1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhiễm độc chì: Người VN biết nhưng vẫn cố làm

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi nvl, 21/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Nhiễm độc chì: Người VN biết nhưng vẫn cố làm

    Hôm thứ năm 20/3/2003, trên báo Lao Động có đăng một bài viết về vấn đề nhiễm độc chì ở một xã nọ. Người ta trước đây làm nghề đồng nát, sau chuyển sang phá bình ắc quy lấy chì để luyện mới. Đó là một công việc hết sức độc hại cho cả sức khoẻ lẫn môi trường, nhưng họ vẫn làm vì lợi nhuận. Quan tâm đến bài báo này, có người đã đặt vấn đề:

    - Đã biết chì là độc hại, vậy tại sao người dân vẫn cứ lao vào để rồi mang bệnh (để kiếm sống, rõ ràng là vậy). Trách nhiệm của các nhà môi trường ở đâu, để cho chuyện này xảy ra, không cảnh báo, không phổ biến kiến thức cho người dân?

    - ngoài một số tác hại do chì gây ra mà tác giả đã mô tả trên báo, thì còn những tác hại nào khác cho con người, cho cộng đồng, cho súc vật nuôi, cây trồng, hệ sinh thái xung quanh.

    Tôi đăng nguyên văn bài báo lên đây:

    Cả làng sống cùng độc chì
    Chí Tùng - Kiều Minh


    Vỏ bình ắcquy được chất đống trên đường vào
    Đông Mai.
    Đã từ bao đời nay, dân làng Đông Mai (Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên) sống bằng nghề đồng nát. Những vật phẩm kim loại tưởng như đã bỏ đi nhưng qua bàn tay nhào luyện tài hoa của người Đông Mai đã trở thành những đồ dùng hữu ích trong gia đình. Rồi "thời" của đồng nát cũng qua. Vài ba chục năm trở lại đây, Đông Mai chuyển sang nghề tái chế chì. Nghề mới này làm cho cuộc sống của người dân Đông Mai tươi tắn lên, thế nhưng, song hành cùng nó là cả một mối tai hoạ lớn. Người dân Đông Mai đang phải đánh đổi sức khoẻ, thậm chí cả nòi giống của mình vì bụi độc chì và hơi axít - những thứ đang ngấm trong từng miếng ăn, nước uống thậm chí trong từng hơi thở của họ.

    Lợi nhuận nhiều
    Con đường vào Đông Mai lổn nhổn đá sỏi, chồng chất hai bên đường là cơ man vỏ bình ắcquy hỏng. Khói bụi từ những chiếc công nông chở đầy ắcquy chạy ngược ra quyện với mùi axít từ trong làng bốc tới khiến cho không khí ở đây ngột ngạt đến tức thở. Ba chục năm trở lại đây, nghề tái chế chì, thiếc đã thay thế hoàn toàn nghề đồng nát. Người ta đã tận dụng bình ắcquy để làm những thứ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như âu đựng nước, máng lợn, tường rào. Thậm chí đường đi cũng được lát bằng vỏ bình ắcquy, bếp cũng xây toàn bằng vỏ ắcquy... Đang lưng trần ngồi loay hoay giữa một "bể" những bình ắcquy hỏng, anh Trịnh Phan Duệ, chủ một cơ sở đúc chì lớn của Đông Mai cho hay: "Bỏ việc ở Quảng Ninh vợ chồng tôi mới bàn nhau cùng về làng để theo nghề truyền thống của cha ông. Lúc đó hai vợ chồng gần như tay trắng, kiến thức về nghề chẳng có gì. Thế mà chẳng ai nghĩ rằng giờ đây cái nghề làm chì nó lại nuôi mình!". Không ai ở làng Đông Mai phủ nhận một sự thật rằng nghề làm chì, hay đúng hơn là tái chế chì đã đem lại cho họ một đời sống khấm khá hơn, no đủ hơn về vật chất. Có thời gian gần như cả làng đổ xô vào làm chì, sống cùng chì, rồi sau đó, khi nguyên liệu, thị trường có giảm đi thì vẫn còn cả hơn hai chục hộ vẫn bám lấy chì để sống, để làm giàu. Những nhà khá giả trong làng như nhà anh Duệ không phải là hiếm. Đều do chì mà ra cả! Bình ắcquy hỏng, dây cáp điện thải loại, quặng chì được người ta thu gom ở khắp nơi trên toàn quốc sau đó chở bằng hàng đoàn ôtô về Đông Mai. Ở đây, những chủ lớn như anh Duệ đứng ra thu mua lại sau đó chế biến thành chì nguyên chất, thường độ tinh khiết chì phải tới trên 90%. Anh Duệ phải thuê người làng phá bình ắcquy để lấy chì phân rã. Cặn chì được gom lại, ném tất vào lò, nung lên để lấy chì thương phẩm. Còn lại, tất cả những gì tận dụng được họ đều tận dụng từ vỏ bình ắcquy, tấm ngăn còn lành cũng có thể "quy ra tiền". Theo nhẩm tính của anh Duệ thì bình ắcquy hỏng mua vào với giá từ 3.000-3.500đ/kg, sau khi tái chế, chì thương phẩm có giá từ 6.000-6.500đ/kg. Trừ tiền công và các chi phí khác bỏ rẻ cũng lãi được ít nhất 1.000đ/kg.

