1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Zimbabwe buồn như trấu cắn.

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi Cellist, 11/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Zimbabwe buồn như trấu cắn.

    Sau gần một năm phiêu bạt, quay trở lại thấy cái chỗ này đúng là đã chết cháy. Gần một năm tớ đi, số bài không tăng lên đến 50 bài, mà toàn thứ dở hơi. Đáng buồn.
    Cho nên, vào luộc lại gái, rán lại chân giò lụa, cho tới bao giờ thịt đỏ hồng tươi, mỡ chảy xèo xèo thì lại chén chú chén anh.

    Bài 1, anh xin bàn đến phần năm ngoái còn dang dở. Phần này động đến một số thứ đang nóng sốt. Bắt đầu là vấn đề trí thức VN.

    Chủ đề được bắt nguồn từ VNE, topic: "Quác"- trong box "tạp chí Quác Quàng Quạc". Người mở chủ đề :"Minimalist"

    Quác.

    hôm qua tôi được một anh bạn rủ đến nhà ăn lòng lợn. chủ nhà rất chu đáo, chuẩn bị thức ăn đâu ra đấy, lại có cả một chai rượu mao đài mà anh quả quyết là không hề có thuốc trừ sâu (rượu này khá là ngon nhưng không nên uông quá ba giọt vì rất nặng, có thể dùng để lau đầu từ được). chỉ có điều anh ít nói quá. cả bữa gần như chỉ ngồi yên, mặt mày ủ rũ, lo lắng. tôi đoán anh đang gặp phải chuyện gì đấy nhưng không tiện hỏi. để làm bữa tiệc nhộn nhịp hơn, tôi và một anh bạn khác quay ra nói chuyện với nhau. chẳng mấy chốc chúng tôi đã đi đến chỗ tranh luận nảy lửa và kéo dài, như tất cả mọi lần chúng tôi nói chuyện. nhóm có 8 người thì hai bạn trai và một bạn gái đã bỏ đi chỗ khác, chắc là kiếm chỗ nào đấy ngủ. một chú lớn tuổi nói là phải đi thay quần áo nhưng rồi hình như cũng không quay lại nữa. một bạn gái khác giở báo ra đọc. chỉ còn lại hai chúng tôi ngồi luyện giọng và tất nhiên là cả anh chủ nhà lịch sự với bộ mặt đau khổ và thái độ nhẫn nại phải nói là phi thường. tôi không nhớ là chúng tôi ngồi đến mấy giờ, chỉ nhớ là khá muộn. về đến nhà tôi lại còn phát hiện ra mình đã bị ngộ độc, không hiểu ngộ độc thức ăn hay ngộ độc rượu. trong người cảm thấy cực kỳ khó chịu nên mãi tôi mới ngủ được. ấy thế mà sáng sớm đã bị đánh thức dậy bởi những tiếng chân huỳnh huỵch của đôi sinh viên người nga sống ở tầng trên. họ không trải thảm và cô gái lại thích đi giày cao gót. tôi rất muốn mua một đôi dép êm đi trong nhà để lên quỳ xuống đi vào chân cô gái, nhưng tôi nghĩ thôi tốt nhất là nhẫn nhục mà chịu, vì tôi chắc chắn là nếu họ biết tôi không ngủ được vì tiếng chân của họ thì họ sẽ lấy búa ra nện xuống sàn chỉ để cho đời thêm vui. C''est la vie!

    có lẽ các bạn đã nhận ra chủ đề của bài viết này là gì. đó là vấn đề lý thuyết versus thực hành trong khoa học. cuộc tranh luận trên cỗ lòng của chúng tôi xoanh quanh vấn đề này. và vì hôm nay tôi rách việc nên tôi sẽ đưa một vài ý kiến của tôi liên quan đến nó lên mạng cho vui.

