1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Yoga - Triết lý về gìn giữ sức khoẻ thể chất và tinh thần của Ấn độ cổ đại

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mitthoi, 02/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0

    Tầng lớp thứ năm ?" Mức độ cao nhất của Tâm Trí Siêu Thức- ?oTâm trí vũ trụ tinh diệu? ?" khát vọng cái vô hạn.
    Khi ước vọng này , sức hấp dẫn thiêng liêng của Hào Quang Vô Hạn trở nên mạnh liệt đến nỗi nó dâng tràn trái tim và chứa đầy cuộc sống của ta. Khi tất cả dòng tâm trí dâng lên và hợp thành một dòng suối khát vọng, lúc đó ánh sáng rực rỡ của muôn vạn hào quang tràn ngập con người. Đây là mức độ cao nhất của siêu thức, là ?oVương Quốc Hoàng Kim? của tâm trí.
    Đôi khi, ngay cả cơ thể cũng phản chiếu vẻ đẹp rực rỡ của tâm trí. Khi ở vào trạng thái này, màu da của vị thánh ấn Độ Ramakrisna trở thành sáng ngời giống như một ?olá bùa vàng? và đi đâu cũng khiến cho mọi người chú ý. Với một tấm vải quấn quanh mình, ông cầu nguyện Thượng Đế ?oXin hãy lấy đi vẻ đẹp bề ngoài và hãy cho con vẻ đẹp bên trong, xin hãy cho con sự trong sạch của tinh thần?. Rồi ông tiếp tục vuốt ve thân thể mình và hét lên, ?oHãy chạy vào bên trong! Hãy chạy vào bên trong!? cho tới khi bên ngoài của ông trở thành tối mờ. Đây là con đường của các vị thánh, luôn luôn đi vào nội tâm.
    Tâm trí vũ trụ tinh diệu là cửa ngõ cuối cùng dẫn đến sự hoàn hảo, đó là tâm màng mỏng cuối cùng che giấu vẻ sáng chói của tâm hồn. Khi đã biết được ánh vàng rực rỡ của tàng lớp này của tâm trí, ta cảm thấy đã kề cận với cái Tôi Vô Hạn bên trong và niềm mong ước đạt tới sự kết hợp tối cao không lúc nào nguôi.
    Vì Tantra là một khoa học nên tất cả bài luyện đều nhắm vào việc giúp chúng ta đi sâu hơn vào nội tâm, nhờ đó ta sẽ nhận thức được cái Tôi Chân Phúc. Những bài tập đưa đến sự biến đổi này có tác dụng làm trong sạch các tầng lớp của tâm trí và đánh thức toàn thể tiềm lực. Mỗi bài tập của Ananda Marga có một tác dụng rõ ràng trên mỗi loại tầng lớp của tâm trí được kể ra theo dưới đây:
    Bài tập Asanas đi kèm theo một chế độ dinh dưỡng thích hợp, sẽ tác động lên cơ thể (có thể coi là một tầng lớp phụ thêm - một phần phụ thuộc của tâm trí). Yama và Nijama tập cho ta biết kiềm chế và tự chủ trong đời sống cá nhân và xã hội, và tác động tới tầng lớp thứ nhất. Hít thở đúng cách và điều khiển sinh lực theo Pranayama sẽ tác động đến tầng lớp thứ hai. Pratyahara rút tâm trí ra khỏi những suy nghĩ về các đối tượng bên ngoài trong khi tập Thiền và tác động đến tầng lớp thứ ba. Dharana giúp tâm trí tập trung vào một ý tưởng tinh thần và tác động đến tầng lớp thứ tư. Dhyana giúp dòng tâm trí đạt tới ý Thức Vũ Trụ và tác động tới tầng lớp thứ năm, và nhờ các tầng lớp đã trở nên toàn hảo, ta có thể tỏ ra không biểu lộ đạt tới ý Thức Hoàn Toàn mở rộng vượt trên cả tâm trí.
    Bằng cách kết hợp những bài tập này vào đời sống cá nhân, ta có thể cố gắng đạt tới sự nhận biết tinh thần này. Sử dụng một phương thức có hệ thống và cân bằng, mỗi người trong chúng ta đều có khả năng đạt tới trạng thái đó. Nỗ lực này gọi là Sadhana, nghĩa là ?onỗ lực đem lại sự trọn vẹn?.
    [/b]Chương 10: Hiện hữu và tiến hoá[/b]
    [/b]Hiện hữu và tiến hoá[/b]
    Vấn đề Thượng Đế và sự sáng tạo của Ngài là một sự kiện làm bối rối con người qua các thời đại. Trong Tantra , câu hỏi này đã được trả lời một cách rõ ràng và khoa học và được gọi là ý niệm ?oBrahmacakra? (Brahma có nghĩa là ?ovũ trụ?, Cakra có nghĩa là ?ochu kỳ?, do đó từ này có nghĩa là chu kỳ sáng thế).
