1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yoga - Triết lý về gìn giữ sức khoẻ thể chất và tinh thần của Ấn độ cổ đại

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mitthoi, 02/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Bài học thứ hai: (Guru Mantra )
    Bài học thứ hai cũng được gọi là ?oTri thức ngọt ngào? (Madhuvudha) - sự thường xuyên nhận biết rằng mọi vật là một biểu hiện của Đấng Tối Cao. Dĩ nhiên, điều này bắt đầu với sự nhận thức chủ quan rằng cái Tôi của mỗi người thực sự là đồng nhất với cái Tôi Tối Cao. Sự nhận biết đạt được nhờ Thiền, về cái Tôi Vô Hạn vẫn được duy trì trong khi đang thực hiện các nhiệm vụ của cuộc sống hàng ngày. Nhờ đọc Mantra Ista và sự kết hợp của nó với quá trình hít thở của mình , nên mỗi hơi thở làm cho ta nhận biết được trạng thái vũ trụ đó.
    Ta cũng phải công nhận chân lý vĩ đại là chính ý Thức này đang hiện hữu bên trong, cũng thâm nhập cả vũ trụ mênh mông, hiện hữu trong từng mỗi con người, động vật, cây cỏ và đồ vật, dầu chuyển động hay bất động. Để đạt được điều này, chúng ta được chỉ dạy một Mantra khác có tên là Guru Mantra, được đọc trước khi thực hiện các hành động.
    Như vậy bài học đầu cho ta nhận thức chúng ta là gì, bài học thứ hai làm cho chúng ta nhận thức được vũ trụ này là gì.
    Bằng cách sử dụng đúng các Mantra Ista và Guru trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể đạt được ý Tưởng Vũ Trụ, điều này vô cùng cần thiết cho tiến bộ tinh thần thực sự vì khi cái tôi không còn ngự trị ta thì hành động của ta không tạo ra các Samskara nữa (xem chương về Đời Sống, Cái Chết và Sự Giải Thoát ). Điều này đòi hỏi nhiều năm kiên trì nỗ lực, nhưng chỉ khi đó ta mới có thể sống một cách hoàn toàn tích cực và được giải thoát trong thế gian này.
    Hiến dâng chu Guru (Guru Puja). thường theo sau khi Thiền, là một bài tập đi kèm. Nhờ đó, người ngưỡng vọng sẽ phát triển được một cảm nghĩ sâu xa để huỷ bỏ tất cả sự quyến luyến - dầu tốt hay xấu, mang lại việc tẩy sạch tâm trí và giúp cho người Thiền chống lại các động lực phản kháng có cơ hội tích lũy. Điều này giúp cho ta thấy được mình là ?omột công cụ? của ý Thức Vũ Trụ.
    Bài học thứ ba: (Tattva Dharana) ?" Mỗi luân xa có đặc tính rung chuyển riêng về âm thanh, hình thể và màu sắc (xem chương về Tâm trí và Các Luân Xa). Bài này dạy sử dụng một số kỹ thuật giúp điều hoà và kiểm soát các hoạt động của Ida và Pingala Nadiis (dòng sinh lực di chuyển qua các luân xa). Điều này làm dễ dàng cho việc khai thông Susuma Nadii. Ida Nadii hoạt động khi tâm trí bận rộn với các theo đuổi về tinh thần và khi ta đang tập trung tâm trí. Pingala Nadiis hoạt động khi ta theo đuổi các công việc về thể xác và nhục dục. Còn Susuma là con đường di chuyển của Kundalini.
    Bài học thứ tư: (Pranayama) - Mối quan hệ giữa các nguồn sinh khí (Prana) và tâm trí là không thể tách rời. Khi hô hấp thì tâm trí không đều, và trái lại. Khi hô hấp được điều khiển bằng phương pháp khoa học của Pranayama, tâm trí cũng được điều khiển, nhờ vậy, sức mạnh của tâm trí và sự tập trung trong lúc Thiền được gia tăng rất nhiều. Sử dụng đúng Pranayama bao gồm cả việc dùng Mantra Ista và các luân xa. Các kỹ thuật của Pranayama có những hiệu lực khác nhau, vì thế khi học nó phải có thầy (Acarya) chỉ dạy, nếu không ta có thể làm hại cơ thể và tâm trí.
    Bài học thứ năm: (Cakra Sodhana) ?" Luân xa là các điểm điều khiển tâm trí, các hoạt động tinh thần và cơ thể. Nhờ đặc biệt sử dụng các Mantra, các luân xa sẽ rung chuyển để đem lại sự tẩy sạch tâm trí và thể xác.
    Bài học thứ sáu: (Dhyana) ?" Dhyna là một hình thức trực tiếp khác của Thiền có khả năng thúc đẩy mọi khuynh hướng tinh thần hướng về Mục Tiêu. Bài học này thực là hiệu nghiệm khi mối quan hệ sâu xa giữa người ngưỡng vọng và Đức Thầy (Guru) đã đơm bông kết trái và trở thành tình thương vũ trụ. Tình thương là lực tinh thần mạnh nhất - và khi tình thương đã được đánh thức, Thiền không còn là khó khăn nữa mà đã trở thành một mối quyến luyến tự nhiên với cái Tối Cao, và cũng giống như từ lực của một thỏi nam châm hút các vụn sắt, người ngưỡng vọng tinh thần cũng đạt được Mục Tiêu hằng ôm ấp.
  2. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Chương 9: Kundalini, luân xa và tâm trí
    Kundalini
    Một phần toàn bộ của Tantra là là khoa học Yoga Kundalini. Yoga Kundalini không hẳn là duy nhất đối với Tantra, nhưng không có con đường tinh thần nào coi nó có một vị trí quan trọng như thế về cả phương diện biểu hiện ý thức và thực hành.
    Vì hiểu nhầm, Yoga Kundalini được xem như là một hiện tượng vô cùng thần bí. Tuy vậy, nếu tiếp cận đúng, ta có thể có một cái nhìn đúng đắn về Kundalini , đơn giản như một khía cạnh của đời sống con người. Kundalini là biểu hiện của tiềm lực tinh thần con người nằm trong phần tâm linh của mỗi cá nhân.
    Trong con người, Kundalini ở trạng thái ngủ yên cho đến đoạn khai tâm. Kundalini không phải là một lực của cơ thể mà là một lực tâm lý ?" tinh thần. Mặc dầu nó không hiện hữu thực sự về thể xác, nó vẫn liên hệ tới một vị trí củ thể trong thể xác, trong trạng thái ngủ yên hoặc không biểu lộ, nó nằm ở phần cuối của cột sống. Nó nằm tại đây cho đến khi được đánh thức.
    Khi ở trạng thái ngủ yên, lực tâm linh của Kundalini giống như mọt con rắn đang cuộn tròn, vì thế mới có từ Kula Kundalini (nghĩa là xà lực cuộn tròn). Vào giai đoạn khai tâm, Kundalini được sức mạnh tinh thần của vị Guru đánh thức dậy. Điều này sẽ đem lại những tác dụng như ý nghĩ chân phúc hoặc lần lượt có ý nghĩ buồn rầu (tuỳ thuộc vào những khuynh hướng tâm trí không được biểu lộ nơi mỗi cá nhân, được gọi là Samskaras)
    Tuy vậy trong đa số các trường hợp, người ngưỡng vọng chỉ nhận biết được những cảm nghĩa khác thường sau một thời gian luyện tập. Trong bất cứ trường hợp nào, nhờ sự thức dậy của Kundalini mà giai đoạn khai tâm được coi kà sự ra đời tinh thần của con người tìm chân lý.
