1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yoga - Triết lý về gìn giữ sức khoẻ thể chất và tinh thần của Ấn độ cổ đại

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mitthoi, 02/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Yoga - Triết lý về gìn giữ sức khoẻ thể chất và tinh thần của Ấn độ cổ đại

    Xin mạo muội post một tài liệu về một chủ đề hầu như chưa thấy ai nói tới trong BOX nhà mình - Triết lý về Yoga - Do cuốn sách này được viết theo góc nhìn của những nhà duy tâm nên ngoài các khía cạnh về bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần còn có nhiều khía cạnh tôn giáo, triết học và tâm linh. Tuy vậy vì nó tiếp cận môn Yoga theo cách tổng thể nhất nên tui nghĩ là không nên cắt bỏ những phần này. Tui chắc chắn là nhiều người đọc cuốn này sẽ có cảm giác như bị truyền đạo. Nhưng rất mong bà con đọc với tinh thần của một nhà khoa học mong muốn khám phá tìm hiểu một môn khoa học về sức khoẻ tuy còn mới với chúng ta, nhưng đã tồn tại từ 7.000 năm nay, xin đừng vội phê phán chỉ trích đúng sai khi có những bất đồng về tư tưởng.

    Đừng hỏi em đi đâu Bởi em là cơn gióGió cuốn tận trời sâuCuốn cả tim anh đó
    (bà chị ơi, đổi cái chữ kí thơ bựa bựa của chị bằng thơ của em nhá-Thơ mày sến như là con ...hến ý)
  2. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Yoga ?" con đường của tantra
    (Yoga ?" the way of tantra)​
    Mục lục
    - Chương1: Sự cần thiết của Thiền
    - Chương2: Tantra và Ananda Marga
    - Chương3: Cân bằng xã hội và hội nhập cá nhân
    - Chương4: Các tư thế Yoga ?" Asanas
    - Chương5: Chế độ ăn uống và sức khoẻ
    - Chương6: Thiền và Mantra
    - Chương7: Guru
    - Chương8: Các bài học về Thiền
    - Chương9: Kundalini, cac luân xa và tâm trí
    - Chương10: Hiện hữu và tiến hoá
    - Chương11: Đời sống, cái chết và sự giải thoát
    - Chương12: Yantra
    - Chương13: Cái tôi và xã hội
    Chương I: Sự cần thiết của thiền
    Giảm đè nén và căng thẳng
    Thế giới ngày nay đầy những đè nén và căng thẳng về tâm trí. Con người luôn luôn tất bật mà cũng chẳng có đủ thời giờ để hoàn tất mọi việc mà họ đã hoạch định. Tốc độ và mức hoạt động cao của thế giới hiện đại đang làm tổn hại trí óc và hệ thần kinh nhạy cảm của chúng ta.
    Muốn chống trả hữu hiệu với sự đè nén và căng thẳng gây ra bởi cuộc sống trong môi trường ngày càng gay gắt này, con người cần phải đạt được sự hiểu biết sâu xa cũng như kiểm soát được trí óc của mình. Trí óc là trung khu của mọi suy nghĩ và cảm giác của chúng ta, và nó cũng là một bộ phận của con người bị tác động nhiều nhất bởi những điều kiện của môi trường sống. Muốn giảm thiểu nhưng tác dụng phụ có hại của môi trờng gây ra, chúng ta phải biết điều chỉnh cách thức chúng ta liên hệ với môi trường.
    Khát vọng cái vô hạn
    Tất cả các tôn giáo trên thế giới dường như tập trung vào ba điều:
    - Khám phá chân lý
    - Nhận thức được Đấng Tối Cao
    - Đạt đến cuộc sống vĩnh cửu hoặc cõi vĩnh phúc.
    Tất cả đều nói đến một hình thức hiện hữu cao hơn và họ đã gọi điều đó bằng hững cái tên khác nhau, chẳng hạn như thượng giới, thiên đường, cứu rỗi, cõi phúc, satori, niết bàn, giải thoát.v.v. Tôn giáo bắt nguồn từ khát vọng của con người là muốn vượt lên trên cuộc sống vật chất và tâm trí để bước vào thế giới mà chúng ta gọi là cõi tâm linh. Nỗi khát vọng tinh thần này dường như là một cá tính căn bản của con người. Như một nhà ?oduy linh? đã nói, ?oCon người luôn có một niềm khát vọng về cái vô hạn?
    Ngày nay, vấn đề về cõi tâm linh đã gây ra nhiều bối rối và thất vọng. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã mất lòng tin vào những truyền thống tôn giáo chính thống và đã không làm cho họ đạt được các mục tiêu. Nhiều vấn nạn đã được đưa ra, không biết các tôn giáo có biểu hiện được những gì mà các người đề xướng đã nêu ra hay không. Có điều gì bị bỏ quên hay không? có phải đức tin đã trở thành dị đoan hay không? Hoặc nhận thức đã troe thành giáo điều?

    Những làn sóng thức tỉnh mới về tôn giáo và tâm linh đã sống dậy từ những đổ nát của các tôn giáo lạc hậu, nhấn mạnh đến chính yếu tính của nhiệm vụ của họ: kinh nghiệm và nhận thức về Đấng Tối Cao. Trong số những phong trào tâm linh mới thức tỉnh này, khoa học cổ xưa của Yoga và Thiền, bắt nguồn từ phương Đông, ngày càng được phương Tây quan tâm. Một trong những lý do của tình hình này là phương pháp thực tiễn và khoa học của nó. Cùng với trào lưu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giới trẻ ngày nay không sẵn sàng chấp nhận bất cứ lý thuyết hoặc giáo điều nào nếu nó không phù hợp với những khám phá khoa học và không dựa trên luận lý.
    Yoga nhấn mạnh khía cạnh thực tiễn của con đường tâm linh chúng ta. Nó không cần đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, cũng không cần đến những bước lễ nghi hoặc chấp nhận kinh điển nào. Người ta có thể thuộc bất cứ đức tin nào (hoặc không có đức tin nào cả) mà vẫn tham gia vào Yoga và Thiền. Vì thế nên không có tranh chấp giữa Yoga và các tín điều tôn giáo. Thường xuyên luyện tập Thiền giúp cho con người được sáng suốt hơn trong tín điều của mình (hoặc không có tín điều nào) vì chân trời tâm trí dần dần mở rộng và con người sẽ dễ tiếp nhân trạng thái thăng hoa của nhận thức .