    Đây là một điều thật đáng chú ý vì lý thuyết sáng thế này không xuất phát từ sự suy luận tri thức hoặc triết lý (như đa số các lý thuyết khác), nhưng là kết quả của sự nhận thức tinh thần- khi đơn vị tâm trí hoà nhập với ý Thức Vũ Trụ. Sự nhận biết siêu việt khi ở vào trạng thái Tối Cao của ý Thức này đã được biến thành khái niệm trên một bình diện không siêu việt và làm cho ta hiểu được nhờ tri thức.
    Các vị thầy của Tantra đã trình bày lý thuyết này cho những người kế vị và những người ngưỡng vọng, và khuyến khích tất cả các khoa học, dầu đó là thiên văn, vật lý, hoá học , sinh vật học, koa học hạt nhân, khảo cổ học, tâm lý học hoặc khoa học tôn giáo? thực hiện các cuộc nghien cứu thích hợp để kiểm tra sự chính xác của lý thuyết này. Và việc này đang được thực hiện, những điều mà các vị thầy đã nhận biết được nhiều ngàn năm trước đây, thì bây giờ đang dần dần được chứng minh bằng các khám phá ngày càng mới của khoa học trên hoàn cầu.
    Muốn hiểu được khái niệm về Brahmacakra, trước tiên cần phải hiểu được toàn thể ý nghĩa của Brahma vì toàn thể triết lý tinh thần được đặt căn bản trên Brahma.
    Brahma là kết hợp của ý Thức (Purusa) và năng lượng (Prakrti). Mặc dù về phương diện triết lý cả hai đều tách biệt nhau nhưng về thực tế, chúng chỉ là một thực thể, giống như hai mặt của một đồng tiền, giống như sữa và màu trắng của sữa, giống như lửa và sức nóng của lửa: tuy chúng nhất nguyên về lý thuyết nhưng lại nhị nguyên về thực tế.
    Brahma là tổng thể của vũ trụ được biểu lộ và ẩn tàng. Nó là một thực thể vô hạn. Purusa hoặc ý Thức Vô Hạn là nguyên tắc nhận thức của Brahma, nó là ý Thức làm chứng của sáng thế, nó là nguyên tố căn bản qua đó tất cả vạn vật được biểu hiện. Nó là nguyên nhân tối hậu của sáng thế.
    Prakrti, hoặc năng lượng vũ trụ là nguyên tắc hoạt động. Chính nhờ lực này Purusa điều khiển và sáng tạo vũ trụ. Khả năng sáng tạo của Prakrti được biểu hiện qua ba nguyên tắc bắt buộc (Gunas), đó là:
    - Nguyên tắc tri giác (Sattvik)
    - Nguyên tắc chuyển động (Rajasik)
    - Nguyên tắc vĩnh tại (Tamasik)
    Ba nguyên tắc bắt buộc này được nhận biết từ những tính chất sau:
    - Nguyên tắc tri giác (Sattvik)
    a. Tạo ra một ý nghĩ hiện hữu trong ý Thức Vũ Trụ, đó là ý nghĩ ?oTôi là?
    b. Tạo ra một ý nghĩ vô cùng thoải mái hoặc Hạnh phúc, giống như khi ta được giải thoát khỏi sự giam cầm hoặc lăng nhục cũng như tạo ra một ước muốn đạt được sự giải thoát
    c. Là sức mạnh của tri thức tinh thần, của ánh sáng và đời sống
    - Nguyên tắc chuyển động
    a. Tạo ra một cảm giác tác nhân của ý nghĩ ?oTôi làm? nghĩa là cái Tôi
    b. Tạo ra một khả năng và ước muốn tham gia công việc và hoạt động
    - Nguyên tắc tĩnh tại
    a. Tạo ra một ý nghĩ khách quan, ý nghĩ ?oTôi đã làm?. Nó tạo ra phần nền của trí óc hoặc ?ophẩm chất của tâm trí? (citta) mà trên đó hoạt động, hình thể và màu sắc được biểu lộ
    b. Nó là lực lượng của sự thô sơ, đình trệ, tối tăm và ngu dốt.
    Một trong những nguyên tắc này luôn luôn chiếm ưu thế trong các biểu hiện khác nhau của sự sáng thế và các nguyên tắc khác hiện diện ở mức độ thấp hơn. Thí dụ, một người hướng về tinh thần bị chế ngự bởi nguyên tắc tri giác; trong khi một người hoạt động, cương nghị (?) và vị kỷ thì bị chế ngự bởi nguyên tắc chuyển động; và một người thụ động, lười biếng và đờ đẫn lại bị chế ngự bởi nguyên tắc tĩnh tại.