    Như đã nói ở trên, sự khai tâm bao gồm việc tiếp nhận một rung động đặc biệt của âm thanh, được gọi là một câu chú (Mantra) từ một vị thầy có đủ tư cách. Việc thầm nhắc lại âm thanh này giúp cho sự biểu lộ tinh thần của Kundalini và giữ cho Kundalini được thức tỉnh. Nếu không dùng đúng Mantra, Kundalini sẽ trở lại trạng thái ngủ yên. Mỗi lần nhắc lại Mantra có tác dụng kích động Kundalini và khả năng suy tưởng giúp duy trì trạng thái thức tỉnh này.
    Luân xa
    Khi bị đánh thức, lực Kundalini bắt đầu mở rộng các hành lang bị che dấu của tâm trí. Nó làm được điều này bằng cách di chuyển lên phía trên cột sống, xuyên qua các cửa ngỏ của cơ thể tâm linh, những cửa ngỏ này được gọi là luân xa (Cakra). Các luân xa này toạ lạc ở những vị trí khác nhau dọc theo xương sống và chủ yếu là những trạm kiểm soát các biểu hiện của tâm trí chúng ta, đó là các khuynh hướng (Vrittis).
    Khi chúng ta bận rộn với một tư tưởng hoặc một cảm nghĩ thì sẽ có một khuynh hướng nào đó hoạt động. Những khuynh hướng này xác định đường hướng và mẫu mực cho quá trình hoạt động của tâm trí và thể xác chúng ta. Trong mỗi cá nhân, có khoảng 50 khuynh hướng căn bản, nhưng vì chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thể và phương hướng khác nhau cả nội tại lẫn ngoại tại, nên tổng số các biểu hiện có thể lên tới một ngàn. Các điểm điều khiển của các khuynh hướng này là 6 luân xa đầu tiên. Nhờ Thiền, chúng ta có khả năng điều khiển các luân xa và do đó sẽ điều khiển được các biểu hiện và hướng chúng về ý Thức Vũ Trụ .

  3. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Chương 9: Kundalini, luân xa và tâm trí
    Kundalini
    Một phần toàn bộ của Tantra là là khoa học Yoga Kundalini. Yoga Kundalini không hẳn là duy nhất đối với Tantra, nhưng không có con đường tinh thần nào coi nó có một vị trí quan trọng như thế về cả phương diện biểu hiện ý thức và thực hành.
    Vì hiểu nhầm, Yoga Kundalini được xem như là một hiện tượng vô cùng thần bí. Tuy vậy, nếu tiếp cận đúng, ta có thể có một cái nhìn đúng đắn về Kundalini , đơn giản như một khía cạnh của đời sống con người. Kundalini là biểu hiện của tiềm lực tinh thần con người nằm trong phần tâm linh của mỗi cá nhân.
    Trong con người, Kundalini ở trạng thái ngủ yên cho đến đoạn khai tâm. Kundalini không phải là một lực của cơ thể mà là một lực tâm lý ?" tinh thần. Mặc dầu nó không hiện hữu thực sự về thể xác, nó vẫn liên hệ tới một vị trí củ thể trong thể xác, trong trạng thái ngủ yên hoặc không biểu lộ, nó nằm ở phần cuối của cột sống. Nó nằm tại đây cho đến khi được đánh thức.
    Khi ở trạng thái ngủ yên, lực tâm linh của Kundalini giống như mọt con rắn đang cuộn tròn, vì thế mới có từ Kula Kundalini (nghĩa là xà lực cuộn tròn). Vào giai đoạn khai tâm, Kundalini được sức mạnh tinh thần của vị Guru đánh thức dậy. Điều này sẽ đem lại những tác dụng như ý nghĩ chân phúc hoặc lần lượt có ý nghĩ buồn rầu (tuỳ thuộc vào những khuynh hướng tâm trí không được biểu lộ nơi mỗi cá nhân, được gọi là Samskaras)
    Tuy vậy trong đa số các trường hợp, người ngưỡng vọng chỉ nhận biết được những cảm nghĩa khác thường sau một thời gian luyện tập. Trong bất cứ trường hợp nào, nhờ sự thức dậy của Kundalini mà giai đoạn khai tâm được coi kà sự ra đời tinh thần của con người tìm chân lý.
    Như đã nói ở trên, sự khai tâm bao gồm việc tiếp nhận một rung động đặc biệt của âm thanh, được gọi là một câu chú (Mantra) từ một vị thầy có đủ tư cách. Việc thầm nhắc lại âm thanh này giúp cho sự biểu lộ tinh thần của Kundalini và giữ cho Kundalini được thức tỉnh. Nếu không dùng đúng Mantra, Kundalini sẽ trở lại trạng thái ngủ yên. Mỗi lần nhắc lại Mantra có tác dụng kích động Kundalini và khả năng suy tưởng giúp duy trì trạng thái thức tỉnh này.
    Luân xa
    Khi bị đánh thức, lực Kundalini bắt đầu mở rộng các hành lang bị che dấu của tâm trí. Nó làm được điều này bằng cách di chuyển lên phía trên cột sống, xuyên qua các cửa ngỏ của cơ thể tâm linh, những cửa ngỏ này được gọi là luân xa (Cakra). Các luân xa này toạ lạc ở những vị trí khác nhau dọc theo xương sống và chủ yếu là những trạm kiểm soát các biểu hiện của tâm trí chúng ta, đó là các khuynh hướng (Vrittis).
    Khi chúng ta bận rộn với một tư tưởng hoặc một cảm nghĩ thì sẽ có một khuynh hướng nào đó hoạt động. Những khuynh hướng này xác định đường hướng và mẫu mực cho quá trình hoạt động của tâm trí và thể xác chúng ta. Trong mỗi cá nhân, có khoảng 50 khuynh hướng căn bản, nhưng vì chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thể và phương hướng khác nhau cả nội tại lẫn ngoại tại, nên tổng số các biểu hiện có thể lên tới một ngàn. Các điểm điều khiển của các khuynh hướng này là 6 luân xa đầu tiên. Nhờ Thiền, chúng ta có khả năng điều khiển các luân xa và do đó sẽ điều khiển được các biểu hiện và hướng chúng về ý Thức Vũ Trụ .

  4. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Một khía cạnh khác của các khuynh hướng này là mối quan hệ của chúng với âm thanh. Mỗi khuynh hướng có một âm thanh đặc biệt gắn bó với nó, trong lúc Thiền chúng ta có thể nghe được các âm thanh này bằng trực giác. Trong quá khứ, các vị thầy Yoga đã phát triển Phạn Ngữ từ chính những âm thanh này (điều này đã được đề cập ở trên). Mỗi chữ trogn 50 chữ cái của mẫu tự Phạn là biểu hiện ngữ âm của một trong những khuynh hướng này hoặc là Vrittis, vì thế chính ngôn ngữ này đang biểu bộ một cảm nghĩ nào đó. Mantra dùng trong Thiền được cấu thành bằng những âm thanh này và được vị Guru ban cho quyền lực , vì thế , nó có được tác dụng rung chuyển cần thiết đối với người Thiền.