    Cuộc Cách mạng ý thức
    Trong trạng thái bình thường của ngu si khi sống trên bình diện thấp của cuộc đời, chúng ta tự đồng hoá với thân thể và những phần nông cạn của tâm trí chúng ta. Chúng ta cảm thấy mình khác biệt và tách rời thế giới và với cả những đồng bào của chúng ta. Chúng ta dựng lên những rào cản xã hội để phân ranh giới ý thức của chúng ta về sự tách rời tâm trí: những bức tường tín ngưỡng, giai cấp, giới tính, sắc tộc hoặc quốc tịch. Chúng ta vẽ lên những vòng tròn chật hẹp xung quanh chúng ta bằng những triết thuyết, tín điều và thành kiến gò bó phù hợp với tâm trí của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta nói với những người khác ?Cút đi! Mày không cùng giáo hội với tao?. ý niệm sai lầm về nhận diện bằng những thành kiến hẹp hòi của chúng ta dã tạo nên những cuộc tranh chấp triền miên trong lịch sử địa cầu. Trên bình diện ý thức, tâm trí chúng ta khác biệt và tách rời nhau, nhưng trên bình diện siêu thức, tâm trí và cái Ngã vô hạn, tất cả chỉ là một.
    Những người đã nâng cao tâm trí của mình vượt trên bình diện thấp kém của hiện hữu, vượt qua tất cả rào cản tâm linh và xã hội và đạt được cái nhìn quán thế. Nhận thức được tất cả tâm trí đều là những phần tử của ?oTâm trí vũ trụ? và cũng là những làn sóng trong đại dương ý Thức Vô Hạn, những cao nhân này thấy được mỗi thực thể là một biểu hiện của Đấng Tối Cao. Họ cảm thấy một con suối yêu thương vô tận, dâng trào từ họ và chảy đến với mọi người, không phân biệt ai cả. Họ đã ôm lấy vũ trụ như của riêng họ.
    Ngày nay một xã hội loài người mới mẻ và lành mạnh phải được tạo dựng- không chỉ để đáp ứng các nhu cầu vật chất mà còn phải tán trợ các sự thăng hoa về tâm trí và tinh thần nữa. Xã hội này phải được dẫn dắt bởi những người có cái nhìn quán thế, luôn luôn nghĩ đến cái thiện cho loài người. Thế giới thật sự cần đến bàn tay vỗ về đầy yêu thương của họ.
    Vì vậy, một quá trình thực tiễn cần được đặt ra để chúng ta có thể nâng cao mình lên bình diện cao nhất của cuộc sống và nhận thức được tính đồng nhất của chúng ta. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể phá vỡ tất cả những rào cản đã biến chúng ta thành kẻ thù của nhau. Quá trình tâm trí tinh thần này sẽ là viên đá nền móng cho một xã hội đại đồng trong đó mọi người thực sự hài hoà với nhau. Chẳng có ích gì khi tìm cách sửa đổi tâm trí của mình. Điều kiện tiên quyết cho những thay đổi xã hội là phải liên tục nỗ lực nâng cao trí óc của chúng ta bằng con đường của Thiền .
    Vì thế cuộc Cách mạng đầu tiên phải là cuộc Cách mạng về ý thức.
    Đừng hỏi em đi đâu Bởi em là cơn gióGió cuốn tận trời sâuCuốn cả tim anh đó
    (bà chị ơi, đổi cái chữ kí thơ bựa bựa của chị bằng thơ của em nhá-Thơ mày sến như là con ...hến ý)
  3. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Yoga ?" con đường của tantra
    (Yoga ?" the way of tantra)​
    Mục lục
    - Chương1: Sự cần thiết của Thiền
    - Chương2: Tantra và Ananda Marga
    - Chương3: Cân bằng xã hội và hội nhập cá nhân
    - Chương4: Các tư thế Yoga ?" Asanas
    - Chương5: Chế độ ăn uống và sức khoẻ
    - Chương6: Thiền và Mantra
    - Chương7: Guru
    - Chương8: Các bài học về Thiền
    - Chương9: Kundalini, cac luân xa và tâm trí
    - Chương10: Hiện hữu và tiến hoá
    - Chương11: Đời sống, cái chết và sự giải thoát
    - Chương12: Yantra
    - Chương13: Cái tôi và xã hội
    Chương I: Sự cần thiết của thiền
    Giảm đè nén và căng thẳng
    Thế giới ngày nay đầy những đè nén và căng thẳng về tâm trí. Con người luôn luôn tất bật mà cũng chẳng có đủ thời giờ để hoàn tất mọi việc mà họ đã hoạch định. Tốc độ và mức hoạt động cao của thế giới hiện đại đang làm tổn hại trí óc và hệ thần kinh nhạy cảm của chúng ta.
    Muốn chống trả hữu hiệu với sự đè nén và căng thẳng gây ra bởi cuộc sống trong môi trường ngày càng gay gắt này, con người cần phải đạt được sự hiểu biết sâu xa cũng như kiểm soát được trí óc của mình. Trí óc là trung khu của mọi suy nghĩ và cảm giác của chúng ta, và nó cũng là một bộ phận của con người bị tác động nhiều nhất bởi những điều kiện của môi trường sống. Muốn giảm thiểu nhưng tác dụng phụ có hại của môi trờng gây ra, chúng ta phải biết điều chỉnh cách thức chúng ta liên hệ với môi trường.
    Khát vọng cái vô hạn
    Tất cả các tôn giáo trên thế giới dường như tập trung vào ba điều:
    - Khám phá chân lý
    - Nhận thức được Đấng Tối Cao
    - Đạt đến cuộc sống vĩnh cửu hoặc cõi vĩnh phúc.
    Tất cả đều nói đến một hình thức hiện hữu cao hơn và họ đã gọi điều đó bằng hững cái tên khác nhau, chẳng hạn như thượng giới, thiên đường, cứu rỗi, cõi phúc, satori, niết bàn, giải thoát.v.v. Tôn giáo bắt nguồn từ khát vọng của con người là muốn vượt lên trên cuộc sống vật chất và tâm trí để bước vào thế giới mà chúng ta gọi là cõi tâm linh. Nỗi khát vọng tinh thần này dường như là một cá tính căn bản của con người. Như một nhà ?oduy linh? đã nói, ?oCon người luôn có một niềm khát vọng về cái vô hạn?
    Ngày nay, vấn đề về cõi tâm linh đã gây ra nhiều bối rối và thất vọng. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã mất lòng tin vào những truyền thống tôn giáo chính thống và đã không làm cho họ đạt được các mục tiêu. Nhiều vấn nạn đã được đưa ra, không biết các tôn giáo có biểu hiện được những gì mà các người đề xướng đã nêu ra hay không. Có điều gì bị bỏ quên hay không? có phải đức tin đã trở thành dị đoan hay không? Hoặc nhận thức đã troe thành giáo điều?