    [/b]Tất cả đã bắt đầu như thế nào?[/b]
    Chúng ta hãy tưởng tượng Brahma như một đại dương vô hạn, với ý thức là biển, và năng lượng vũ trụ (nguyên tắc hoạt động) là nhiệt độ của nước biển (ở đây là ?osự lạnh lẽo?). Khi nhiệt độ nước biển hạ xuống điểm đông đặc hoặc thấp hơn nữa (do ưu thế gia tăng sự lạnh lẽo) thì đại dương sẽ từ từ biến thành thể rắn của băng.
    Tương tự như vậy, khi ý Thức (Purusa) cho phép một trong những sợi dậy ràng buộc (gunas) của năng lượng vũ trụ (Prakrti) chế ngự nó thì khu vực này của ý Thức sẽ cô đọng lại và trở thành biểu lộ. Khi đó sự sáng thế xuất hiện.
    Giai đoạn đầu tiên của sáng thế bắt đầu khi nguyên tắc tri giác đã đủ năng lực, hoặc bắt buộc được ý Thức và làm cho ý thức có được ý nghĩa hiện hữu hoặc ?oTôi là?. Phần này của Brahma được công nhận là ý nghĩ Tôi ?" Vũ trụ (mahattattva)
    Giai đoạn kế tiếp bao gồm một phần của ý nghĩ Tôi ?" Vũ trụ (mahattattva) đang bị nguyên tắc chuyển hoá tác động và đem lại một ý nghĩ tác nhân hoặc ý nghĩ ?oTôi làm?. Đây là ý nghĩ tác nhân ?" Vũ trụ của Ahamatattva, Ahamatattva cho một ý nghĩ ?oTôi đã làm? và được gọi là Phần nền của trí óc vũ trụ (citta). Chính nên phần citta vũ trụ này mà vũ trụ xuất hiện.
    Sự xuất hiện của Mahattattva Vũ trụ, Ahamatattva và Citta tạo nên Tâm Trí Vũ Trụ hoặc Sagura Brahma không bị tác động bởi các nguyên tắc bắt buộc của Prakti thì Nó được gọi là Nirguna Brahma (Nirguna nghĩa là ở ngoài các tính chất)
    [/b]Năm nguyên tố của vũ trụ[/b]

    Được mitthoi sửa chữa / chuyển vào 08:34 ngày 01/06/2004
  2. jinxia

    jinxia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Em xin lỗi cắt ngang bác mithoi chút, bác và các bạn ở đây có ai biết những địa chỉ có thể đến tham dự thiền tập thể hoặc tập asana, múa kaoshiki cũng được- ở Taipei không ạ?
    Em sẽ có mặt ở Taipei khoảng từ 12-20 tháng 6 này, mấy ngày đầu vào cuối rảnh, có địa chỉ em sẽ tự đi tìm được.
    Có ai biết e-mail của bác ctci cho em xin, bác này hình như đang ở bên đấy.
    Cám ơn cả nhà.
  3. jinxia

    jinxia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Em xin lỗi cắt ngang bác mithoi chút, bác và các bạn ở đây có ai biết những địa chỉ có thể đến tham dự thiền tập thể hoặc tập asana, múa kaoshiki cũng được- ở Taipei không ạ?
    Em sẽ có mặt ở Taipei khoảng từ 12-20 tháng 6 này, mấy ngày đầu vào cuối rảnh, có địa chỉ em sẽ tự đi tìm được.
    Có ai biết e-mail của bác ctci cho em xin, bác này hình như đang ở bên đấy.
    Cám ơn cả nhà.
  4. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Tiếc quá bạn mà nói sớm tý nữa thì có thể hỏi ngay Đa Đa người Sing vừa mới qua tuần trước.
    Tôi cũng đang thử hỏi số ĐT và địa chỉ của ctci cho bạn. Hình như ctci cũng đang ở Taipei đấy, chỉ có anh Ngọc biết mà tôi lại không có số điện thoại của anh Ngọc :(], tôi sẽ hỏi và PM cho bạn.
    Chúc may mắn nhé.
  5. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Tiếc quá bạn mà nói sớm tý nữa thì có thể hỏi ngay Đa Đa người Sing vừa mới qua tuần trước.
    Tôi cũng đang thử hỏi số ĐT và địa chỉ của ctci cho bạn. Hình như ctci cũng đang ở Taipei đấy, chỉ có anh Ngọc biết mà tôi lại không có số điện thoại của anh Ngọc :(], tôi sẽ hỏi và PM cho bạn.
    Chúc may mắn nhé.