    Trong mỗi con người có một luân xa có ưu thế nhất, được chọn trên căn bản các rung động trong các luân xa ?" Mantra cũng được chọn tương tự như thế : Khi ta Thiền sâu, lực tâm trí trở nên mạnh hơn nhờ điều khiển được các luân xa và Vrittis. Sự điều khiển này giúp tạo thành một khoảng chân không. Khoảng chân không này sẽ hút Kundalini lên cao, đem đến cho chúng ta một kinh nghiệm hoàn toàn tinh thần, được gọi là Samadhi, một loại xuất thần nhập hoá tinh thần (Spiritual Ecstacy)
    Năm luân xa thấp nhất cũng có những chức năng khác, đó là điều khiển năm yếu tố căn bản cấu thành cơ thể (yếu tố ê-the, yếu tố hơi, yếu tố ánh sáng, yếu tố lỏng và yếu tố đặc)
    Luân xa thấp nhất nằm ở phàn cuối cùng của xương sống, điều khiển yếu tố đặc. Nó được gọi là luân xa Muladhara và liên hệ trực tiếp với chưc năng bài tiết của hậu môn. ở trên nó là luân xa Svadhisthana, điều khiển yếu tố lỏng của cơ thể là liên hệ với chức năng tính dục của cơ thể. Trên nó là luân xa Manipura, nằm ở rốn ?" luân xa này điều khiển yếu tố ánh sáng (năng lượng, lửa) và sự tiêu hoá. Luân xa thứ tư là luân xa Anahata, nằm ở trung tâm ngực, tại điểm giữa hai đầu vú, điều khiển yếu tố hơi và liên hệ chức năng hô hấp và tuần hoàn của cơ thể. Luân xa thứ năm là luân xa Vishuddha, nằm ở yết hầu trên cổ, điều khiển yếu tố ê-the. đây là yếu tố tinh tế nhất trong năm yếu tố và có tương nhiệm đến tiếng nói. Luân xa này điều khiển các luân xa thấp hơn nó, vì thế, nó phối hợp tất cả năng lượng cơ thể. Luân xa Ajina, còn được gọi là ?ocon mắt thứ ba? nhận kiểm soát của nó nằm giữa hai lông mày (luân xa thực sự nằm ở trung tâm của đầu), đây là trung khu điều khiển của tâm trí con người, tâm trí này là bản sao cực nhỏ của Tâm trí Vũ trụ. Luân xa thứ bảy và cao nhất là luân xa Sahasrara, nằm ở chính trung tâm và đỉnh đầu, là trú sở của ý Thức thuần tuý: Thực Thể Tối Cao.
    Sức khoẻ thể xác, tâm trí và tinh thần của mỗi người tuỳ thuộc vào sự cân bằng thích hợp gữa 7 luân xa này. Một sự suy nhược hoặc mất cân bằng trong dòng sinh lực của một hay nhiều luân xa sẽ gây ra bệnh tật.

  5. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Một khía cạnh khác của các khuynh hướng này là mối quan hệ của chúng với âm thanh. Mỗi khuynh hướng có một âm thanh đặc biệt gắn bó với nó, trong lúc Thiền chúng ta có thể nghe được các âm thanh này bằng trực giác. Trong quá khứ, các vị thầy Yoga đã phát triển Phạn Ngữ từ chính những âm thanh này (điều này đã được đề cập ở trên). Mỗi chữ trogn 50 chữ cái của mẫu tự Phạn là biểu hiện ngữ âm của một trong những khuynh hướng này hoặc là Vrittis, vì thế chính ngôn ngữ này đang biểu bộ một cảm nghĩ nào đó. Mantra dùng trong Thiền được cấu thành bằng những âm thanh này và được vị Guru ban cho quyền lực , vì thế , nó có được tác dụng rung chuyển cần thiết đối với người Thiền.
    Trong mỗi con người có một luân xa có ưu thế nhất, được chọn trên căn bản các rung động trong các luân xa ?" Mantra cũng được chọn tương tự như thế : Khi ta Thiền sâu, lực tâm trí trở nên mạnh hơn nhờ điều khiển được các luân xa và Vrittis. Sự điều khiển này giúp tạo thành một khoảng chân không. Khoảng chân không này sẽ hút Kundalini lên cao, đem đến cho chúng ta một kinh nghiệm hoàn toàn tinh thần, được gọi là Samadhi, một loại xuất thần nhập hoá tinh thần (Spiritual Ecstacy)
    Năm luân xa thấp nhất cũng có những chức năng khác, đó là điều khiển năm yếu tố căn bản cấu thành cơ thể (yếu tố ê-the, yếu tố hơi, yếu tố ánh sáng, yếu tố lỏng và yếu tố đặc)
    Luân xa thấp nhất nằm ở phàn cuối cùng của xương sống, điều khiển yếu tố đặc. Nó được gọi là luân xa Muladhara và liên hệ trực tiếp với chưc năng bài tiết của hậu môn. ở trên nó là luân xa Svadhisthana, điều khiển yếu tố lỏng của cơ thể là liên hệ với chức năng tính dục của cơ thể. Trên nó là luân xa Manipura, nằm ở rốn ?" luân xa này điều khiển yếu tố ánh sáng (năng lượng, lửa) và sự tiêu hoá. Luân xa thứ tư là luân xa Anahata, nằm ở trung tâm ngực, tại điểm giữa hai đầu vú, điều khiển yếu tố hơi và liên hệ chức năng hô hấp và tuần hoàn của cơ thể. Luân xa thứ năm là luân xa Vishuddha, nằm ở yết hầu trên cổ, điều khiển yếu tố ê-the. đây là yếu tố tinh tế nhất trong năm yếu tố và có tương nhiệm đến tiếng nói. Luân xa này điều khiển các luân xa thấp hơn nó, vì thế, nó phối hợp tất cả năng lượng cơ thể. Luân xa Ajina, còn được gọi là ?ocon mắt thứ ba? nhận kiểm soát của nó nằm giữa hai lông mày (luân xa thực sự nằm ở trung tâm của đầu), đây là trung khu điều khiển của tâm trí con người, tâm trí này là bản sao cực nhỏ của Tâm trí Vũ trụ. Luân xa thứ bảy và cao nhất là luân xa Sahasrara, nằm ở chính trung tâm và đỉnh đầu, là trú sở của ý Thức thuần tuý: Thực Thể Tối Cao.
    Sức khoẻ thể xác, tâm trí và tinh thần của mỗi người tuỳ thuộc vào sự cân bằng thích hợp gữa 7 luân xa này. Một sự suy nhược hoặc mất cân bằng trong dòng sinh lực của một hay nhiều luân xa sẽ gây ra bệnh tật.

  6. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Các tầng của tâm trí (KOSAS)
    Tương ứng với 5 luân xa đầu tiên là 5 tầng tâm trí, gọi là Kosas. Khi tâm trí ta được nới rộng, nó đi qua tầng bên ngoài, vào đến tận tầng trong cùng. Như thế chúng ta thấy quá trình nới rộng thực sự là một quá trình đi sâu vào cái tôi đích thực của chúng ta.
    Dưới đây là phần mô tả 5 tầng tâm trí với những đặc tính của chúng.
    Tầng thứ nhất: Tâm trí có ý thức ?" Tầng của sự ham muốn.
    Tâm trí có ý thức có 3 chức năng:
    1. Cảm giác
    2. Ham muốn hoặc thù ghét
    3. Hành động
    Tâm trí có ý thức nhận biết những điều kích thích của thế giới bên ngoài bằng ngũ quan (mắt, tai, lưỡi, mũi và da), ham muốn hoặc ghét những điều kích thích đó và hành động để thực hiện sự ham muốn hoặc thù ghét bằng 5 cơ quan vận động (tay, chân, thanh quản, cơ quan sinh dục và bài tiết) . Chẳng hạn, một đứa bé nghe (bằng thính giác) tiếng chuông hấp dẫn của người bán hàng rong. Nỗi ham muốn được nếm vị ngọt ngào mát dịu chứa đầy trên lưỡi của đứa bé (ham muốn). Nó chạy đến gần cha nó (bằng hai chân), năn nỉ với người cha (bằng thanh quản) để xin một ít tiền. Sau đó nó chạy ra người bán hàng, đưa tiền (bằng tay) nắm lấy cây kem mà ăn.