    Những làn sóng thức tỉnh mới về tôn giáo và tâm linh đã sống dậy từ những đổ nát của các tôn giáo lạc hậu, nhấn mạnh đến chính yếu tính của nhiệm vụ của họ: kinh nghiệm và nhận thức về Đấng Tối Cao. Trong số những phong trào tâm linh mới thức tỉnh này, khoa học cổ xưa của Yoga và Thiền, bắt nguồn từ phương Đông, ngày càng được phương Tây quan tâm. Một trong những lý do của tình hình này là phương pháp thực tiễn và khoa học của nó. Cùng với trào lưu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giới trẻ ngày nay không sẵn sàng chấp nhận bất cứ lý thuyết hoặc giáo điều nào nếu nó không phù hợp với những khám phá khoa học và không dựa trên luận lý.
    Yoga nhấn mạnh khía cạnh thực tiễn của con đường tâm linh chúng ta. Nó không cần đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, cũng không cần đến những bước lễ nghi hoặc chấp nhận kinh điển nào. Người ta có thể thuộc bất cứ đức tin nào (hoặc không có đức tin nào cả) mà vẫn tham gia vào Yoga và Thiền. Vì thế nên không có tranh chấp giữa Yoga và các tín điều tôn giáo. Thường xuyên luyện tập Thiền giúp cho con người được sáng suốt hơn trong tín điều của mình (hoặc không có tín điều nào) vì chân trời tâm trí dần dần mở rộng và con người sẽ dễ tiếp nhân trạng thái thăng hoa của nhận thức .
    Cuộc Cách mạng ý thức
    Trong trạng thái bình thường của ngu si khi sống trên bình diện thấp của cuộc đời, chúng ta tự đồng hoá với thân thể và những phần nông cạn của tâm trí chúng ta. Chúng ta cảm thấy mình khác biệt và tách rời thế giới và với cả những đồng bào của chúng ta. Chúng ta dựng lên những rào cản xã hội để phân ranh giới ý thức của chúng ta về sự tách rời tâm trí: những bức tường tín ngưỡng, giai cấp, giới tính, sắc tộc hoặc quốc tịch. Chúng ta vẽ lên những vòng tròn chật hẹp xung quanh chúng ta bằng những triết thuyết, tín điều và thành kiến gò bó phù hợp với tâm trí của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta nói với những người khác ?Cút đi! Mày không cùng giáo hội với tao?. ý niệm sai lầm về nhận diện bằng những thành kiến hẹp hòi của chúng ta dã tạo nên những cuộc tranh chấp triền miên trong lịch sử địa cầu. Trên bình diện ý thức, tâm trí chúng ta khác biệt và tách rời nhau, nhưng trên bình diện siêu thức, tâm trí và cái Ngã vô hạn, tất cả chỉ là một.
    Những người đã nâng cao tâm trí của mình vượt trên bình diện thấp kém của hiện hữu, vượt qua tất cả rào cản tâm linh và xã hội và đạt được cái nhìn quán thế. Nhận thức được tất cả tâm trí đều là những phần tử của ?oTâm trí vũ trụ? và cũng là những làn sóng trong đại dương ý Thức Vô Hạn, những cao nhân này thấy được mỗi thực thể là một biểu hiện của Đấng Tối Cao. Họ cảm thấy một con suối yêu thương vô tận, dâng trào từ họ và chảy đến với mọi người, không phân biệt ai cả. Họ đã ôm lấy vũ trụ như của riêng họ.
    Ngày nay một xã hội loài người mới mẻ và lành mạnh phải được tạo dựng- không chỉ để đáp ứng các nhu cầu vật chất mà còn phải tán trợ các sự thăng hoa về tâm trí và tinh thần nữa. Xã hội này phải được dẫn dắt bởi những người có cái nhìn quán thế, luôn luôn nghĩ đến cái thiện cho loài người. Thế giới thật sự cần đến bàn tay vỗ về đầy yêu thương của họ.
    Vì vậy, một quá trình thực tiễn cần được đặt ra để chúng ta có thể nâng cao mình lên bình diện cao nhất của cuộc sống và nhận thức được tính đồng nhất của chúng ta. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể phá vỡ tất cả những rào cản đã biến chúng ta thành kẻ thù của nhau. Quá trình tâm trí tinh thần này sẽ là viên đá nền móng cho một xã hội đại đồng trong đó mọi người thực sự hài hoà với nhau. Chẳng có ích gì khi tìm cách sửa đổi tâm trí của mình. Điều kiện tiên quyết cho những thay đổi xã hội là phải liên tục nỗ lực nâng cao trí óc của chúng ta bằng con đường của Thiền .
    Vì thế cuộc Cách mạng đầu tiên phải là cuộc Cách mạng về ý thức.
    Đừng hỏi em đi đâu Bởi em là cơn gióGió cuốn tận trời sâuCuốn cả tim anh đó
    (bà chị ơi, đổi cái chữ kí thơ bựa bựa của chị bằng thơ của em nhá-Thơ mày sến như là con ...hến ý)
  4. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Chương 2: Tantra và Yoga Ananda Marga
    Để có thể hiểu biết đến nay Thiền đã được hình thành như thế nào, chúng ta cần xem qua lịch sử của nó.
    Thiền là một kỹ thuật đã tiến hoá từ nhiều ngàn năm qua, có nguồn gốc sâu xa được biết đến trong các bài luyện tập ?oTantra?. Tantra được vị danh sư y Sadashiva du nhập lần đầu tiên vào ấn độ, cách đây khoảng 7.000 năm. Tantra được hình thành như một khoa học toàn diện về cuộc sống, bao gồm mọi khía cạnh của việc phát triển cá nhân và xã hội. Từ ?oTantra? có nghĩa là ?ocái để giải thoát khỏi sự ngu dốt? và vì thế các bài tập của nó được đặt căn bản trên một phương pháp có hệ thống và khoa học để đưa con người ra khỏi tình trạng ngu dốt và đạt đến giác ngộ tinh thần. Các bài tập của nó không chỉ giới hạn trong Thiền và Yoga nhưng còn được mở rộng sang các lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, y học, khiêu vũ và ý thức về môi trường ?" Nói tóm lại, nó là một con đường thiêng liêng để tiếp cận cuộc sống.?T
    Nhiều năm trôi qua, nhiều môn phái và chi phái khác nhau của Tantra đã được hình thành. Một cách thức đơn giản để phác hoạ điều này được chỉ rõ trong biểu đồ. Dựa theo biểu đồ này, ta có thể thấy được Tantra đã trở nên đa dạng như thế nào và hầu như toàn thể các loại ?oYoga? mà chúng ta có ngày nay đều bắt nguồn từ những lời dạy của Sadashiva.