  6. jinxia

    jinxia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn về sự nhiệt tình của bác mitthoi (lần này em gõ đủ 2 chữ t đấy nhé )
    Em đã gặp Dada người Sing đấy và xin địa chỉ, điện thoại của mấy Dada bên Taipei rồi, nhưng gặp cả người Việt tập yoga bên đấy cũng không phải thừa, đúng không bác? Với cả em tập cũng tệ lắm, e họ nhìn thấy em mà đánh giá sai lệch cả cái câu lạc bộ của em
    Bác có tin tức gì mật thư cho em với nhé.
  7. jinxia

    jinxia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn về sự nhiệt tình của bác mitthoi (lần này em gõ đủ 2 chữ t đấy nhé )
    Em đã gặp Dada người Sing đấy và xin địa chỉ, điện thoại của mấy Dada bên Taipei rồi, nhưng gặp cả người Việt tập yoga bên đấy cũng không phải thừa, đúng không bác? Với cả em tập cũng tệ lắm, e họ nhìn thấy em mà đánh giá sai lệch cả cái câu lạc bộ của em
    Bác có tin tức gì mật thư cho em với nhé.
  8. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Năm nguyên tố của vũ trụ
    Vì Tâm trí vũ trụ không thể thấy được nên nó được biểu hiện bằng một đường thẳng, ngụ ý không có một chuyển động nào lộ ra bên ngoài vì nó quá tinh tế. Khi lực tĩnh tại gia tăng hoạt động thì hình thái của yếu tố Ether sẽ xuất hiện. Đây là yếu tố đầu tiên trong đó chuyển động âm thanh tinh tế nhất xuất hiện . Ether là trạng thái đã có ngay trước khi các nguyên tố được tạo ra. Nó không có khối lượng mà chỉ hoàn toàn là không gian, mặc dù nó không phải là ?okhông có gì cả?. Vì nó có thể truyển đi các làn sóng vũ trụ và làn sóng ánh sáng mà ta biết có sự hiẹn diện của một yếu tố tích cực. (Trong khoa học kỹ thuật Ether, nó được gọi là ?ochất lỏng điện?). Sau một số hoạt động của lực tĩnh tại thô sơ, yếu tố không khí hoặc nguyên tử được tạo ra. Nếu như không gian chỉ có tính chất âm thanh (âm thanh vũ trụ, nghĩa là sóng vũ trụ, làn sóng vô tuyến ?) thì yếu tố không khí có cả âm thanh lẫn hình thể. Yếu tố này là biểu hiện đầu tiên của các nguyên tử mà ta có thể sờ mó được. Khi hoạt động càng gia tăng , càng lúc càng nhiều nguyên tử (khinh khí) được hình thành và tạo nên các đám mây khinh khí và các loại tương tự. Khi các đám mây có khối lượng lớn này đụng vào nhau sẽ tạo ra một sức hút hướng tâm vĩ đại làm chúng kết hợp với nhau và phát ra một năng lượng khổng lồ và một yếu tố mới là ánh sáng.
    Yếu tố ánh sáng: đây là biểu hiện đầu tiên của ánh sáng, thêm tính chất nhìn thấy cho các tính chất âm thanh và sờ thấy. Khi các lực thô sơ gia tăng hoạt động, càng ngày càng nhiều nguyên tử tạo ra một lực kết hợp và các nguyên tử này bắt đầu di chuyển lại gần nhau. Lúc này sẽ có một sự giảm thiểu trong không gian nội ?" phan tử và một sự gia tăng ái lực hoá học khiến cho các nguyên tử kết hợp với nhau, tạo ra yếu tố chất lỏng.
    Yếu tố chất rắn: yếu tố này có thêm tính chất về mũi cũng như các tính chất khác.
    Đây là lý thuyết của Tantra về cấu tạo của năm nguyên tố căn bản của thế giới vật chất.
    Yếu tố chất rắn là biểu hiện thô sơ nhất của lực tĩnh tại của Citta. Quá trình thô sơ hoá từ mức tinh tế (Nirguma Brahma hoặc ý Thức Thuần Tuý) sang mức thô sơ (chất rắn) được gọi là Saicara. Vào giai đoạn sáng tạo khi chất rắn được tạo nên, lực tĩnh tại Prakrti còn tiếp tục thô sơ hoá. Một trong hai điều sau có thể xảy ra:
    1. Nếu môi trường không thích hợp cho sự sống, yếu tố chất rắn sẽ mất đi kết cấu liên đới của nó (vì sức ép của Prakrti) và sẽ dần dần hoặc lập tức phân hoá thành 5 yếu tố căn bản riêng biệt. Sự tách rời tức khắc xảy ra nơi các vì sao đang bùng nổ. Bất cứ sự ngưng trệ nào trong tình trạng cân băng của 5 yếu tố căn bản của chất rắn chỉ xảy ra ở các thiên thể đã chết hoặc đang chết.