    có lẽ ai cũng phải thấy rằng từ "lý thuyết" trong tiếng việt hiện nay đã đạt được gần ngang tầm với "địa chủ" thời cải cách ruộng đất. "lý thuyết suông" (so sánh: "canh suông", "nói suông") , "mớ lý thuyết" (so sánh: "mớ rau"), "đồ lý thuyết" (so sánh: "đồ khốn nạn"), "mày chỉ được cái lý thuyết", "thằng ấy trông lý thuyết bỏ mẹ", "thôi bớt bớt lý thuyết đi cho tôi nhờ", "mày muốn tán được nó thì phải bỏ ngay cái trò lý thuyết đi", "ối giời ơi sao cái số tôi nó khổ thế này lấy phải thằng chồng suốt ngày lý thuyết"... nói chung là lý thuyết đã trở thành một khái niệm taboo, dùng để chỉ một tính chất xấu xa, có lẽ là tính vô ích hay thói phét lác, bịp bợm, hay cả sự nhạt nhẽo, sự thiếu nam tính hay thậm chí liệt dương ở người đàn ông... đủ cả. và người ta dùng từ "lý thuyết" với những nghĩa xấu xa này một cách có ý thức. lúc tôi hỏi anh bạn tôi anh nghĩ lý thuyết là gì, anh trả lời "là chỉ nói mà không làm". theo chiều hướng chung, anh bạn tôi cho rằng ở việt nam hiện nay có quá nhiều tiến sĩ chỉ giỏi lý thuyết mà không biết thực hành nên kết quả là mặc dù họ đưa được ra nhiều ý tưởng cao siêu nhưng những việc đơn giản như sửa một cái máy hay sáng chế ra một kiểu lưỡi cày mới cho người nông dân thì họ lại không làm nổi, hay không muốn làm. đại ý: thế mà cũng đòi là tiến sĩ, tiến sĩ mà dốt hơn nông dân à?!

    và đây là lúc tôi cãi lại. thứ nhất, tôi cho rằng hiểu lý thuyết như vậy là không đúng. lý thuyết, hiểu theo nghĩa hiển nhiên nhất, là kiến thức tổng quát và trừu tượng để giúp ta làm được nhiều việc cụ thể khác nhau trong nhiều trường hợp cụ thể khác nhau. lý thuyết là cái giúp ta lặp lại và cải tiến những gì ta đã đạt được. như vậy, nó rất cần cho đời sống hàng ngày. thực ra, chúng ta đều là những nhà lý thuyết hết. chỉ có điều, phần lớn những lý thuyết đó không được viết ra giấy mà thôi.

    thứ hai, tại sao những ý tưởng lại phải là "cao siêu". tôi nghĩ trong khoa học không nên dùng những từ như "cao siêu". một ý tưởng, hay một lý thuyết khoa học, ta chỉ nên xét xem nó có đúng hay không. nếu nó đúng thì tốt. nếu nó đúng và dùng được ngay lại càng tốt. còn ai biết được thế nào là cao siêu. dịch được một bài viết của kant, nhập khẩu được 100 cái xe a còng, việc nào cao siêu hơn. vẽ được một bức tranh, đá được một quả bóng vào gôn, cái nào cao siêu hơn. rõ ràng là trong xã hội, việc gì cũng là để phục vụ nhu cầu các thành viên của nó, từ việc bơm xe đạp cho đến việc giảng về plato, từ việc viết một bài thơ cho đến việc ngồi chơi cờ... việc gì cũng cao siêu và không cao siêu như nhau. chúng phục vụ các sở thích khác nhau của nhiều người khác nhau. một ý tưởng khoa học, nếu có không hay chưa dùng được vào việc gì cụ thể, cũng chẳng cao siêu gì hơn việc chạy hùng hục thật nhanh hết 100 mét trong kỳ thi olympic, hay việc lên miếu tây hồ để cầu công an có mắt như mù.

    thứ ba, tại sao không sửa được máy lại là chỉ giỏi lý thuyết mà kém thực hành. không sửa được máy hoàn toàn có thể do kém lý thuyết. có nhiều sinh viên việt nam cho rằng chúng ta tuy giỏi lý thuyết - vì giải toán nhanh - nhưng do kém thực hành nên lúc động đến việc cụ thể lại không linh động và sáng tạo bằng người châu Âu hay người Mỹ. tôi không nghĩ như vậy. học sinh châu Âu có thể giải toán chậm hơn nhưng rõ ràng là họ nắm vững lý thuyết hơn chúng ta nên họ nắm được cái cốt lõi của vẫn đề, cái chung của những trường hợp cụ thể. giải toán nhanh, ngược lại, hoàn toàn có thể chính là chỉ biêt thực hành mà chưa nắm vững lý thuyết. còn nếu một người nông dân nghĩ được ra một cái lưỡi cày mà chưa có tiến sĩ nào nghĩ ra thì có lẽ thay vì hỏi tại sao các tiến sĩ không chịu làm lưỡi cày chúng ta nên hỏi tại sao không trao bằng tiến sĩ cho người nông dân ấy, lúc đó chúng ta sẽ có thêm một tiến sĩ và tiến sĩ này sẽ đảm nhiệm việc làm lưỡi cày còn các tiến sĩ khác cứ việc làm tốt những gì họ phải làm và đừng thọc mũi vào việc gì khác.

