1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật kí tiếng Việt.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hinattvn, 08/10/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Đi đây đó. Ngó nghiêng, nghe ngóng đủ thứ. Xin đuợc chia sẻ chút chút một số cái dính dáng đến tiếng Việt của chúng ta với bà con!

    1. h, km/h
    - Dong duổi ở nhiều con đường nơi Mã-lai và In-đô. Thấy các biển báo hạn chế tốc độ tối ta và tối thiểu đều ghi "km/j", chứ không phải là km/h. À, thì ra 'j' là chữ cái viết tắt của "giờ" trong tiếng Bahasa.
    Ngó lại xứ ta. Oài, toàn "km/h" cho nó "quốc tế".:))

    - Các tiêu đề, bản tin thời sự, tin tức tiếng Việt cũng thường ghi là "24h", ít khi nào "24g"; mặc dù đều đọc là "hai bốn giờ" cả. Ôi! Sợ lộn xộn "giê" hay "gờ" chăng?@-)
  2. Tank

    Tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    - Theo như tôi hiểu, chữ viết Bahasa là loại chữ "quăn", không phải gốc la tinh. Do đó chính thức nó không có chữ "j" lẫn chữ "h". Do vậy bảo j là viết tắt của "giờ" trong tiếng Bahasa là "ngoại suy".

    - Nói cho cùng, dùng chữ gì cũng chỉ là qui ước, miễn là số đông hiểu. Ví dụ chữ @ bây giờ ai cũng hiểu nó là gì dù chẳng hề có trong tiếng Việt trước đây.

    Một ví dụ nữa bác mở đầu bài viết bằng từ "Dong duổi" - dù không đúng nhưng số đông ở đây (trừ người mới học tiếng Việt) vẫn hiểu - thế là được :P
  3. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    - Chúng ta đều biết rằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam là “đồng”, như được ghi trên các đồng tiền nhà nước. Đơn vị tiền tệ của Mĩ là đô-la. Nhiều nước khác cũng theo Mĩ dùng đô-la nên người ta gọi tên theo tiền của nước đó như đô-la Mĩ, đô-la Úc, đô-la Hồng Công; tương tự là bảng Anh, yên Nhật, bạt Thái… Và tất nhiên theo đúng cấu trúc và văn phong tiếng Việt thì phải là đồng Việt Nam rồi. Tuy nhiên, tiếng Việt cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng Hán, người ta hay ưu ái đặc biệt cho một số thứ đến từ Trung Hoa; “tệ” - tên của đồng tiền cũng là một ví dụ. Không phải tệ Trung Quốc, tệ Đài Loan mà phải là nhân dân tệ, Đài tệ. Ngoại lệ thế đấy!

    Ở tầm quốc tế, như tiếng Anh đang rất phổ biến, người ta lấy tên và kí hiệu đồng tiền các nước theo tiếng Anh. Mà tiếng Anh thì cấu trúc ngược (với tiếng Việt) thế nên phải là Vietnam Dong (VND), US Dollar (USD), Australia Dollar (AUD), Hongkong Dollar(HKD), British pound (GPB), Japan Yen(JPY), Thai baht(THB),…

    Như vậy những tên gọi này có một ranh giới rõ ràng giữa trong nước và ngoài nước. Chỉ thấy lạ là sao nhiều người Việt lại thích gọi tên “Việt Nam đồng” trong các văn bản, câu nói tiếng Việt; trong khi hầu như họ lại gọi đúng tên các đồng tiền khác (đô-la Mĩ, bảng Anh) vốn như nó là vậy. Có thể thấy nhan nhản trong các bảng tin, văn bản, bảng giá, phiếu tính tiền mà rặt không có một từ tiếng Anh nào. Với Việt Nam, “đồng” hay “Đ” có lẽ quá quen thuộc giống như Mĩ thì $. Nhà nước có một quy định chung nào về vấn đề này không nhỉ! Bên Mã-lai, người ta nhất loạt dùng RM, tức là Ringgit Malaysia, thấy ở các cửa hàng, khách sạn, quán ăn, đến cả sân bay hay trên các chí, sách vở, bản tin. Thấy gì qua chuyện này đây!

    - Cũng liên quan đến tiền, trên các tờ bạc của Việt Nam, chỉ thấy ghi tiếng Việt ở cả 2 mặt. Để ý nhiều đồng tiền khác thì họ có thêm dòng tiếng Anh, vdụ như “Bank of Indonesia”. Đặc biệt có những đồng tiền mà trên đó ghi tùm lum thứ tiếng, như đô-la Singapore. Việt Nam là một nước lớn với gần chục triệu dân, nhưng nền kinh tế VN còn nhỏ, đồng VN chưa có giá trị lắm, đem ra nước ngoài cực khó đổi. Qua nhiều lần đổi tiền, bây giờ có vẻ như là ổn định nhưng dùng đôi khi thấy bất tiện vì dư cả một lốc số 0 vô giá trị. Nhiều đồng tiền khác đều có đơn vị nhỏ hơn, như VN xưa cũng có xu với hào vậy. Bao giờ ta đổi tiền lần nữa nhỉ!?:-"

Chia sẻ trang này