1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yoga Tantra- Thiền quán năng lượng Mật Tông Tây Tạng.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi laduykhanh, 19/08/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. laduykhanh

    laduykhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Yoga Tantra- Thiền quán năng lượng Mật Tông Tây Tạng.

    Những Asana cơ bản của Yoga Tây tạng
    [​IMG]

    Về kỹ thuật, Yoga Tây tạng gồm 5 bước cơ bản sau:





    Asana Yoga: Các động tác hay tư thế để thanh lọc và rèn luyện thân thể .

    Prana Yoga: Các kỹ thuật trao đổi prana qua các dòng hạt bindu hay naja để khai mở 7 đại luân xa,14 kinh mạch chính, 3 kênh năng lượng nhằm thanh lọc và làm giàu khí hay năng lượng.

    Mantra Yoga: Yoga mật chú chân ngôn các âm thiêng để thanh lọc khẩu - ngữ.

    Mandala Yoga: Các kỹ thuật quán ảnh tượng đồ thiên địa nhân hợp nhất nhằm thanh lọc tâm ý tư tưởng.

    Natural great perfection Yoga: Yoga hợp nhất đại toàn thiện tự nhiên hay còn gọi là yoga tối thượng. Dzokchen

    Dưới đây là những asana cơ bản của Yoga Tây tạng cho người bước đầu tập Thiền cùng Yoga.

    [​IMG]
    Yêu cầu của chung của tất cả các asana trong khi tập là:


    Hơi thở để tự nhiên, không gò ép.
    Khi đang ở trong các asana, thả lỏng cơ thể và giữ thăng bằng một cách tự nhiên. Mắt nhắm. Tĩnh tâm quan sát theo dõi những diễn biến của các cảm thọ trên thân, những cảm xúc hay tình cảm trong tâm trong tư tưởng trên toàn cơ thể.
    Thời gian và số lần tập mỗi asana tuỳ theo cơ thể mỗi người và tuỳ lúc, nên giữ tối thiều khoảng 3 đến 5 chu kỳ thở trong mỗi thế asana hoàn thiện.
    Không được tập lúc đói quá hoặc no quá. Nếu cần thiết có thể ăn hoặc uống nhẹ một chút trước khi tập. Nên tập sau bữa ăn chính ít nhất 3 tiếng và tập ở nơi thoáng khí nhưng không bị gió lùa. Sau khi tập nên nghỉ tối thiếu 30 phút truớc khi dùng bữa.
    Nên tắm nước ấm thích hợp trước khi tập, sau khi tập ít nhất nửa giờ mới được tắm lại.
    Nên tập lần lượt các động tác theo thứ tự.
    Chống chỉ định: không được tập khi có chỉ định ngoại khoa, gãy xương, chảy máu, viêm loét và những bệnh nội khoa cấp tính khác đang điều trị .
    Trường hợp phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt,mang thai hay đang nuôi con bú; Những người có các bệnh hay có các dị tật,khuyết tật đặc biệt sẽ có những bài tập riêng.


    Đầu tiên hãy thư giãn và bắt đầu :


    1 Đứng thẳng
    Đứng thẳng người, hai chân ép sát vào nhau.
    Hai cánh tay song song với thân, bàn tay khép các ngón hướng xuống sàn.
    Nâng cơ hoành, thót hậu môn.
    Mắt mở nhìn thẳng.


    2 Tam bộ nhất bái
    Đứng như asana 1. Bước 3 bước lên , bắt đầu bằng chân phải trước, dừng lại chụm 2 chân.
    Hai tay chắp, lần lượt đặt lên đỉnh đầu, trước trán và dưới cằm.
    Để nguyên hai tay trước cằm, ngồi quì xùi
    Lao người nằm xoài ra phia trước, hai tay duỗi thẳng để úp, mặt tiếp sàn.
    Thu hai tay về sát mạng sường, để chống xuống đất. Nâng người ngồi dậy, đứng lên và tiếp tục như trên..

    3 Kim đồng hồ
    Đứng như asana 1.
    Nâng hai tay ngang bằng vai, lòng bàn tay khép các ngón, úp xuống sàn.
    Gót chân phải làm trụ, xoay người từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ, chân trái bước quanh chân phải.
    Mắt nhìn thẳng để tự nhiên không nhìn cố đinh vào điểm nào.

    4 Tay chỉ trăng
    Đứng như asana 1.
    Xoay người và bước sang bên phải
    Hai tay dang ngang, tay phải hướng lên trên, tay trái hướng xuống dưới
    Chân phải chùng, chân trái thẳng.
    Mắt hướng theo tay phải.
    Toàn thân tạo thành một mặt phẳng.
    Đổi bên

    5 Cánh buồm
    Đứng như asana 1.
    Tay trái cầm cổ chân trái
    Làm tương tự như asana 4
    Đổi bên

    6 Con cò
    Đứng như asana 1.
    Cúi gập người. Hai tay nắm cổ chân. Khủyu tay ép sát chân
    Mặt áp sát đầu gối.

    7 Voi quì
    Qùi, chống hai khuỷu tay xuống sàn, đùi và cánh tay vuông với mặt sàn.
    Cằm đặt lên hai lòng bàn tay ôm má.

    8 Voi đưa
    Quì như asana 7.
    Lưng võng, mông cao, đầu hạ thấp.
    Đung đưa thân qua phải, qua trái.

    9 Voi lắc
    Quì như asana 7
    Hai bàn tay đan vào nhau, ôm ghì đầu,
    Hạ vai và đầu sang phải, tiếp sàn.
    Đổi bên.

    10 Voi húc
    Quì như asana 7.
    Hai bàn tay nắm vào nhau, Hai cánh tay sát vào nhau.
    Đầu để trên hai cánh tay.Đẩy người tiến lên phía trước đồng thời gập cổ.Lưng vồng lên tối đa. Hạ người xuống phía sau, mông chạm gót.

    11 Cá sâu vẫy đuôi
    Quì như asana 7.
    Hai tay thả lỏng.
    Hai bàn chân nhấc lên đặt song song.
    Lắc mạnh hai chân qua phải, qua trái
    Đầu lắc theo cùng bên với chân.

    12 Ngồi quì
    Quì hai đầu gối xuống sàn
    Ngồi trên gót chân
    Hai bàn tay chồng lên nhu, đặt trên đùi.
    Thẳng lưng, mắt nhắm tự nhiên.

    13 Cánh diều
    Ngồi trên hai gót chân.
    Ngửa đầu về phía sau, hai tay chống xuống sàn
    Giữ thăng bằng toàn thân, mắt nhắm.

    14 Ngọn núi
    Ngồi trên hai gót chân.
    Nhổm mông xoài người về phía trước
    Hai cánh tay duỗi thẳng
    Trán và mũi tiếp sàn

    15 Vạc phơi nắng
    Ngồi trên hai gót chân.
    Hai tay đưa sau lưng đan vào nhau, lộn bàn tay, áp xuống sàn
    Cong lưng,ưỡn ngực ra phía trước
    Cổ ngửa, mắt nhắm.

    16 Con công
    Ngồi trên hai gót chân.
    Hai tay đưa sau lưng đan vào nhau, lộn bàn tay giơ lên cao.
    Đầu cúi gập xuống sàn.