    mỗi công việc đòi hỏi một quá trình kinh nghiệm và một tập hợp kiến thức khác nhau nên ta không thể hỏi tại sao đã lên đến tiến sĩ vật lý rồi mà vẫn không làm nổi cái búa, vì làm cái búa là một việc khác, cũng như chữa máy tính hay chơi piano. chắc chắn một người thợ máy sẽ có vô vàn những kiến thức hay ho trong việc sửa máy mà einstein không thể có được. bắt một tiến sĩ vật lý phải làm được một cái búa cũng không khác gì bắt một giám đốc công ty phải có bằng tiến sĩ (mà theo tôi được biết thì hình như điều này có thật ở việt nam), hay bắt một tiến sĩ phải có chức giám đốc. đó là điên. cách tốt nhất giúp cho đất nước phát triển là để yên cho mọi người làm tốt cái công việc mà người ta thích làm và làm giỏi, đừng bắt họ làm gì khác, thậm chí đừng nên cho họ động đến những công việc của người khác mà họ không thạo. kết quả của việc bắt trẻ con thích viết văn đi học kinh tế hay cho tiến sĩ về ruồi làm trong tổng cục thống kê hay giao cho một người nông dân thạo về lưỡi cày chấm bài luận án triết học thế nào thì người việt nam chúng ta đã biết quá rõ.