    Độc hại lắm
    Chính vì lợi nhuận từ việc tái chế chì nên ở Đông Mai nhà nhà đua nhau làm chì. Nhà ít thì mỗi tháng vài tấn. Những hộ làm lớn như nhà anh Duệ mỗi tháng xuất hàng chục, thậm chí tới cả trên trăm tấn. Toàn bộ nguyên liệu được nung rất thủ công bằng than đá đã tạo ra một lớp khói bụi chứa đầy độc chất, mặc sức thải ra môi trường làm nhiễm độc nghiêm trọng bầu không khí nơi đây.

    Đêm xuống, bên cái nóng hầm hập của một lò nấu chì đắp bằng đất, anh thợ nấu chì tên Nam cho biết: "Ngày trước dân làng "hẩy" (quạt lò) bằng tay nên mỗi mẻ một tấn chì phải mất vài tiếng, ngày nay hẩy bằng máy nên một mẻ chỉ mất khoảng một tiếng. Trước bọn em nấu chì suốt ngày, nhưng bây giờ nhiều người kêu khói quá nên phải nấu về đêm. Thợ nấu chì được trả công trên 1 triệu đồng/tháng vì công việc độc hại và nặng nhọc. Đàn bà con gái không có sức thì chỉ làm mỗi việc là phá bình ắcquy, được trả từ 15.000-20.000đ/ngày không cơm". Tất cả mọi người làm công đều tiếp xúc thẳng với chì và axít mà không có bất kỳ một công cụ bảo hộ lao động nào. Theo kết quả đo đạc của Viện Luyện Kim màu và Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường (Bộ Tư lệnh Hoá học) thì chất thải do tái chế chì của Đông Mai thải ra hàng năm là 70 tấn lá cách, 20 tấn axít và 40 tấn các loại chất thải độc hại khác. Điều đặc biệt là những loại chất thải này không được thu gom và xử lý mà thải trực tiếp ra ao hồ hoặc chất đống ngay trên diện tích đất của các hộ dân trong thôn. Đó là chưa kể tới hàm lượng bụi chì có trong không khí tại các khu vực dân cư cao hơn hàng chục lần so với tiêu chuẩn cho phép. Các loại khí khác như SO3, NO2, SO2, CO, Mn, Fe ... cũng cao gấp hàng chục lần so với mức cho phép. Toàn bộ hệ thống nước mặt và một phần hệ thống nước ngầm cũng đã nhiễm độc chì nghiêm trọng, vượt tiêu chuẩn từ 50-600lần. Những chất độc này thải ra đã phá huỷ tới 14 ha đất nông nghiệp, trong đó có 3 ha không có khả năng thu hoạch. Chất độc nhiễm vào cơ thể đã làm cho nhiều người dân nơi đây nước da bị tái xám, mắt mờ, tóc rụng. Theo kết quả sơ bộ mà chúng tôi có được thì đã có 45 người phát bệnh thần kinh, 30 người phát bệnh phổi cùng nhiều trường hợp đẻ non, quái thai, thậm chí, nhiều cái chết bất đắc kỳ tử cũng do ngộ độc khói bụi chì. Số lượng gia súc, gia cầm, thuỷ sản cũng bị mắc bệnh hoặc chết rất nhiều. Những gia cảnh thương tâm ở trong làng không phải là ít. Như nhà anh Đỗ Văn Nhinh-chị Đặng Thị Hoà, có 4 đứa con thì tới 2 đứa (sinh năm 1989 và 1990) không có con ngươi. Đứa sinh năm 1989 mới chết. Còn cháu Đỗ Thành Đạt, đứa thứ 3 sinh ra chỉ có một con ngươi. Mãi tới đứa thứ 4, cháu Đỗ Thành ý (sinh năm 1997), khi ra đời, anh chị mới thở phào vì lành lặn. Qua tìm hiểu, 4 năm trước đây, nhà anh Nhinh có một lò nung chì đặt ngay trong sân nhà, mãi về sau này, thấy độc hại quá nên anh chị mới phá bỏ đi. Còn như gia đình anh Lê Viết Chiến (40 tuổi), có cô con gái Lê Thị Hương năm nay đã 18 tuổi nhưng bị bệnh não nên liệt toàn thân. Dường như đây đã là số mệnh của người làng Đông Mai khi chính anh Chiến tâm sự: "Thực ra thì mình biết nó độc, nhưng là cái nghiệp rồi thì làm sao bỏ được đây?"...

