1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

pH trong 'phu duong hoa'

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi cuong_quoc, 24/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuong_quoc

    cuong_quoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề mà tôi muốn nói rất đơn giản , nhưng ý kiến thật là lộn xộn . Thật sự tôi cũng chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy một cái gì đó bị ?~phú dưỡng hóa ?~ , như mấy con kênh ở thành phố thì chắc đã ?~chết?T sạch rồi , còn đâu mà phú với dưỡng . Vì vậy thật lòng tôi cũng không biết vấn đề này có hứng thú các bạn không .

    Chuyện là vầy :
    Tôi thì đọc được trong sách , cụ thể là sách ?~environmental chemistry?T của Stanley Mc Manahan rằng trong những khu vực bị phú dưỡng hóa thì pH của khu vực đó sẽ tăng lên đáng kể . Trong khi đó những người tôi hỏi về vấn đề này thì cứ lập lờ lập lững , chẳng xác nhận một thông tin nào . Sau đây là nguyên nhân của nó mà mình suy ra (cho nên không biết có đúng không ):

    1) nếu pH của khu vực nước lúc đó thấp , khoảng < 7 thì cacbon hòa tan trong nước chủ yếu dưới dạng H2CO 3 và bicacbonat (HCO 3 -) .H2CO 3 sẽ trội hơn nếu pH quá thấp và HCO 3 - sẽ trội hơn nếu pH gần 7 do phương trình sau:
    HCO 3 - + H+ = H2CO 3
    Trường hợp pH quá thấp thì tảo không sống nổi , nên không có gì để bàn . Tuy nhiên khi pH đủ lớn cho tảo phát triển thì tảo sẽ nhận cacbon (để tạo sinh khối ) từ 2 nguồn trên theo phương trình sau :
    CO 2 + H2O + hv = hợp chất CHO + O 2 : không ảnh hưởng pH (1)
    HCO 3 - + H2O + hv = hợp chất CHO + O 2 + OH - : làm tăng pH .(2)
    Như vậy với những điều kiện như trên thì khi phát triển , rõ ràng tảo sẽ làm tăng dần pH trong nước . Sự tăng pH này càng lúc càng mạnh vì như đã nói ở pH cao hơn thì HCO 3- sẽ nhiều hơn , gián tiếp làm cho phương trình (2) diễn ra mạnh hơn .
    Như vậy khi pH thấp , tảo phát triển sẽ làm tăng pH lên cao dần .

    2) Nếu ban đầu pH cao hoặc khi pH đã tăng đến khoảng 10 thì H2 CO 3 không còn nữa . Nồng độ CO 32- cao dần lên và sự giảm dần nồng độ HCO 3- theo phương trình
    CO 3 2- + H + = HCO 3 - .(3)
    Lúc bấy giờ sự tăng HCO 3- giảm lại do nồng độ HCO 3- giảm .


    ^_^ ... Hết rồi ! ... Mọi người nghĩ sao ? Có ý kiến cho rằng Tảo sống trong nước chủ yếu hấp thụ CO 2 (tức là H2CO 3 ) . Thật ra cả 3 loại trên H2CO 3 , bicacbonat và cacbonat thì cũng đều là CO 2 cả (bởi vậy người ta gọi chúng là CO 2 hòa tan) vì cái gốc nó cũng chả thay đổi gì , chỉ có điều , tùy cái nào mà nó ảnh hưởng đến tính acid hoặc kiềm trong nước theo như lý luận trên.

    Có lẽ cách nhìn của tôi còn thiếu sót , cũng chưa có bằng chứng hay kiểm tra cụ thể trên thực tế, chỉ là lý thuyết thế nhưng đó là điều ?~book said?T , nên muốn hỏi ý kiến mọi người thưc tế như thế nào . Xin cảm ơn
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Em giải thích đúng rồi đấy !
    Ta có thể tóm tắt lại là trong dung dịch, ở đâu có nhiều CO2 thì PH sẽ xuống thấp.
    Từ cơ chế đó có thể giải thích tại sao PH của bia rất thấp (ta uống vào thấy cay cay) do có gas CO2 bơm vào.
    Và một điều gần với ngành môi trường chúng ta nữa là có thể giải thích được hiện tượng tại sao PH của nước ngầm luôn thấp. Vậy anh đố em giải thích được hiện tượng này đấy ! (vote 5*)

    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  3. cuong_quoc

    cuong_quoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Câu anh hỏi là câu hỏi thi vấn đáp môn hóa kỹ thuật môi trường của em đó .Em còn nhớ lúc đó em trả lời như vầy:
    Do CO 2 trong nước ngầm (bởi vì nó ngầm) không thể thoát ra không khí dẫn đến H+ trong nước ngầm tăng . Chỉ vậy thôi là cô chịu rồi .
    Còn tại sao CO 2 lại vào trong nước ngầm thì em nghĩ có nhiều nguyên nhân như phân hủy hữu cơ , phong hóa địa chất (như là vùng đá vôi chẳng hạn) . Nhiêu đó thì thấy cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều lắm rồi , còn những trường hợp nào nữa thì em chưa nghĩ ra . Chắc là vậy , em cũng chưa nghiên cứu về vụ này .

  4. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Em đã trả lời đúng rồi đấy !
    Anh sẽ trình bày rõ hơn về cơ chế phân huỷ hữu cơ: chất hữu cơ (CHC) theo nước mưa ngấm xuống đất trong quá trình đi xuống, chúng sẽ bị các vi khuẩn hiếu khí phân huỷ:
    CHC + O2 + VSV -> VSVmới + CO2 + H2O
    CO2 được sinh ra do nặng hơn không khí nên sẽ theo nước tiếp tục ngấm xuống các tầng đất phía dưới
    Cơ chế này cũng góp phần giải thích tại sao hàm lượng BOD trong nước ngầm rất ít.
    Vì khi đi qua khỏi tầng hiếu khí, các chất hữu cơ còn lại tiếp tục bị phân huỷ bởi VSV khị khí.
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT

Chia sẻ trang này