    Tantra bị phân thành nhiều lĩnh vực khác biệt và chuyên hoá, đã dẫn đến tình trạng mất tính hữu hiệu và hài hoà của một triết thuyết hoàn hảo và toàn diện trong cuộc sống. Việc này giống như câu chuyện năm người mù sau khi sờ voi, được một vị vua ra lệnh tả lại con voi ?" người đầu tiên được sờ đuôi voi, nói rằng voi là một con vật dài, ốm và tròn. NGười thức hai, sờ tai voi, cho rằng voi là mộtcon vật lớn, cong và mèm nhão. Mỗi người lần lượt mô tả voi theo cách thức riêng biệt của mình. Mặc dù mỗi người đều đúng trong việc mô tả mỗi bộ phận mình biết, họ đã làm mất cái nhìn toàn bộ về con voi và do đó cả việc mô tả toàn diện. Đây cũng là trường hợp của Tantra. Các môn phái khác nhau có thể tập trung vào một lĩnh vực đặc biệt nào đóvà đánh mất cái nhìn toàn diện.
    Tantra là một khoa học vượt thời gian- mức độ liên quan của nó đối với thế giới ngày nay cũng không thua kém trong quá khứ. Trong lĩnh vực khoa học, y học và tâm lý họ, các khoa học ngay nay mới chỉ bắt đầu hiểu biết và xác nhận các lời dạy nêu ra trong Tantra ?" việc phân tích tâm trí con người của Tantra đã mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ cho khoa tâm lý học. Nhiều bác sĩ và cac chuyên viên y tế đã nhận thức rằng những bài tập sức khoẻ và các tư thế Yoga mô tả trong Tantra đã vượt quá phạm vi của y học ?ochính thống?. Tantra là câu trả lời khoa học cho các vấn đề đang làm điên đầu nhân loại trong thế giới đầy rối loạn và phức tạp hiện nay. Hơn nữa , Tantra dạy ta phải có một cái nhìn khách quan đối với mọi vật trong cuộc sống và phải sống tích cực- nghĩa là phải luôn luôn thực hiện những hành động giúp cho sự tiến hoá của chúng ta, cũng như việc tiến gần đến Đấng Tối Cao. Tantra cũng cung cấp cho ta những chỉ dẫn để phân biệt những gì đưa con người đến sự vĩ đại và những gì đưa con người đến sự hỗn loạn, tối tăm và ngu dốt. Tantra là một khoa học có thể áp dụng cho mọi lợi ích hàng ngày, cho mọi người trên khắp thế giới.
    Vào khoảng 100 năm trước Công Nguyên, Tantra được Patanjali chia ra làm 8 chi phái và được gọi là Astaunga Yoga. ?oAstaunga? có nghĩa là 8 nhánh và ?oYoga? có nghĩa là kết hợp ?" kết hợp của bản ngã cá nhân, ý thức cá nhân với ý thức vũ trụ, hoặc Đại Ngã. Hệ thống Yoga này tượng trưng cho nền tảng của Yoga Ananda Marga.
    Tám khía cạnh đó được trình bày ngắn gọn dưới đây:

    Đừng hỏi em đi đâu Bởi em là cơn gióGió cuốn tận trời sâuCuốn cả tim anh đó
    (bà chị ơi, đổi cái chữ kí thơ bựa bựa của chị bằng thơ của em nhá-Thơ mày sến như là con ...hến ý)
  5. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Chương 2: Tantra và Yoga Ananda Marga
    Để có thể hiểu biết đến nay Thiền đã được hình thành như thế nào, chúng ta cần xem qua lịch sử của nó.
    Thiền là một kỹ thuật đã tiến hoá từ nhiều ngàn năm qua, có nguồn gốc sâu xa được biết đến trong các bài luyện tập ?oTantra?. Tantra được vị danh sư y Sadashiva du nhập lần đầu tiên vào ấn độ, cách đây khoảng 7.000 năm. Tantra được hình thành như một khoa học toàn diện về cuộc sống, bao gồm mọi khía cạnh của việc phát triển cá nhân và xã hội. Từ ?oTantra? có nghĩa là ?ocái để giải thoát khỏi sự ngu dốt? và vì thế các bài tập của nó được đặt căn bản trên một phương pháp có hệ thống và khoa học để đưa con người ra khỏi tình trạng ngu dốt và đạt đến giác ngộ tinh thần. Các bài tập của nó không chỉ giới hạn trong Thiền và Yoga nhưng còn được mở rộng sang các lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, y học, khiêu vũ và ý thức về môi trường ?" Nói tóm lại, nó là một con đường thiêng liêng để tiếp cận cuộc sống.?T
    Nhiều năm trôi qua, nhiều môn phái và chi phái khác nhau của Tantra đã được hình thành. Một cách thức đơn giản để phác hoạ điều này được chỉ rõ trong biểu đồ. Dựa theo biểu đồ này, ta có thể thấy được Tantra đã trở nên đa dạng như thế nào và hầu như toàn thể các loại ?oYoga? mà chúng ta có ngày nay đều bắt nguồn từ những lời dạy của Sadashiva.
    Tantra bị phân thành nhiều lĩnh vực khác biệt và chuyên hoá, đã dẫn đến tình trạng mất tính hữu hiệu và hài hoà của một triết thuyết hoàn hảo và toàn diện trong cuộc sống. Việc này giống như câu chuyện năm người mù sau khi sờ voi, được một vị vua ra lệnh tả lại con voi ?" người đầu tiên được sờ đuôi voi, nói rằng voi là một con vật dài, ốm và tròn. NGười thức hai, sờ tai voi, cho rằng voi là mộtcon vật lớn, cong và mèm nhão. Mỗi người lần lượt mô tả voi theo cách thức riêng biệt của mình. Mặc dù mỗi người đều đúng trong việc mô tả mỗi bộ phận mình biết, họ đã làm mất cái nhìn toàn bộ về con voi và do đó cả việc mô tả toàn diện. Đây cũng là trường hợp của Tantra. Các môn phái khác nhau có thể tập trung vào một lĩnh vực đặc biệt nào đóvà đánh mất cái nhìn toàn diện.
    Tantra là một khoa học vượt thời gian- mức độ liên quan của nó đối với thế giới ngày nay cũng không thua kém trong quá khứ. Trong lĩnh vực khoa học, y học và tâm lý họ, các khoa học ngay nay mới chỉ bắt đầu hiểu biết và xác nhận các lời dạy nêu ra trong Tantra ?" việc phân tích tâm trí con người của Tantra đã mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ cho khoa tâm lý học. Nhiều bác sĩ và cac chuyên viên y tế đã nhận thức rằng những bài tập sức khoẻ và các tư thế Yoga mô tả trong Tantra đã vượt quá phạm vi của y học ?ochính thống?. Tantra là câu trả lời khoa học cho các vấn đề đang làm điên đầu nhân loại trong thế giới đầy rối loạn và phức tạp hiện nay. Hơn nữa , Tantra dạy ta phải có một cái nhìn khách quan đối với mọi vật trong cuộc sống và phải sống tích cực- nghĩa là phải luôn luôn thực hiện những hành động giúp cho sự tiến hoá của chúng ta, cũng như việc tiến gần đến Đấng Tối Cao. Tantra cũng cung cấp cho ta những chỉ dẫn để phân biệt những gì đưa con người đến sự vĩ đại và những gì đưa con người đến sự hỗn loạn, tối tăm và ngu dốt. Tantra là một khoa học có thể áp dụng cho mọi lợi ích hàng ngày, cho mọi người trên khắp thế giới.