    thôi quàng quạc như thế là đủ rồi. tôi phải đi ăn sáng đã. lần sau sẽ viết tiếp.
  2. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Trả lời của "Raphael"
    Mặc dù sự phân công lao động xã hội tốt ưu nhất là thuận theo khả năng tự nhiên của từng người- hay nói cách khác- là sự phân công tự nhiên- như ở các nước phát triển nhưng điều này không chắc đã đúng đối với một nước lạc hậu như VN. Ở một nước dân trí đã phát triển ở mức cao, thì vai trò của giai cấp trí thức trở thành thứ yếu, hoặc cũng có thể nói rằng: do số lượng trí thức và hàm lượng phổ cập tri thức ở các nước phát triển đã rất cao, người ta không còn cảm thấy sự chênh lệch quá lớn giữa trí thức và thường dân nữa để mà những cải tiến khoa học, kế họach phát triển kinh tế, xã hội chỉ phụ thuộc vào tầng lớp trí thức nữa. Hiểu một cách đại khái, thì ở những nước phát triển lượng trí thức là nhiều tới mức trí thức trở thành thường dân, như Mỹ hay Đức là tầm 33%-67% hoặc 45%-55%. Ngược lại, ở các nước kém phát triển như VN, nơi mà những người được học tới bậc đại học chỉ là con số 2% dân số, đó là chưa tính tới việc có khỏang 1/2 của con số ấy là mua bằng cấp, và khỏang 1/2 của phần còn lại- phần đi học- là không học gì hoặc không học được gì, thì đội ngũ trí thức quả là rất ít và do đó, trở thành quí hiếm. Về mặt lý thuyết, người tối thì phải đi theo người sáng. Chính vì thế ở những nước như VN trí thức có nhiệm vụ và giá trị cao hơn nhiều.
    Thứ đã quí hiếm, thì tất phải có giá trị cao. Vậy người ta đã làm gì với những của quí ấy?.
    Một xã hội bất hợp lý đã biến sự phân công lao động của họ trở thành bất hợp lý. Chúng ta sẽ chỉ chia họ ra thành 2 phần- cho dù họ có thể khác nhau ở ngành nghề chuyên sâu như từ vật lý cho tới hội họa. Một phần lớn trở thành những nhà chính trị, cán bộ hành chính cả đắc chí lẫn bất đắc dĩ. Phần còn lại, vì không thể trở thành thành phần của phần kia được, chấp nhận hoặc là ngồi lỳ trong viện khoa học ngày ngày rít thuốc lào, hoặc làm nghệ sĩ lang thang vẽ tranh thổi sáo ghẹo gái. Chúng ta biết xã hội VN bất hợp lý, và vì thế tạm bỏ qua bộ phận trở thành lãnh đạo kia đi và chỉ nói về phần làm khoa học. Những người này đã làm gì?
    Tôi đã vừa mới viết ở trên kia đấy thôi, người làm khoa học ngồi trong viện khoa học, bất mãn với đủ thứ, từ tiền lương, chính sách, chức vụ, phân chia nhà cửa .v.v. để rồi công việc yêu thích nhất của họ làm trong thời gian ngồi trong các viện khoa học là uống trà, rít thuốc lào hay đánh cờ và nói tòan những câu mây gió như chế tạo bom nguyên tử, công nghệ nano nana .v.v. Mỗi năm đưa ra vài cái đề tài ai nghe cũng giật mình như sắp sửa VN phóng tàu vũ trụ lên mặt trăng, bắn tên lửa phá tan Bắc cực để nước dìm chết hết tư bản Mỹ- Anh .v.v. Họ trở thành bị động trong nghề nghiệp của họ, cũng quên luôn hoặc đánh mất hẳn niềm say mê đối với khoa học. Chúng ta sẽ nói về khoa học thực sự, không phải chỉ là khoa học theo một cách hiểu nào đó xa xôi.
    Bản chất của làm khoa học?
    Là việc ngừơi ta mày mò, tìm tòi và sáng tạo ra cái mới để phục vụ cho những mục đích nhất định. Có một số mục đích hòan tòan xa rời thực tế, chỉ nhằm thỏa mãn trí sáng tạo, nhưng đa số những mục đích khác là xuất phát từ nhu cầu thực tế đời sống. Nhu cầu thực tế là gì?
    Là đặt đèn đường giao thông ở ngã tư nào, ngã ba nào cho đúng, giờ cao điểm không bị tắc, ít tai nạn sảy ra .v.v. Là cải tiến cái xích lô, sao cho người đạp tốn ít sức hơn, cái xích lô có khả năng lái nhanh hơn hoặc che được nắng mưa tốt hơn. Hay là cải tiến cái búa để đóng đinh 3 phân thế nào, búa để đóng đinh 10 phân thế nào .v.v. Đó chính là làm khoa học, theo nghĩa đúng đắn nhất và cơ bản nhất. Ở VN những người làm khoa học không mấy ai nghĩ đến những việc này. Họ đổ việc đó lại cho các công nhân kỹ thuật, chế tạo máy, những người có rất ít lý thuyết về tính bền của lọai kim lọai A, vật liệu B, moment lực tay quay của bánh xe, các lý thuyết tối ưu hóa đường đi .v.v. Họ nghĩ rằng họ không có việc gì để làm với những vấn đề này nên không cần quan tâm. Họ chỉ quan tâm đến những thứ Einstein nói, Heisenberg đã nói, Dirac đã phát biểu rằng, Witten vừa mới đưa ra .v.v. trong khi ở một xã hội như VN, những thứ ấy hiện nay là vô nghĩa.