    17 Vặn vỏ đỗ
    Ngồi trên hai gót chân.
    Nghiêng người sang phải, mông chạm sàn.
    Vắt chân trái qua đầu gối phải.
    Cánh tay phải thúc vào đầu gối trái.
    Tay trái ôm eo phải
    Toàn thân vặn sang trái
    Đổi bên

    18 Con thỏ
    Ngồi trên hai gót chân.
    Hai tay đưa sau lưng đan vào nhau, xiết chặt
    Đầu cúi gập đặt trán lên đùi

    19 Cá bơi ngửa
    Ngồi trên hai gót chân
    Người ngửa phía sau, chống tay, hạ khuỷu tay xuống sàn
    Nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng trên đầu

    20 Tam giác
    Chống hai tay xuống sàn, cánh tay thẳng.
    Chân thẳng, gót chân đặt trên sàn.
    Đầu cúi gập về phía ngực.

    21 Ghế băng
    Ngồi, chống chân và tay xuống sàn.
    Nâng mông lên cao.
    Đầu ngửa, thả lỏng.

    22 Con tôm
    Ngồi co chân, hai tay đan vào nhau ôm chặt gan bàn chân.
    Duỗi mạnh, cúi gập người.
    Trán chạm chân.

    23 Chết ngửa
    Nằm ngửa, hai gót chân chạm nhau.
    Hai tay để ngửa, duỗi theo thân.
    Mắt nhắm, thư giãn.

    24 Cái cày
    Nằm ngửa, hai má trong chân chạm nhau.
    Hai tay úp xuống đất, lấy đà đẩy chân lộn qua vai.
    Chân thẳng, mũi bàn chân chạm sàn.

    25 Chết sấp
    Nằm sấp, hai ngón chân cái chạm nhau.
    Hai tay để ngửa, duỗi theo thân.
    Mắt nhắm, thư giãn.

    26 Con rắn
    Nằm sấp, hai ngón chân cái chạm nhau
    Chống hai bàn tay xuống sàn, nâng phần thân trên lên, cong ra phía sau.
    Đầu ngửa, mặt song song với trần, mắt nhìn lên trần.
    Cổ quay sang phải, mắt nhìn xuống gót chân

    27 Con rùa
    Ngồi quì trên gót chân.
    Cúi xuống, trán chạm sàn
    Ngực tì trên đùi, hai tay duỗi thẳng trên sàn.

    28 Cái cung
    Ngồi quì trên gót chân.
    Hai tay nắm hai cổ chân.
    Ưỡn người, đẩy thân cong ra phía trước.
    Cổ ngửa ra phía sau, thả lỏng.

    29 Cây nến
    Nằm ngửa, hai tay để dọc thân úp xuống sàn,
    Hai má trong bàn chân chạm nhau.
    Nhấc thân thẳng đứng,
    Hai tay chống vào eo.lưng.
    Mắt nhìn hai ngón chân cái.

    30 Bập bênh
    Nằm ngửa, chống chân, ưỡn lưng.
    Hai tay chống vào thắt lưng.
    Giữ thăng bẳng hai nửa thân.

    31 Vòng xích
    Ngồi quì trên gót chân.
    Tay trái để ngửa vòng ra đằng sau lên bả vai phải.
    Tay phải để úp vòng lên phía trên qua vai phải.
    Hai bàn tay bắt lấy nhau.
    Đổi bên.

    32 Lăn tròn
    Nằm nghiêng, Hai bàn chân bắt chéo nhau.
    Hai tay nắm vào nhau duỗi thẳng, ghì chặt lấy đầu.
    Lấy đàn lăn tròn nhiều vòng.
    Lăn đổi chiều

    33 Hoa sen
    Ngồi xếp bằng.
    Hai chân vắt chéo.
    Hai tay đặt trên đùi hoặc chồng lên nhau để trong lòng.
    Lưng và cổ thẳng, mắt nhắm và hơi nhìn xuống



    Cửa Thiền Tây tạng

    [​IMG]


    Nguyên Giác biên dịch

    Dưới đây là hai bản dịch về Thiền tập dựa theo truyền thống Tây Tạng. Hai bản văn này đang được phổ biến rộng rãi trong giới Phật Tử Tây Phương để đáp ứng nhu cầu Thiền tập. Các pháp tu dưới đây tuy được viết từ truyền thống Tây Tạng nhưng thực sự cũng đã ẩn tàng trong nhiều truyền thống Thiền tập khác của Phật Giáo.


    Bản văn đầu tiên là của Đức Đạt Lai Lạt Ma.


    Bản văn thứ nhì là của Kadampa, một tông phái Tây Tạng đang có hơn 700 tự viện tại 36 quốc gia.

    Hướng Dẫn Thiền Tây Tạng

    ?oTibetan Me***ation Instructions? là một bản văn cô đọng về Thiền Tây Tạng do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 viết cho ấn bản điện tử của Tricycle, một tạp chí Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Nơi đây, ngài nói về pháp thiền này là hãy để tâm vào trạng thái tự nhiên, và hãy quán sát tâm này ?" mà tâm là một thực thể, theo ngài, có tánh sáng và tánh biết, nơi đó bất kỳ những pháp gì, hiện tượng gì, sự kiện gì trong thế giới xuất hiện với chúng ta cũng đều qua nhận biết của thức. Khi ngồi, tóm gọn, chỉ để tâm thả lỏng tự nhiên và nhìn vào tâm này, dần dần sẽ thấy bản tánh của tâm.

    (Bắt đầu bản văn)

    Trước tiên, hãy sửa soạn tư thế của bạn: xếp chân ở vị trí thoải mái nhất; xương sống thẳng như mũi tên. Đặt hai bàn tay vào thế quân bình, khoảng cách chiều rộng bốn ngón tay dưới rún, với bàn tay trái ở dưới, bàn tay phải đặt trên, và các ngón cái chạm nhau để thành một hình tam giác. Tư thế này của các bàn tay có liên hệ với chỗ trong cơ thể, nơi nội nhiệt khởi lên. Nghiêng cổ xuống chút xíu, để miệng và răng như bình thường, với đầu lưỡi chạm vào vòm trên của miệng gần các răng phía trên. Hướng mắt nhìn xuống thả lỏng ?" không cần thiết phải nhìn vào chóp mũi; mắt có thể hướng về sàn nhà phía trước chỗ bạn ngồi, nếu điều này tự nhiên hơn. Đừng mở mắt quá lớn mà cũng đừng nhắm mắt; hãy để mắt mở hé chút xíu. Đôi khi mắt sẽ khép lại tự nhiên; thế cũng được. Ngay cả nếu mắt đang mở, khi ý thức chú tâm đều đặn vào đối tượng, các hiện tướng của nhãn thức sẽ không quấy rối bạn.

    Với những người mang kính, bạn có ghi nhận rằng khi gỡ kính ra, bởi vì mắt thấy ít rõ ràng cho nên sẽ ít cơ nguy hơn từ sự sinh khởi kích động, trong khi có thêm cơ nguy của sự lơi lỏng? Bạn có thấy có dị biệt giữa việc hướng mặt vào tường và không hướng vào tường? Khi hướng vào tường, bạn có thể thấy là có ít cơ nguy của sự kích động hay tán tâm? Qua kinh nghiệm, bạn sẽ quyết định sao cho thoải mái, dễ an tâm...