    2. Sáng tạo đơn vị tâm trí. Nếu chất rắn có được trạng thái cân bằng tốt giữa năm yếu tố vật chất và môi trường (prana) là thích hợp thì đơn vị tâm trí sẽ được tạo ra. Vì nguyên tắc tĩnh tại tiếp tục tạo ra ảnh hưởng đối với yếu tố chất rắn, sẽ có những sự va chạm và kết hợp bên trong, kết qủa là một phần của yếu tố chất rắn sẽ bị nghiền thành bột và tạo ra chất DNA, rồi đến lượt chất này sẽ được biến đổi thành ngoại chất sau nhiều va chạm và kết hợp khác. Ngoại chất này tinh tế hơn khí ê-the và tạo thành nền tảng cho đơn vị Citta hoặc vật chất thô sơ của tâm trí.
    Sự cấu tạo đơn vị tâm trí từ vật chất là bước khởi đầu của sự chuyển động từ thô sơ đến tinh tế (ý Thức) và được gọi là Pratisaicara.
    Khi có được tính mới của đơn vị Citta này, những hình thức đời sống thấp nhất dưới dạng sinh vật đơn bào đã xuất hiện trên trái đất. Qua các va chạm và kết hợp thường xuyên với các lực bên ngoài, các sinh vật dưới dạng đa bào đã phát triển là một kết quả tự nhiên. Từ đó, các dạng khác nhau của đời sống như mộc thảo, côn trùng, các loại bò sát, động vật cấp thấp, động vật cấp cao, khỉ, vượn, người sơ khai (con người khôn ngoan) và con người văn minh hiện đại đã xuất hiện một cách tuần tự nhưng chắc chắn. Song hành với việc trên, tâm trí cũng có tiến hoá. Tính đến giai đoạn động vật, chỉ có ít biểu hiện tâm linh. ở mức độ này, rất ít có hành động độc lập, vì các hành động được hướng dẫn bởi bản năng. Qua quá trình liên tục va chạm và kết hợp, một phần của citta được biến đổi thành Ahamtattva (Tôi) tinh tế hơn.
    Vào cuối giai đoạn này và vào giai đoạn bắt đầu của các hình thức đời sống cao hơn, thí dụ khỉ và vượn, ý nghĩ ?oTÔI Là? nghĩa là hiện hữu (Mahattattva) bắt đầu hình thành. Trong hình thức phát triển cuộc sống cao hơn lên đến tầm mức con người, thành tố quan trọng này của cá tính đã có được phạm vi biểu lộ đầy đủ nhất. Lúc này, con người đã ý thức được cuộc sống và hành động của mình. Anh ta có thể phán đoán đúng và sai, cái gì phải làm và không nên làm. Vì thế anh ta là chủ của ý muốn của mình và do đó cũng chịu trách nhiệm về thái độ và hành vi của mình, anh ta có thể quyết định con đường hoà nhập với ý Thức Vũ Trụ hoặc thối lui.
    Con đường mà con người phải đi và gia tăng tốc lực tiến đến mục tiêu được gọi là Sadhama, nghĩa là ?ohoàn thành?. Đó là sự hoàn thành tiến hoá của ta trở về ý Thức Tối Cao.
    Kết luận
    ý thức thuần tuý không bị hạn chế (Nirguna Brahma) và ý Thức đã biểu hiện (Nirguna) được gọi chung là Brahma.
    Saguna Brahma là người phát sinh, điều hành và huỷ diệt vũ trụ, có thể gọi là Thượng Đế.
    Brahma có thể được chia làm 3 phương diện:
    1. ý thức
    2. Tâm trí
    3. Thế giới khách quan, hoặc vật chất, nghĩa là 5 yếu tố vật chất
    Nói theo triết học, ý thức có liên hệ với sự sáng thế hoặc ý thức làm chứng hoặc hạt nhân, được gọi là Purusottama (0ttama, có nghĩa là vĩ đại, cao cả nhất), và khi có liên hệ với cá nhân, nó được gọi là Paramata (Param nghĩa là tối cao, Atma nghĩa là linh hồn). Trong Sáng Thế Ký (của Thiên Chúa Giáo) đã cho rằng Thượng Đế tạo ra con người theo hình ảnh của Thượng Đế và vì thế chúng ta thấy con người được cấu thành bởi ba phương diện này, nghĩa là : linh hồn (ý Thức), tâm trí và thể xác.
    Toàn thể vũ trụ đã được biểu hiện trong tâm trí vũ trụ, và là không gì ngoài sự chiếu tư duy của Thượng Đế (dầu thế nó rất là ?ocó thực? đối với chúng ta). Khi ta tiến bộ trong việc Thiền, ý Thức trở nên càng lúc càng hiển nhiên. Thiền là mở rộng tâm trí của anh ta cho đến lúc đạt được hoà nhập với ý Thức Tối Cao.