    Hiểu theo một cách nào đấy, sống ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật là "sống trong tương lai" đối với một nước lạc hậu như VN. Có thể tương lai 50 năm nữa VN cần Einstein, Heisenberg, nhưng bây giờ thì chưa. Sai lầm nằm ở chỗ, đứa trẻ đang tập vuốt keo lên tóc và khóac bộ comple to xù xì của bố nó, trong khi bản thân nó còn chưa biết mặc cái quần có khóa thế nào để khi buồn đái còn kịp cởi ra mà đái. Người ta cũng có thể nói rằng, hoặc sung sướng nói rằng: "ừ thì tôi làm trứơc một số việc cho tương lai của nước VN sau này"- tức là Tôi càng vĩ đại, càng cao siêu, càng nhìn xa trông rộng, càng có ích cho con cháu VN.
    Sự thật có đẹp như thế không?
    Câu trả lời cho tới thời điểm này là chắc chắn không. Vì khỏang cách giữa các nước phát triển và kém phát triển ngày càng được đẩy xa chứ không phải là thu hẹp lại. Chỉ có rất ít lĩnh vực mà khỏang cách này được thu hẹp lại, hoặc thu hẹp lại một cách mờ mịt như người ta đang nói về công nghệ thông tin hay kinh tế tri thức ở VN hiện nay. Người ta đang nghĩ rằng gia công phần cứng và sản xuất các phần mềm lặt vặt, cũng như biết mở cửa hàng qua internet là đã có trình độ công nghệ thông tin cao hay bắt đầu của kinh tế tri thức. Thực tế, sự phát triển công nghệ thông tin ở những nước phát triển không phải là ở những việc này. Họ đang tìm cách chế tạo robot, sử dụng công nghệ nano, tăng tốc độ tên lửa vũ trụ cũng như mô phỏng lại các hiện tượng vật lý vi mô.
    Để có được những cái đó, họ đã phải có gì?
    Họ đã làm tất cả và có tất cả những thứ mà chúng ta chưa có hiện nay. Cái cỗ xe ấy không rơi từ trên trời xuống. Chúng được làm bằng gỗ, đá, rồi kim lọai, rồi có động cơ hơi nước, rồi chạy xăng, rồi biết bay, và rồi biết bay nhanh hơn tốc độ âm thanh. Chúng bay lên trời, sau khi đã lăn mấy ngàn năm dưới đất. Chúng ta biết chúng ta không thể làm đựơc cả một cỗ xe khổng lồ như họ, chúng ta chỉ dám làm một chiếc xe nho nhỏ và hy vọng chúng cũng bay lên được. Nhưng trước mắt, chúng ta không chỉ có vấn đề với chiếc xe ấy- là làm thế nào để nó bay lên, mà là làm thế nào để nó có thể lăn bánh đựơc mà không bị long bánh, gãy đòn xe. Nhưng những người biết đủ thứ từ sức bền vật liệu, khả năng chịu tải, moment tay quay bánh xe.v.v. thì lại cho rằng họ không có việc gì để làm với những thứ nhỏ nhặt ấy, hoặc không có dự án, không có tiền chi ngay ra thì làm làm gì. Thế nhưng họ lại có tiền để ngồi uống trà, đánh cờ, hút thuốc lào và hàng năm đưa ra một đống các công trình từ chế tạo bom nguyên tử đến sản xuất tên lửa bắn Bắc cực .v.v. Tức là họ đồng thời không làm gì, vẫn lĩnh lương nhà nước nuôi và vẫn cho rằng mình đang làm những cái có ích.
    ( còn tiếp )
    Được Cellist sửa chữa / chuyển vào 21:17 ngày 11/04/2004
  3. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Trả lời của Minimalist:
    raphael đúng khi nói về tình hình việt nam hiện nay. raphael hoàn toàn sai khi nói về đa số những nhà trí thức và khoa học ở việt nam. họ hoàn toàn không phải những người có kiến thức lý thuyết nhưng không muốn đem ra sử dụng. sự thật là họ không có đủ kiến thức lý thuyết để làm bất kỳ cái gì ra hồn, thật vậy, kể cả làm một cái xích-lô hay đào một cái móng nhà. Hình như Raphael nghĩ rằng các viện sĩ chỉ thích lao vào những thứ rất khó nhưng không mang tính thực tế ở việt nam, trong khi có những công việc dễ hơn, cần thiết hơn trước mắt thì họ lại coi là "nhỏ nhặt" và không làm. nhưng sự thật là các viện sĩ đó chỉ tìm cách làm những việc rất dễ, ví dụ đưa ra một lý thuyết không thể kiểm chứng và thực thi được, hay nói về heisenberg, mà chốn tránh những việc khó, ví dụ như tính sức bền vật liệu hay cải tiến cái xích lô.
    đây chính là vấn đề tôi muốn nói. chúng ta thường không biết rằng để làm được tốt một cái gì cụ thể, ví dụ như một chiếc xe đạp, cần nhiều kiến thức lý thuyết như thế nào. chính vì vậy nên chúng ta cứ mãi mãi đi lắp ráp thuê. trong một xã hội mà ai cũng chỉ hiểu lờ mờ về các lý thuyết khoa học sẽ xảy ra đúng những cái raphael nói về xã hội việt nam hiện nay, tức là có một lũ bịp ngồi nói loạn xị ngậu lên và không sợ có ai chỉ được ra cái dốt của họ, vì có ai biết gì về heisenberg đâu cơ chứ. thậm chí chính cái lũ nói phét đó sở dĩ nói phét được một cách tự tin như vậy cũng chỉ là vì họ không biết là cái lý thuyết của heisenberg mặt ngang mũi dọc nó như thế nào. và cái xã hội dốt lý thuyết đó sẽ gọi họ là "các nhà lý thuyết xa rời thực tế", là "giam mình trong tháp ngà kinh viện", những danh hiệu mà nói thực là chẳng ai sợ, thậm chí còn đầy người thích. hãy thử tưởng tưởng xem nếu một người đầu đất bị người khác mắng là "không chịu nghĩ việc nhỏ mà chỉ nghĩ việc lớn" thì có thích không? đầu đất bị mắng là quá khôn chính là thực trạng của trí thức việt nam hiện nay, nếu có thể coi việt nam là một đất nước có một tầng lớp đáng gọi là trí thức.
    những cái tiêu cực ai cũng nhìn thấy, và ai cũng muốn giải quyết, kể cả các viện sĩ ngồi hút thuốc lào, nói thật là như vậy. câu hỏi là nguyên do của vấn đề nằm ở đâu? có phải vì các nhà khoa học của chúng ta chỉ giỏi lý thuyết mà xa rời thực tế không? tôi nghĩ là không! nếu chúng ta có một thế hệ sinh viên thực sự nắm vững các lý thuyết khoa học thì đất nước có khá hơn không? tôi nghĩ là có.
  4. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    Hơi kỳ quặc nhưng cho tôi hỏi Quán trọ Zimbabwe tức là sao ạ, vào nhiều lần đọc bài nhưng vẫn chẳng hiểu
  5. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Tôi cũng thế, không hiểu nổi, tương tự như Những người thích đùa một chút thì phải, mà sao không có Mod nhỉ? Nếu cần thì tôi xin ứng cử! Bảo đảm box sẽ đi lên...
  6. PianoLove

    PianoLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Không có Mod mới gọi là Quán trọ !
  7. PianoLove

    PianoLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Mà ... đoán thôi nhé ! 1 trong những niềm vui của Cellist là được viết ....ra mấy cái thứ này đúng không !
    Chúc kiên trì !
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Quán trọ thì đi lên cái gì? Lên hotel à?
  9. BienDep

    BienDep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    hihihi, quán trọ mà lên hotel thì anh Chít tồ lên bác Chít tồ rồi
    cái quán trọ này hay cái là đọc lại mấy bài cũ từ thời nào ấy vẫn thấy hay. Nhớ lại năm xưa cũng từng gây nhiều tai tiếng nhăng nhít nên đâu thể bỏ đi được. Đọc bên "Ơ" thấy anh Chít "chỉ đường vẽ lối" cho dân chúng vào đọc đúng trang 10 mới chột dạ ngày xưa làm điều dại dột trót để anh si mê giờ đây anh chưa quên và mãi mãi nhớ , đọc lại ngồi cười 1 mình sao mà chằng như ... gấu , trót gây nhiều biến động trong anh em nay quay về xem anh em bình thường lại
    Anh em bây giờ già hơn cách đây 1 năm nên ko còn rạo rực si mê gào thét vì c(g)ái đẹp nữa, thấy c(g)ái đẹp nườm nượp vào quán anh em chẳng buồn động tay chân nhảy múa vòng vòng và tung hô "ôi giời ơi em là con nhà ai mà xinh xẻo thế" nữa, mới năm ngoái anh em rộn ràng quán xá bia bọt vung thơ nhăng nhít tán tỉnh gái xinh tranh nhau tranh luận, năm nay anh em già rồi nên tranh luận cũng yếu than thở thì nhiều cứ nhung nhớ đìu hiu

Chia sẻ trang này