    Hãy cố gắng để tâm trong trạng thái tự nhiên một cách sinh động, không nghĩ gì về chuyện quá khứ hay về chuyện bạn tính làm trong tương lai, không khởi lên bất kỳ một khái niệm nào. Ý thức của bạn đang ở nơi đâu? Nó [ý thức] đang ở với đôi mắt hay ở đâu? Nhiều phần, bạn sẽ cảm thấy nó [ý thức] liên kết với đôi mắt, bởi vì chúng ta khởi lên hầu hết nhận thức về thế giới này là xuyên qua mắt thấy. Điều này là do dựa quá nhiều vào cảm thức của chúng ta. Tuy nhiên, sự hiện hữu của một ý thức riêng biệt có thể biết chắc được; thí dụ, khi chú tâm hướng về âm thanh, thì những gì xuất hiện qua nhãn thức không được ghi nhận. Như thế cho thấy một ý thức riêng biệt đang chuyên chú hơn vào âm thanh nghe qua nhĩ thức, hơn là ảnh của nhãn thức.

    Với tu tập kiên trì, ý thức có thể được nhận ra hay được cảm nhận như một thực thể của ánh sáng thuần khiết và của tánh biết, mà đối với nó bất kỳ thứ gì cũng có khả năng để xuất hiện ra, và nó [ý thức], khi các điều kiện thích nghi hội đủ, có thể được sinh khởi trong hình ảnh của bất kỳ đối tượng nào. Khi nào mà tâm không đối phó với khái niệm về ngoại cảnh, tâm sẽ an trú rỗng không mà không có gì xuất hiện trong nó, hệt như nước trong. Thực thể của nó [tâm] là thực thể của kinh nghiệm thuần túy. Hãy để tâm trôi chảy tự nhiên mà đừng phủ lên khái niệm nào. Hãy để tâm an nghỉ trong trạng thái tự nhiên của nó, và quan sát nó. Lúc đầu, khi bạn chưa quen với pháp này, nó thật là khó, nhưng dần dần tâm xuất hiện như nước trong. Rồi thì, hãy hãy an trú với tâm không bị thêu dệt này, mà đừng để khái niệm nào sinh khởi. Khi chứng ngộ bản tánh của tâm, chúng ta sẽ lần đầu tiên định vị được đối tượng của quan sát của loại thiền nội quan này.

    Thời gian tốt nhất để tập pháp thiền này là vào buổi sáng, tại một nơi im vắng, khi tâm rất trong suốt và tỉnh táo. Đêm trước đó, nhớ đừng ăn nhiều quá hay ngủ nhiều quá; như thế sẽ làm cho tâm nhẹ hơn và nhạy bén hơn vào buổi sáng kế tiếp. Dân dần, tâm sẽ trở nên càng lúc càng an bình; sự tỉnh thức và trí nhớ sẽ trở thành rõ ràng hơn.

    (Hết bản văn)

    Pháp Thở Đơn Giản

    Bản Anh ngữ ?oA Simple Breathing Me***ation? là một cẩm nang về bước đầu tập thiền của Kadampa, một tông phái Tây Tạng đang có hơn 700 tự viện tại 36 quốc gia. Nguyên khởi, Đại sư Atisha (982-1054) từ Aán Độ sang Tây Tạng, đã sáng lập tông phái Kadampa, với pháp tu Lamrim, chuyển hóa tất cả mọi hoạt động thường ngày vào con đường chứng ngộ giải thoát. Pháp Thở Đơn Giản là bước đầu thiền tập, và có thể dùng cho mọi truyền thống khác.

    (Bắt đầu bản văn)

    Giai đoạn đầu tiên của thiền là ngưng loạn tâm, và làm tâm chúng ta trong trẻo hơn, sáng tỏ hơn. Điều này có thể thành tựu bằng cách tập pháp thở đơn giản. Chúng ta chọn một nơi im vắng để thiền tập, và ngồi trong một tư thế thoải mái. Chúng ta có thể ngồi trong tư thế tréo chân truyền thống, hay trong bất kỳ tư thế nào khác mà mình thấy thoải mái. Nếu muốn, chúng ta có thể ngồi ghế. Điều quan trọng nhất là giữ lưng cho thẳng để giữ tâm khỏi bị buồn ngủ hay trì trệ.

    Chúng ta ngồi với hai mắt khép một chút thôi, và chú tâm vào hơi thở. Chúng ta thở tự nhiên, tốt nhất là thở qua lỗ mũi, đừng tìm cách kiểm soát hơi thở, và chúng ta chú tâm vào cảm thọ về hơi thở khi hơi thở vào và ra hai lỗ mũi. Cảm thọ này là đối tượng thiền tập của chúng ta. Chúng ta nên cố gắng tập trung vào nó, và gác bỏ mọi thứ khác.

    Thoạt tiên, tâm chúng ta sẽ rất bận rộn, thậm chí có thể cảm thấy rằng thiền tập đang làm cho tâm chúng ta bận rộn hơn, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ đang ý thức hơn về mức độ bận rộn biến chuyển mà tâm chúng ta đang thực sự hiện hành. Sẽ có một sức lôi cuốn lớn để dẫn [chúng ta] theo các niệm khác nhau khi nó hiện khởi, nhưng chúng ta nên chống lại [lôi cuốn đó] và cứ tập trung nhất tâm vào cảm thọ về hơi thở. Nếu chúng ta thấy là tâm chúng ta lang thang và chạy theo các niệm, chúng ta nên tức khắc trở về với hơi thở. Chúng ta hãy làm thế liên tục khi cần thiết, cho tới khi tâm an trú vào hơi thở.

    Nếu chúng ta kiên nhẫn tập cách này, dần dần các niệm lung tung sẽ lắng xuống và chúng ta sẽ kinh nghiệm một cảm thọ về sự an tĩnh trong tâm và sự thư giãn. Tâm chúng ta sẽ cảm thấy sáng rõ và như rộng lớn bát ngát, và chúng ta sẽ cảm thấy như được tươi mới. Khi biển dậy sóng, cặn sẽ cuốn lên và nước sẽ đục ngầu, nhưng khi gió êm thì bùn dần dần lắng xuống và nước nhìn rõ trong suốt. Tương tự, khi dòng niệm không ngừng tuôn của chúng ta được an tĩnh nhờ tập trung vào hơi thở, tâm chúng ta sẽ trở thành trong suốt và sáng tỏ dị thường. Chúng ta nên ở trong trạng thái an tĩnh tâm thức này một thời gian.
    .

    (Hết bản văn)

    http://www.me***ationinliverpool.org.uk/Images/Buddha-Pages/Vajrayogini2.jpg
  2. laduykhanh

    laduykhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0

    Chào quý vị.
    [​IMG]
    Hôm nay tôi viết bài này vì lợi ích cho mọi người trên diễn đàn này cũng như cho người đệ tử đã thỉnh cầu tôi. Nguyện cho mọi sự cát tường chúng sanh anh lạc. Hầu mong cho lòng đại bi vô hạn của bồ tát Quan Thế Âm sẽ này nở trong trái tim của quý vị.

