấy rõ luật nhân quả gieo chi gặp đó. Ông xin bà lão dạy phương pháp chuyển nghiệp, và bà lão đã chỉ ông đi gặp đạo sỹ Tilopa.
    Naropa mất một thời gian dài mới gặp được Tilopa trước một ngôi chùa. Lúc đó, T. chỉ quấn một cái khố rách, thân mình bẩn thỉu, đang ngồi chòm hỏm đánh vẩy cá. Dĩ nhiên, N. không biết T. nên khi thấy một người hạ tiện chắn lối, ông tránh xa, vì một người Bà la môn cao quý không bao giờ đứng gần người hạ tiện hoặc để bóng người người đó chạm vào mình. Bấy giờ các sư trong chùa bước ra, quát mắng T. đã làm ô uế nơi thờ phụng tôn nghiêm. T. cười: ?oCác ngươi hãy chỉ cho ta chỗ nào không tôn nghiêm để ta vất đồ dơ vào đó??. Các nhà sư không cãi được, bèn chỉ trích ông về tội sát sinh. Ông thản nhiên: ?oAi bảo ta sát sinh??, ông khẽ vỗ tay, con cá nhảy xuống sông lội đi mất. N. giật mình, nhưng vì thể diện, ông đã không đả động đến người hành khất, mà chỉ đến hỏi các sư. Được biết, tên ăn mày đó là T., ông vội quay lại thì T. đã đi mất.
    N. qua nhiều làng mạc, đô thị, hầu như nơi nào ông đến, người ta cũng nói rằng T. vừa ghé qua. Đây là một giai đoạn thử thách hết sức lý thú. Có lúc vào quán ăn, ông được hầu bàn dọn một hũ rượu, vốn là điều cấm kỵ đối với giai cấp Bà la môn; có lúc qua đò, ông được yêu cầu mổ thịt dùm một con heo, con vật được coi là dơ bẩn theo phong tục; tất cả những sự kiện trên đều là sỉ nhục với N., khi ông nổi giận thì chỉ nghe tiếng cười sảng khoái của N. vọng lại. Trải qua nhiều kinh nghiệm chua cay, ông chuyển tâm thức, thay vì phân biệt giai cấp này nọ, ông coi mọi người, mọi sinh vật đều là T. mà kính trọng tất cả. Gặp ai, ông cũng cung kính chắp tay đảnh lễ. Lúc đầu, đó là một sự khó khăn với một con người kiêu hãnh như ông. Nhưng với lòng khát khao cầu đạo giải thoát, ông đã cung kính đối với mọi người, từ gã lái buôn bình thường đến kẻ hốt phân bẩn thỉu, từ gã đồ tể đến tên ăn mày. Nhờ thế, ông đã quán triệt được thực tánh của mọi vật; thấy Phật tánh ở mọi người, đó là điểm then chốt trong mật pháp mà ông truyền dạy cho đệ tử sau này.
    Một hôm, N. đi qua một giàn lửa thiêu người chết, mùi hôi thối bốc ra nồng nặc. Thấy một xác chết đen thui nằm trên giàn hỏa, ông bước tới đảnh lễ thì nghe tiếng cười quen thuộc của T. Ông chạy đến, quỳ xuống, đặt chân T. lên đầu mình và làm lễ bái sư.
    Trong nhiều năm, N. theo thầy như bóng với hình nhưng vẫn không học được điều gì cả, mà còn bị đối xử bất công, khi thì bị mắng chửi, khi thì bị đánh đập, nhưng vẫn một dạ kính thầy.
    Một hôm, N. đi khất thực, mang về một hủ cà ri rất ngon. T. ăn hết sạch, lại tỏ ra còn thèm, ra lệnh cho N. đi xin thêm. N. trở lại căn nhà vừa cúng dường, nhưng cả nhà đều đi vắng, chờ mãi sợ thầy đói, ông múc đại một chén cà ri mang về, chẳng may bị chủ nhà bắt gặp, đánh cho một trận tơi tả. N. mang thân thể bầm tím trở về, lại bị thầy quát mắng: ?oCái gì? Việc nhỏ như thế mà làm không xong. Chắc mi hối tiếc đã thờ ta làm thầy chứ gì??. N. thu hết tàn lực trả lời: ?oThật là một hân hạnh lớn lao cho con được thầy nhận làm đệ tử, dù có hy sinh cuộc đời cũng không hối hận.?.
    Có một lần, đi khất thực về trễ, N. bị thầy đâm xiên nhọn vào thịt, rồi bỏ mặc đó nhiều ngày. Lúc xuất định, T. hỏi có hối tiếc theo ông hay không, N. nói nhất định tìm đạo giải thoát với bất cứ giá nào. T. cười, rồi lại bày những trò kỳ cục như bắt uống nước cống, lăn mình vào lửa, dẫm lên than cháy, treo mình lên cây?
    Một hôm, ngồi tịnh trước đống lửa, bỗng nhiên T. quất mạnh giày vào mặt N., ông thoát nhiên đại ngộ.
    Từ đó, ông nổi tiếng, được mời làm viện chủ viện Phật học NALANDA. Sau một thời gian giảng dạy, tuổi đã cao, ông lên Tuyết sơn nhập thất 12 năm liền, sáng tác các pháp YOGA kiện toàn thể chất, khai mở thần mạch và tâm linh.
    Các pháp môn này được N. truyền lại cho đệ tử xuất sắc của ông là Marpa và đã làm rạng danh cho dòng tu Kargyutpa.
    humanaterer-where will you find the truth?
  10. an_an_an

    an_an_an Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    3.326
    Đã được thích:
    0
    ......Có bài Yoga nào giúp giảm cân ko?Em măm nhiều nên béo ú,gờ muốn gầy bớt đi.Ai biết chỉ giúp em zới.
    .....Giờ ăn đến rồi,giờ ăn đến rồi;mời anh xơi,mời em xơi....

Chia sẻ trang này