    Có thể "chung sống hoà bình" với độc chì?
    Ông Cao Hưng Lâm, Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm cho biết: "Tôi có cảm giác khói bụi axít và độc chì ở Đông Mai chẳng khác nào chất độc dioxin của thời chiến tranh chống Mỹ. Chất độc này đang gặm nhấm dần giống nòi của người dân nơi đây... Hạn chế ô nhiễm môi trường để giữ lấy làng nghề là nỗi trăn trở vô cùng lớn của cả Đảng uỷ, HĐND và UBND huyện Văn Lâm. Trong năm qua huyện đã giao cho đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm chủ đề tài cải tạo môi trường làng nghề tái chế chì Đông Mai và đề tài này đã được UBND tỉnh phê duyệt". Theo đó thì khu sản xuất sẽ được tách hoàn toàn ra khỏi khu dân sinh và then chốt nhất vẫn là cải tiến lò nung chì. Lò nung kiểu mới đưa vào áp dụng có khả năng thu hứng rất triệt để bụi chì, hơi a xít và các chất thải khác trong quá trình tái chế. Hơn thế nữa trong quá trình đốt còn tận thu mỗi mẻ chì được 200kg (nếu đốt thủ công thì số chì này biến thành bụi và thải tự do trong không khí và là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường). Toàn bộ chi phí để xây dựng một lò nung kiểu mới và các thiết bị thu hứng, xử lý chỉ có 90 triệu đồng. Nếu tính về lợi ích kinh tế trong việc sử dụng lò nung kiểu mới từ lượng chì tiết kiệm được sau mỗi mẻ thì chỉ sau 10 tháng là đã có thể hoàn vốn. Hiện nay đã có một hộ bắt đầu áp dụng phương pháp này.

    Như vậy, việc giải quyết ô nhiễm môi trường cho Đông Mai đã bắt đầu thấy được lối ra sáng sủa. Thế nhưng, việc cải thiện triệt để môi trường vẫn còn phụ thuộc vào ý thức và lòng quyết tâm của chính người dân nơi đây.