    [​IMG]
    Đại Bi quán thế âm!
    Tôi xin viết về cách thiền quán với Kinh Luân đơn giản mà các tông phái Phật giáo Tây Tạng hay tu trì. Trong phái Drikung Kaguypa của tôi thì có một vị Rinpoche ma` ai cũng biết tới đó là ngài Garchen. Vì khi đề cập tới ngài, là đề cập tới lòng Đại Bi .
    [​IMG]
    Ngài sinh trưởng tại miền Ðông Tây-Tạng vào năm 1936, Trưởng Lão Ðại Sư Garchen Rinpoche thuộc giòng Drikung Kagyu là hoá thân của một vị đại thành tựu giả tên Siddha Gar vào thế kỷ 13 -- đệ tử tâm truyền của ngài Kyobpa Jigten Sumgon, vị Tổ lừng danh của giòng phái Drikung Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng.
    [​IMG]
    Kyobpa Jigten Sumgon tổ của dòng phái DRIKUNG KAGYUPA
    Ngài được biết đến rất nhiều qua những chứng đắc sâu dày, cũng như qua tình yêu thương và tâm từ bi vô bờ bến dành cho tất cả chúng sinh. Trên tay ngài lúc nào cũng cầm một ?~kinh luân?T (prayer wheel), bất luận là đang làm gì, chiếc kinh luân đó cũng được ngài quay vòng liên tục để phóng toả ánh từ bi đến khắp các cõi. Garchen Rinpoche nói, ánh từ bi đó chính là ân phước của đức Bạch-Quan-Âm (Tara) ban truyền. Ánh từ bi đó cũng phát ra tự trong đáy lòng của ngài.
    [​IMG]
    Đây là Kinh luân.
    Bánh xe cầu nguyện này làm bằng sắt , trong bánh xe này là vô vàn thần chú OM MANI PADME HUM được in lên giấy lụa mỏng . Cuốn quanh một trục quay . Có những bánh xe được quay bằng tay , hay bàng sức nước , lửa và gió.
    Nếu trong bánh xa này có 1000 thần chú Om Mani Padme HUm thì cũng tương tự như tụng 1000 biến chú này vậy. Nếu trong bánh xe có 100000000000 biến chú mà bạn quay 1 vòng cũng như tụng ngần nấy thần chú . Đây là phương tiện Thiện Xảo nhất để tích tập Công đức một các rốt ráo trong thời gian ngắn .

    [​IMG]
    Ở tây tạng , trước khi đi vào chùa luôn có 1 hàng bánh xe cầu nguyện như vậy để cho phật tử đi vào quay, nhằm tạo được phước đức một cách đơn giản nhất.
    Vì trong bánh xe này có chứa Thần chú OM MANI PADME HUM , thần chú của lòng đại bi của bồ tát Quan Thế ÂM . Chú là những Âm Thanh Vi diệu của chư Phật , bí mật khó hiểu và không thể nghĩ bàn .
    Được biết rằng mỗi khi trì tụng câu Chân Ngôn Om Mani Padme HUM.
    Trong kinh Đại Thừa Trang nghiêm Bảo Vương quyển 2 có dạy :
    Phật dạy: Không có ai biết. Thiện nam tử! Sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này vô lượng tương ưng Như Lai mà còn khó biết huống gì là Bồ Tát làm thế nào mà biết được chổ bổn tâm vi diệu của Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát? Tôi đi trải qua các quốc độ khác cũng không biết sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này. Nếu có người thường thọ trì sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni thì khi trì tụng có chín mươi chín Căng già sa hà sa số chư Như Lai nhóm hội, có vô số Bồ Tát nhiều như vi trần nhóm hội cùng các Thánh chúng Thiên tử ở ba mươi hai cõi trời cũng đều nhóm hội. Lại có bốn Ðại Thiên Vương ở bốn phương làm hộ vệ, có Ta Nga La Long vương, Vô Nhiệt Não Long vương, Ðắc Xoa Ca Long vương, Phạ Tô Chỉ Long vương. Như vậy có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố na Long vương đến hộ vệ người thọ trì ấy. Lại ở khắp trong cõi đất hết thảy các Dược Xoa Hư Không thần cũng đến hộ vệ. Thiện nam tử! Trong lỗ chân lông Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát có trăm ức Như Lai an trụ và khen ngợi người trì tụng ấy: Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi hãy được như ý ma ni bảo, bảy đời dòng họ của người đều sẽ đều được giải thoát.
    Thiện nam tử! Người trì minh kia (kẻ trì chú) ở trong bụng có các trùng, các trùng ấy sẽ được Bất thối chuyển địa vị Bồ Tát. Nếu lại có người lấy sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này mà đeo giữ nơi thân, trên đảnh. Thiện nam tử! Nếu thấy được người đeo giữ ấy, thời cũng như thấy thân Kim Cang, như thấy tháp Xá Lợi, như thấy đức Như Lai, như thấy một trăm ức trí tuệ. Nếu có kẻ trai lành gái tín nào hay y pháp niệm sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này, thì người đó sẽ được vô tận biện tài được trí tụ tụ thanh tịnh, được đại từ bi, như vậy người đó ngày ngày được viên mãn công đức sáu chữ Ba la mật đa. Người đó được trời Chuyển luân Thánh vương quán đảnh, người ấy lời nói hơi trong miệng phát ra, chạm đến thân người nào, người chạm được bất thoái chuyển Bồ Tát, mau chóng chứng đắc Vô thượng bồ đề Chánh đẳng chánh giác. Nếu người đeo giữ và thọ trì lấy tay chạm đến người khác, người được rờ chạm ấy mau được Bồ Tát vị. Nếu kẻ nam người nữ, con trai con gái, cho đến dị loại hữu tình khác, thâý được người đeo và thọ trì ấy, tất cả đều mau được Bồ Tát vị. người như thế đó, vĩnh viễn không còn chịu khổ sanh, già, bịnh, chết, khổ thương xa lìa, mà được sự niệm tụng tương ưng không thể nghĩ bàn. Nay như thật mà nói lên sáu chữ đại minh Ðà Ra Ni vậy.