    Vào khoảng 100 năm trước Công Nguyên, Tantra được Patanjali chia ra làm 8 chi phái và được gọi là Astaunga Yoga. ?oAstaunga? có nghĩa là 8 nhánh và ?oYoga? có nghĩa là kết hợp ?" kết hợp của bản ngã cá nhân, ý thức cá nhân với ý thức vũ trụ, hoặc Đại Ngã. Hệ thống Yoga này tượng trưng cho nền tảng của Yoga Ananda Marga.
    Tám khía cạnh đó được trình bày ngắn gọn dưới đây:

    Đừng hỏi em đi đâu Bởi em là cơn gióGió cuốn tận trời sâuCuốn cả tim anh đó
    (bà chị ơi, đổi cái chữ kí thơ bựa bựa của chị bằng thơ của em nhá-Thơ mày sến như là con ...hến ý)
  6. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    1& 2 ?" Các điều luật cho việc cân bằng xã hội và hội nhập cá nhân (Yama và Niyama) : Khi không có sự hướng dẫn cho các hành vi của con người, sự cân bằng bên trong và bên ngoài cần thiết để làm nền tảng cho những nỗ lực thật lf mơ hồ. Việc đề cao Yama-Niyama đã thâm nhập vào cách sống Yoga, vì nếu không có những nguyên tắc này, người khát vọng về tinh thần có thể gây nguy hại cho chính bản thân mình và cho cả người khác.
    3 ?" Các tư thế hoà hợp và làm trong sạch cơ thể (Asana) ?" Sự phát triển tinh thần có thể là một biến đổi nội tâm, nhưng nó phải song song cùng với việc làm trong sạch và hoà hợp thân thể. Sức khoẻ tốt, sự cân bằng xúc cảm và sức mạnh tâm trí có được nhờ luyện tập các tư thế Yoga (Asana) là điều khồng thể thiếu được của việc Thiền.
    4 ?" Kiểm soát dòng sinh lực (Pranayama) ?" Cuộc sống là một sinh lực (Prana) bên trong cơ thể, năng lực hay sức mạnh này duy trì các chức năng của cơ thể bằng cách rung động các tế bào, thần kinh và các bộ phận khác.v.v. Sự rung động này được hoàn thành nhờ những xung động liên tục của Prana (sinh lực). Khi tất cả tế bào bị rung động bởi luồng sinh lực, bao gồm cả những tế bào não bộ tinh tế nhất, nếu vị thầy Yoga muốn tập trung tâm trí củamình vào những vùng trực giác tinh tế nhất, ông ta phải mang lại sự bình yên tuyệt hảo cho cơ thể mình bằng cách đạt được sự chế ngự những xung động của dòng sinh lực. Khả năng tập trung tâm trí tuỳ thuộc vào khả năng giảm tốc độ của các xung động của dòng sinh lực. Chẳng hạn, khi chúng ta vận động mạnh, xung động của luồng sinh lực sẽ tăng tốc độ và nhịp thở trở nên nhanh hơn. Luồng sinh lực chuyển động tạo cho trí óc bị kích động tương tự, làm cho việc tập trung tâm trí cực kỳ khó khăn. Nếu bạn bắt một người vừa chạy qua một đoạn đường trả lời một câu hỏi phức tạp, anh ta sẽ nói: ?oĐợi một chút cho tôi thở cái đã?
    Hít thở được coi như bánh xe điều chỉnh tốc độ của bộ máy sinh lực ?" thở một hơi (nghĩa là thở chậm lại) có nghĩa là làm chậm lại tần số sinh lực và do đó là một khả năng tập trung tâm trí. Muốn nắm bắt được Đại Ngã vô hạn và vô hình, cần phải có một sự tập trung hoàn toàn và muốn đạt được điều này cần phải làm cho xung động của dòng sinh lực dừng lại. Vì thế các vị thầy Yoga sử dụng các phương pháp Pranayama (?oYama? có nghĩa là kiểm soát) để kiểm soát dòng sinh lực. Phương pháp này bao gồm một quá trình hít thở có hệ thống nên Pranayama đôi khi được giải thích là ?okiểm soát hơi thở?. Thực ra chủ yếu là một quá trình nội tâm và hệ luận vật chất chỉ là thứ yếu, vì vậy từ ngữ ?okiểm soát hơi thở? có thể gây hiểu lầm. Đùa giỡn với hơi thở để trở thàh bậc thượng thừa, hoặc luyện tập bất cứ phương pháp Pranayama nào mà không có chỉ dẫn tunh thần đúng đắn và thiếu sự chuẩn bị tâm trí đều rất nguy hiểm và liều lĩnh. Khi một người học đã được chuẩn bị đầy đủ, một vị thầy có khả năng sẽ chỉ dạy cho người học môn Pranayama.
    5- Sự thu hút của trí (Pratyahara) ?" Khi đối phó với thế giới bên ngoài, con người trở nên bế tắc vì nhiều điều phân trí. Muốn trụ vào Đại Ngã, tâm trí phải trút bỏ các điều phân trí bằng quá trình học tập. Quá trình này gọi là Pratyahara, bao gồm sự thu hút khỏi sự phân trí về giác quan khởi thức của thân thể, và khỏi sự khuấy động của tư duy. Tâm trí sẽ di chuyển từ các điều phân trí trên để tập trung vào một điểm nội tâm. Một vị thầy (Acarya) sẽ đọc cho người bắt đầu tập thiền nhập môn (khai tâm) của phương pháp Pratyahara và trải qua nhiều giai đoạn liên tục, người học sẽ được dạy các phương pháp cao hơn.