    Phần trình bày về Brahmacakra ở trên tuy ngắn gọn, nhưng lý thuyết thì rất sâu xa, nên nếu muốn có được một giải thích tinh tế hơn và chi tiết hơn, chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách ?otriết lý tinh thần của Shrii Shrii Anandamurti? ?" nhà xuất bản Ananda Marga.

  9. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Năm nguyên tố của vũ trụ
    Vì Tâm trí vũ trụ không thể thấy được nên nó được biểu hiện bằng một đường thẳng, ngụ ý không có một chuyển động nào lộ ra bên ngoài vì nó quá tinh tế. Khi lực tĩnh tại gia tăng hoạt động thì hình thái của yếu tố Ether sẽ xuất hiện. Đây là yếu tố đầu tiên trong đó chuyển động âm thanh tinh tế nhất xuất hiện . Ether là trạng thái đã có ngay trước khi các nguyên tố được tạo ra. Nó không có khối lượng mà chỉ hoàn toàn là không gian, mặc dù nó không phải là ?okhông có gì cả?. Vì nó có thể truyển đi các làn sóng vũ trụ và làn sóng ánh sáng mà ta biết có sự hiẹn diện của một yếu tố tích cực. (Trong khoa học kỹ thuật Ether, nó được gọi là ?ochất lỏng điện?). Sau một số hoạt động của lực tĩnh tại thô sơ, yếu tố không khí hoặc nguyên tử được tạo ra. Nếu như không gian chỉ có tính chất âm thanh (âm thanh vũ trụ, nghĩa là sóng vũ trụ, làn sóng vô tuyến ?) thì yếu tố không khí có cả âm thanh lẫn hình thể. Yếu tố này là biểu hiện đầu tiên của các nguyên tử mà ta có thể sờ mó được. Khi hoạt động càng gia tăng , càng lúc càng nhiều nguyên tử (khinh khí) được hình thành và tạo nên các đám mây khinh khí và các loại tương tự. Khi các đám mây có khối lượng lớn này đụng vào nhau sẽ tạo ra một sức hút hướng tâm vĩ đại làm chúng kết hợp với nhau và phát ra một năng lượng khổng lồ và một yếu tố mới là ánh sáng.
    Yếu tố ánh sáng: đây là biểu hiện đầu tiên của ánh sáng, thêm tính chất nhìn thấy cho các tính chất âm thanh và sờ thấy. Khi các lực thô sơ gia tăng hoạt động, càng ngày càng nhiều nguyên tử tạo ra một lực kết hợp và các nguyên tử này bắt đầu di chuyển lại gần nhau. Lúc này sẽ có một sự giảm thiểu trong không gian nội ?" phan tử và một sự gia tăng ái lực hoá học khiến cho các nguyên tử kết hợp với nhau, tạo ra yếu tố chất lỏng.
    Yếu tố chất rắn: yếu tố này có thêm tính chất về mũi cũng như các tính chất khác.
    Đây là lý thuyết của Tantra về cấu tạo của năm nguyên tố căn bản của thế giới vật chất.
    Yếu tố chất rắn là biểu hiện thô sơ nhất của lực tĩnh tại của Citta. Quá trình thô sơ hoá từ mức tinh tế (Nirguma Brahma hoặc ý Thức Thuần Tuý) sang mức thô sơ (chất rắn) được gọi là Saicara. Vào giai đoạn sáng tạo khi chất rắn được tạo nên, lực tĩnh tại Prakrti còn tiếp tục thô sơ hoá. Một trong hai điều sau có thể xảy ra:
    1. Nếu môi trường không thích hợp cho sự sống, yếu tố chất rắn sẽ mất đi kết cấu liên đới của nó (vì sức ép của Prakrti) và sẽ dần dần hoặc lập tức phân hoá thành 5 yếu tố căn bản riêng biệt. Sự tách rời tức khắc xảy ra nơi các vì sao đang bùng nổ. Bất cứ sự ngưng trệ nào trong tình trạng cân băng của 5 yếu tố căn bản của chất rắn chỉ xảy ra ở các thiên thể đã chết hoặc đang chết.
    2. Sáng tạo đơn vị tâm trí. Nếu chất rắn có được trạng thái cân bằng tốt giữa năm yếu tố vật chất và môi trường (prana) là thích hợp thì đơn vị tâm trí sẽ được tạo ra. Vì nguyên tắc tĩnh tại tiếp tục tạo ra ảnh hưởng đối với yếu tố chất rắn, sẽ có những sự va chạm và kết hợp bên trong, kết qủa là một phần của yếu tố chất rắn sẽ bị nghiền thành bột và tạo ra chất DNA, rồi đến lượt chất này sẽ được biến đổi thành ngoại chất sau nhiều va chạm và kết hợp khác. Ngoại chất này tinh tế hơn khí ê-the và tạo thành nền tảng cho đơn vị Citta hoặc vật chất thô sơ của tâm trí.