    Chú là những chuỗi mẫu tự được gia trì do những vị đã giác ngộ với mục đích mang lại lợi ích cho chúng sinh. ?~Chú?T nghĩa là ?~bảo vệ tâm?T, nó bảo vệ tâm khỏi bị lung lạc bởi những hình tướng và vọng tưởng thế tục mà hậu quả là khổ đau triền miên trong cõi tabà sinh tử tái tục.
    Ðược biết những câu chú khác nhau hàm chứa những lợi ích khác biệt của chúng, và phần nhiều chúng chỉ được bí truyền cho những môn sinh đã dự buổi lễ quán đảnh của đúng pháp hành đó. Thế nhưng đối với bảo chú này thì khác, tôn sư Kalu có nhận định là ?ouy lực của nó cực kỳ mạnh mẽ? và ?obất cứ 1 ai cũng có thể dùng tập được? để rút ngắn con đường đến giác ngộ. Ðạo sư Dilgo Khyentse viết, ?obảo chú này không phải chỉ là 1 câu gồm mấy chữ tầm thường, mà nó chứa đựng tất cả những ân phước cùng với lòng bi mẫn của Ngài [Avalokiteshvara],? và Ðạo sư khuyến dụ chúng ta lắng nghe câu chú này, ?ohãy tụng, hãy đọc, và hãy viết xuống chữ bằng vàng cho thật đẹp đẽ. Bởi vì không có mảy may khác biệt giữa chính vị bổn tôn và minh chú ?"minh chú chính là phần tinh tuý của vị bổn tôn?" nên những việc làm này sẽ mang lại lợi lạc lớn lao.?
    Tôi được nghe ngài Lama Zopa Rinpoche nói rằng :Nếu bạn có một Bánh Xe Cầu nguyện trong nhà bạn, căn nhà của bạn sẽ giống như Potala, cõi tịnh độ của Đức Phật Bi mẫn. Nếu bạn có một bánh xe cầu nguyện ở bên cạnh khi bạn chết, bạn không cần tới pháp Chuyển Di Thần Thức (phowa) Việc có Bánh Xe Cầu nguyện tự nó trở thành một phương pháp để chuyển di tâm thức bạn tới một cõi tịnh độ. Chỉ nghĩ tưởng tới một Bánh Xe Cầu nguyện là đã trợ giúp cho một người hấp hối phóng tâm thức của họ lên kinh mạch trung ương và thoát ra đỉnh đầu để tái sinh trong cõi tịnh độ của Đức Phật Amitabha và Đức Phật Bi mẫn. Chỉ chạm vào một Bánh Xe Cầu nguyện là đã đem lại một sự tịnh hoá to lớn những nghiệp tiêu cực và các che chướng.
    Lạtma Zopa cũng giảng giải , nếu hành giả niệm bảo chú tối thiểu 1.000 biến mỗi ngày thì cơ thể họ sẽ được thánh hoá và như vậy sẽ lợi ích cho những ai đụng chạm họ. Ðiều được nêu lên ở đây là khi dấn thân vào pháp hành chuyển kinh luân và niệm bảo chú, hành giả thật sự trở thành điểm giao tiếp cho những người muốn tiếp xúc năng lực của vị giác ngộ. Theo 1 nghĩa nào đó, cơ thể của hành giả trở thành giống như 1 thánh địa hay giống như 1 bảo tháp ?"nơi mà pháp thân toàn giác của Phật hoá hiện để lợi lạc chúng sinh.
    [​IMG]
    Một bánh xe cầu nguyện ở nepal
    Khi tôi học tại tu viện Drikung đã thấy 1 cái bảo luân to bằng 1 ngôi nhà và kì lạ thay, vào ngày tôi sang thăm Trung Tâm Rime ( Rime là 1 tông phái mật giáo với tinh thần bất bộ phái ) họ có những bánh xe nhỏ tới nỗi chỉ bằng ngón tay út.
    Có những loại khác nhau , bánh xe nước thì giống như 1 cai guồng quay nước chạm vào nó , rồi nước được ban phước . Chảy ra sông hay hồ tịnh hóa cả vạn triệu côn trùng , các loài vật trong hồ hay biển . Loại quay bằng gió thì giống như chiếc chong chóng mà ở Việt Nam ta trẻ em hay chơi! Nhìn rất thích mắt , ở bên trong chúng là thần chú OM MANI PÀDME HÙM . Ngọn gió đi qua chúng , bay vào các chúng sanh khác rồi tịnh hóa những chúng sanh được ngọn gió đó thổi tới . Còn bánh xe lửa , được quay bằng sức nóng , tương tự như đèn kéo quân vậy , ánh sáng bánh xe này phóng chiếu tới đâu , nơi đó được ban phước và trở thành một cõi tịnh độ Potalaka ( Phổ đà la ) mà người thường không thể nhìn thấy được .
    Cũng như vậy , việc có 1 bảo luân nhỏ tới đâu đi chăng nữa trong nhà bạn . Thì căn nhà sẽ trở thành 1 cõi tịnh độ , vì bất cứ chúng sanh nào chết trong nhà bạn sẽ được sanh về các cõi lành !

    [​IMG]
    Cõi tịnh độ !
    Tu trì ra sao ?
    Hãy ngồi tu tập theo tư thế 7 ĐIỂM TÌ LÔ GIÁ NA :
    Bảy lợi điểm của tư thế ngồi thiền thích hợp là:
    i . ngồi thoải mái trên gối trong tư thế kiết già hay bán kiết già ;
    ii. mắt hé mở, nhìn theo hướng sống mũi ;
    iii. ngồi thẳng, lưng như những đồng tiền chồng lên nhau ;
    iv. giữ vai cho thẳng ;
    v. đầu không cao quá, không thấp quá, không đưa tới đưa lui, thẳng một đường từ mũi cho đến lỗ rún ;
    vi. răng và miệng trong trạng thái tự nhiên, chót lưỡi chạm chân răng của hàm trên ;
    vii. hơi thở im lắng và nhẹ nhàng.

    Nên chọn 1 khoản thời gian nhất định hàng ngày và nơi chốn cho phù hợp .
    Nên bày 7 ban nước sạch trứơc ban thờ , hãy thay nước hàng ngày .
    Đặt hình đức phật bổn tôn của bạn trên đó . Theo tôi thì ban thờ không nên quá cao . Chỉ cần ngang tầm mắt khi vạn thiền quán thôi .Đốt một nén hương lên , Bày những pháp khí và đặc biệt là hình ảnh vị bổn sư của bạn lên . Trước khi thiền quán hãy lễ lạy 3 lạy . Ban thờ nên được lau dọn thường xuyên , nếu có khăn Katag cúng dường biện lên càng tổt...
    Khi tu trì thì tay phải cầm Kinh Luân tay trái cầm 1 tràng hạt. Có thể là loại dài như 108 hạt hay 21 hạt ngắn . Bằng chất liệu gì thì tùy bạn , nhưng theo ngài Sonam Rinpoche , vị thầy của tôi cũng là hóa thân ngài Văn thù sư lợi . Thù thắng nhất vẫn là tràng hạt bằng hạt bồ đề hay tràng thủy tinh !
    [​IMG]
    Tràng hạt
    Tôi cũng nhận thấy lợi ích từ những loại tràng hạt này( Tâm an định hơn )
    Và nên nhớ rằng hãy giữ gìn bảo luân và tràng hạt như con mắt của mình . Hãy đặt lên cao , chỗ thờ cúng và đừng bao giờ buớc qua chúng ! Vì chúng là những pháp khí tối thượng.