    6 ?" Tập trung trí óc vào nội tâm (Dharana) ?" Bổ túc cho việc trút bỏ các điều phân trí khỏi trí óc là làm đầy trí óc với các thu hút ?" thu hút về cái chân ngã bên trong. Muốn làm được điều này, việc tập trung nội tâm là cần thiết và được các vị thầy Yoga gọi là Dharana. Người tập thiền cố gắng chuyển trí óc vào một điểm nội tâm ?" duy trì một sự tập trung hướng vào nội tâm, loại trừ tất cả khuấy động hoặc phân trí. Khi bạn bắn mũi tên tâm trí của bạn với cây cung Thiền, bạn phải nhắm vào mục tiêu chân ngã bằng kỹ thuật Dharana. Thực thể vô hạn này nằm trong nhân của cuộc sống của bạn và cá nhân này tương ứng với một điểm đặc biệt nào đó trong hệ thống cơ thể ?" tâm trí của bạn. Nhưng điểm nhân này, trung tâm của Chân Ngã không phải đều giống nhau ở mọi người, trung tâm tâm trí đặc biệt này (luân xa) thích hợp với kỹ thuật Dharana, có thể khác biệt ở mỗi người. Cần phải có một vị thầy đã thành đạt bằng trực giác (Acarya) để chỉ dạy cho mỗi cá nhân. Vị thầy (Acarya) này có khả năng chỉ đạo bạn tập trung tâm trí vào đâu và bằng cách nào. Dharana được chỉ dạy bằng những bài học đặc biệt nâng cao (xem hướng dẫn về các kỹ thuật Thiền Ananda Marga).
    7 ?" Dòng tâm trí: Thiền (Dhyana) - nói đúng hơn, Thiền xuất hiện khi người tập giữ tâm trí của mình liên tục tập trung vào cái Ngã Tối Cao ở nơi sâu thẳm nhất. Khi dòng tập trung không bị chút gì khuấy động. Hình thức Dhyana (Trầm tư hoặc Chân Thiền ) này là một thành đạt nội tâm sâu thẳm và là kết quả của những nỗ lực lớn lao về Thiền. Trong Dhyana, nỗ lực trở thành thư thái dễ dàng, tâm trí xuôi chảy một cách tự nhiên vào trong. Đây là bài học cuối cho người học tập tâm trí vì vượt qua nó là thành đạt tối cao (Samadhi)
    8 ?" Duy trì tâm trí trong ý thức (Samadhi) - phần cuối của Astaugna Yoga thực ra không phải là bài tập mà là kết quả. Khi sự toàn hảo đã đạt được trong Dhyana, tâm trí cá nhân không còn duy trì được phần riêng tư của mình nữa, nhưng nó sẽ hoà nhập vào ý Thức Vũ Trụ. Mọi cảm nghĩ cá nhân sẽ bị tiêu tan trong sự xuất thần nhạp hoá của Yoga (hợp nhất). Một giọt nước nhỏ hoà nhập vào biển cả Ananda vĩnh trường ?" chân phúc thiêng liêng.

    Đừng hỏi em đi đâu Bởi em là cơn gióGió cuốn tận trời sâuCuốn cả tim anh đó
    (bà chị ơi, đổi cái chữ kí thơ bựa bựa của chị bằng thơ của em nhá-Thơ mày sến như là con ...hến ý)
  7. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    1& 2 ?" Các điều luật cho việc cân bằng xã hội và hội nhập cá nhân (Yama và Niyama) : Khi không có sự hướng dẫn cho các hành vi của con người, sự cân bằng bên trong và bên ngoài cần thiết để làm nền tảng cho những nỗ lực thật lf mơ hồ. Việc đề cao Yama-Niyama đã thâm nhập vào cách sống Yoga, vì nếu không có những nguyên tắc này, người khát vọng về tinh thần có thể gây nguy hại cho chính bản thân mình và cho cả người khác.
    3 ?" Các tư thế hoà hợp và làm trong sạch cơ thể (Asana) ?" Sự phát triển tinh thần có thể là một biến đổi nội tâm, nhưng nó phải song song cùng với việc làm trong sạch và hoà hợp thân thể. Sức khoẻ tốt, sự cân bằng xúc cảm và sức mạnh tâm trí có được nhờ luyện tập các tư thế Yoga (Asana) là điều khồng thể thiếu được của việc Thiền.
    4 ?" Kiểm soát dòng sinh lực (Pranayama) ?" Cuộc sống là một sinh lực (Prana) bên trong cơ thể, năng lực hay sức mạnh này duy trì các chức năng của cơ thể bằng cách rung động các tế bào, thần kinh và các bộ phận khác.v.v. Sự rung động này được hoàn thành nhờ những xung động liên tục của Prana (sinh lực). Khi tất cả tế bào bị rung động bởi luồng sinh lực, bao gồm cả những tế bào não bộ tinh tế nhất, nếu vị thầy Yoga muốn tập trung tâm trí củamình vào những vùng trực giác tinh tế nhất, ông ta phải mang lại sự bình yên tuyệt hảo cho cơ thể mình bằng cách đạt được sự chế ngự những xung động của dòng sinh lực. Khả năng tập trung tâm trí tuỳ thuộc vào khả năng giảm tốc độ của các xung động của dòng sinh lực. Chẳng hạn, khi chúng ta vận động mạnh, xung động của luồng sinh lực sẽ tăng tốc độ và nhịp thở trở nên nhanh hơn. Luồng sinh lực chuyển động tạo cho trí óc bị kích động tương tự, làm cho việc tập trung tâm trí cực kỳ khó khăn. Nếu bạn bắt một người vừa chạy qua một đoạn đường trả lời một câu hỏi phức tạp, anh ta sẽ nói: ?oĐợi một chút cho tôi thở cái đã?
    Hít thở được coi như bánh xe điều chỉnh tốc độ của bộ máy sinh lực ?" thở một hơi (nghĩa là thở chậm lại) có nghĩa là làm chậm lại tần số sinh lực và do đó là một khả năng tập trung tâm trí. Muốn nắm bắt được Đại Ngã vô hạn và vô hình, cần phải có một sự tập trung hoàn toàn và muốn đạt được điều này cần phải làm cho xung động của dòng sinh lực dừng lại. Vì thế các vị thầy Yoga sử dụng các phương pháp Pranayama (?oYama? có nghĩa là kiểm soát) để kiểm soát dòng sinh lực. Phương pháp này bao gồm một quá trình hít thở có hệ thống nên Pranayama đôi khi được giải thích là ?okiểm soát hơi thở?. Thực ra chủ yếu là một quá trình nội tâm và hệ luận vật chất chỉ là thứ yếu, vì vậy từ ngữ ?okiểm soát hơi thở? có thể gây hiểu lầm. Đùa giỡn với hơi thở để trở thàh bậc thượng thừa, hoặc luyện tập bất cứ phương pháp Pranayama nào mà không có chỉ dẫn tunh thần đúng đắn và thiếu sự chuẩn bị tâm trí đều rất nguy hiểm và liều lĩnh. Khi một người học đã được chuẩn bị đầy đủ, một vị thầy có khả năng sẽ chỉ dạy cho người học môn Pranayama.