    Một thí dụ khác: bạn đang ngồi dưới gốc cây bên bờ suối. bất thình lình , bạn cảm thấy (bằng xúc giác ở da) một vật xồm xoàm rơi trên gáy bạn. Một nỗi sợ hãi và ghê tởm xâm chiếm tâm trí bạn (thù ghét), khi bạn nhớ rằng vùng này nổi tiêng vì những con nhện độc, bạn nhảy dựng lên (dùng hai chân), túi bụi hất vật đó ra khỏi gáy bạn (dùng hai tay) và lắp bắp hét lên (dùng thanh quản)
    Như vậy, ở mức độ ý thức của mỗi ham muốn và thù ghét do bản năng, con người rất giống những con vật bị thúc đẩy bởi 4 bản năng cơ bản, đã điều khiển các sinh vật thấp: cơn đói, giấc ngủ, sợ hãi và tính dục ?" những bản năng nhằm tự bảo tồn và sinh sản.
    Qua các thời đại, nhiều truyền thống tôn giáo đã dạy rằng muốn được thiêng liêng, ta không được biẻu lộ những bản năng thể xác này mà phải khinh bỉ và đè nén chúng. Nhưng những bản năng này rất là tự nhiên và do đó, thay vì loại bỏ chúng, ta nên kiểm soát và hướng dẫn chúng.
    Tầng thứ hai: Tâm trí tiềm thức ?" suy tưởng và hồi tưởng.
    Tâm trí tiềm thức được mở rộng hơn tâm trí ý thức và có hai chức năng: tư duy hay suy tưởng - và ký ức. Phần lớn suy nghĩ của đa số chúng ta đều ở mức độ này của tâm trí: tất cả các lý luận về tri thức và phân tích, đa số tư duy khoa học và động tác giải quyết các vấn đề hàng ngày của cuộc sống bình thường và xã hội: Đây là tầng lớp cuả thông tin , quản lý và tính toán. Đây cũng là tầng lớp của tư duy triết lý sâu xa: các cuộc tranh cãi về triết học trên thế giới ?" bao gồm cả các cuộc tranh cãi về tôn giáo, bắt nguồn từ những khác biệt về tâm trí trong tâm trí tiềm thức khác nhau của những người chủ trương.
    Đây cũng là tầng lớp của ký ức. Theo Yoga, có hai loại ký ức: ?oKý ức não bộ? và ?oKý ức ngoại não bộ ?- Một cái liên hệ với não bộ, còn cái kia hoạt động ngoài não bộ.
    Một chức năng khác của tâm trí tiềm thức là chiêm bao. Các giấc chiêm bao giúp cho chúng ta sao lại các kinh nghiệm hàng ngày hoặc thoả mãn những ước muốn sâu xa nhưng không được thành đạt trong cuộc sống ý thức hàng ngày của chúng ta.
    Nhưng quá trình này tiêu hao rất nhiều năng lượng. Chiêm bao thực sự là một trạng thái ?omê sảng nội tâm?: cặp mắt nhắm lại nhưng con ngươi thì di chuyển lung tung trong hốc mắt (?), mạch và nhịp thở rối loạn, kích thích tố trong máu tăng cao, huyết áp tăng, lượng dưỡng khí tiêu thụ cũng tăng, và nhiệt độ não bộ lên cao một cách đáng sợ. Những cơn kích động cơ thể này có thể xảy ra 5 đến 6 lần một đêm.
    Nhiều người phải chiêm bao để giải ức cho những làn sóng kích động thần kinh hình thành trong cơ thể họ mỗi ngày và nếu họ bị tước đoạt khả năng chiêm bao trong vài đêm, họ có thể bị rối loạn thần kinh trầm trọng. chỉ những người tập Thiền sâu xa mới không cần chiêm bao, vì Thiền đã làm được cùng một chức năng của sự tẩy rửa tâm trí mà giấc chiêm bao đã đem lại cho người nằm chiêm bao. Nếu những người tập Thiền giữ được sự trong sạch trong tư tưởng và kiềm chế trong dinh dưỡng, họ sẽ ngủ ngon, thư thái không mọng mị suốt đêm và khi thức dậy sẽ cảm thấy hoàn toàn khoan khoái dầu chỉ ngủ vài giờ.
    Thôi miên cũng là một hiện tượng của tâm trí tiềm thức, trong đó tâm trí tiềm thức mạnh mẽ của một người tác động vào tâm trí ý thức của một người khác. Người bị thôi miên sẽ cảm nhận được bất cứ điều gì mà tâm trí tiềm thức của người thôi miên tưởng tượng ra hoặc sẽ làm theo những gì mà tâm trí người thôi miên muốn.
  7. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Các tầng của tâm trí (KOSAS)
    Tương ứng với 5 luân xa đầu tiên là 5 tầng tâm trí, gọi là Kosas. Khi tâm trí ta được nới rộng, nó đi qua tầng bên ngoài, vào đến tận tầng trong cùng. Như thế chúng ta thấy quá trình nới rộng thực sự là một quá trình đi sâu vào cái tôi đích thực của chúng ta.
    Dưới đây là phần mô tả 5 tầng tâm trí với những đặc tính của chúng.
    Tầng thứ nhất: Tâm trí có ý thức ?" Tầng của sự ham muốn.
    Tâm trí có ý thức có 3 chức năng:
    1. Cảm giác
    2. Ham muốn hoặc thù ghét
    3. Hành động
    Tâm trí có ý thức nhận biết những điều kích thích của thế giới bên ngoài bằng ngũ quan (mắt, tai, lưỡi, mũi và da), ham muốn hoặc ghét những điều kích thích đó và hành động để thực hiện sự ham muốn hoặc thù ghét bằng 5 cơ quan vận động (tay, chân, thanh quản, cơ quan sinh dục và bài tiết) . Chẳng hạn, một đứa bé nghe (bằng thính giác) tiếng chuông hấp dẫn của người bán hàng rong. Nỗi ham muốn được nếm vị ngọt ngào mát dịu chứa đầy trên lưỡi của đứa bé (ham muốn). Nó chạy đến gần cha nó (bằng hai chân), năn nỉ với người cha (bằng thanh quản) để xin một ít tiền. Sau đó nó chạy ra người bán hàng, đưa tiền (bằng tay) nắm lấy cây kem mà ăn.
    Một thí dụ khác: bạn đang ngồi dưới gốc cây bên bờ suối. bất thình lình , bạn cảm thấy (bằng xúc giác ở da) một vật xồm xoàm rơi trên gáy bạn. Một nỗi sợ hãi và ghê tởm xâm chiếm tâm trí bạn (thù ghét), khi bạn nhớ rằng vùng này nổi tiêng vì những con nhện độc, bạn nhảy dựng lên (dùng hai chân), túi bụi hất vật đó ra khỏi gáy bạn (dùng hai tay) và lắp bắp hét lên (dùng thanh quản)
    Như vậy, ở mức độ ý thức của mỗi ham muốn và thù ghét do bản năng, con người rất giống những con vật bị thúc đẩy bởi 4 bản năng cơ bản, đã điều khiển các sinh vật thấp: cơn đói, giấc ngủ, sợ hãi và tính dục ?" những bản năng nhằm tự bảo tồn và sinh sản.
    Qua các thời đại, nhiều truyền thống tôn giáo đã dạy rằng muốn được thiêng liêng, ta không được biẻu lộ những bản năng thể xác này mà phải khinh bỉ và đè nén chúng. Nhưng những bản năng này rất là tự nhiên và do đó, thay vì loại bỏ chúng, ta nên kiểm soát và hướng dẫn chúng.
    Tầng thứ hai: Tâm trí tiềm thức ?" suy tưởng và hồi tưởng.
    Tâm trí tiềm thức được mở rộng hơn tâm trí ý thức và có hai chức năng: tư duy hay suy tưởng - và ký ức. Phần lớn suy nghĩ của đa số chúng ta đều ở mức độ này của tâm trí: tất cả các lý luận về tri thức và phân tích, đa số tư duy khoa học và động tác giải quyết các vấn đề hàng ngày của cuộc sống bình thường và xã hội: Đây là tầng lớp cuả thông tin , quản lý và tính toán. Đây cũng là tầng lớp của tư duy triết lý sâu xa: các cuộc tranh cãi về triết học trên thế giới ?" bao gồm cả các cuộc tranh cãi về tôn giáo, bắt nguồn từ những khác biệt về tâm trí trong tâm trí tiềm thức khác nhau của những người chủ trương.