  3. laduykhanh

    laduykhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
  4. laduykhanh

    laduykhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0

    Lợi ích của thần chú và bánh xe cầu nguyện .
    Khi một người trì tụng mười chuỗi thần chú một ngày bơi lội, dù trong sông, biển hay một vài sinh loài sống trong nước nào khác, nước chạm vào thân người đó cũng sẽ được ban phước.
    Ta cũng được biết rằng bảy đời tổ tiên (cửu huyền thất tổ) của người đó cũng không bị tái sinh trong các cõi thấp. Đó là nhờ năng lực của thần chú, thân được ban phước bởi những người trì tụng thần chú và quán tưởng thân họ trong sắc tướng của thân linh thánh như Đức Chenrezig (Quán Thế Âm).
    Vì thế, thân thể trở nên rất mạnh mẽ, tràn đầy ân phước đến nỗi nó tác động tới tâm thức cho tới bảy đời và kết quả là nếu người ấy chết với một niệm tưởng bất thiện, người ấy sẽ không bị tái sinh trong một cõi thấp.
    Còn Kinh luân đặc biệt trợ giúp hành giả phát triển đại bi tâm và bồđề tâm; nó giúp hành giả hoàn thành việc tích lũy các công đức sâu dày và thanh lọc các ô nhiễm ngõ hầu đạt đến giác ngộ trong khoảng thời gian ngắn nhất.
    Bảo luân biểu hiện tất cả hạnh nghiệp của 10 phương chư Phật và chư Bồtát. Với mục đích lợi lạc cho chúng sinh, chư Phật và chư Bồtát hoá hiện trong bảo luân để tẩy trừ tất cả các ác nghiệp và ô nhiễm của chúng ta, và khiến cho chúng ta thực nghiệm được con đường đến giác ngộ. Tất cả chúng sinh trong khu vực chế tạo bảo luân đều được độ khỏi phải tái sinh xuống các cõi ác; họ sẽ được tái sinh vào cõi trời hoặc cõi người, hoặc cõi tịnh độ của chư Phật. Nếu bạn có 1 cái bảo luân trong nhà, thì căn nhà bạn sẽ không khác gì Phổ đà sơn, cõi tịnh độ của Phật Quán Thế Âm. Nếu có bảo luân bên cạnh lúc bạn lìa trần, đó chính là 1 phương pháp để chuyển thần thức bạn đến cõi tịnh độ của Phật Adiđà hoặc Phật Quán Thế Âm. Chỉ cần đụng chạm vào bảo châu thôi là đã có thể thanh lọc nghiệp chướng và ô nhiễm.
    Bất cứ ai niệm câu chú lục tự trong khi chuyển kinh luân thì ngay lúc đó cơ nghiệp có thể sánh ngang với ngàn vị Phật.
    Chuyển kinh luân thì thù thắng hơn là văn, tư, và tu cả vô lượng kiếp.
    Chuyển kinh luân 1 lần cũng đủ hơn là bỏ ra cả ngàn năm tu 10 hạnh balamật. Nó còn hơn là bỏ ra vô lượng kiếp thuyết giảng và lắng nghe 3 tạng kinh điển và 4 tạng mật điển.
    Khi một người mà mỗi ngày từng trì tụng mười chuỗi Om Mani Padme Hum đi xuống sông hay biển, nước chạm vào thân người ấy được ban phước, và sau đó chất nước được ban phước đó sẽ tịnh hoá hàng tỉ tỉ chúng sinh trong nước. Người này cứu giúp những sinh vật trong nước đó thoát khỏi nỗi khổ không thể tưởng tượng nổi nơi các cõi thấp. Việc ấy thật lợi lạc đến mức khó tin.
    Khi một người như thế đi xuống một con đường, gió chạm vào thân người ấy và sau đó tiếp tục chạm vào những côn trùng, nghiệp tiêu cực của chúng được tịnh hoá và nhờ đó chúng có một tái sinh tốt đẹp. Tương tự như vậy, khi một người như thế xúc chạm vào thân người khác, nghiệp tiêu cực của những người đó cũng được tịnh hoá.
    Việc một người như thế nhìn ngắm thì thật đầy ý nghĩa; việc được nhìn và xúc chạm trở thành một phương tiện để giải thoát chúng sinh. Điều này có nghĩa là thậm chí hơi thở của người đó chạm vào thân của chúng sinh khác cũng tịnh hoá nghiệp tiêu cực của họ. Bất kỳ sinh loài nào uống nước trong đó một người như thế từng bơi lội cũng được tịnh hoá.
    Vì vậy mà công đức khi tu trì pháp này thật bất khả tư nghì bất khả thuyết .

    Phật dạy :
    Thiện nam tử! Như vậy mỗi con sông lớn kia ta có thể đếm số mỗi một giọt nước kia. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Ðại Minh một biến được công đức ta không thể đếm số lượng. Thiện nam tử! Lại như loài hữu tình bốn chân trong bốn đại châu như sư tử, voi, ngựa, trâu đồng, trâu nước, cọp, beo, nai, vượn, chồn, heo, dê, thỏ; những loài bốn chân như vậy ta có thể đếm số lượng từng sợi lông một. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Ðại Minh này một biến thì được công đức ấy ta không thể đếm số lượng được. Thiện nam tử! Lại như núi Kim Cang Câu Sơn Vương kia, vuông mỗi bên tám vạn bốn ngàn du thiện na, nơi núi ấy có người không già không chết, trải qua một kiếp nhiễu quanh núi chỉ được một vòng. Núi Vương như vậy ta lấy y Kiều Thi Ca có thể trải hết không sót. Nếu có người niệm sáu chữ Ðại Minh này được công đức ta không thể nói hết số lượng. Thiện nam tử! Lại như biển lớn sâu đến tám vạn bốn ngàn du thiện na, lỗ miệng rộng lớn vô lượng, ta có thể lấy một sợi lông nhét vừa hết không dư. Thiện nam tử! Nếu có người niệm một biến sáu chữ Ðại Minh này được công đức mà ta không thể nói hết số lượng. Thiện nam tử! Lại như rừng cây Thi Lợi Sa, ta có thể đếm hết mỗi một lá. Thiện nam tử! Nếu niệm một biến sáu chữ Ðại Minh được công đức không thể nghĩ lường. Thiện nam tử! Lại như bốn đại bộ châu những kẻ nam người nữ, con trai con gái ở đầy khắp trong đó, những người này đều chứng Thất Ðịa Bồ Tát, chúng Bồ Tát ấy đã có công đức cùng với công đức người niệm sáu chữ Ðại Minh này không khác. Thiện nam tử! Trừ một năm mười hai tháng ra còn gặp năm nhuần mười hai tháng, lấy tháng dư nhuần ấy làm số năm đủ mãn một kiếp trên cõi trời, ở đó ngày đêm thường mưa lớn.
    Thiện nam tử! Ta có thể đếm số mỗi một hạt mưa kia được. Nếu có người niệm sáu chữ Ðại Minh này một biến, công đức số lượng rất nhiều. Nơi ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử! Lại như vô số một trăm ức đức Như Lai ở tại một chỗ trải qua một kiếp của cõi trời, lấy các thức ăn uống, y phục, ngọa cụ và thuốc thang đồ cần dùng, các thứ ấy đem cúng dường cho các đức Như Lai mà cũng không thể đếm hết số lượng công đức của sáu chữ Ðại Minh. Chẳng những ta ngày nay ở thế giới này mà ta từ trong định ra cũng không thể nghĩ bàn.
    Thiện nam tử! Nếu có người biên chép sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này thời đồng với chép tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng. Nếu có người lấy vàng báu cõi trời, tạo hình tượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, số như vi trần, làm như vậy rồi nơi một ngày khánh lễ tán dương cúng dường, chỗ thu hoạch quả báo không bằng đã được quả báo công đức biên chép một chữ trong sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni ấy, đã khéo an trụ nơi đạo giải thoát không thể nghĩ bàn. Nếu thiện nam tử và thiện nữ, y pháp niệm sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này thì người đó sẽ đắc tam ma địa (được đại chánh định) gọi là: Trì ma ni bảo tam ma địa, Quảng bát tam ma địa, Thanh tịnh địa ngục bàng sanh tam ma địa, Kim Cang giáp trụ tam ma địa, Diệu túc bình mãn tam ma địa, Nhập chư phương tiện tam ma địa, Nhập chư pháp tam ma địa, Quán trang nghiêm tam ma địa, Pháp xa thinh tam ma địa, Viễn ly tham sân si tam ma địa, Vô biên tế tam ma địa, Lục ba la Mật môn tam ma địa, Trì đại diệu cao tam ma địa, Cứu chư bố úy tam ma địa, Hiện chư Phật sát tam ma địa, Quán sát chư Phật tam ma địa, được một trăm lẻ tám món tam ma địa như vậy.