    Sự cấu tạo đơn vị tâm trí từ vật chất là bước khởi đầu của sự chuyển động từ thô sơ đến tinh tế (ý Thức) và được gọi là Pratisaicara.
    Khi có được tính mới của đơn vị Citta này, những hình thức đời sống thấp nhất dưới dạng sinh vật đơn bào đã xuất hiện trên trái đất. Qua các va chạm và kết hợp thường xuyên với các lực bên ngoài, các sinh vật dưới dạng đa bào đã phát triển là một kết quả tự nhiên. Từ đó, các dạng khác nhau của đời sống như mộc thảo, côn trùng, các loại bò sát, động vật cấp thấp, động vật cấp cao, khỉ, vượn, người sơ khai (con người khôn ngoan) và con người văn minh hiện đại đã xuất hiện một cách tuần tự nhưng chắc chắn. Song hành với việc trên, tâm trí cũng có tiến hoá. Tính đến giai đoạn động vật, chỉ có ít biểu hiện tâm linh. ở mức độ này, rất ít có hành động độc lập, vì các hành động được hướng dẫn bởi bản năng. Qua quá trình liên tục va chạm và kết hợp, một phần của citta được biến đổi thành Ahamtattva (Tôi) tinh tế hơn.
    Vào cuối giai đoạn này và vào giai đoạn bắt đầu của các hình thức đời sống cao hơn, thí dụ khỉ và vượn, ý nghĩ ?oTÔI Là? nghĩa là hiện hữu (Mahattattva) bắt đầu hình thành. Trong hình thức phát triển cuộc sống cao hơn lên đến tầm mức con người, thành tố quan trọng này của cá tính đã có được phạm vi biểu lộ đầy đủ nhất. Lúc này, con người đã ý thức được cuộc sống và hành động của mình. Anh ta có thể phán đoán đúng và sai, cái gì phải làm và không nên làm. Vì thế anh ta là chủ của ý muốn của mình và do đó cũng chịu trách nhiệm về thái độ và hành vi của mình, anh ta có thể quyết định con đường hoà nhập với ý Thức Vũ Trụ hoặc thối lui.
    Con đường mà con người phải đi và gia tăng tốc lực tiến đến mục tiêu được gọi là Sadhama, nghĩa là ?ohoàn thành?. Đó là sự hoàn thành tiến hoá của ta trở về ý Thức Tối Cao.
    Kết luận
    ý thức thuần tuý không bị hạn chế (Nirguna Brahma) và ý Thức đã biểu hiện (Nirguna) được gọi chung là Brahma.
    Saguna Brahma là người phát sinh, điều hành và huỷ diệt vũ trụ, có thể gọi là Thượng Đế.
    Brahma có thể được chia làm 3 phương diện:
    1. ý thức
    2. Tâm trí
    3. Thế giới khách quan, hoặc vật chất, nghĩa là 5 yếu tố vật chất
    Nói theo triết học, ý thức có liên hệ với sự sáng thế hoặc ý thức làm chứng hoặc hạt nhân, được gọi là Purusottama (0ttama, có nghĩa là vĩ đại, cao cả nhất), và khi có liên hệ với cá nhân, nó được gọi là Paramata (Param nghĩa là tối cao, Atma nghĩa là linh hồn). Trong Sáng Thế Ký (của Thiên Chúa Giáo) đã cho rằng Thượng Đế tạo ra con người theo hình ảnh của Thượng Đế và vì thế chúng ta thấy con người được cấu thành bởi ba phương diện này, nghĩa là : linh hồn (ý Thức), tâm trí và thể xác.
    Toàn thể vũ trụ đã được biểu hiện trong tâm trí vũ trụ, và là không gì ngoài sự chiếu tư duy của Thượng Đế (dầu thế nó rất là ?ocó thực? đối với chúng ta). Khi ta tiến bộ trong việc Thiền, ý Thức trở nên càng lúc càng hiển nhiên. Thiền là mở rộng tâm trí của anh ta cho đến lúc đạt được hoà nhập với ý Thức Tối Cao.
    Phần trình bày về Brahmacakra ở trên tuy ngắn gọn, nhưng lý thuyết thì rất sâu xa, nên nếu muốn có được một giải thích tinh tế hơn và chi tiết hơn, chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách ?otriết lý tinh thần của Shrii Shrii Anandamurti? ?" nhà xuất bản Ananda Marga.

  10. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Đời sống, cái chết và sự giải thoát
    Trong chương nói về ?oTâm trí và Thiền? chúng ta đã nói về cách thức và thời gian một hành động được thực hiện (nghĩa là bởi Ahamtattva hoặc cái Tôi), hành động đó được biểu hiện trên phần citta hoặc chất tâm trí thô sơ. Vì citta theo hình dáng của hành động, ta có thể nói một sự thay đổi thực sự xảy ra trong tâm trí ?ocitta?. Sự thay đổi này đã phá thế cân bằng của tâm trí và muốn cho tâm trí trở lại trạng thái cân bằng nguyên thuỷ, nó phải trải qua một phản ứng.