    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 28/03/2003
  2. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Mạng lưới cán bộ môi trường còn mỏng, kiến thức các nơi lại không đồng đều Do đó, khó mà đề ra, triển khai thực hiện được giải pháp toàn diện mang tính đột phá
    Bạn hãy tự hỏi xem chương trình giáo dục môi trường sống sẽ giảng dạy ở lớp nào trong các trường lớp phổ thông ?Thỉnh thoảng, khi có sự việc xảy ra, báo chí có đăng một mẫu tin cho những người hiếu kỳ xem. Báo chí đâu có biết, những người trong hoàn cảnh đó làm gì có đọc báo chí hàng ngày
    Cuối cùng, vì mưu sinh và do một phần nhận thức kém những người này vẫn bất chấp. Bạn biết tại sao rồi đấy ! Ngộ độc cá nóc ở Đà Nẳng, Quãng Nam rành rành trước mắt đấy. Đến khi người ta chết nhiều, ngộ độc quá nhiều, tuyên truyền liên tục thì mới đánh được ý thức người dân. Thật đau lòng khi như thế.

    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  3. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Theo mình nghĩ thì :
    Với các loài thực vật thì chì hầu như không gây hại mà chúng chỉ tích tụ vào trong mà thôi và chờ đến khi các loài động vật và con người ăn phải thì nó sẽ cũng tích tụ dần vào cơ thể.
    Đến một quá một mức độ cho phép thì nó sẽ gây tác hại.
    Chì nói riêng và kim loại nặng nói chung tấn công con người và các loài động vật chủ yếu qua các enzyme
    Như các bạn đã biết cấu tạo enzyme gồm 3 thành phần
    + Apo enzyme
    + Co enzyme
    + Kim loại nặng (thường là sắt)
    Khi kim loại nặng lạ như chì vào cơ thể với một nộng độ lớn nó sẽ thay thế Fe bằng chì trong thành phần cấu tạo enzyme làm enzyme bị thay đổi và mất đi chức năng chính của nó là chất xúc tác cho các phản ứng sinh học trong cơ thể.
    Và kết quả là dẫn đến sự sinh trưởng bất bình thường của các tế bào gây ra căn bệnh ung thư cho con người.
    Một phần khác, các ion chì sẽ làm rối loạn đường đi của dòng điện trong não là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh về thần kinh cho con người.

    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  4. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    VN la mot quoc gia ngheo, rat ngheo. Nhung chuyen dang buon ma ban nvl ke den duong nhu la khong tranh khoi. giua viec chet doi ngay mai, va chet vi ngo doc chi trong vai nam toi thi lua chon thu hai ro rang kha thi hon nhieu. Theo toi, tranh nhiem thuoc thuoc ve nhieu nguoi nhieu nganh chu khong rieng gi nhung nguoi lam moi truong.
    Truoc tien chung ta can phai giam toi thieu so nguoi tham gia vao nghe dong nat, thu nhat phe lieu. Hay tao cho ho nhung viec lam khac tot hon. Day la viec cua cac nha kinh te.
    Chung ta co mot so luong lon cac truong dai hoc, rat nhieu sinh vien. Mot vai nguoi trong so ho nen nghien cuu cac bien phap ngan ngua su hap thu chi vao co the nhung nguoi lam cai nghe doc hai nay. Toi nghi, viec don gian nhu deo khau trang co the giup rat nhieu.
    Noi thi de lam thi kho, nen toi cung khong giam dong dai. Nhung tien day cung toi cung muon de cap den viec su dung xang pha chi o VN. Chung ta hien van dang su dung xang pha chi. Tat ca cac loai xe san xuat sau nam 1985 deu su dung xang khong pha chi. Nhung chiec xe nay duoc trang bi he thong giam o nhiem o ong xa (dung chat xuc tac). Mot binh xang pha chi se pha huy toan bo luong chat xuc tac nay. Nhu vay chung ta vua phai hit bui chi, vua phai hit them nhieu khi doc hai khac nhu NOx, Ozone, v.v.
  5. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ nghề nấu chì ở Đông Mai hết ô nghiễm

    Được longtoo sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 30/03/2003
  6. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0


    Được longtoo sửa chữa / chuyển vào 13:27 ngày 30/03/2003
  7. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0

  8. th23022012

    th23022012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Không nên dùng bát đĩa có hoa văn lòe loẹt, vì dễ bị nhiễm độc chì


    [​IMG]Để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản xuất, mang lại lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp đã pha thêm chì vào men tạo hoa văn, vì vậy nên chọn các sản phẩm ít sử dụng hoa văn