    Ngài Zopa Rinpoche có nói :
    Chẳng còn gì ngu dại hơn việc không chịu sử dụng sự thuận lợi của cơ hội vĩ đại này. Nói chung, chúng ta liên tục xao lãng và phí phạm cuộc đời mình. Không chỉ có thế, mọi hành vi được làm với bản ngã và tâm thức nhiễm ô ba độc tham, sân và si tạo nên nghiệp tiêu cực, là nguyên nhân của đau khổ. Trong cả cuộc đời, không còn gì ngu xuẩn hơn việc sử dụng thân người toàn hảo này chỉ để tạo nên đau khổ.
    Đúng vậy , kẻ hèn mọn đột lốt người tu Konchok Tinley này xin khẩn khoản cầu van quý vị . Xin hãy tu tập pháp này và đừng bỏ lỡ cơ hội quý báu vô ngần nơi thực hành pháp. Đây là pháp mầu nhiệm viên ngọc quý mà tôi đã khuyên các đệ tử của tôi thực hành và bay giờ tôi xin quý vị . Hãy vì thương tưởng tới mọi loài chúng sanh cũng như cha mẹ nhiều đời mà tu tập pháp Tối thắng này .
    Để làm lợi ích cho mọi chúng sanh , xin hãy trì tụng , hát , đọc , viết , in lên mọi nơi . Chỉ cần 1 chúng sanh nhìn thấy chú này thôi sẽ đem tới kết quả thiện lành nhất !
    [​IMG]
    Do công đức này, mong rằng bất cứ chúng sinh nào, chỉ cần thấy, nghe, chạm, nói chuyện với, hoặc nghĩ về con thì ngay lập tức sẽ được thoát khỏi tất cả những khổ đau, tật bệnh, ác vong nhiễu hại, ác nghiệp, phiền não, và tất cả ô nhiễm, và mong rằng họ sẽ mãi mãi an trú trong hạnh phúc cùng tột của toàn giác.
    [​IMG]
    Tất cả sai sót là của người soạn, mọi công đức xin hồi hướng về khắp pháp giới chúng sanh.
    Nguyện cho thầy tổ an khang chân cứng đá mềm để bánh xe chánh Pháp được xuay chuyển khắp cùng pháp giới .
    Xin cho bậc hóa thân thứ 18 Lama Sonam Rinpoche bậc hóa thân Văn thù sư lợi thọ trường , giáo pháp của ngài lan mãi đến ngàn xa .

    [​IMG]
    [YOUTUBE]<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/nd1QXP1f_ZQ&hl=en&fs=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/nd1QXP1f_ZQ&hl=en&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" width="425" height="344"></embed></object>[/youtube]
    Tôi đã đạt được hạnh phúc vô bờ bến của pháp tu này , xin quý vị cũng vậy hãy thực hành nó .
    Bạn có thể tu trì pháp này mà không cần quán đảnh. Nếu được thọ quán đảnh thì đó là một phước duyên vô cùng lớn. Bánh xe cầu nguyện có thể thỉnh tại 1 cửa hàng nào đó trên chùa Quán sứ tại Hà nội. Nước ngoài có thể thỉnh tại tự viện hay 1 cửa hàng Văn hóa phương đông .
    [​IMG]
  5. laduykhanh

    laduykhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0

    Lợi ích của thần chú và bánh xe cầu nguyện .
    Khi một người trì tụng mười chuỗi thần chú một ngày bơi lội, dù trong sông, biển hay một vài sinh loài sống trong nước nào khác, nước chạm vào thân người đó cũng sẽ được ban phước.
    Ta cũng được biết rằng bảy đời tổ tiên (cửu huyền thất tổ) của người đó cũng không bị tái sinh trong các cõi thấp. Đó là nhờ năng lực của thần chú, thân được ban phước bởi những người trì tụng thần chú và quán tưởng thân họ trong sắc tướng của thân linh thánh như Đức Chenrezig (Quán Thế Âm).
    Vì thế, thân thể trở nên rất mạnh mẽ, tràn đầy ân phước đến nỗi nó tác động tới tâm thức cho tới bảy đời và kết quả là nếu người ấy chết với một niệm tưởng bất thiện, người ấy sẽ không bị tái sinh trong một cõi thấp.
    Còn Kinh luân đặc biệt trợ giúp hành giả phát triển đại bi tâm và bồđề tâm; nó giúp hành giả hoàn thành việc tích lũy các công đức sâu dày và thanh lọc các ô nhiễm ngõ hầu đạt đến giác ngộ trong khoảng thời gian ngắn nhất.
    Bảo luân biểu hiện tất cả hạnh nghiệp của 10 phương chư Phật và chư Bồtát. Với mục đích lợi lạc cho chúng sinh, chư Phật và chư Bồtát hoá hiện trong bảo luân để tẩy trừ tất cả các ác nghiệp và ô nhiễm của chúng ta, và khiến cho chúng ta thực nghiệm được con đường đến giác ngộ. Tất cả chúng sinh trong khu vực chế tạo bảo luân đều được độ khỏi phải tái sinh xuống các cõi ác; họ sẽ được tái sinh vào cõi trời hoặc cõi người, hoặc cõi tịnh độ của chư Phật. Nếu bạn có 1 cái bảo luân trong nhà, thì căn nhà bạn sẽ không khác gì Phổ đà sơn, cõi tịnh độ của Phật Quán Thế Âm. Nếu có bảo luân bên cạnh lúc bạn lìa trần, đó chính là 1 phương pháp để chuyển thần thức bạn đến cõi tịnh độ của Phật Adiđà hoặc Phật Quán Thế Âm. Chỉ cần đụng chạm vào bảo châu thôi là đã có thể thanh lọc nghiệp chướng và ô nhiễm.
    Bất cứ ai niệm câu chú lục tự trong khi chuyển kinh luân thì ngay lúc đó cơ nghiệp có thể sánh ngang với ngàn vị Phật.
    Chuyển kinh luân thì thù thắng hơn là văn, tư, và tu cả vô lượng kiếp.
    Chuyển kinh luân 1 lần cũng đủ hơn là bỏ ra cả ngàn năm tu 10 hạnh balamật. Nó còn hơn là bỏ ra vô lượng kiếp thuyết giảng và lắng nghe 3 tạng kinh điển và 4 tạng mật điển.
    Khi một người mà mỗi ngày từng trì tụng mười chuỗi Om Mani Padme Hum đi xuống sông hay biển, nước chạm vào thân người ấy được ban phước, và sau đó chất nước được ban phước đó sẽ tịnh hoá hàng tỉ tỉ chúng sinh trong nước. Người này cứu giúp những sinh vật trong nước đó thoát khỏi nỗi khổ không thể tưởng tượng nổi nơi các cõi thấp. Việc ấy thật lợi lạc đến mức khó tin.
    Khi một người như thế đi xuống một con đường, gió chạm vào thân người ấy và sau đó tiếp tục chạm vào những côn trùng, nghiệp tiêu cực của chúng được tịnh hoá và nhờ đó chúng có một tái sinh tốt đẹp. Tương tự như vậy, khi một người như thế xúc chạm vào thân người khác, nghiệp tiêu cực của những người đó cũng được tịnh hoá.
    Việc một người như thế nhìn ngắm thì thật đầy ý nghĩa; việc được nhìn và xúc chạm trở thành một phương tiện để giải thoát chúng sinh. Điều này có nghĩa là thậm chí hơi thở của người đó chạm vào thân của chúng sinh khác cũng tịnh hoá nghiệp tiêu cực của họ. Bất kỳ sinh loài nào uống nước trong đó một người như thế từng bơi lội cũng được tịnh hoá.
    Vì vậy mà công đức khi tu trì pháp này thật bất khả tư nghì bất khả thuyết .