    Đây cũng là tầng lớp của ký ức. Theo Yoga, có hai loại ký ức: ?oKý ức não bộ? và ?oKý ức ngoại não bộ ?- Một cái liên hệ với não bộ, còn cái kia hoạt động ngoài não bộ.
    Một chức năng khác của tâm trí tiềm thức là chiêm bao. Các giấc chiêm bao giúp cho chúng ta sao lại các kinh nghiệm hàng ngày hoặc thoả mãn những ước muốn sâu xa nhưng không được thành đạt trong cuộc sống ý thức hàng ngày của chúng ta.
    Nhưng quá trình này tiêu hao rất nhiều năng lượng. Chiêm bao thực sự là một trạng thái ?omê sảng nội tâm?: cặp mắt nhắm lại nhưng con ngươi thì di chuyển lung tung trong hốc mắt (?), mạch và nhịp thở rối loạn, kích thích tố trong máu tăng cao, huyết áp tăng, lượng dưỡng khí tiêu thụ cũng tăng, và nhiệt độ não bộ lên cao một cách đáng sợ. Những cơn kích động cơ thể này có thể xảy ra 5 đến 6 lần một đêm.
    Nhiều người phải chiêm bao để giải ức cho những làn sóng kích động thần kinh hình thành trong cơ thể họ mỗi ngày và nếu họ bị tước đoạt khả năng chiêm bao trong vài đêm, họ có thể bị rối loạn thần kinh trầm trọng. chỉ những người tập Thiền sâu xa mới không cần chiêm bao, vì Thiền đã làm được cùng một chức năng của sự tẩy rửa tâm trí mà giấc chiêm bao đã đem lại cho người nằm chiêm bao. Nếu những người tập Thiền giữ được sự trong sạch trong tư tưởng và kiềm chế trong dinh dưỡng, họ sẽ ngủ ngon, thư thái không mọng mị suốt đêm và khi thức dậy sẽ cảm thấy hoàn toàn khoan khoái dầu chỉ ngủ vài giờ.
    Thôi miên cũng là một hiện tượng của tâm trí tiềm thức, trong đó tâm trí tiềm thức mạnh mẽ của một người tác động vào tâm trí ý thức của một người khác. Người bị thôi miên sẽ cảm nhận được bất cứ điều gì mà tâm trí tiềm thức của người thôi miên tưởng tượng ra hoặc sẽ làm theo những gì mà tâm trí người thôi miên muốn.
  8. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0

    Tầng lớp thứ ba: Lớp thứ nhất của tâm trí siêu thức ?" tâm trí siêu tinh thần ?" Tầng lớp của trực giác.
    Từ những kiến thức của người xưa đến môn vật lý hiện đại, các bậc thánh hiền đều có nói tới Tâm Trí Vũ Trụ ?" một kho chứa tất cả kiến thức, nơi mà quá khứ, hiện tại, tương lai hoà nhập thành một siêu tầng lớp của hiện thực, vượt qua cả không gian và thời gian. Những ai có thể thăng hoa các tầng lớp thấp của tâm trí gồm ý thức và tiềm thức, sẽ ngay tức khắc nhận thức được với Tâm Trí Vũ Trụ siêu thức này vì Tâm Trí Siêu Thức của cá nhân và Tâm Thức Siêu Thức của Vũ Trụ chỉ là một. Khi đó, những người này sẽ trở thành ?otoàn thức? và có thể ?onhìn thấy? quá khứ, hiện tại và vị lai cũng như thấy được các bí mật của đời sống.
    Tâm trí siêu tinh thần là lớp đầu tiên của tâm trí siêu thức này. Đó là vương quốc của trực giác và cái nhìn sáng tạo, vượt qua lý luận và hợp lý của tâm trí tiềm thức.
    Chỉ có một ít nhà mạo hiểm đã xâm nhập vào được lãnh địa tâm linh tinh diệu này và đã bị quyến rũ bởi ánh hào quang dầu chỉ được nhìn qua trong một thời gian ngắn ngủi. Họ là những nghệ sĩ và nhà khoa học đầy cảm hứng, những vị thánh và những nhà thần bí cao quý.
    Nhiều thi sĩ và nghệ sĩ đã được giải thoát khỏi những nỗi lo âu và xao động thường lệ của tâm trí bậc thấp của họ và được nâng lên trạng thái siêu thức nhờ vào vẻ đẹp oai nghiêm của thiên nhiên. có lẽ chính bạn cũng từng có được cảm nghĩ chân phúc khi vượt qua được chính mình trong cõi thanh bình của vạn vật khi biên giới của cái tôi thấp kém Tantra biến đi và tâm trí của bạn hoà nhập vào một trạng thái siêu việt cao quí.
    Trong thời đại ?ocà phê uống liền?, các bộ máy tiết kiệm thời gian và nhà hàng phục vụ nhanh, nhiều người đã trở thành thiếu kiên nhẫn. Họ muốn có kết quả ngay nhanh chóng, họ muốn mộ đạo ngay tức khắc . Vì thế họ đã quay sang sử dụng các loại thuốc mở rộng tâm trí để nhờ hoáchất nhanh chóng tạo ra một sự chuyển dịch cấp kỳ đến những tầng lớp ý thức cao hơn. Nhưng càng ngày nhiều người càng nhận định được rằng ma tuý không phải là conđường đưa đến nhận thức, chúng chỉ là một phản chiếu mờ nhạt, một đốm sáng lập loè của trạng thái chân phúc và mở rộng của ý Thức.
    Nhiều cuộc nghiên cứu có thử nghiệm đã cho thấy Thiền là một thay thế cao cấp cho trạng thái ?ophi? khi dùng ma tuý, vì 85% những người sử dụng ma tuý, hoặc ngay cả những người nghiện ma tuý, đang bắt đầu tập Thiền đều hoàn toàn ngưng sử dụng ma tuý (thuốc làm giãn nở trí óc, thuốc Amphetamine, ma tuý có gốc từ thuốc phiện và rượu)
    Một khoa học gia đã bình luận rằng ?ongười ta đã thấy nhiều tay nghiện ma tuý bỏ dùng ma tuý để tập Thiền, nhưng người ta chẳng thấy những kẻ tập Thiền lâu dài bỏ Thiền để dùng ma tuý. Nhận xét này hậu thuẫn cho chủ trương cho rằng trạng thái ?ophi? có được nhờ Thiền tốt hơn trạng thái ?ophi? có được nhờ ma tuý?
    Giống như thôi miên, các trạng thái ý thức có được nhờ ma tuý không đưa ta ra khỏi xiềng xích nhưng làm ta càng bị trói buộc sâu xa hơn vì mục tiêu của mỗi con người là giải thoát nhờ sự tự chủ với chính khả năng của mình.
    Tầng lớp thứ tư: Tầng lớp thứ hai của siêu thức ?" ?oTâm trí cao siêu? ?" óc phân biệt và sự không quyến luyến.
    Ai có thể tưởng tượng được trong những hố sâu thẳm của tầng lớp thứ hai của siêu thức, của tâm trí cao siêu?
    Thông thường, tâm trí của chúng ta bị giới hạn trong thế giới hữu hình trong khi chung quanh ta, một đại dương các làn sóng rung động bất tận mà ta hoàn toàn không biết. Các giác quan bị giới hạn chỉ cho ta nhận biết một phạm vi hạn chế của quang phổ điện từ, còn những rung động có tần số cao hơn, như tia cức tím, tia gamma, tia X, tia vũ trụ, hơn 99% các rung động của vũ trụ thì ta không nhìn thấy và biết được với trạng thái tri thức bình thường. Vì thế mà các nhà vật lý học đã nói: ?oTôi cho rằng nếu có ai trong chúng ta có được một ý tưởng lờ mờ về những điều gọi là thực tế hoặc là hiện hữu của một vật gì thì cũng chỉ là bằng cặp mắt mà thôi?.