    5- Sự thu hút của trí (Pratyahara) ?" Khi đối phó với thế giới bên ngoài, con người trở nên bế tắc vì nhiều điều phân trí. Muốn trụ vào Đại Ngã, tâm trí phải trút bỏ các điều phân trí bằng quá trình học tập. Quá trình này gọi là Pratyahara, bao gồm sự thu hút khỏi sự phân trí về giác quan khởi thức của thân thể, và khỏi sự khuấy động của tư duy. Tâm trí sẽ di chuyển từ các điều phân trí trên để tập trung vào một điểm nội tâm. Một vị thầy (Acarya) sẽ đọc cho người bắt đầu tập thiền nhập môn (khai tâm) của phương pháp Pratyahara và trải qua nhiều giai đoạn liên tục, người học sẽ được dạy các phương pháp cao hơn.
    6 ?" Tập trung trí óc vào nội tâm (Dharana) ?" Bổ túc cho việc trút bỏ các điều phân trí khỏi trí óc là làm đầy trí óc với các thu hút ?" thu hút về cái chân ngã bên trong. Muốn làm được điều này, việc tập trung nội tâm là cần thiết và được các vị thầy Yoga gọi là Dharana. Người tập thiền cố gắng chuyển trí óc vào một điểm nội tâm ?" duy trì một sự tập trung hướng vào nội tâm, loại trừ tất cả khuấy động hoặc phân trí. Khi bạn bắn mũi tên tâm trí của bạn với cây cung Thiền, bạn phải nhắm vào mục tiêu chân ngã bằng kỹ thuật Dharana. Thực thể vô hạn này nằm trong nhân của cuộc sống của bạn và cá nhân này tương ứng với một điểm đặc biệt nào đó trong hệ thống cơ thể ?" tâm trí của bạn. Nhưng điểm nhân này, trung tâm của Chân Ngã không phải đều giống nhau ở mọi người, trung tâm tâm trí đặc biệt này (luân xa) thích hợp với kỹ thuật Dharana, có thể khác biệt ở mỗi người. Cần phải có một vị thầy đã thành đạt bằng trực giác (Acarya) để chỉ dạy cho mỗi cá nhân. Vị thầy (Acarya) này có khả năng chỉ đạo bạn tập trung tâm trí vào đâu và bằng cách nào. Dharana được chỉ dạy bằng những bài học đặc biệt nâng cao (xem hướng dẫn về các kỹ thuật Thiền Ananda Marga).
    7 ?" Dòng tâm trí: Thiền (Dhyana) - nói đúng hơn, Thiền xuất hiện khi người tập giữ tâm trí của mình liên tục tập trung vào cái Ngã Tối Cao ở nơi sâu thẳm nhất. Khi dòng tập trung không bị chút gì khuấy động. Hình thức Dhyana (Trầm tư hoặc Chân Thiền ) này là một thành đạt nội tâm sâu thẳm và là kết quả của những nỗ lực lớn lao về Thiền. Trong Dhyana, nỗ lực trở thành thư thái dễ dàng, tâm trí xuôi chảy một cách tự nhiên vào trong. Đây là bài học cuối cho người học tập tâm trí vì vượt qua nó là thành đạt tối cao (Samadhi)
    8 ?" Duy trì tâm trí trong ý thức (Samadhi) - phần cuối của Astaugna Yoga thực ra không phải là bài tập mà là kết quả. Khi sự toàn hảo đã đạt được trong Dhyana, tâm trí cá nhân không còn duy trì được phần riêng tư của mình nữa, nhưng nó sẽ hoà nhập vào ý Thức Vũ Trụ. Mọi cảm nghĩ cá nhân sẽ bị tiêu tan trong sự xuất thần nhạp hoá của Yoga (hợp nhất). Một giọt nước nhỏ hoà nhập vào biển cả Ananda vĩnh trường ?" chân phúc thiêng liêng.

    Đừng hỏi em đi đâu Bởi em là cơn gióGió cuốn tận trời sâuCuốn cả tim anh đó
    (bà chị ơi, đổi cái chữ kí thơ bựa bựa của chị bằng thơ của em nhá-Thơ mày sến như là con ...hến ý)
  8. jinxia

    jinxia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn nhé, tiếp tục post đi bạn ơi.
  9. jinxia

    jinxia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn nhé, tiếp tục post đi bạn ơi.
  10. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Chương 3: Cân bằng xã hội và hội nhập cá nhân
    Những bài tập tinh thần (Sadhana) cần cho sự cân bằng tâm trí ngay từ lúc bắt đầu. Sự hài hoà tâm trí này cũng có thể gọi là đạo đức ? Đạo đức không phải chỉ đem lại cho con người nguồn cảm hứng để tiến theo con đường Sadhana, mà còn đem lại cả khả năng tiến bộ nữa. Việc áp dụng đạo đức tuỳ thuộc vào nỗ lực duy trì sự cân bằng tâm trí đối với các thay đổi về thời gian, nơi chốn, và con người tham gia và vì thế có thể có những biến thái trong các điều luật của con người, nhưng mục tiêu của tất cả các nền đạo đức là thành đạt Chân Phúc Tối Cao và vì thế không thể nói đạo đức chỉ có tính cách tương đối. Chúng ta không thể nói rằng mục tiêu tối thượng của cuộc sống con người là không phạm tội trộm cắp vì điều cần đạt được là xu hướng phạm tội trộm cắp phải được loại bỏ. Không thể nói mục tiêu của cuộc sống là không phạm tội dối trá nhưng điều quan trọng là xu hướng nói dối vị kỷ phải được loại trừ khỏi tâm trí con người.
    · Shrii Shrii Anandamurti
    Yama ?" Cân bằng xã hội
    Năm nguyên tắc sau đây của Yama có mục đích giúp chúng ta đạt được một ý thức tích cực về cân bằng trong các quan hệ với xã hội.
    1.Không làm hại (Ahimsa) ?" Mỗi hành động làm ra không được có ý định gây hại cho bất cứ người nào hoặc vật gì bằng tư tưởng, lời nói hoặc hành động. Chừng nào con người còn bị trói buộc vì lòng ham muốn gây hại hoặc trục lợi, bước tiến bộ để đạt đến thanh tĩnh và hiểu biết của người đó còn bị ngăn cản. Nhưng động lực của cuộc sống đôi khi cũng bao hàm cả sức mạnh. Chúng ta có thể lấy một sinh vật làm ví dụ căn bản, mỗi khi chúng ta thở, chúng ta đang giết đi hàng ngàn vi sinh vật. ở đây chúng ta không có ý định gây hại cho các vi sinh vật này nhưng chúng ta chỉ thở. Trong những thí dụ khác, có thể cần phải dùng đến võ lực để bảo vệ mạng sống và tự do cho con người và điều này phù hợp với Ahimsa chừng nào hành động không thúc đẩy vì thù hận hoặc giận dữ.