    Phật dạy :
    Thiện nam tử! Như vậy mỗi con sông lớn kia ta có thể đếm số mỗi một giọt nước kia. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Ðại Minh một biến được công đức ta không thể đếm số lượng. Thiện nam tử! Lại như loài hữu tình bốn chân trong bốn đại châu như sư tử, voi, ngựa, trâu đồng, trâu nước, cọp, beo, nai, vượn, chồn, heo, dê, thỏ; những loài bốn chân như vậy ta có thể đếm số lượng từng sợi lông một. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Ðại Minh này một biến thì được công đức ấy ta không thể đếm số lượng được. Thiện nam tử! Lại như núi Kim Cang Câu Sơn Vương kia, vuông mỗi bên tám vạn bốn ngàn du thiện na, nơi núi ấy có người không già không chết, trải qua một kiếp nhiễu quanh núi chỉ được một vòng. Núi Vương như vậy ta lấy y Kiều Thi Ca có thể trải hết không sót. Nếu có người niệm sáu chữ Ðại Minh này được công đức ta không thể nói hết số lượng. Thiện nam tử! Lại như biển lớn sâu đến tám vạn bốn ngàn du thiện na, lỗ miệng rộng lớn vô lượng, ta có thể lấy một sợi lông nhét vừa hết không dư. Thiện nam tử! Nếu có người niệm một biến sáu chữ Ðại Minh này được công đức mà ta không thể nói hết số lượng. Thiện nam tử! Lại như rừng cây Thi Lợi Sa, ta có thể đếm hết mỗi một lá. Thiện nam tử! Nếu niệm một biến sáu chữ Ðại Minh được công đức không thể nghĩ lường. Thiện nam tử! Lại như bốn đại bộ châu những kẻ nam người nữ, con trai con gái ở đầy khắp trong đó, những người này đều chứng Thất Ðịa Bồ Tát, chúng Bồ Tát ấy đã có công đức cùng với công đức người niệm sáu chữ Ðại Minh này không khác. Thiện nam tử! Trừ một năm mười hai tháng ra còn gặp năm nhuần mười hai tháng, lấy tháng dư nhuần ấy làm số năm đủ mãn một kiếp trên cõi trời, ở đó ngày đêm thường mưa lớn.
    Thiện nam tử! Ta có thể đếm số mỗi một hạt mưa kia được. Nếu có người niệm sáu chữ Ðại Minh này một biến, công đức số lượng rất nhiều. Nơi ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử! Lại như vô số một trăm ức đức Như Lai ở tại một chỗ trải qua một kiếp của cõi trời, lấy các thức ăn uống, y phục, ngọa cụ và thuốc thang đồ cần dùng, các thứ ấy đem cúng dường cho các đức Như Lai mà cũng không thể đếm hết số lượng công đức của sáu chữ Ðại Minh. Chẳng những ta ngày nay ở thế giới này mà ta từ trong định ra cũng không thể nghĩ bàn.
    Thiện nam tử! Nếu có người biên chép sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này thời đồng với chép tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng. Nếu có người lấy vàng báu cõi trời, tạo hình tượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, số như vi trần, làm như vậy rồi nơi một ngày khánh lễ tán dương cúng dường, chỗ thu hoạch quả báo không bằng đã được quả báo công đức biên chép một chữ trong sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni ấy, đã khéo an trụ nơi đạo giải thoát không thể nghĩ bàn. Nếu thiện nam tử và thiện nữ, y pháp niệm sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này thì người đó sẽ đắc tam ma địa (được đại chánh định) gọi là: Trì ma ni bảo tam ma địa, Quảng bát tam ma địa, Thanh tịnh địa ngục bàng sanh tam ma địa, Kim Cang giáp trụ tam ma địa, Diệu túc bình mãn tam ma địa, Nhập chư phương tiện tam ma địa, Nhập chư pháp tam ma địa, Quán trang nghiêm tam ma địa, Pháp xa thinh tam ma địa, Viễn ly tham sân si tam ma địa, Vô biên tế tam ma địa, Lục ba la Mật môn tam ma địa, Trì đại diệu cao tam ma địa, Cứu chư bố úy tam ma địa, Hiện chư Phật sát tam ma địa, Quán sát chư Phật tam ma địa, được một trăm lẻ tám món tam ma địa như vậy.

    Ngài Zopa Rinpoche có nói :
    Chẳng còn gì ngu dại hơn việc không chịu sử dụng sự thuận lợi của cơ hội vĩ đại này. Nói chung, chúng ta liên tục xao lãng và phí phạm cuộc đời mình. Không chỉ có thế, mọi hành vi được làm với bản ngã và tâm thức nhiễm ô ba độc tham, sân và si tạo nên nghiệp tiêu cực, là nguyên nhân của đau khổ. Trong cả cuộc đời, không còn gì ngu xuẩn hơn việc sử dụng thân người toàn hảo này chỉ để tạo nên đau khổ.
    Đúng vậy , kẻ hèn mọn đột lốt người tu Konchok Tinley này xin khẩn khoản cầu van quý vị . Xin hãy tu tập pháp này và đừng bỏ lỡ cơ hội quý báu vô ngần nơi thực hành pháp. Đây là pháp mầu nhiệm viên ngọc quý mà tôi đã khuyên các đệ tử của tôi thực hành và bay giờ tôi xin quý vị . Hãy vì thương tưởng tới mọi loài chúng sanh cũng như cha mẹ nhiều đời mà tu tập pháp Tối thắng này .
    Để làm lợi ích cho mọi chúng sanh , xin hãy trì tụng , hát , đọc , viết , in lên mọi nơi . Chỉ cần 1 chúng sanh nhìn thấy chú này thôi sẽ đem tới kết quả thiện lành nhất !
    [​IMG]
    Do công đức này, mong rằng bất cứ chúng sinh nào, chỉ cần thấy, nghe, chạm, nói chuyện với, hoặc nghĩ về con thì ngay lập tức sẽ được thoát khỏi tất cả những khổ đau, tật bệnh, ác vong nhiễu hại, ác nghiệp, phiền não, và tất cả ô nhiễm, và mong rằng họ sẽ mãi mãi an trú trong hạnh phúc cùng tột của toàn giác.
    [​IMG]
    Tất cả sai sót là của người soạn, mọi công đức xin hồi hướng về khắp pháp giới chúng sanh.
    Nguyện cho thầy tổ an khang chân cứng đá mềm để bánh xe chánh Pháp được xuay chuyển khắp cùng pháp giới .
    Xin cho bậc hóa thân thứ 18 Lama Sonam Rinpoche bậc hóa thân Văn thù sư lợi thọ trường , giáo pháp của ngài lan mãi đến ngàn xa .

    [​IMG]
    Bạn có thể tu trì pháp này mà không cần quán đảnh. Nếu được thọ quán đảnh thì đó là một phước duyên vô cùng lớn. Bánh xe cầu nguyện có thể thỉnh tại 1 cửa hàng nào đó trên chùa Quán sứ tại Hà nội. Nước ngoài có thể thỉnh tại tự viện hay 1 cửa hàng Văn hóa phương đông .
    [​IMG]
    Lama Drikung Kochok Tinley - LaDuyKhánh
  6. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn laduykhanh đã giới thiệu pháp tu rất hay về Yoga và Thiền Quán Năng Lượng Mật Tông Tây Tạng
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Laduykhanh này là một con ma , con quỷ, hắn chửi các thầy bùa, thầy nhân điện bên diễn đàn tgvh.com...hắn là một tên ma tặc truyền giáo bậy bạ. . . mọi người hay cảnh giác với tên laduykhanh này.
  8. AnhLaDuc

    AnhLaDuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Sao lại vậy bác ơi, bên TGVH thầy Laduykhanh có làm gì bậy bạ đâu ???
    thầy đáng tôn trọng đó chứ, thầy hay giúp anh em bên đó mà.............
  9. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Bên thegioivohinh.com về đúng với bản chất rồi đó, vào không đọc được gì,
    bao công lao của anh em bị ban quản trị diễn đàn cho đến cỏi vô hình hết,
    trước đây củng bị 1 lần là thế giới giải bùa, he he he
  10. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Một pháp môn tu luyện bí mật, liệu truyền bá rộng rãi có được không vậy?

Chia sẻ trang này