    PGS.TS Vũ Minh Đức (Vật liệu silicat ĐHXD Hà Nội) chia sẻ, đồ gia dụng như bát đĩa có nhiều hoa văn, màu men thường bị nhiễm độc chì cao hơn sản phẩm trắng tinh vì trong quá trình nung sản phẩm người ta thêm chì vào để khi nung men và màu sẽ nhanh chảy ra để giảm nhiên liệu vì làm nhiệt độ tan chảy thấp hơn so với thông thường

    "tuy nhiên, do sản phẩm gốm sứ cao cấp hay bình dân, các sản phẩm thường nung từ nhiệt độ 1.200 - 1.5000C mới cho ra sản phẩm chất lượng. Nhưng khi pha thêm chì thì chỉ cần lung từ 900c đến 1.100C là cho ra sản phẩm rồi".

    Theo PGS.TS Huỳnh Văn Minh(Đại học Bách khoa Hà Nội) các loại đồ sứ trắng thường thì khi nung xong mới vẽ hoa văn, nhà sản xuất dùng chất dễ cháy có chứa siliccat chì và thạch anh. Lúc này men màu của hoa văn sẽ nhanh tan và dính chặt vào đồ sứ, Hạ nhiệt độ nung từ 1.2000C xuống 8500C mà thôi.

    Trong quá trình xử dụng, thường thì thực phẩm có môi trường muối, kiềm, axit thì chì bị hòa tan và gây ra độc hại... do ngấm vào cơ thể người. Độ độc hại tùy thuộc vào hàm lượng chì có trong các chất pha chế dễ cháy.

    Ngoài ra khi sử dụng các dồ sứ có hoa văn màu mè còn có nguy cơ nhiễm một số kim loại nặng như crôm và coban.

    Để tạo ra màu xanh Lam hay ngọc bích người ta thường tìm các khoáng đá chứa oxit crom hoặc coban, sau đó nghiền lát và cháng lên các sản phẩm đồ sứ

    Các bột đá khoáng đó thường được các các nhà sản xuất giữ kín, hay là bí truyền. Bi giờ thì người lại, nhà sản xuất thường pha thêm các oxit khác cùng chì để tạo ra các loại khác nhau ,"theo lời PGS TS Đức.


    Vì lý do đó nên hạn chế các sản phẩm gia dụng như bát đũa tráng men màu sắc

    Chì và một số oxit kim loại nặng bị cấm tuyệt đối trong quá trình sản xuất hàng gốm sứ gia dụng, Nó chỉ được dùng trong gốm sứ mỹ nghệ và pha lê vì sự tiếp xúc của con người là rất ít, nguy hiểm thấp hơn. Mặc dầu vậy thì vấn để kiểm soát các đồ gốm sứ gia dụng có hoa văn nhiễm độc chì hay kim loại nặng là khó có khả thi, phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn của người sử dụng

    Mặc dù mọi người đểu hiểu tác dụng của chì và kim loại nặng đó là do sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể, đến một lúc nào đó sẽ gây ra các bệnh nan y mà người tiêu dùng không ý thức được

    nên thay thế bằng thủy tinh, còn không hãy chọn không có hoa văn màu sắc, và tối kỵ là dùng bát đĩa có màu sắc lòe loẹt để nấu thức ăn trong lò vi sóng

    "Vì ở nhiệt độ cao lò vi song làm cho các chất đó dễ dàng tan chảy và ngấm vào thức an, nên nhà sản xuất xuất lò vi song khuyến cáo nên sử dụng các sản phẩm bằng thủy tinh", Theo GS/TS Đức.

    Chú ý: khi bát đĩa không nhẵn, có vết gợn, màu lòe loẹt thì nên thay ngay bằng bát đĩa mới

    Hãy bảo vệ sức khỏe gia đình bạn bằng cách sử dụng các đồ gốm có y tín và chất lượng, không dùng hàng thủ công xuất xứ từ Trung Quốc, có màu sắc lòe loẹt. sự lựa chon thông mình luôn giành cho người tiêu dùng

    nguồn: gom su minh long

Chia sẻ trang này