    Nhưng khi tâm trí đã được mở rộng lên đến tầng lớp cao siêu của tâm trí siêu thức, nó hoà nhập vào đại dương vô hạn các rung động và từ thế giới của giác quan, tam trí sẽ được đưa đến cõi vô hạn. Một số ít người đã đạt được trạng thái cao siêu này cảm thấy vô lượng làn sóng của vũ trụ chuyển động vô cùng vô tận bên trong và bên ngoài họ, chiếu theo mọi hướng, vô thuỷ vô chung và họ đã nhận biết được vạn vật từ những đá cuội cho đến những vì sao , tất cả đều là những gợn sóng của cõi hư vô. Từ vị trí của họ, vựot lên trên những ràng buộc của không gian và thời gian, họ quan sát vũ điệu toàn cảnh vĩ đại của vũ trụ trên sân khấu của tâm trí mở rộng của họ ?" từ chuyển động xoay tròn của các tinh vận đến các bước quay cuồng của điện tử âm và điện tử dương, tát cả đều quay tới và quay lui mãi mãi.
    Đối với họ, thế giới này với tất cả phiền muộn và niềm vui, khoái lạc và đau khổ chỉ là một cuộc trình tấu các rung động, một cuộc trình diễn phù du. Họ rất khôn ngoan nen không để mình bị trói buộc bởi những hình thái tạm bợ vì họ đã đạt được cái bất diệt.
    Nhưng không quyến luyến không có nghĩa là bỏ qua tất cả lạc thú và giữ mình thờ ơ lạnh nhạt với thế giới. Nhiều truyền thống tôn giáo đã bóp méo nguyên tắc không quyến luyến với ý nghĩ từ bỏ một cách khắt khe. Những tín đồ các tôn giáo đó đã tự hành xác để chống lại những lạc thú nhất thời của cơ thể họ, hoặc tạo cho tâm trí mình sự thù ghét những bản năng tự nhiên như ăn, ngủ và tính dục, hoặ chạy trốn khỏi thế gian để ẩn mình trong núi rừng hoặc hang động xa xăm hòng trốn tránh các cám dỗ của giác quan. Khi lẩn tránh các thú vui, họ đã chối bỏ cả cuộc sống.
    Những người thực sự không luyến lưu, không phủ nhận đời sống, họ ôm lấy cuộc sống vì họ cảm thấy được sự vuốt ve của cái bất diệt ẩn tàng trong thiên hình vạn trạng của cuộc sống của họ.
    Hơn nữa, họ đã tập cho mình tính phân biệt đích thực: khả năng vượt qua những ảo ảnh của cuộc đời và phân biệt cái bất diệt là căn bản của tất cả hình thể đang thay đổi. Với tâm trí hoà nhập vời Thực Tế Tối Hậu và nhận thức được mọi vật trong thế giới phù ảo này một ngày kia sẽ qua đi, họ không còn lo âu vì mất mát hoặc sợ hãi cái chết nữa.

  9. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0

    Tầng lớp thứ ba: Lớp thứ nhất của tâm trí siêu thức ?" tâm trí siêu tinh thần ?" Tầng lớp của trực giác.
    Từ những kiến thức của người xưa đến môn vật lý hiện đại, các bậc thánh hiền đều có nói tới Tâm Trí Vũ Trụ ?" một kho chứa tất cả kiến thức, nơi mà quá khứ, hiện tại, tương lai hoà nhập thành một siêu tầng lớp của hiện thực, vượt qua cả không gian và thời gian. Những ai có thể thăng hoa các tầng lớp thấp của tâm trí gồm ý thức và tiềm thức, sẽ ngay tức khắc nhận thức được với Tâm Trí Vũ Trụ siêu thức này vì Tâm Trí Siêu Thức của cá nhân và Tâm Thức Siêu Thức của Vũ Trụ chỉ là một. Khi đó, những người này sẽ trở thành ?otoàn thức? và có thể ?onhìn thấy? quá khứ, hiện tại và vị lai cũng như thấy được các bí mật của đời sống.
    Tâm trí siêu tinh thần là lớp đầu tiên của tâm trí siêu thức này. Đó là vương quốc của trực giác và cái nhìn sáng tạo, vượt qua lý luận và hợp lý của tâm trí tiềm thức.
    Chỉ có một ít nhà mạo hiểm đã xâm nhập vào được lãnh địa tâm linh tinh diệu này và đã bị quyến rũ bởi ánh hào quang dầu chỉ được nhìn qua trong một thời gian ngắn ngủi. Họ là những nghệ sĩ và nhà khoa học đầy cảm hứng, những vị thánh và những nhà thần bí cao quý.
    Nhiều thi sĩ và nghệ sĩ đã được giải thoát khỏi những nỗi lo âu và xao động thường lệ của tâm trí bậc thấp của họ và được nâng lên trạng thái siêu thức nhờ vào vẻ đẹp oai nghiêm của thiên nhiên. có lẽ chính bạn cũng từng có được cảm nghĩ chân phúc khi vượt qua được chính mình trong cõi thanh bình của vạn vật khi biên giới của cái tôi thấp kém Tantra biến đi và tâm trí của bạn hoà nhập vào một trạng thái siêu việt cao quí.
    Trong thời đại ?ocà phê uống liền?, các bộ máy tiết kiệm thời gian và nhà hàng phục vụ nhanh, nhiều người đã trở thành thiếu kiên nhẫn. Họ muốn có kết quả ngay nhanh chóng, họ muốn mộ đạo ngay tức khắc . Vì thế họ đã quay sang sử dụng các loại thuốc mở rộng tâm trí để nhờ hoáchất nhanh chóng tạo ra một sự chuyển dịch cấp kỳ đến những tầng lớp ý thức cao hơn. Nhưng càng ngày nhiều người càng nhận định được rằng ma tuý không phải là conđường đưa đến nhận thức, chúng chỉ là một phản chiếu mờ nhạt, một đốm sáng lập loè của trạng thái chân phúc và mở rộng của ý Thức.
    Nhiều cuộc nghiên cứu có thử nghiệm đã cho thấy Thiền là một thay thế cao cấp cho trạng thái ?ophi? khi dùng ma tuý, vì 85% những người sử dụng ma tuý, hoặc ngay cả những người nghiện ma tuý, đang bắt đầu tập Thiền đều hoàn toàn ngưng sử dụng ma tuý (thuốc làm giãn nở trí óc, thuốc Amphetamine, ma tuý có gốc từ thuốc phiện và rượu)
    Một khoa học gia đã bình luận rằng ?ongười ta đã thấy nhiều tay nghiện ma tuý bỏ dùng ma tuý để tập Thiền, nhưng người ta chẳng thấy những kẻ tập Thiền lâu dài bỏ Thiền để dùng ma tuý. Nhận xét này hậu thuẫn cho chủ trương cho rằng trạng thái ?ophi? có được nhờ Thiền tốt hơn trạng thái ?ophi? có được nhờ ma tuý?
    Giống như thôi miên, các trạng thái ý thức có được nhờ ma tuý không đưa ta ra khỏi xiềng xích nhưng làm ta càng bị trói buộc sâu xa hơn vì mục tiêu của mỗi con người là giải thoát nhờ sự tự chủ với chính khả năng của mình.
    Tầng lớp thứ tư: Tầng lớp thứ hai của siêu thức ?" ?oTâm trí cao siêu? ?" óc phân biệt và sự không quyến luyến.