    Thí dụ, khi một người đưa một ngón tay ấn vào quả bóng, quả bóng sẽ bị bóp méo. Một khi ngón tay được rút ra, quả bóng trở lại hình dáng ban đầu. Tương tự như vậy, khi một hành động được thực hiện thì citta có một hình dáng khác. Lúc đó, phải có một phản ứng trái ngược và tương đương để đưa citta trở lại trạng thái tự nhiên và bình tĩnh.
    Lý thuyết của Newton cho rằng ?oĐối với mỗi hành động đều có một phản ứng trái ngược và tương đương.? Lý thuyết về hành động này (Karma) áp dụng cho cả lĩnh vực thể xác và tinh thần trong cuộc sống.
    (tôi rất thích lý thuyết này) :-D
    Samskara ?" Nghiệp quả
    Một hành động tốt sẽ gây một phản ứng tốt, tương tự như vậy một hành động xấu sẽ tạo ra một phản ứng xấu, tuy vậy phản ứng chỉ được biểu lộ khi môi trường thích hợp. Vì thế, phản ứng có thể xảy ra ngay lập tức theo sau hành động, hoặc có thể xuất hiện một thời gian sau, tuỳ thuộc vào môi trường. Khi một phản ứng chưa được biểu lộ vì chờ đợi một môi trường thích hợp, phản ứng này được gọi là ?oSamskara?. Tất cả các kinh nghiệm về đau khổ hoặc khoái lạc đều gây ra bởi Samskara, hoặc những phản ứng tiềm ẩn đối với các hành động đã làm trước đó. Thí dụ, một người có thể sinh ra trong một gia đình giàu có và được yêu thương nhưng lại mất cha khi còn bé, hoặc một người khác có thể thành công trên đường đời, nhưng lại bị bệnh nặng vào tuổi trung niên, Tất cả kinh nghiệm và biến cố này đều là kết quả của Samskaras riêng mỗi người.
    Về căn bản có 3 loại Samskaras (nghiệp quả)
    1. Samkaras bẩm sinh - Đây là loại Samskara một người mang theo từ kiếp này sang kiếp khác, con người có Samskara này trước khi sinh ra. Các Samskara này ấn định các yếu tố như nơi sinh và các đặc tính bẩm sinh của đứa bé.
    2. Samskara áp đặt - đây là kết quả các yếu tố bên ngoài áp đặt nhiều Samskara trên một người một cách bắt buộc.
    a. Môi trường ?" sẽ sống ở rừng núi, bờ biển hoặc trong một thành phố. Samskara này cũng ấn định tài chuyên môn, công việc, thói quen?
    b. Xã hội và văn hoá, cha mẹ, thân nhân và bạn bè có ảnh hưởng rất lớn cũng như nghệ thuật, văn chương và âm nhạc?
    c. Giáo dục ?" cách thức suy nghĩ và học hành tuỳ thuộc rất nhiều vào cha mẹ, thầy cô ?
    3. Samskara thủ đắc ?" Khi ta cương quyết làm việc gì có ý thức, thì những việc này được coi là những là những Samskara thủ đắc một cách độc lập.
    Hiệu quả của Sadhana (Thiền) thực ra là ?othiêu huỷ? các Samskara tồn trữ để ta có thể có được thanh bình và trầm tĩnh cho tâm trí. Khi Samskara đã được biểu hiện, tâm trí ít bị che phủ bởi những biến cố đã qua và ý thức được phản ánh rõ ràng hơn trên nền tâm trí. Thông thường một người mới tập Thiền có thể trải qua một điều rất vui thích hoặc ngay cả một điều gì khó chịu (chẳng hạn như bệnh tật). Đó là vì Samskara đã ?ochín? nhanh nhờ Thiền. Samskara giống như những chỗ bị méo hoặc ?ochỗ lõm? trên tâm trí ngoại chất (citta). Citta có khuynh hướng tự mình xoá bỏ những chỗ bị méo và đạt lại trạng thái nguyên thuỷ. Quá trình ?olàm cho phẳng? được gia tăng rất nhiều nhờ tập Thiền vì tâm trí đã vượt lên được trạng thái siêu thức. Khi một người ngưỡng vọng nhận thấy cuộc sống của mình phiêu lưu hơn, quyết liệt hơn hoặc bị xáo trộn, đó là một dấu hiệu gia tăng biểu lộ của Samskara và nên được coi là một dấu hiệu tiến bộ tốt.

Chia sẻ trang này