    Trong quá khứ, nhiều người đã hiểu sai Ahimsa và cho nó đồng nghĩa với bất bạo động, bao gồm cả việc không tự bảo vệ cho mình và cho người khác. Nếu một người bị tấn công, hoặc nếu những người khác bị tấn công, đàn áp hoặc tước bỏ các quyền hạn, bổn phận của chúng ta là phải làm hết sức mình để đảm bảo được rằng những kẻ đàn áp hoặc bóc lột người khác phải bị ngăn cản làm các việc xấu đó. Đôi khi trong những trường hợp này, chúng ta phải dùng đến võ lực.
    2.Chân thật có từ tâm (Satya) ?" Phải hướng dẫn các tư tưởng, lời nói, hành động với ý nghĩa an toàn.
    Satya có thể giải thích như một sự thật tương đối. Nhiều tờ báo hàng ngày nói lên được sự thật nhưng không phải là sự thật có kèm theo tinh thần an toàn. Con người là những sinh vật biết suy luận, vì thế tư tưởng và hành động phải được hướng dẫn bởi những xem xét với lòng từ tâm để đảm bảo an toàn và hạnh phúc cho mọi người. Có đôi lúc chúng ta phải sửa đổi những chi tiết của sự kiện một chút để ngăn ngừa những tai hại lớn hơn có thể xảy ra. Chẳng hạn, giả sử bạn đang ngồi dùng cơm với người mẹ giả của bạn (bị yếu tim). Thình lình, chuông điện thoại reo lên và bạn được thông báo một người trong gia đình bạn mới qua đời. Bạn có báo ngay tin đó cho mẹ bạn không khi điều đó có thể làm bà lên cơn đau tim đột ngột ?" hoặc bạn sẽ từ từ và nhẹ nhàng nói cho mẹ bạn biết? Đây là một hoàn cảnh mà ta phải dùng đến Satya là cần thiết.
    3.Không trộm cắp (Asteya) Không được lấy hoạc suy tính lấy bất cứ vật gì thuộc quyền sở hữu của người khác. Trong nỗ lực đạt được sự cân bằng đích thực trong quan hệ với người khác, tư tưởng trộm cắp cũng xấu a không kém hành động trộm cắp. trôm cắp có thể có 4 loại:
    a) ăn cắp bằng hành động bất cứ vật hữu hình nào.
    b) Dự tính ăn cắp nhưng chưa thực hiện
    c) Không đưa cho người khác những gì thuộc quyền lợi của họ cũng là ăn cắp
    d) Dự định ciếm đoạt của một người nào những gì thuộc về quyền lợi của họ.
    Khi một người trộm cắp, người ấy đã tạo cho mình một bản năng có hại cho sự tiến bộ tinh thần của mình, và ngay cả khi dự tính trộm cắp, cũng làm cho người ấy trở nên tham lam. Các dục vọng bị che giấu cũng là một loại trộm cắp vì chúng đến từ lòng ghen ghét. Chúng ta phải bằng lòng với những gì mình đang có.
    Phải tuyệt đối chân thật, Chúng ta không thể xây dựng một xã hội con người lành mạnh nếu những bức tường nghi ngờ ngăn chặn những con suối tình thương. Vật chất sẽ không bao giờ mang đến hạnh phúc thực sự, nhưng chỉ có niềm vui kết hợp với ý Thức Tối Cao. Tâm trạng này bắt nguồn từ tình yêu vị tha và chúng ta sẽ không bao giờ đạt được bằng lòng tham lam và những dục vọng trần tục. Hãy giúp những người khác sống đạo đức trong lĩnh vực này bằng cách đảm bảo rằng không ai bị thiếu nhưng điều kiện cần thiết để duy trì cuộc sống của họ.
    4.Không phóng túng (Aparigraha) ?" Không được dùng những tiện nghi của cuộc sống quá mức cần thiết cho việc giữ gìn bản thân. Đây là một nguyên tắc vì sinh thái - Phải giảm thiểu mức tiêu pha tài vật của bạn, nhưng đây cũng làmột nguyên tắc về sinh lý nữa. Khi chúng ta khư khư giữ lấy một cái gì mà chúng ta không thực sự cần thiết, chúng ta sẽ nuôi dưỡng trong tâm trí ta một xu hướng chống lại những điều thực hành về tinh thần. Rõ ràng việc hưởng thụ quá mức các tiện nghi vật chất sẽ làm cho tâm trí ta trở nên ngu đần và các nỗ lực tinh thần trở nên khó khăn hơn.
    5.Công nhận sự liên hệ với Đấng Tối Cao (Brahmacarya)- Trạng thái tâm trí này làm chúng ta thấy được mỗi người và mỗi vật là biểu hiện của Đấng Tối Cao. Khi thực hành Brahmacarya, chúng ta phải mở rộng tâm trí ta để đào bới vào những vùng sâu thẳm mờ mịt của vạn vật, và phải thấy rằng chỉ có một năng lực duy nhất và một ý thức duy nhất thâm nhập tất cả các hình thái. Một người nắm vững Brahmacarya sẽ không bao giờ làm hại, nói dối vì vị kỷ, trộm cắp hoặc bóc lột người khác vì phóng túng quá mức. Đây là một điều luật Yama mà chúng ta khó tuân theo, nhưng nếu chúng ta tiếp tục con đường Thiền và cố gắng áp dụng những nguyên tắc khác của của Yama và Niyama trong cuộc sống của chúng ta, thì dần dần chúng ta sẽ có được cái nhìn này. Brahmacarya là làm ta liên hệ chặt chẽ với đấng Brahma (ý Thức Vũ Trụ). Nếu con người nhìn vào mỗi vật như một thực thể hữu hạn, thô sơ, tâm trí của người ấy sẽ bị các vật thể hữu hình ấy xâm chiếm, và ý thức sẽ trở nên thô sơ. Tinh thần đích thực của việc thực hành Brahmacarya là xem các vật thể mình gặp như là những biểu hiện khác nhau của Đấng Tối Cao chứ không phải chỉ là những hình thái thô sơ. Bằng phương pháp này, dầu cho tâm trí lang thang từ vật thể này sang vật thể khác, nó cũng không xa rời Đấng Tối Cao vì cảm nghĩ vũ trụ đã có được cho từng và mỗi vật thể.
    Đừng hỏi em đi đâu Bởi em là cơn gióGió cuốn tận trời sâuCuốn cả tim anh đó
    (bà chị ơi, đổi cái chữ kí thơ bựa bựa của chị bằng thơ của em nhá-Thơ mày sến như là con ...hến ý!Úi giời !Bà chị nói thế!Thơ chị còn sến hơn !Thở vắn than dài!)

Chia sẻ trang này