    Ai có thể tưởng tượng được trong những hố sâu thẳm của tầng lớp thứ hai của siêu thức, của tâm trí cao siêu?
    Thông thường, tâm trí của chúng ta bị giới hạn trong thế giới hữu hình trong khi chung quanh ta, một đại dương các làn sóng rung động bất tận mà ta hoàn toàn không biết. Các giác quan bị giới hạn chỉ cho ta nhận biết một phạm vi hạn chế của quang phổ điện từ, còn những rung động có tần số cao hơn, như tia cức tím, tia gamma, tia X, tia vũ trụ, hơn 99% các rung động của vũ trụ thì ta không nhìn thấy và biết được với trạng thái tri thức bình thường. Vì thế mà các nhà vật lý học đã nói: ?oTôi cho rằng nếu có ai trong chúng ta có được một ý tưởng lờ mờ về những điều gọi là thực tế hoặc là hiện hữu của một vật gì thì cũng chỉ là bằng cặp mắt mà thôi?.
    Nhưng khi tâm trí đã được mở rộng lên đến tầng lớp cao siêu của tâm trí siêu thức, nó hoà nhập vào đại dương vô hạn các rung động và từ thế giới của giác quan, tam trí sẽ được đưa đến cõi vô hạn. Một số ít người đã đạt được trạng thái cao siêu này cảm thấy vô lượng làn sóng của vũ trụ chuyển động vô cùng vô tận bên trong và bên ngoài họ, chiếu theo mọi hướng, vô thuỷ vô chung và họ đã nhận biết được vạn vật từ những đá cuội cho đến những vì sao , tất cả đều là những gợn sóng của cõi hư vô. Từ vị trí của họ, vựot lên trên những ràng buộc của không gian và thời gian, họ quan sát vũ điệu toàn cảnh vĩ đại của vũ trụ trên sân khấu của tâm trí mở rộng của họ ?" từ chuyển động xoay tròn của các tinh vận đến các bước quay cuồng của điện tử âm và điện tử dương, tát cả đều quay tới và quay lui mãi mãi.
    Đối với họ, thế giới này với tất cả phiền muộn và niềm vui, khoái lạc và đau khổ chỉ là một cuộc trình tấu các rung động, một cuộc trình diễn phù du. Họ rất khôn ngoan nen không để mình bị trói buộc bởi những hình thái tạm bợ vì họ đã đạt được cái bất diệt.
    Nhưng không quyến luyến không có nghĩa là bỏ qua tất cả lạc thú và giữ mình thờ ơ lạnh nhạt với thế giới. Nhiều truyền thống tôn giáo đã bóp méo nguyên tắc không quyến luyến với ý nghĩ từ bỏ một cách khắt khe. Những tín đồ các tôn giáo đó đã tự hành xác để chống lại những lạc thú nhất thời của cơ thể họ, hoặc tạo cho tâm trí mình sự thù ghét những bản năng tự nhiên như ăn, ngủ và tính dục, hoặ chạy trốn khỏi thế gian để ẩn mình trong núi rừng hoặc hang động xa xăm hòng trốn tránh các cám dỗ của giác quan. Khi lẩn tránh các thú vui, họ đã chối bỏ cả cuộc sống.
    Những người thực sự không luyến lưu, không phủ nhận đời sống, họ ôm lấy cuộc sống vì họ cảm thấy được sự vuốt ve của cái bất diệt ẩn tàng trong thiên hình vạn trạng của cuộc sống của họ.
    Hơn nữa, họ đã tập cho mình tính phân biệt đích thực: khả năng vượt qua những ảo ảnh của cuộc đời và phân biệt cái bất diệt là căn bản của tất cả hình thể đang thay đổi. Với tâm trí hoà nhập vời Thực Tế Tối Hậu và nhận thức được mọi vật trong thế giới phù ảo này một ngày kia sẽ qua đi, họ không còn lo âu vì mất mát hoặc sợ hãi cái chết nữa.

  10. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0

    Tầng lớp thứ năm ?" Mức độ cao nhất của Tâm Trí Siêu Thức- ?oTâm trí vũ trụ tinh diệu? ?" khát vọng cái vô hạn.
    Khi ước vọng này , sức hấp dẫn thiêng liêng của Hào Quang Vô Hạn trở nên mạnh liệt đến nỗi nó dâng tràn trái tim và chứa đầy cuộc sống của ta. Khi tất cả dòng tâm trí dâng lên và hợp thành một dòng suối khát vọng, lúc đó ánh sáng rực rỡ của muôn vạn hào quang tràn ngập con người. Đây là mức độ cao nhất của siêu thức, là ?oVương Quốc Hoàng Kim? của tâm trí.
    Đôi khi, ngay cả cơ thể cũng phản chiếu vẻ đẹp rực rỡ của tâm trí. Khi ở vào trạng thái này, màu da của vị thánh ấn Độ Ramakrisna trở thành sáng ngời giống như một ?olá bùa vàng? và đi đâu cũng khiến cho mọi người chú ý. Với một tấm vải quấn quanh mình, ông cầu nguyện Thượng Đế ?oXin hãy lấy đi vẻ đẹp bề ngoài và hãy cho con vẻ đẹp bên trong, xin hãy cho con sự trong sạch của tinh thần?. Rồi ông tiếp tục vuốt ve thân thể mình và hét lên, ?oHãy chạy vào bên trong! Hãy chạy vào bên trong!? cho tới khi bên ngoài của ông trở thành tối mờ. Đây là con đường của các vị thánh, luôn luôn đi vào nội tâm.
    Tâm trí vũ trụ tinh diệu là cửa ngõ cuối cùng dẫn đến sự hoàn hảo, đó là tâm màng mỏng cuối cùng che giấu vẻ sáng chói của tâm hồn. Khi đã biết được ánh vàng rực rỡ của tàng lớp này của tâm trí, ta cảm thấy đã kề cận với cái Tôi Vô Hạn bên trong và niềm mong ước đạt tới sự kết hợp tối cao không lúc nào nguôi.
    Vì Tantra là một khoa học nên tất cả bài luyện đều nhắm vào việc giúp chúng ta đi sâu hơn vào nội tâm, nhờ đó ta sẽ nhận thức được cái Tôi Chân Phúc. Những bài tập đưa đến sự biến đổi này có tác dụng làm trong sạch các tầng lớp của tâm trí và đánh thức toàn thể tiềm lực. Mỗi bài tập của Ananda Marga có một tác dụng rõ ràng trên mỗi loại tầng lớp của tâm trí được kể ra theo dưới đây:
    Bài tập Asanas đi kèm theo một chế độ dinh dưỡng thích hợp, sẽ tác động lên cơ thể (có thể coi là một tầng lớp phụ thêm - một phần phụ thuộc của tâm trí). Yama và Nijama tập cho ta biết kiềm chế và tự chủ trong đời sống cá nhân và xã hội, và tác động tới tầng lớp thứ nhất. Hít thở đúng cách và điều khiển sinh lực theo Pranayama sẽ tác động đến tầng lớp thứ hai. Pratyahara rút tâm trí ra khỏi những suy nghĩ về các đối tượng bên ngoài trong khi tập Thiền và tác động đến tầng lớp thứ ba. Dharana giúp tâm trí tập trung vào một ý tưởng tinh thần và tác động đến tầng lớp thứ tư. Dhyana giúp dòng tâm trí đạt tới ý Thức Vũ Trụ và tác động tới tầng lớp thứ năm, và nhờ các tầng lớp đã trở nên toàn hảo, ta có thể tỏ ra không biểu lộ đạt tới ý Thức Hoàn Toàn mở rộng vượt trên cả tâm trí.
    Bằng cách kết hợp những bài tập này vào đời sống cá nhân, ta có thể cố gắng đạt tới sự nhận biết tinh thần này. Sử dụng một phương thức có hệ thống và cân bằng, mỗi người trong chúng ta đều có khả năng đạt tới trạng thái đó. Nỗ lực này gọi là Sadhana, nghĩa là ?onỗ lực đem lại sự trọn vẹn?.
    [/b]Chương 10: Hiện hữu và tiến hoá[/b]
    [/b]Hiện hữu và tiến hoá[/b]
    Vấn đề Thượng Đế và sự sáng tạo của Ngài là một sự kiện làm bối rối con người qua các thời đại. Trong Tantra , câu hỏi này đã được trả lời một cách rõ ràng và khoa học và được gọi là ý niệm ?oBrahmacakra? (Brahma có nghĩa là ?ovũ trụ?, Cakra có nghĩa là ?ochu kỳ?, do đó từ này có nghĩa là chu kỳ sáng thế).
    Đây là một điều thật đáng chú ý vì lý thuyết sáng thế này không xuất phát từ sự suy luận tri thức hoặc triết lý (như đa số các lý thuyết khác), nhưng là kết quả của sự nhận thức tinh thần- khi đơn vị tâm trí hoà nhập với ý Thức Vũ Trụ. Sự nhận biết siêu việt khi ở vào trạng thái Tối Cao của ý Thức này đã được biến thành khái niệm trên một bình diện không siêu việt và làm cho ta hiểu được nhờ tri thức.
    Các vị thầy của Tantra đã trình bày lý thuyết này cho những người kế vị và những người ngưỡng vọng, và khuyến khích tất cả các khoa học, dầu đó là thiên văn, vật lý, hoá học , sinh vật học, koa học hạt nhân, khảo cổ học, tâm lý học hoặc khoa học tôn giáo? thực hiện các cuộc nghien cứu thích hợp để kiểm tra sự chính xác của lý thuyết này. Và việc này đang được thực hiện, những điều mà các vị thầy đã nhận biết được nhiều ngàn năm trước đây, thì bây giờ đang dần dần được chứng minh bằng các khám phá ngày càng mới của khoa học trên hoàn cầu.
    Muốn hiểu được khái niệm về Brahmacakra, trước tiên cần phải hiểu được toàn thể ý nghĩa của Brahma vì toàn thể triết lý tinh thần được đặt căn bản trên Brahma.
    Brahma là kết hợp của ý Thức (Purusa) và năng lượng (Prakrti). Mặc dù về phương diện triết lý cả hai đều tách biệt nhau nhưng về thực tế, chúng chỉ là một thực thể, giống như hai mặt của một đồng tiền, giống như sữa và màu trắng của sữa, giống như lửa và sức nóng của lửa: tuy chúng nhất nguyên về lý thuyết nhưng lại nhị nguyên về thực tế.
    Brahma là tổng thể của vũ trụ được biểu lộ và ẩn tàng. Nó là một thực thể vô hạn. Purusa hoặc ý Thức Vô Hạn là nguyên tắc nhận thức của Brahma, nó là ý Thức làm chứng của sáng thế, nó là nguyên tố căn bản qua đó tất cả vạn vật được biểu hiện. Nó là nguyên nhân tối hậu của sáng thế.
    Prakrti, hoặc năng lượng vũ trụ là nguyên tắc hoạt động. Chính nhờ lực này Purusa điều khiển và sáng tạo vũ trụ. Khả năng sáng tạo của Prakrti được biểu hiện qua ba nguyên tắc bắt buộc (Gunas), đó là:
    - Nguyên tắc tri giác (Sattvik)
    - Nguyên tắc chuyển động (Rajasik)
    - Nguyên tắc vĩnh tại (Tamasik)
    Ba nguyên tắc bắt buộc này được nhận biết từ những tính chất sau:
    - Nguyên tắc tri giác (Sattvik)
    a. Tạo ra một ý nghĩ hiện hữu trong ý Thức Vũ Trụ, đó là ý nghĩ ?oTôi là?
    b. Tạo ra một ý nghĩ vô cùng thoải mái hoặc Hạnh phúc, giống như khi ta được giải thoát khỏi sự giam cầm hoặc lăng nhục cũng như tạo ra một ước muốn đạt được sự giải thoát
    c. Là sức mạnh của tri thức tinh thần, của ánh sáng và đời sống
    - Nguyên tắc chuyển động
    a. Tạo ra một cảm giác tác nhân của ý nghĩ ?oTôi làm? nghĩa là cái Tôi
    b. Tạo ra một khả năng và ước muốn tham gia công việc và hoạt động
    - Nguyên tắc tĩnh tại
    a. Tạo ra một ý nghĩ khách quan, ý nghĩ ?oTôi đã làm?. Nó tạo ra phần nền của trí óc hoặc ?ophẩm chất của tâm trí? (citta) mà trên đó hoạt động, hình thể và màu sắc được biểu lộ
    b. Nó là lực lượng của sự thô sơ, đình trệ, tối tăm và ngu dốt.
    Một trong những nguyên tắc này luôn luôn chiếm ưu thế trong các biểu hiện khác nhau của sự sáng thế và các nguyên tắc khác hiện diện ở mức độ thấp hơn. Thí dụ, một người hướng về tinh thần bị chế ngự bởi nguyên tắc tri giác; trong khi một người hoạt động, cương nghị (?) và vị kỷ thì bị chế ngự bởi nguyên tắc chuyển động; và một người thụ động, lười biếng và đờ đẫn lại bị chế ngự bởi nguyên tắc tĩnh tại.
    [/b]Tất cả đã bắt đầu như thế nào?[/b]
    Chúng ta hãy tưởng tượng Brahma như một đại dương vô hạn, với ý thức là biển, và năng lượng vũ trụ (nguyên tắc hoạt động) là nhiệt độ của nước biển (ở đây là ?osự lạnh lẽo?). Khi nhiệt độ nước biển hạ xuống điểm đông đặc hoặc thấp hơn nữa (do ưu thế gia tăng sự lạnh lẽo) thì đại dương sẽ từ từ biến thành thể rắn của băng.
    Tương tự như vậy, khi ý Thức (Purusa) cho phép một trong những sợi dậy ràng buộc (gunas) của năng lượng vũ trụ (Prakrti) chế ngự nó thì khu vực này của ý Thức sẽ cô đọng lại và trở thành biểu lộ. Khi đó sự sáng thế xuất hiện.
    Giai đoạn đầu tiên của sáng thế bắt đầu khi nguyên tắc tri giác đã đủ năng lực, hoặc bắt buộc được ý Thức và làm cho ý thức có được ý nghĩa hiện hữu hoặc ?oTôi là?. Phần này của Brahma được công nhận là ý nghĩ Tôi ?" Vũ trụ (mahattattva)
    Giai đoạn kế tiếp bao gồm một phần của ý nghĩ Tôi ?" Vũ trụ (mahattattva) đang bị nguyên tắc chuyển hoá tác động và đem lại một ý nghĩ tác nhân hoặc ý nghĩ ?oTôi làm?. Đây là ý nghĩ tác nhân ?" Vũ trụ của Ahamatattva, Ahamatattva cho một ý nghĩ ?oTôi đã làm? và được gọi là Phần nền của trí óc vũ trụ (citta). Chính nên phần citta vũ trụ này mà vũ trụ xuất hiện.
    Sự xuất hiện của Mahattattva Vũ trụ, Ahamatattva và Citta tạo nên Tâm Trí Vũ Trụ hoặc Sagura Brahma không bị tác động bởi các nguyên tắc bắt buộc của Prakti thì Nó được gọi là Nirguna Brahma (Nirguna nghĩa là ở ngoài các tính chất)
    [/b]Năm nguyên tố của vũ trụ[/b]

    Được mitthoi sửa chữa / chuyển vào 08:34 ngày 01/06/2004

Chia sẻ trang này